Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

SO SÁNH QUYỀN BÍNH 92 VÀ DT- so sánh hiến pháp... kì 2

Không
có bất cứ điều mục nào mới (trong 13 điều mới hoàn toàn của bản DT
) trong hai chương Chủ Tịch Nước (VI) và Chính Phủ (VII), DT chỉ
sửa đổi để  làm rõ hơn và  sắp xếp lại cho khúc triết các chức năng quyền hạn.


Thấy các chú thím sốt sột lên về việc phân chia  quyền bính giữa thủ tướng và chủ tịch nước, Beo
quăng cái so sánh này lên trước để  thấy
DT nó tăng giảm cái gì so với 92.


Lập pháp: Giữ nguyên quy định về thẩm quyền
công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh
.


Hành pháp: Làm rõ hơn thẩm quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ;
Quyền tham dự các phiên họp của
Chính phủ;
Yêu cầu Chính phủ bàn về vấn đề
thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước khi cần thiết
.


Tư pháp: Làm rõ hơn thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Tòa án tối caocác Tòa án khác, riêng  chánh tòa phải căn cứ vào nghị quyết của Quốc
hội
.


Đối nội: Giữ nguyên 92 về khen thưởng, quốc tịch.


Đối ngoại: Làm rõ hơn thẩm quyền quyết định
đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước
.


Thống lĩnh lực lưỡng vũ trang: Làm rõ hơn thẩm quyền của Chủ tịch Hội
đồng quốc phòng và an ninh;
phong hàm, cấp sĩ quan
cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân; công bố tình trạng chiến tranh,
tình trạng khẩn cấp
.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

SO SÁNH HIẾN PHÁP 1992 VÀ DỰ THẢO HIẾN PHÁP MỚI


Gần như không đúng với tất cả những gì báo chí  tuần qua định hướng dư luận, bản Dự thảo Hiến
pháp mới (sau đây gọi là dt) có 11 chương, 126 điều. So với Hiến pháp năm 1992
(92), bản này giảm 1 chương, 21 điều, 18 điều giữ nguyên, 95 điều sửa đổi và có
tới  13 điều mới.


Những bất cập của  92, cụ thể như sau :


Về chế độ chính
trị


92 quy định về quyền làm chủ của nhân dân được thể
hiện chủ yếu dưới hình thức dân chủ đại diện; Mối quan hệ và trách nhiệm giữa các
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện tam quyền chưa được phân lập rõ, trùng
lặp về thẩm quyền.


Về
chế độ kinh tế


92 chưa
làm rõ nội hàm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị
trường, nội hàm của từng thành phần kinh tế...; Chưa quy định về "tài
chính công”, mới chỉ có quy định về ngân sách nhà nước.


Quy
định về sở hữu toàn dân (đối với đất đai) chưa làm rõ quyền của nhân dân với tư
cách là người chủ sở hữu, vai trò và trách nhiệm của Nhà nước với tư cách là đại
diện chủ sở hữu.


Về quyền
con người


92 chưa phân biệt rõ quyền con
người, quyền công dân; chưa xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo
vệ quyền con người, chưa thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân trong
Nhà nước pháp quyền.


Về bộ máy nhà nước. Đây là phần duy
nhất báo chí  đề cập trong thời gian qua nhưng hết sức phiến diện, thậm chí
còn sai lệch hoàn toàn.


92 quy định Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng của
đất nước. Tuy nhiên,
thế nào là " quan trọng " lại chưa
được xác định cụ thể, dẫn đến có những quyết sách quan trọng về định hướng phát
triển kinh tế - xã hội, về tài chính, ngân sách có ảnh hưởng lớn đến nền kinh
tế và đời sống người dân lại không được trình Quốc hội quyết định, ngược lại có
trường hợp Quốc hội can thiệp sâu vào hoạt động hành pháp
, ảnh hưởng đến sự linh hoạt của chính phủ, đặc biệt
trong bối cảnh kinh tế thị trường
.


92 chưa làm nổi bật vai trò của
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước về đối nội và đối ngoại, thống lĩnh
các lực lượng vũ trang.


92 phân định
thẩm quyền giữa Chính phủ và Thủ tướng chưa rõ.
Ví dụ quy định
cả Chính phủ và Thủ tướng đều lãnh đạo công tác của Ủy ban nhân dân các cấp
hay quy định đan
xen trách nhiệm quản lý ngành, lĩnh vực
giữa bộ trưởng và thủ tướng.


92 chưa quy định rõ nguyên tắc phân công, phân cấp giữa
trung ương và địa phương


92 chỉ có các thiết chế hoạt động
trong điều kiện bình thường, chưa dự liệu được cách thức điều hành đất nước
trong những điều kiện đặc biệt (như khuyết hoặc vắng tạm thời một số chức danh quan
trọng trong bộ máy nhà nước...)


Một số văn bản quy phạm pháp luật tạo
ra sự chồng lấn, trùng lặp. Ví dụ 92 quy định Quốc hội quyết định chính sách tài
chính, tiền tệ quốc gia, nhưng Luật Ngân hàng lại quy định Quốc hội chỉ quyết
định một phần của chính sách tiền tệ quốc gia (
chỉ tiêu lạm phát hằng năm), còn nội dung quan
trọng khác của chính sách tiền tệ quốc gia được giao cho Thủ tướng Chính phủ và
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định. Tương tự, 92
quy định Chủ tịch nước quyết
định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang
, nhưng Luật sĩ quan Quân
đội quy định Chủ tịch nước chỉ phong, thăng quân hàm đại tướng, thượng tướng và
tương đương; việc phong, thăng quân hàm trung tướng, thiếu tướng và tương đương
được giao cho Thủ tướng, trong khi đó loại thẩm quyền này của Thủ tướng cũng không
được đề cập trong Hiến pháp.


92 chưa có cơ quan chuyên trách để bảo vệ việc thực
thi hiến pháp.


Sẽ biên tiếp DT sửa những bất cập của 92 như thế nào

Lời nhắn: bạn nào rành IT ghé
qua đây làm ơn liên lạc qua email hongho@thethaohcm.com.vn chỉ dẫn giùm Beo
một vài thao tác đánh nhau với yahoo.


Vũ ơi về ngay  cứu Beo. Yahoo lại nuốt bài.



 


 


 


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

“BÉ UYÊN” CỦA CÁC NHÀ RÂN TRỦ

 Đoạn này copy từ cuanhcuem.net và đã kiểm chứng.


Câu chuyện như sau:
Vào ngày 10/10/2012 một số truyền đơn được tổ chức Tuổi Trẻ Yêu Nước gài bên
hông thành cầu An Sương đoạn quốc lộ 1 A – Trường Chinh – Sài gòn. Số truyền
đơn nầy được kèm theo nhiều tờ giấy bạc khác nhau và bỏ vào một thùng cạc tông
được cài chốt bung bằng đồng hồ vào đúng 7 giờ sáng ngày 10/10/2012 thì số
truyền đơn được bung xuống con đường dưới thành cầu An Sương .
Nguyễn Phương Uyên được giao phó làm nhiệm vụ phó nhòm cho diễn biến hôm đó. Vụ
rãi truyền đơn này đưa tới việc Nguyễn Phương Uyên bị bắt vì công an đã cài
người vào tổ chức Tuổi Trẻ Yêu Nước để tìm xem ai chính là người đứng phía sau
lưng tổ chức nầy mà Bộ Công An cho là của một tổ chức đang sinh hoạt trên
Paltalk.
Từ đó rộ lên những thông tin về việc NPU bị "bắt cóc", bị bắt vì
"làm thơ chống Trung Quốc", rồi chuyện gia đình cô bé này lên BBC,
RFA để tố công an bắt người trái phép và tuyên bố “gia đình tôi khẳng định chắc
chắn con tôi Nguyễn Phương Uyên không thể là “tội phạm hình sự”, nếu có chăng
chỉ là hành vi “thể hiện LÒNG YÊU NƯỚC” chưa đúng theo định hướng!” ".
Rất nhiều bạn ngây thơ tin ngay vào cái luận điệu này của tụi rận. Từ cái
luận điệu này có thể thấy được bản chất hèn hạ, dám làm mà không dám chịu của
chúng. Vì sao ư? Hãy xem "truyền đơn chống Trung Quốc" của chúng là
như thế này đây...


Dưới đây là những nội dung
của truyền đơn được rải ngày 10/10/2012:
“Hỡi đồng bào Việt Nam,
hãy đứng lên chống lại bạo quyền độc tài Cộng Sản Việt Nam. Hãy giành
lại quyền lợi cho chính mình và gia đình, hãy đứng lên vì Tự Do, Nhân Quyền và
Công Lý. Đảng Cộng Sản Việt Nam
sống phè phỡn trên mồ hôi nước mắt của đồng bào. Chúng cướp đất dân lành làm giàu
cho đảng viên Cộng Sản, làm nô lệ để bán biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho
Trung Quốc. Làm ngơ để Trung Quốc bán vào nước ta những đồ ăn đọc hại làm suy
nhược giống nòi Việt Nam.
Vì quyền lợi của con em,vì tương lai của dân tộc, hãy xóa bỏ sợ hãi, cùng đứng
lên chống lại bọn Độc Tài Cộng Sản Việt Nam. TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC”

“Đã 37 năm từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam
cưỡng chiếm miền Nam với
danh từ Giải Phóng, bọn chúng đã làm gì cho quê hương Việt Nam? Chúng ta
phải lao động cực nhọc trong các công ty của Trung Quốc, bị ức hiếp trăm bề, phải
rời xa quê cha đất tổ sống tha hương trên chính tổ quốc của mình để tìm kế sinh
nhai cho gia đình. Trong khi chính quyền Cộng Sản thì tham nhũng ăn chơi sa
đọa, vui thú trên mồi hôi và nước mắt của đồng bào. Bọn chúng cướp ruộng vườn,
đất đai, nhà cửa, dồn chúng ta đến đường cùng phải rời bỏ xóm làng tha hương
cầu thực. Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, ngày Tết không có tiền về thăm gia
đình. Chúng ta còn sợ gì nữa, vì tương lai của bản thân, gia đình và con cháu
chúng ta, hãy cùng nhau xuống đường hô to: “Đả Đảo Cộng Sản Việt Nam”. Dậy mà đi
hỡi đồng bào ơi….TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC”

“Tôn giáo có được tự do trên quê hương không? Các tôn giáo, chức sắc hãy cùng
nhau đứng lên đả đảo bọn Vô Thần Cộng Sản Việt Nam, đòi lại quyền tự do tín
ngưỡng. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra sức đánh phá giáo lý của các tôn giáo, giải
tỏa nhà thờ, chùa miếu. Là một người con của Chúa, của Phật chúng ta không thể
ngồi yên để bọn ma quỷ làm hại đến Chánh Pháp và Đạo Lý. Xuyên tạc giáo lý các
tôn giáo một cách trắng trợn, bôi đen danh dự của các chức sắc tôn giáo với mục
đích từng bước xây dựng Xã Hội Cộng Sản Vô Tôn Giáo. Hãy cùng nhau xuống đường
thắp lên đuốc thiêng dân tộc bảo vệ tự do tôn giáo. TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC”

Thay lời bình luận của  Beo: dùng luôn luật Mỹ cho ra người rân trủ

Điều 2385 trong "Mỹ quốc
pháp điển” quy định rằng: "Bất kỳ ai cố ý hô hào, kích động, khuyến khích lật
đổ hay phá rối Chính phủ Mỹ và các tổ chức chính quyền cấp dưới đều phải bị
tuyên phạt cao nhất tới 20.000USD, hoặc phải ngồi tù 20 năm. Sau khi mãn hạn tù
5 năm cũng không được Chính phủ và các tổ chức khác tin dùng”.



<!--[if !mso]>

st10003a*{}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

TRÍ THỨC, 80 NĂM TRƯỚC NÀY





COPY
TỪ BLOG GIAOVN


Tây
Sa chỉ là đảo chim ỉa trong con mắt trí thức Việt Nam
đầu thập niên 1930


tạm
đưa một mẩu ngắn vào năm 1932 trên báo
Tiếng
Dân
của
các đại trí thức Việt Nam lúc bấy giờ. Chứ không lấy
báo lèm nhèm.
Đại khái, các cụ bàn rằng:


Rồi
lại lên giọng anh hùng rơm thế này, AQ gấp mấy lần AQ
của Lỗ Tấn chứ :



Trí
thức Việt Nam của 80 năm trước đã nghĩ như vậy về
biển Đông ngày hôm nay. Đó là chân thực lịch sử không
cần đậy lại làm gì.