Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

THÁNG BA ĐÀN BÀ ĐI BIỂN

1.
Cô Beo dự xem bao giờ thì Tàu cút khỏi lãnh hải mình?
HD 981 ra khơi tháng 5-2011. Ngay từ đó, các nhà phân tích chính trị của ta đã dự đoán rằng, sớm muộn gì cũng có ngày kéo vào vùng biển của ta.
Như vậy không thể nói rằng, ta bị động trước sự kiện cụ thể này.
Trong cuộc gặp gỡ với Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vào cuối năm đó, UV quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc đã chính thức đặt vấn đề khai thác dầu chung trên vùng biển VN, (như quan điểm của anh cựu đại tá công an phát đi trên tờ Một thế giới). Một đề nghị hết sức láo xược và nếu chính phủ hèn bán nước, hẳn ngày hôm qua đã chẳng có cảnh hàng ngàn đồng bào cả nước xuống đường.
Khi xâm lược lãnh hải ta, chắc chắn Tàu đã lượng định được phản ứng của cộng đồng thế giới và của chúng ta.
Hoàn toàn không vì mục đích kinh tế là  thăm dò dầu, thế nên HD 981 sẽ còn nằm trên vùng biển của ta lâu dài.
2.
Đối sách của Việt nam thế nào với HD 981?
( Câu trả lời xin hẹn Beo làm nguyên thủ vào đại hội Đảng lần thứ 20 sẽ nói chính xác, giờ chỉ phân tích trên những động thái của chính phủ mà Beo quan sát được).
So sánh tương quan Việt -Trung về tiềm lực là quá chênh lệch.  Chi phí bao vây HD891 trên 1 triệu usd/ ngày, Tàu gấp hơn 10 lần. Tàu ta nhỏ, số lượng ít. Cứ ta ra thêm 1 thì Tàu ra 4,5.
Hiện nay trên biển, hàng ngàn tàu cá của ta ra khơi một công đôi việc, vừa làm ngư dân vừa làm người lính biển bao vây HD 981. Nhưng mùa biển lặng tháng Ba cũng sắp hết. Điều đó có nghĩa,  bài chiến tranh nhân dân trên biển cũng không áp dụng được bao lâu nữa khi giông bão thiên nhiên tới.
Trên đất liền, việc vận động áp lực từ quốc tế đang được thực thi rất tốt.
Hãy cảm ơn ông Lê Lương Minh, ở vị trí Tổng thư kí ASEAN của mình đã góp phần thúc đẩy ra được thông cáo chung  về tình hình biển đông, mặc dù nó mới dừng lại ở cấp Bộ trưởng, trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa kết thúc hôm qua.
Các phát biểu tầm nguyên thủ (thông qua người phát ngôn) đều đang dừng ở mức can gián hai bên kể cả Nhật Bản.
Nếu đến khi trên tất cả các bàn ngoại giao tình hình không khả quan hơn, không loại trừ khả năng VN sẽ kiện ra tòa án quốc tế. (Beo tin rằng HD 981 sẽ rút một ngày trước, khi ta ôm đơn đi kiện nhưng sẽ trả đũa bằng đòn nặng nề khác).
Khả năng dùng đến sức mạnh quân sự để đuổi HD 981 cũng không loại trừ. Tuy nhiên, đây là khả năng ta sẽ làm mọi cách để nó không thể xảy ra. Đơn giản, vì chính là điều Trung quốc mong muốn nhất.
Những điều trên, được Beo diễn dịch từ thông điệp sau đây của Thủ tướng: lãnh thổ là thiêng liêng, Việt Nam cực lực phản đối các hành động xâm phạm và bằng mọi biện pháp kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của mình phù hợp với Luật pháp quốc tế.
Trên tất cả các diễn đàn quốc tế,  đây là phát biểu gay gắt nhất tính từ 1979. (Các phát biểu khác trên báo chí lâu nay là trong ao làng tự sướng)
 3.
Tại sao lúc nào người phát ngôn ta cũng lặp đi lặp lại có mỗi mấy mẫu câu?
Không chỉ ta, mà toàn thế giới này người ta sử dụng chung các mẫu câu ấy trong hoạt động ngoại giao. Nó có các cấp độ phản ứng, ủng hộ hay phản đối, từ cao tới thấp như cực lực phản đối, phản đối, quan ngại sâu sắc, quan ngại... Đằng sau các phát ngôn đó, là những hành động cụ thể tương ứng.
Các bên liên quan trực tiếp, dựa vào các cấp độ phát ngôn đó mà lường định hành xử vấn đề của riêng mình.
Khi ASEAN  quan ngại về tình hình biển Đông, tức là ta tự chèo chống tự vệ một mình. Khi cực lực phản đối, tức sự hỗ trợ sẽ tăng lên vượt cấp, tỷ như cho vay tiền mua vũ khí, kí tá vào các tuyên bố chung...
Có lẽ vế hành động tương ứng bạn không biết, nên cho rằng đó là các lời sáo rỗng. Vậy, bạn đã từng thấy chính phủ nào hàng ngày báo cáo từng vụ việc  đang làm ABCD...trước bàn dân thiên hạ chưa?
Khi chửi bới (dùng chính xác từ) chính phủ, thì cũng nên biết cái kiến thức tối thiểu Beo vừa nói trên. Bằng không Beo gọi là đồ vô học hay ngu Lừa, đừng có trách.


Còn tiếp. Sẽ trả lời tất cả các câu hỏi