Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Status cuối cùng về câu chuyện Công Phượng bao nhiêu tuổi

Sau khi có mấy status theo thời cuộc, bản thân phải nhận không ít tin nhắn chửi bới. "Anh nhận tiền VTV à mà bênh bên đó thế". Vậy nên có mấy lời cuối và từ mai, đừng ai nhắc đến vụ này với mình nữa nhé!
Thứ nhất, tại sao phải làm rõ tuổi Công Phượng? Không phải ai cũng hiểu tại sao FIFA chia nhiều giải đấu U trong hệ thống của mình. Bảo Công Phương 21 hay 19 không quan trọng là điều ngớ ngẩn. Cách biệt 2 tuổi trong thể thao là một sự chênh lệch lớn, vô cùng lớn. Hãy nghĩ xem khi thi tuyển vào HAGL, Công Phượng hơn những người cùng thi 2 tuổi thì sao? Thành công ngày hôm nay liệu có là đạp lên giấc mơ, hy vọng của người khác ngày hôm qua?
Thứ hai, tại sao có sự mơ hồ về tuổi tác? Nếu theo dõi kỹ vụ này, sẽ thấy một đống câu hỏi xung quanh chuyện giấy tờ. Đi đến cùng thì sao? Hoặc là sự thật. Hoặc là dăm cán bộ xã phải đóng vai "tốt thí". Rốt cuộc, vì những yếu tố khách quan nên thế.
Thứ ba, tại sao dư luận lại khủng khiếp như vậy? Cá nhân tôi cũng sốc vô cùng khi câu chuyện của một cầu thủ trẻ (giỏi nhưng chưa phải là xuất sắc) lại khiến cả lãnh đạo VIP cũng phải để tâm.
Chúng ta dường như quá thiếu niềm tin. Tôi phản cảm vô cùng khi một U19 được thổi lên đóng vai người hùng cứu thế, dù thậm chí không có danh hiệu hay thành tích nào ra hồn. Ca ngợi những đứa trẻ của bầu Đức, liệu có nhìn xem U19 Myanmar ra sao? U19 chỉ là U19. Và thật đáng thương cho một nền bóng đá cầu cứu niềm tin kiểu đó. U23, ĐTQG không đáng bị ghẻ lạnh như vậy.
VTV và cách làm của CĐ24 có thể gây phản cảm với một số người xem về cách dẫn, cách truyền tải thông điệp. Nhưng xét đến cùng, sự thật là thế nào? Kiểu dư luận bao dung như hiện nay chỉ tạo hệ quả tai hại về sau: Tao đá hay là được. Tao có dối trá cũng chẳng sao!!!
Lời cuối gửi một số bạn bè trong nghề: Các bạn có thể viết theo chỉ đạo, viết theo phong bì. Điều đó là bình thường. Nhưng đừng tỏ ra hằn học theo kiểu cá nhân. Công Phượng bao nhiêu tuổi? Sẽ không có câu trả lời chính xác cuối cùng đâu. Chắc chắn là như thế!

(Tác giả là Vũ Trung Sơn- thế hệ viết thể thao giỏi cuối cùng của thể thao VN).

GIẤC MƠ MỸ- 7


Đây là bìa cuốn tạp chí của trường Luật thuộc đại học Boston College, nằm trong top 20 những trường luật tốt nhất nước Mỹ. Hình bìa là một nhân vật 19 năm nay tự mình đi tìm công lý. Chàng bị buộc tội hãm hiếp, chính luật sư  xúi chàng nhận  phứt cho rồi. Chàng nhất khóat không nhận. "Nạn nhân" hai thập kỉ trước giờ nặng gần 2 tạ và chàng vẫn chối tới cùng.
Nước Mỹ, được coi  có nền tư pháp hòan chỉnh bậc nhất thế giới, vậy nhưng  từ ông chánh tòa thượng thẩm cho tới học trò trường Luật, vẫn tranh cãi chưa ngừng về một điều luật gọi là suy đóan vô tội. Dịch tiếng Việt hàng tít : CÓ TỘI- cho đến khi chứng minh được vô tội. 
Mỗi năm, chỉ có 2.5% các vụ kiện tụng tại Mỹ là ra tới tòa, còn lại do  luật sư các bên tự giải quyết với nhau. Nghề luật, vì thế tiền đông như quân Nguyên.
Một vài hình ảnh nhà tù thật, chụp lại từ tờ tạp chí trên.
 

Có một vài tuyến bus riêng của trường đưa đón miễn phí học sinh. Chú đội mũ trong hình là lính đi học theo học bổng của quân đội. Quân đội Mỹ khi có xung đột vũ trang tại nước ngòai, Afganistan chẳng hạn, có chính sách tuyển lính đặc biệt: bất cứ người nước ngòai nào, dĩ nhiên phải đủ sức khỏe và dăm vài điều kiện linh tinh khác, sẽ được nhập quốc tịch ngay lập tức khi đăng lính, tình nguyện  "chết thay" người Mỹ.
Ngồi trong  bus nội bộ của trường, mặc kệ bất nhã với chả lịch lãm, chăm chắm nhìn những tiên đồng ngọc nữ vây quanh. Chưa bao giờ, chưa ở đâu mình gặp nhiều  những thanh niên mười chín đôi mươi, đẹp đến thế.
Bậc thang trong khuôn viên trường được mô phỏng đúng như con đường hơn hai ngàn năm trước, Chúa cõng cây thánh giá đến nơi bị đóng đinh.

Chẳng biết tại sao ku ấy lại chui  ra xó cầu thang ngồi thế, trong khi phòng đọc mênh mông. Thư viện trường luật mà riêng sách nghiên cứu về nghệ thuật cổ kim đông tây đã có hàng vạn cuốn.
 
Phòng học
Thư viện BC là một trong hai thư viện cổ nhất (cái kia của trường Harvard) tại Boston. Tại đây lưu giữ những bộ luật bằng tiếng latinh cách nay vài trăm năm. Và điều này mới khiến mình nổ vang trời đất: không phải ai cũng vào được kho sách đó. Ngắm nghía tự selfie xong đi ra,  chả hiểu gì thấy cũng bằng không.

Phòng học
Báo miễn phí

Decor chi tiết khắp các tòa nhà, từ cầu thang, vòi nước uống, bóng đèn, họa tiết trên trần, trên cánh cửa đều mang các biểu tượng quyền lực của công lý. Không thể không có cảm giác hãnh diện về nghề nghiệp ngay từ những ngày đầu tiên tiếp cận với "môi truờng  nghề" tuyệt đẹp như thế.
Chưa biết tại sao ở VN mình hay dịch chữ college là cao đẳng. Thật ra nó là chữ khác chỉ đại học. Hình như bắt đầu từ khi Harvard ra đời, chảnh chọe bắt các trường ít tiền kém miếng hơn phải né chữ university. Hình như thôi chứ cũng không chắc.
Lúc đứng trong thư viện cổ, tự dưng mình nảy một ham muốn, ham muốn tột bậc luôn, là được xem nhà máy điện nguyên tử mini của trường MIT, phục vụ nghiên cứu và giảng dạy, nằm ngầm ngay dưới trường. TaiLong bảo kĩ thuật này quá cao, tầm mình hiểu ko nổi nên vào chả ích lợi gì. Mình vặc: Ai ko cần hiểu biết, Ai cần khoe, chả phải người Việt nào cũng được chui xuống đấy. Việt Nam cũng đang làm nhà máy điện nguyên tử bị phản đối ầm ầm... TaiLong  gật gù, Du có thể thuyết phục ... Mình cắt lời luôn: Quên nhanh. Người Việt ko bao giờ tin ai, kể cả chính mình. Thế nên Ai chỉ tự sướng...