Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

GIẤC MƠ MỸ-6

 



Nếu như bạn nghe  Beo kể trong lọat entry Giấc mơ Mỹ rằng,thanh niên Mỹ rất hiếm khi thấy ngồi ko, lúc nào, xó xỉnh nào cũng bắt gặp chúng ôm khư khư cuốn sách, laptop hay ipat, để rồi suy ra rằng, Mỹ nhan nhản tiệm sách báo, thì bạn lầm to.
Trừ các gian hàng sách trong các trường đại học, Barnes & Noble là lọat cửa hàng sách duy nhất mà Beo biết. Quy mô, bài trí, chủng lọai sách cũng na ná như mấy cửa hàng lớn nhất của FAHASA ở Sàigòn. Lác đác thấy đóng cửa, nhất là ở Cali, những khu vực đông người Việt. Lâu lâu có chương trình giới thiệu sách mới. Ông tác giả ngồi một chỗ, dòng người  mua sẵn sách ôm khư khư trong tay xếp hàng chờ ông ấy ký. Cũng tòan ông già bà cả.
Tạp chí  bán trong hiệu sách. Lọai lá cải thêm chỗ tính tiền  trong các siêu thị Mỹ. Báo in hàng ngày, Beo tuyệt đối chưa thấy bán ở đâu. Muốn đọc, duy nhất phải đặt mua dài hạn qua mạng. Mỗi sáng, bưu tá  dắt lên thành cổng. Có hôm, chắc đêm bị vợ chê, ném tọet tít bên ngòai.
Hồi chiều vừa đi coi Hội chợ sách cổ. Giá vé 10 đô, bắt gửi áo,  sóat túi rất kĩ và cảnh sát suốt từ ngòai vào trong. Ngay lập tức thấy TaiLong có lí khi đóng bộ com lê cà vạt trang trọng. Khách dạo xem cũng như khách mua bán, trông còn cổ hơn sách.
Đắt nhất có bản diễn văn viết tay của G. Washington trong lễ Thanhsgiving đầu tiên của nước Mỹ: 8.4 triệu đô. Sách xuất bản từ thế kỉ 14/15 trên dưới trăm ngàn. Rẻ nhất là những ấn bản in đầu tiên của Túp lều bác Tôm, Huckeberry Finn...cũng 5-7 ngàn. 
Thế hệ Beo, có lẽ hiếm ai không một lần mộng mơ với Túp lều bác Tôm, Không gia đình, Hòang tử bé...Beo đi miên man trong hội chợ và không tìm được từ ngữ diễn đạt những cảm xúc rợn lên của mình. Mắt nhìn cuốn này tay sờ vào cuốn khác.  Cái cảm giác quay về quá khứ vài trăm năm,  đứng trước mặt những Colombo, Leonardo da Vinci, Mark Twain..., được đối thọai ngang hàng với họ, nằm ngay dưới bàn tay.
Những khóai cảm mà sách điện tử không cách gì mang lại được.