Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

CHÍN- THÌ PHẢI CHẮN NỮA

(Entry này chỉ tồn tại nếu bài báo này http://vtc.vn/13-409573/giai-tri/nguyen-anh-9-mo-xe-thanh-lam-dam-vinh-hung-ha-ho.htm ghi đúng sự thật. Cầm bằng ngược lại, Beo sẽ xóa entry và xin lỗi nhạc sĩ khả kính Nguyễn Ánh 9).
Beo đi chợ, hay bỏ một hai đồng mua mấy tờ tạp chí dắt ở chỗ tính tiền. Đại khái nhìn cái bìa, khi thì ngập ngụa hàng dăm tháng liền  hình cặp vợ chồng lốc nhốc một lũ con, giờ đang hot là cu con hoàng gia nhăn nhúm như khỉ ăn ớt vì vừa chui ra từ cái lỗ hoàng tộc.
Thế nhưng, bảo Beo so sánh về lá cải Tây Mỹ có giống Việt ta không, ngang thầy bói sờ đít voi.
Nhìn nhận đánh giá gần như toàn bộ làng âm nhạc hiện nay, cụ 9 lần lượt dạy thế này:
Hồi xưa, người nhạc sỹ viết ca khúc từ những cảm xúc thật của họ, họ viết ra để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cho mọi người chứ họ không viết nhạc để bán. Còn bây giờ, nhạc sỹ viết nhạc theo yêu cầu đơn đặt hàng nên âm nhạc không có hồn, không có cảm xúc thật của người sáng tác.
Vì cụ không chỉ rõ, những nhạc sĩ như Anh Quân, Huy Tuấn, Đức Trí, Tuấn Khanh, Lưu Thiên Hương, Lê Cát Trọng Lý, Hà Quang Minh…thuộc lớp nhạc sĩ bây giờ hay hồi xưa, nên không dám lạm bàn sâu xa. Beo chỉ thấy rằng nhạc sỹ viết nhạc theo yêu cầu đơn đặt hàng, đặc biệt đo ni đóng giày theo đơn đặt hàng của ca sĩ, thì có sự cộng hưởng, thăng hoa nghệ thuật nào hơn được nữa.
Ngày xưa, cụ nhẹ nhàng hoa lá buồn ơi hãy đến với ta để quên chuyện tình xót xa. Ngày nay, lớp hậu sinh khả ố nó nồng nàn em yêu anh cuồng dại yêu anh đến tan cả em ra… hay đêm hôm nay ta trao cho nhau những khát khao…Cụ và chúng nó, như người bận áo tứ thân người quần jean, không thể dùng chuẩn thẩm mỹ cái này để đánh giá cái kia tâm hồn hay vô cảm, và ngược lại.
Cụ, hơn cả thế, lại còn sổ toẹt hết.
Thứ đến, cụ  bàn về  đám cục cưng sâu bít cần câu cơm của lá ngón Việt: ca sĩ. Cụ quăng tiếp một cục shit mà thú thực, từ cái lỗ đít voi Tây Mỹ trên kia, chưa bao giờ Beo đọc được nó dám ị ra để trát vào mặt đồng nghiệp như thế.
Beo ủng hộ nhiệt liệt phản hồi của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng (
vì câu chuyện của cụ ở đây không chỉ dừng ở góc độ  luận bàn về nghệ thuật nữa, nó nhảy sang lĩnh vực nhân cách một bậc cha chú, Chín mà thiếu chắn.
Và mắt xích cuối cùng, khán giả. Cụ bảo Nếu trong một gia đình chỉ có tối ngày đi kiếm tiền thì tinh thần nghệ thuật của họ chết rồi, bị tiền bạc chi phối hết. Beo đang nghĩ nếu không có tiền, làm sao cho con học nhạc, làm sao mua đĩa-không-nhái, làm sao vào nhà hát nghe live để phân biệt Hồng Nhung thật hơn Mỹ Linh Mỹ Linh ít kịch hơn Thanh Lam…Nếu không có tiền, tinh thần nghệ thuật chỉ dừng ở mức thưởng ngoạn những âm thanh mono những gameshows ca hát trên các chương trình TV miễn phí, rồi tinh thần ấy sẽ đi về đâu tới đâu…? Có tiền và không tiền, thật cũng chưa biết tinh thần nào chết nhanh hơn tinh thần nào.
Theo tôi, thị trường nhạc Việt vẫn đang nằm yên. Rồi từ từ, nhạc thị trường sẽ rớt dần và tới một giai đoạn nào đó, nghệ thuật sẽ lên ngôi. Nhạc thị trường tự động phát sinh rồi sẽ tự động chết bởi những gì không hay sẽ không tồn tại. Tôi tin tưởng như vậy.
Viết về những cái ai cũng hiểu-biết-trừ-mình-cụ-không là thừa. Thế nên, đoạn này rất, rất nên thông cảm cho những ước mơ, bao giờ cho đến ngày xưa, của cụ.