Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2009

Nói lại bảo...

*


...là lắm chuyện, nhưng không nói không chịu được.


Sáng họp giao ban. Những thời điểm bận mù mắt thế này họp hành đã là bực lắm rồi, thế mà còn bị nhắc nhở không biết giữ gìn sự chong xáng của tiếng Việt.


Chuyện này tớ có kinh nghiệm từ hồi nẳm lận. Khi ấy  thầy cứ thao thao lấy tấm gương thủ tướng gái, sân bay, lái xe... làm mẫu hình ngôn ngữ. Cãi. Lý luận thế này, sự giao thoa giữa các ngôn ngữ chỉ làm vốn từ tiếng Việt giàu có chứ không có khả năng làm mất bản sắc, vốn từ giàu có sẽ thúc đẩy tư duy nhanh hơn so với nghĩ đi làm nói chậm rề rề của người Việt bốn ngàn năm. Dừng ở đấy thì có khi Ok, nhưng ngày ấy láo, lấy ví dụ Cụ chứng minh. Bài thi, cả lớp 9, riêng tớ 9 lộn.


Giờ khôn rồi, không kiến cò gì hết, nhưng mà tức anh ách. Chứ các nhà chong xáng học, quý vị có thể thay thế cái xô bằng cái thùng đựng nước nhỏ( 1 chấp 4 ) còn cái bô thì thay bằng gì?  Tuổi tin thay thế tuổi vị thành niên( 1 chấp 0 vì thuần Việt phải nguyên câu mới diễn đạt hết ý teen), còn @ các vị đọc thế nào? Mà đừng có phủ đầu tớ @ là từ khu biệt đấy, theo thống kê của ai đó thì hiện xứ Cừu có khoảng 20 triệu mạng ngày ngày @...


Tớ rất ngưỡng mộ ba người bởi tớ xếp họ là các nhà cách tân về từ giỏi nhất mà tớ đã đọc được. Một là nhà thơ  Đặng Đình Hưng (bố của người chơi piano chuyên nghiệp Đặng Thái Sơn) nạp ngữ nghĩa mới cho vốn từ cũ, xã hội chấp nhận và dùng theo cụ không ít. Người thứ hai là nhà văn Nguyễn Viện, vô âm  nhưng vẫn  thẩm ý được theo những cung bậc mà bác í chủ động dẫn dắt,  tuy những từ vô âm này mới chỉ giới hạn trong tác phẩm chưa bước ra được đời sống nhưng tớ chưa thấy ai làm theo nổi và người thứ ba là  blogger An hoang trung tuong. Bác này làm biến âm nhưng vẫn giữ nguyên được nghĩa thế nên, ngôn ngữ của bác í dứt chi là phóng khoáng, các comments bắt chước sì tai bác đều dừng ở cấp… tục tĩu.


Đời sống thú vị nhất là muôn hình vạn trạng. Mỗi khi nghe được một từ mới, mình bùn cừi, fái chí lắm lắm. Nói cho vuông, thà mang danh nghèo não để được nghía người mẫu là chân dài gầm cao , còn hơn ngồi xơi gà tập kích mà acay cậu nhỏ quá tuổi lao động, đành gọi người mẫu bằng… người mẫu.


**


Lâu mới ghé nhà bác Ba Sàm, thấy bác ấy hô cực nóng khi bắt được cái tin của báo Úc lật lại vụ tiền nhựa và Lương Ngọc Anh. Hơi buồn cười vì cái tin này cũ nhè chỉ thay tên ông Thúy( khi ấy)thành chú Lương kia( bây giờ). Lương là tổng giám đốc  Công ty Công nghệ và Phát triển của Hà Nội (CFTD) nhưng bảo đây là  nơi cung cấp các trang thiết bị kỹ thuật cao cho các dịch vụ quân sự và an ninh của Việt Nam thì rõ ra là báo Úc chả hiểu gì về quy trình và nguyên tắc cung cấp này ở VN. Phàm đã xếp vào loại trang thiết bị kỹ thuật cao cho quân sự thì không bao giờ mua trực tiếp, ngược lại như vũ khí thì không bao giờ mua gián tiếp. Chú Lương này cũng dăm ba lần dự thầu ủy thác bên quân sự nhưng…thua và giờ công ty của chú ấy đang đầu tư mạnh vào du lịch thì phải.


***


Cũng lâu lắm mới đọc Tuổi trẻ, vớ ngay phải cái tít sai lè lè về luật Sau giám sát, Quốc hội không xử lý được ai? tuy nội dung trong bài thì không phải ý vậy. Click ngay sang Tiền phong tìm hiểu các phương pháp chữa bá bệnh kinh hoàng, đủ hỉ nộ ái ố, mà lại lành.

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2009

Thư giãn



Ngày còn chẻ, nàng tuân lời đông đảo các đạo diễn cả nhà lắm, bảo làm xấu là nàng action ngay. Bây giờ cứ giơ ống kính là nàng điệu rơi điệu rụng thế này đây.





Khi xưa, nàng yêu chuộng các y phục dân tộc do bà cố và bà nội nàng thiết kế. Bây giờ, hương đồng gió nội quả có bay đi ít nhiều.

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2009

Hoàng đế chết nốt hay chuyện hai tây một ta

Hai Tây ở đây là Nhà nghiên cứu giáo dục Thomas Vallely và Giáo sư toán Neal Koblisz, ta là ông Phạm Toàn với bài viết Nhà vua chết rồi hoàng đế vạn tuế.


Vallely và Koblisz là hai người Mỹ vào Việt nam từ rất sớm sau khi cuộc chiến kết thúc, và là những người nhiệt tình nhất trong việc thúc đẩy tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt –Mỹ những năm 90 thế kỷ trước. Gần đây, ông  Vallely( đồng tác giả với Ben Wilkinson) đã viết một bản phúc trình giản lược về sự khủng hoảng của hệ thống giáo dục đại học tại Việt nam nhằm cung cấp cho Nhóm chuyên trách hợp tác giáo dục  đào tạo Việt nam – Hoa Kỳ ( Nhóm này được thành lập từ tháng 6/2008, phía Việt nam do thứ truởng bộ GDĐT Đặng Vũ Luận làm nhóm trưởng. Báo VNN dịch là Ủy ban đặc nhiệm song phương về giáo dục đại học). Sau đó ông Koblisz viết một bài phản biện  bản phúc trình trên. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai bản viết là việc lý giải căn nguyên của  khủng hoảng, từ quá khứ lịch sử cho tới thể chế quản lý hiện hành của giáo dục đại học Việt nam.


Ví dụ, ông Vallely đổ lỗi cho người Pháp trong việc đầu tư rất ít cho giáo dục đại học Việt nam so với các chế độ thuộc địa khác. Ông Koblisz cho rằng phải kể thêm trách nhiệm của người Mỹ. Ông Vallely đổ lỗi việc sinh viên ra trường không tìm được việc làm  trong lĩnh vực chuyên môn do tính hiệu quả của chương trình đào tạo kém thì ông Koblisz lại cho rằng, đây là do khu vực tư phát triển chậm chưa thể tiếp nhận hết…


Từ hai góc độ lý giải căn nguyên khác nhau  tất nhiên sẽ dẫn đến hai phương án giải quyết khủng hoảng như lửa với nước. Ví như ông Vallely đề xuất nên thành lập trường quốc tế theo mô hình Mỹ ngay tại Vn, ông Koblisz ngược lại, cho rằng những trường như thế chỉ độc quyền cho một nhóm thượng lưu không thúc đẩy được chất lượng giáo dục nước sở tại…


Đây là hai bản viết rất dài nhưng dễ đọc và thú vị dù thông tin và phương pháp xử lý thông tin, trong cả hai bản, không có  gì mới mẻ. Thú vị hơn cả là có thể nhìn, có thể đọc được động cơ  của hai ông mà không lo bị cho là hàm hồ võ đoán.


Dù nghiêng hẳn về Vallely, nhưng tôi lại thích kết  luận giàu tính ôn hòa của ông Koblisz  khi ông mượn suy nghĩ từ giáo sư Hoàng Tụy. Kết luận này cũng là tinh thần chi phối toàn bộ quan điểm của ông về đường hướng cải cách giáo dục Việt nam. Người Việt Nam, thích những sự thay đổi vừa phải và giải quyết những bất đồng một cách êm thấm, sao cho không dẫn đến những sự đàn áp hay làm nhục đối phương. Nếu như cái nhìn này về cách thực hiện cải cách ở Việt Nam vẫn còn chính xác thì rất có thể nâng cao chất lượng giáo dục bậc cao ở Việt Nam mà vẫn không đoạn tuyệt với hệ thống xã hội chủ nghĩa, không sỉ nhục những người được đào tạo tại Liên Xô các nước khối Đông Âu cũ, và không giao phó tương lai của Việt Nam cho những người được gọi là "chuyên gia" Mỹ”.


***

Giờ thì bàn đến ông ta.


Với danh xưng nhà nghiên cứu giáo dục như VNN giới thiệu, tôi  hy vọng đọc được từ ông Phạm Toàn những ý kiến xác đáng và sắc bén, góp tiếng nói của người trong chăn bảo vệ các luận điểm của ông Vallely. Nhưng không, “Vấn đề quan trọng bậc nhất không phải là tranh cãi xem ông GS Koblitz và bản Báo cáo Harvard cái nào đúng cái nào sai. Vấn đề quan trọng nhất là cái tai của người lắng nghe những lời phê phán.”


Tai Vallely của ông Phạm Toàn thích thú với những phê phán thể chế điều hành của chính quyền hơn cả, thích đến độ trích luôn  ví dụ Intel. Chết nỗi đây lại là chỗ dở nhất trong bản của Vallely vì ông Koblisz chứng minh ngược lại một cách khá thuyết phục bằng  phát ngôn của chính Intel. Tuy nhiên tai Koblisz của ông mới thực sự có vấn đề.


Thay vì tóm lược lại những luận điểm của Koblisz để bình luận hay phê phán, ông lại nhặt nhạnh những đoạn  rất thiên về tình cảm của vị Giáo sư Mỹ dành cho Việt nam để mỉa mai bằng một câu  trong chăn mới biết chăn có rận. Ông hỏi Koblisz giữa chân lý và lý lịch, nên chọn cái nào và ngay sau đó, ông tự trả lời bằng cách lôi forum sinh viên Koblisz ra để phản biện lại những lập luận của Koblisz.


“Chúng tôi ở trong chăn đã lâu, xin có một lời khuyên giản dị với GS như sau: Nước chúng tôi có quá nhiều người tốt bụng rồi, xin ông GS không cần giúp đỡ thêm về mặt này nữa.”


Thôi thì cứ hiểu người tốt bụng theo đúng nghĩa thuần Việt đi, một người làm giáo dục mà lại không cần thêm lòng tốt nữa thì không chỉ có nhà vua chết rồi mà hoàng đế cũng chết nốt, để  chấy rận trong chăn chui lên chễm chệ làm người thôi.


 


 


 


 


Thứ Ba, 27 tháng 10, 2009

copy từ blog con trai và tự dịch tiếng Việt

CHÍNH NGHĨA


Không biết vì bị cảm cúm hay vì quá hận mà nước mắt cứ ứa ra khi coi đoạn phim Phương Hồ bị 4 tên cảnh sát đánh không nương tay.


 Đâu là chính nghĩa?


 Chắc chắn không phải cảnh một học sinh 20 tuổi tay không thước sắt bị dồn vào góc hẹp và đánh tàn nhẫn bởi những người được huấn luyện chống tội phạm một cách chuyên nghiệp.



Cũng không phải chuyện Phương Hồ chịu cảnh đòn roi chỉ vì biểu lộ sự tức giận khi "trời đánh đánh trúng bữa ăn" mà thằng share nhà đổ xà phòng lên đĩa đồ ăn của Phương do không chịu nổi mùi thức ăn Việt Nam.


 Càng không phải là sự khác biệt về cách đối xử giữa người và người dựa trên màu da và ngôn ngữ. Theo một cuộc khào sát được áp dụng trong giáo trình học lớp Xã Hội ở một số trường đại học danh tiếng, nếu cảnh sát pull-over 1 người da trắng thì hắn ta tiếp chuyện người đó 1 cách bình thản và thân thiện; thân trọng hơn với dùi cui trên tay nếu nghi phạm là 1 người Mexico hay Hispanic; và đề phòng với tay trên súng nếu người đó là Châu Á. Phải chăng ngành điện ảnh đã quá thành công trong việc tẩy não nước Mỹ, rằng người phương Đông có khả năng bay lượn như chim, ra đòn hạ gục đối thủ trong nháy mắt, hay có sức mạnh vô địch có thể 1 chọi với trăm người.


  Theo tôi, chính nghĩa ở đây chính là lòng dũng cảm của cậu bạn share nhà khác nữa khi quay lại toàn cảnh sự việc mà không sợ bị liên lụy.

không đề

Hôm qua, xem không hết nổi đoạn vidéo về cháu Phương, nghe tiếng kêu khóc no more lúc bị cảnh sát đánh của nó mà buốt đến tận đầu ngón tay. Chừng hơn tiếng sau thấy vnexpress đăng, sáng nay tràn ngập các báo đài hải ngoại đã đưa tin.


Gọi điện sang lãnh sự quán, các anh bên ấy cũng đã  và đang phụ lo cho cháu. Cũng may là lãnh sự ngay San Fran, 40 phút chạy tốc độ con gái là tới San José.


Mình không quen không biết cháu còn thế, không hiểu bố mẹ nó còn đau tới mức nào.


Như mình đây, bằng từng này tuổi đầu mà đêm nào đi làm về, mẹ vẫn đích thân mở cổng, lọ mọ bưng tận phòng cho đĩa trái cây hay củ khoai lang luộc. Lao động độc quyền, giúp việc cấm được bén mảng...


Giai xinh viêm họng là đã lo thắt cả người, ngày nào cũng bắt há miệng trước WC để kiểm tra xem có đánh răng đều không dù nó đã tự tổ chức cuộc sống rất tuyệt vời và thay tới 5 đời bồ bịch.


2h sáng vẫn ngồi gõ ý bài luận cho gái đẹp vì lo con bị Mỹ trắng coi thường trong ngôi trường hàng đầu nước Mỹ kia, dù biết rõ rằng con gái rất kiên cường chịu đựng sự kỳ thị chủng tộc. Viết thế này không phải provoketive mà chỉ để nói lên một áp lực có thật.



BB mẹ xinh, chúng con đi học nhé!



Cuối khu mua sắm này của trường Stanford có một chỗ ném xu cầu may. Mẹ quăng luôn cả nắm, giai xinh tiếc tiền mò lên. Nếu mà quăng hết tất cả đổi lấy may  mắn cho con, chắc chả mẹ nào trên đời tiếc. Có tấm hình giai mẹ đang lượm lại tiền trông yêu lắm, tìm được sẽ post lên sau.


Tìm được rồi đây.


Sao không ai lên tiếng vậy, trời ơi!

Vnexpress đưa đoạn video và tin nhưng không đầy đủ chi tiết về vụ Sinh viên Việt ở Mỹ bị cảnh sát đánh.


Hồ Phương là du học sinh khoa toán trường đại học San José (CA). Cãi nhau  với thằng bạn chung phòng vì thằng kia không chịu được mùi thức ăn Việt, đổ xà bông vào chảo thịt bò của Phương. Cầm con dao ăn, Phương bảo I would kill you for this. Thằng kia gọi cảnh sát. Cảnh sát đến. Phương diễn đạt tiếng Anh không tốt, cảnh sát vào phòng cậu tìm giấy tờ tùy thân, Phương  vào theo. Một viên cảnh sát khác lôi lại và giữ chặt tay Phương khiến mắt kính của Phương rơi xuống. Phương hỏi tôi có thể nhặt kính không, viên cảnh sát thả tay ra. Phương cúi xuống nhặt kính và 4 viên cảnh sát ngay sau đó lao vào đánh Phương, trong đó có một nhát đánh chí mạng vào đầu, như trong đoạn vidéo.


Phương cũng không biết kiện cáo gì cho đến khi người hàng xóm quay bằng điện thoại cuộc hành hung và gửi cho báo San Jose Mercury News.


Đại học San José là một ngôi trường nhìn như tôi là cũ. Học phí tương đối rẻ, quãng 16 đến 22 ngàn USD/ năm tùy ngành học ( so với Stanford 36 đến 42 ngàn ). Hiện có tới gần 100 cháu từ Vn sang đang theo học tại đây. Tất cả các cháu mà tôi biết đều rất ngoan. Ngoài giờ học thường đi làm thêm 8-10 USD/giờ. Có cháu con chị phó giám đốc sở y tế  Hà Nội, tuần làm đủ 7 ngày, tối nào 10h mới về rét mướt trông rất thương. Các cháu đều không mấy coi trọng bạn học là Mỹ trắng vì ...học dốt hơn chúng nhiều.


Thuê chung nhà không hẳn là để tiết kiệm chi phí mà vì chúng ...thích thế. Các cháu thích share phòng với người khác chủng tộc, phần tò mò về một nền văn hóa khác, phần muốn nâng cao tiếng Anh, nhất là với các cháu mới sang. Hồ Phương không là ngoại lệ.


Xem đoạn vidéo mà xót cháu quá.


Nam Bui: bon canh sat ben nay no the day
Nam Bui: ki thi chung toc lam
Nam Bui: da trang ko sao
Nam Bui: chu chau A voi da Den
Nam Bui: la coi nhu criminal lien
Nam Bui: thang tay da man lam


Đây là đoạn chat giữa tôi và con trai

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2009

Sợ

*


Quyết định đi hút mỡ. Hút toàn thân luôn vì sau khi cộng đến 9 phân giày vào chiều cao mà bình lập phương, vẫn dư ra đến 5 ký so với cân nặng chuẩn hoa hậu. 5 ký, tưởng tượng xem, nguyên một rổ mỡ chứ ít à.


Alô cho thằng bạn trưởng khoa xương sống, dẫn tớ đi thực tế trước cái. Thằng này ngày trước mết tớ, nên giờ được nhờ nhanh như điện, dẫn luôn tới bà dì ruột, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của bệnh viện đang rất đông khách may vá lại tòa thiên nhiên.


Hồi còn đi học, các anh trường y dẫn mấy em văn khoa đi xem đỡ đẻ. Cả lũ về biết em bé chui ra từ đâu trừ tớ vì thấy máu té xỉu. Giờ lừng danh anh chị đáo để đệ nhất giang hồ đồn, ngán gì chơi luôn. Thế là khoác cái áo blouse xanh, tớ  đi vào phòng mổ bằng chân và đi ra bằng băng ca. Mở mắt một thằng ku quãng 15, 16 giường kế bên  thô lố nhìn  mình như UFO, thằng bạn đang tám ngoài hành lang thấy tỉnh nhe răng cười, vợ tớ 60 ký cậu thế còn phúc hậu chán, về.


Coi như chuyến đi kiểm tra chứng sợ máu. Và chưa hết sợ.


**


Ngày nào cũng có đứa hỏi thăm tình hình chú TBT Sài gòn tiếp thị vì chúng nó nghĩ tớ là đứa thạo tin. Chú này chưa vợ nhậu tốt, hồi mới tái độc thân tớ hay gạ mày lấy tao đi. Nó bác bỏ thẳng thừng lấy bà chi cho tốn kém. Công nhận nó là đứa rất khôn ngoan nhìn xa hiểu zộng, thấy trước  vòng eo 76 tớ bây giờ tốn cả vải lẫn cơm.


SGTT khi vào tay chú ấy không còn chỉ là tờ báo đi chợ nữa và tụ về được những cây bút và tay máy giỏi nhất làng báo Việt hiện nay. Cộng tác viên toàn  hàng khủng. Đây cũng là tờ gần như duy nhất không bị lởm khởm, không có chuyện bài của Giáo sư Neal Koblitz  kế bên bài Hà Dũng trả nợ tình xưa ơi. Diễn nghĩa  không lởm khởm  là tầm văn hóa của ban  biên tập. Tờ báo nhìn từ góc độ kinh doanh cũng khá bài bản và phát đạt.


Đâu như từ tháng 12 năm ngoái, tớ bò sang tận tòa soạn và nói với chú ấy về nỗi lo sợ có căn cứ cách mạng của tớ. Và tớ cay đắng nhận ra rằng kinh nghiệm sống mà mang cho biếu tặng  thường khi nhận lại quả đắng.


Coi như chuyến đi kiểm tra chứng tâm thần. Và chưa hết ác mộng.


***


Mưa sầm sập. Tội nghiệp cậu lái xe nhà xa đã cho về sớm. Ừ thì lãng mạn trong mưa tý coi sao.


Đường vắng. Gió bạt lạng xe. Nước quất vào mắt vào mặt. Nhoằng chớp rồi sấm như phóng thẳng đỉnh đầu. Run rẩy trước cổng nhà một phút mới bấm nổi chuông. Lão chồng mặt tái xanh như nhìn thấy ma. Bọn phi công nhắn tin đầy máy chị cô về tới nhà chưa zời ơi đất hỡi zời hỡi đất ơi…


Hoá ra, tận cùng của sự lãng mạn, cũng lại là nỗi sợ hãi nốt.


 


 

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2009

copy từ nhà anh Xuân Bình



Hồn nhiên xỉ nhục Long Biên


Không biết nên định nghĩa “Ký ức cầu Long Biên” như thế nào? Mấy hôm trước trong tâm trạng không thể bức xúc hơn, tôi tạm gọi đó là “ Quá ức Nong Biên”. Nói như thế kể ra cũng là hơi quá lời đối với những “mong muốn’ của nhà tổ chức. Nhưng chỉ tiếc rằng “mong muốn” ấy có thân xác quá lớn và… hung hãn nên đã đè bẹp dúm năng lực tổ chức sự kiện còm cõi và một chút tình yêu Hà Nội mong manh. Hoặc giả “mong muốn” đó giống như một quả bóng bay bị người ta bơm nhồi hơi quá tay nên…




Bao năm qua, Long Biên cho tôi một sân tập trong sạch mỗi sáng mai, những bóng đổ xuống bãi cát đẹp tựa bức tranh giữa trưa hè và những ngọn rau bí ngô mát ngọt trong bữa tối… Tôi và các con đã có nhiều lần nằm dưới những hố cát Bãi Giữa hay ngâm mình trên sông Hồng để ngắm Long Biên… Tôi nói với các con rằng: Có lẽ người thiết kế đã mượn thế dáng của Ba Vì, Tản Viên, Tam Đảo hay Yên Phụ, Yên Tử… để vẽ nên 19 nhịp lớn nhỏ cho cây cầu bắc qua sông Cái. Con sông đã bao đời vật vã tạo dựng đồng bằng châu thổ và Hà Nội. May mắn thay cho thành phố, hơn 100 năm trước “ bọn thực dân ngu xuẩn và tàn bạo” đã kịp dựng nên một kiến trúc mang theo cả hình sông thế núi. Và sau 999 năm, có thể nói đây là một kiến trúc duy nhất, hiện tồn của Hà Nội biết cảm nhận và tôn vinh những tinh thần, tình cảm và khát vọng mà Lý Công Uẩn đã cô đúc trong chiếu dời đô.


Gần đây Hà Nội có nhiều công trình, nhiều cây cầu nhưng chẳng có cái nào đáng để mà dừng lặng, ngắm nhìn và suy ngẫm. Bây giờ Hà Nội lại có nhiều nhà cao tầng nên rất khó tìm một góc ngắm nhìn Long Biên lý tưởng. Hôm nay Hà Nội vẫn còn quá thiếu sắt thép để giúp Long Biên thoát cảnh lỡ nhịp… Vì sao Hà nội quay lưng với sông Hồng? Vì sao Hà Nội lãng quên Long Biên…Tại sao người Hà Nội bây giờ chỉ cần “qua sông…”  Và cho đến “Ký ức cầu Long Biên” tôi chợt phát hiện ra rằng đây là lần đầu tiên người ta đã thực sự hồn nhiên xỉ nhục Long Biên.


 Cuộc diễu hành rạng danh đất Việt Muôn cờ hoa lung linh cầu thép Đỉnh đầu rồng sáng láng cờ sao (Vương Tâm)

Cuộc diễu hành rạng danh đất Việt. Muôn cờ hoa lung linh cầu thép. Đỉnh đầu rồng sáng láng cờ sao (Vương Tâm)


Hãy đi đi những tên chiến bại Chúng lủi thủi trên cầu lạnh lẽo gió sương Sông phẳng lặng khác hẳn ngày thường Gió cũng im chim cũng thôi lảnh lót Những giây phút chết cho một ngày tiễn biệt Lưỡi lê súng ống nàg nào Và thôi nghe tiếng nhí nhố lao xao Cùng những bước chân say của những tên mũi lõ (Vương Tâm)

Hãy đi đi những tên chiến bại. Chúng lủi thủi trên cầu lạnh lẽo gió sương. Sông phẳng lặng khác hẳn ngày thường. Gió cũng im chim cũng thôi lảnh lót. Những giây phút chết cho một ngày tiễn biệt. Lưỡi lê súng ống ngày nào. Và thôi nghe tiếng nhí nhố lao xao. Cùng những bước chân say của những tên mũi lõ (Vương Tâm)


 


Vai ba lô tũi xách trĩu lưng Thất thểu cùng bước chân câm lặng …  Những đôi mắt xanh lét láo lơ Không dám ngoái lại nhìn thành phố Sông Hồng cứ âm thầm phù sa đỏ Ngậm hờn căm Cho chúng thầm lặng cút về Và thôi nhé hãy bước hãy lê…(Vương Tâm)

Vai ba lô tũi xách trĩu lưng. Thất thểu cùng bước chân câm lặng … Những đôi mắt xanh lét láo lơ. Không dám ngoái lại nhìn thành phố. Sông Hồng cứ âm thầm phù sa đỏ. Ngậm hờn căm Cho chúng thầm lặng cút về. Và thôi nhé hãy bước hãy lê…(Vương Tâm)


 

Mái ngói lô xô hắt hiu nghiêng đổ Bóng người đi thấp thoáng giăng mờ Còng lưng bước trong chiều ngược gió Vành nón lật nghiêng choàng mái phố Xao xác thu gày (Vương Tâm)


hh



 


Yêu…Cầu…?


chữ nghia vất vưởng: Bụi thời gian xóa mờ đi tất cả. Chỉ có tình ở lại trong tim ta. Thật không?

chữ nghia vất vưởng: "Bụi thời gian xóa mờ đi tất cả. Chỉ có tình ở lại trong tim ta". ( chép lại trong bài Tình viết trên bức màu trắng ở góc trái của ảnh). Thật không?


 

Nhịp thứ ... 20


Ngành biểu tượng học nên nghiên cứu kỹ cái này để chuẩn bị tốt cho... sang năm!

Ngành biểu tượng học nên nghiên cứu kỹ cái này để chuẩn bị tốt cho... sang năm!


vẩy rồng

vẩy rồng


Có những loài diêu không bao rờ bay

Có những loài diêu không bao rờ bay


không nhời

không nhời


Dưới đây xin ghi lại một số đối thoại Long Biên.


1-  Báo Tiền Phong: “Thành công hơn cả của festival có lẽ lại nằm ở chính hai dải vải trắng được căng dọc thành cầu để người xem có thể ghi lại cảm xúc của mình. Những bộc bạch về tình yêu Hà Nội, về hoài niệm trên cầu Long Biên mới chính là thứ mang lại nhiều cảm xúc cho lễ hội”.


Nếu phóng viên đọc kỹ thơ của Vương Tâm và các dòng lưu bút thì sẽ không viết ” Vô Tâm” như thế! (Nhắc Đoàn Công Huynh dẫn con gái đi chơi nhều hơn lữa heheheh)


aa


“Em cùng tôi trong mỗi chiến hào và từng trận đánh


Nụ cười luôn ngọt thắm bờ môi


Theo đoàn quân tôi đến tận cùng trời


Dồn dập chín năm gian khó


Chuẩn bị từ Phan Đình Giót La Văn Cầu… pháo và thuốc nổ


Và cả những lời ca


Đều đưa vào trận giáp lá cà”


(Vương Tâm)


2- Với nhà báo (người Việt) làm cho một hãng thông tấn phương Tây rất có tiếng:


Gần hết đời người rồi ( 84 tuổi) nay mới biết cầu long biên. Tôi từ chiến khu Việt Bắc, chỉ biết ăn măng rừng đuổi nhật đánh tây rồi chống mỹ để có ngày hôm nay, chắc là hếtc/đời Xin chào người Hà Nội Đất nước Việt Nam ngàn lần anh hùng (ông nguyễn văn (Bào?) không biết chữ nhờ người viết hộ)

Gần hết đời người rồi ( 84 tuổi) nay mới biết cầu long biên. Tôi từ chiến khu Việt Bắc, chỉ biết ăn măng rừng đuổi nhật đánh tây rồi chống mỹ để có ngày hôm nay, chắc là hếtc/đời Xin chào người Hà Nội Đất nước Việt Nam ngàn lần anh hùng (ông nguyễn văn (Bào?) không biết chữ nhờ người viết hộ)


3- Với nguyên Viện trưởng Viện Hán Nôm Tiến sỹ Cung Khắc Lược:


- Thầy cảm nhận về sự kiện này thế nào?


- (Tiến sỹ nhăn mày và chỉ tay lên hàng quốc kỳ các nước) Anh có thấy cờ đẹp không?


-…


- ( Tiến sỹ chỉ tay lên trời) Anh có thấy trời đẹp không?


-….


- Anh có thấy đông người không?


-…


- Bố con anh có vui không?


- Dạ, không!


- Tôi ngồi đây hai ngày. Mỗi ngày bán vài xấp giấy. Nếu người ta tổ chức lễ hội quanh năm thì tôi cũng ngồi đây quanh năm. Thế là được rồi, đòi hỏi gì hơn…


Bóng Tiến sỹ đỏ ối một góc cầu. Sau lưng ông nguệch ngoạng bài thơ khuyết danh:


Xóm nổi sông Hồng đã bao lần


Loi thoi mấy hộ khác chi bèo


Nghìn năm sắp đọng (đặng) bao nhiêu cá


Cây cầu mất nhịp có hắt hiu


Có phải đây là zòng sông đỏ?


Và Long Biên cầu nhất Đông Dương

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2009

Nổ

Hành động của anh Olala này rõ ra là người dứt chi yêu chuộng hòa bình trước khi tân giải thưởng Nobel Hòa bình sang Việt Nam . Sáng nay, đọc trên VOA, thấy anh í gặp gỡ Đại đội A, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Không kỵ 11 nhân vụ mấy bác này được trao Huy chương Tổng thống về chiến tích các bác ấy lập được 40 năm hồi ấy. Phát biểu của Olala trong buổi gặp theo tớ đáng tặng luôn cái Nobel văn chương, nhân bản, hiếu chiến ngầm với lời nhắn nhủ, cứ tẩn nhau đi, nửa thế kỷ đi chăng nữa anh vẫn phục hồi danh dự cho các chú. Có của ăn của để rồi, cái gọi là  danh dự to gớm lắm, to hơn cả ghế lẫn bàn.


Chả có gì đáng để ý cho đến khi tớ đọc tới diễn tiến của cái chiến tích kia. 100 bác đang bị bốn trăm bác bao vây, 200 bác chiến tích xông vào giải cứu. Vị chi 700 bác dàn hàng ngang giáp lá cà trong một khu rừng Việt Nam, tớ hình dung cứ y như trận Waterloo giữa cụ Napoléon và liên quân Anh Phổ trong phin của Boldashuch. Mấy bác súng kíp bắn rơi B52 như vậy cũng bớt bị đay đả, nay có đồng minh nổ banh xác pháo cùng, trên giấy trắng mực đen hẳn hòi nhé.


Tuy nhiên, động thái chính trị này mang thông báo trước, chuyến thăm của Olala sẽ nâng tầm cao mới quan hệ giữa hai nước, nâng thật chứ không phải nâng …kiểu tớ vẫn viết.( chỗ này có một từ cực chuẩn nhưng kém nhã nên không biên ra)

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2009

copy từ nhà An hoàng Trung tướng(*)

Chiện chép ở Châu Quỳ


Một tên điên nặng được một cán bộ y tế áp giải tới Châu Quỳ giao bác sĩ trưởng Khằng Nụng.


Tên Điên lập tức bị nhân viên của Khằng Nụng khống chế, trói giật, đưa vầu phòng sơ khám.


Tên Điên vẫy vùng chưởi bới dữ dội, anh điên đéo đâu mà túm anh, địt mẹ chúng mầy.


Điên thằng nầu chả vậy, Khằng Nụng hỏi:


- Anh khỏe, thật chứ?


- Tất nhiên.


- Một cộng bốn bằng mấy?


- Năm.


- Tám bình phương bằng mấy?


- Sáu tư.


- Ô-xi hóa trị mấy?


- Hai.


- Ông Cụ sinh ngày nhiêu?


- Mười Chín tháng Năm.


Khằng Nụng vẫy trợ lý, bẩu nhỏ, thằng nầy nhẽ đéo điên, mầy ạ.


Trợ Lý bẩu, để em cho nó mũi Phenothiazine. Nói xong làm liền.


Tên Điên bị tiêm, ngủ lịm. Lúc tển tỉnh, Khằng Nụng hỏi:


- Anh khỏe, thật chứ?


- Cũng mệt mệt.


- Một cộng bốn bằng mấy?


- Năm.. À sáu.. À bẩy.. À năm..


- Tám bình phương bằng mấy?


- Ba sáu.. Nhẽ bốn tám.. Nhẽ sáu tư..


- Ô-xi hóa trị mấy?


- Một.. Hay hai nhỉ? Hỏi khó thế?


- Ông Cụ sinh ngày nhiêu?


- Mồng Hai tháng Chín.. À Mười Chín tháng Năm..


Khằng Nụng vẫy trợ lý, bẩu nhỏ, tốt rùi, làm giấy nhập viện.


Chiều muộn, một quan y tế Sở phôn hỏi Khằng Nụng, cán bộ tôi đâu?


Khằng Nụng bẩu, anh ý dẫn Tên Điên xuống, xong về ngay mà.


Quan bẩu, tài xế tôi bẩu các anh cho Tên Điên về, giữ cán bộ tôi ở lại họp.


Khằng Nụng toát bồ hôi, bẩu, để tôi kiểm tra.


Đoạn bắt Tên Điên tới. Khằng Nụng hỏi:


- Anh là cán bộ Sở?


- Phải.


- Anh khỏe, thật chứ?


- Tất nhiên.


- Một cộng bốn bằng mấy?


- Hai.


- Tám bình phương bằng mấy?


- Mười bẩy.


- Ô-xi hóa trị mấy?


- Chín.


- Ông Cụ sinh ngày nhiêu?


- Bố anh đéo đâu mà anh nhớ sinh ngày nhiêu.


(* )Đây là nhân vật ảnh hưởng tới tớ cực lớn về văn phong, về cách nhìn nhận mọi vấn đề xã hội. Nhà bác An Hoàng trung tướng này cũng là nguyên nhân khiến tớ quyết định không dọn blog cũ sang nhà này vì zời ạ,  hồi ấy tớ dùng lắm danh tính tu động chỉ để nói về một vứn đề téo tẹo cho ra vẻ một nhà báo nhớn. Chỉ có điều con cắn rơm cắn cỏ con nạy sư phụ về khoản nói tục, con học chưa được.



 

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2009

Bất đồng chính kiến

* Tuyệt nhiên không một lời nào hỏi đến anh bảo vệ siêu thị Big C và anh thợ sửa ôtô mà một người phù não chưa ra được viện, trong vụ  đánh nhau với vợ chồng chị Trần Khải Thanh Thủy cách nay vài hôm.


Trong khi đó, khá khá chất xám và ngôn từ đã tốn phí chỉ để làm xã luận: mấy cái ảnh chụp tang vật thật hay giả từ một tính năng của máy  ảnh số mà rất nhiều người sử dụng ít  dùng tới.


Thuận tay nhặt bất cứ một tờ nhật báo vào một ngày bất kể nào, cũng có thể đọc được một cái tin cướp hiếp giết. Nhạy cảm chăng là chị Thủy được cho là nhân vật bất đồng chính kiến thế nên thế giới ảo đổ xô vào bảo vệ bênh vực chị, bất chấp sự thể của cuộc đánh nhau đó ra sao.


** Chảy nước mắt  khi  đọc bài Tìm thân nhân 30 năm yên giấc quê người của Hà Giang trên báo Người Việt. Đây là tờ báo rất chuẩn về kỹ thuật làm báo mà mình thấy làng báo nước ngoài nước trong lề trái lề phải cánh tả cánh hữu tiếng Việt phải  cắp bút.

Lần nào qua đôla cũng tìm mò bằng được. Trình bày rất đẹp, chương mục nào ra chương mục đó, cách diễn đạt thông tin cũng rất báo chí như bài dẫn ở trên. Bài này mà vào tay mấy bạn cướp giết hiếp bảo đảm sến vãi, đọc xong đâm ngờ ngợ chuyện thật hay sáng tác văn chương thuở chuyện tình hoa và bướm.

Đọc Người Việt mạng giảm 90% thú.


Dù in ấn lem nhem, bài nào bài nấy dài bất tận không thèm sou-title nhưng khuynh hướng nội dung Việt weekly là niềm mơ ước hết kiếp làm báo này của mình. Giá mà được làm như thế: thông tin như nó vốn có. Không biết VW  còn sống không sau khủng hoảng kinh tế xác xơ.


Đây là một đoạn trong  entry Báo đêêêêêe  tôi lỡ tay đã xoá mất chưa viết lại. Dẫn ra không nhằm phát biểu cảm tưởng về hai tờ báo xuất bản ở hải ngoại mà để kể câu chuyện, cũ, đăng ở hai tờ báo này.


Khi Bùi Kim Thành-nhân vật nữ bất đồng chính kiến nổi tiếng  hải ngoại ngang chị Thủy- còn ở trong nước, Người Việt là tờ lên án chính quyền rất mạnh mẽ để bảo vệ chị. Sau khi chị Thành được sứ quán Mỹ bảo lãnh sang Mỹ cư trú, Người Việt  lặng ngắt. Việt Weekly có đâu hai ba bài, tường thuật trực tiếp và xả băng nguyên văn không cần bình luận bài diễn thuyết của chị Thành. Cái cách giữ thể diện của hai tờ báo có uy tín khiến tôi rất nể về nghề: các vị ấy  không cố đấm ăn xôi.


*** Cái đầu tiên để bất đồng chính kiến là phải có chính kiến đã. Đa đảng không phải là điều mới mẻ và độc đảng cũng chẳng phải con đường  nước Việt là duy nhất đang đi. Triệt tiêu đảng đang cầm quyền bằng một nhúm người chăng trộm khẩu hiệu, núp sau những cái tên ảo để chửi cả làng Vũ đại nào trái ý, hay thậm chí lợi dụng cả những người bệnh tật như chị Thành, e rằng chỉ là những kẻ hết thời muốn hồi dương bằng cách cuống quýt tuần chay nào cũng thấy khóc mướn, mà thôi!


Bất đồng chính kiến, không nên xúc phạm ngôn ngữ thế chứ!

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2009

Thần dược

Đầu bảng là sừng tê giác. 5 ngàn Mỹ một lạng soi qua đèn màu trong còn hồng đỏ thì đắt  nữa. Ra Bát tràng khuân một cái đĩa mài chuyên dụng. Lụi hụi mài già nửa tiếng được một ly trắng đục như nước vo gạo, khai như nước đái bà già.


Thứ nữa về độ quý bổ hình như là yến. Yến huyết, theo báo chí là loại có kèm máu con yến khi khạc dãi nhưng mấy bác Khánh Hòa khai, thật ra có một chỗ nước chảy ra đỏ như bazan, tổ nó ra đỏ lòm thế thôi. Sau khi chưng cách thủy chừng  tiếng, đơn giản thì với đường phèn phức tạp thì với nước dùng gà mun, ra một thứ nhờn nhờn như mũi trẻ con.


Hai loại này tớ thừa nhận thần dược. Từ  mãn tính huyết áp thấp đến  thình lình cúm lợn, chỉ cần nghĩ chưa xơi là đã khỏi tiệt bệnh.


Loại thứ ba, trong phin Thần y Dae chang kum, các bạn tờ vờ dịch là đôn chu ha chô. Mùa đông là giun mùa hè có một loại nấm bám vào xơi hết cụ giun bất hạnh ấy để nhớn nên gọi là đông trùng hạ thảo. Loại xịn mọc trên núi cao  nghìn mét tuyết rơi mùa hè, trông lổn nhổn xấu xí như quả ớt hiểm, bán bằng cân tiểu ly quãng 14 triệu một lạng. Loại đều  tăm tắp đẹp bằng đầu đũa là nuôi. Nghe bảo của này nghiêng về phổi họng tốt tươi. Có lẽ phải tuyên truyền để bọn nghiện trong cơ quan tìm mua. Làm vài tạ, bảo đảm phổi nám đen khói thuốc của chúng nó trong như phalê ngay.


Sâm Cao ly sâm Hàn quốc sâm Triều tiên bọn củ sâm hình như cùng một nguồn gốc. Sang Hàn quốc gọi ly cocktail cắm nguyên củ sâm tươi như củ cải trên thành cốc trang trí. Loại xịn nhất zồng 6 năm. Thần dược này tớ khoái khẩu thứ tẩm mật ong bán ở các cửa hàng Sâm  Hàn cuốc. Thơm, nhân nhẩn ngọt, ngon ngang ô mai Hàng đường.  Loại sâm núi  thiên nhiên thấy bày trong cửa hàng bển, không biết dựa vào đâu mà tính tuổi đến được số lẻ, giá thiên thanh đô nhưng không bán, chắc trưng làm màu hay sâm nhựa cũng nên.


Thần dược này, bạn nào du lịch balô Trung Quốc theo hướng Côn Minh nhớ tìm. Ấy là trà hái từ cây trà nghìn tuổi thân gần chục mạng ôm  mới ráp vòng. Quý không phải ở chỗ nghìn tuổi mà là trong quá trình chế biến, lá hái xuống được vê tròn lại bằng tay và bắp vế( bắc gọi là đùi non) của gái trinh trước khi sao. Làng này gái dưới 16 cô nào bắp vế cũng đen thui như bị chàm vạch tuốt cho khách xem. Tất cả những chỗ bán hàng sọt loại vê tròn này và quảng cáo ông chiêu vài ngụm bà khen đứt lưỡi bà làm một cối ông chạy đứt gân, thì đừng tin nhưng mua về làm quà  ổn, hộp đẹp, uống ngang trà bồm của người miền Nam .


Hắt hơi sổ mũi ngây ngấy sốt từ hôm qua, thằng phi công trẻ mua về cho bịch tướng cóc chín. Xơi hết nửa thấy tinh tỉnh, chả biết có phải nhờ cóc hay không để tôn vinh thần dược cóc tiếp.


 


 


 


 


 

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2009

Bấn loạn nguyên ngày

Bấn loạn 1. Film TV chán òm. Có cuốn của Saramago đêm qua lại ráng đọc sạch bách chả còn chữ nào. Nhân nhắc đến nhà bác này lại nhớ có lần ngồi tán nhảm văn chương bên bờ hồ Gươm, bác Tổng biên tập buồn tênh mãi chen ngang được câu anh thấy marquez đọc cũng được. Sau này bạn Thúy Nga bên Tuổi trẻ đặt chết tên bác ấy là ông Marquez cũng được.


Bác cũng Tổng khác cùng chủ quản chiều nay hỏi em biết tiếng Tàu giải thích cho anh da cố hoài lang là gì, tớ xém sặc tận xoang cố gắng hỏi lại viết thế nào hở anh? Thì da dê đê ấy. Mai em trả lời.


Bấn loạn 2. Dạo này bận tối mắt, ít lang thang. Vào nhà bạn Nhị Linh nhâm nhi  bài phê bình cuốn Chuyện xưa kết đi, được chưa? của Bảo Ninh. Viết phê bình tế nhị đến thế quả là bậc thượng thừa, tớ có quay lại kỷ băng hà đi nữa cũng chả bén gót. Vào còm xin phép copy, bỗng giật mình, ô hay, sao tớ lại hiểu ý Nhị Linh khác thế nhỉ, có khi chẳng hiểu gì cả, nhẽ thế cũng nên. Không copy nữa, mai tỉnh táo suy nghĩ lại xem tớ sai ở đâu đã.


Bấn loạn 3. Cái này mới chính xác là bấn loạn. Bài Osin  post lên hồi tối nhầm file 3. Sinh cháu quét nhà rồi mới sinh ông thế này lại ối chuyện cho thiên hạ suy luận đây. Chưa hết, cái tít bài này cũng chả dính gì đến nội dung cả hai file. Thích cực câu ku Vũ nói ở cái xứ mà chửi osin cũng trở nên nổi tiếng...mai hỏi  mua bản quyền ranh ngôn này của nó mới được.


Ba lần mai bởi hy vọng, mai sẽ là một ngày khác, câu này không ital bởi đã hết hạn bản quyền.

Bài học (chưa chắc) chót, từ Osin

Báo chí, trong một thời gian dài, rất dài, đã luyện tập cho bạn đọc một nếp nghĩ, phàm quan chức là tham nhũng, phàm giàu có là bất chính... Good news is  Bad news, nghề thế. Và thời gian đầu mở cửa, 99,9% là sự trong sáng, háo hức làm những Lục Vân Tiên thời đại. Nhưng rồi, đời mà, những con sâu xuất hiện. Tôi vẫn kết tội vì những con sâu này mà nồi canh ngon  biến thành nồi cám lợn, như hiện nay…


Đỉnh  điểm là vụ án Năm cam và PMU 18, báo chí đã góp một phần cực lớn vào việc tiêu diệt ba quan chức cao cấp. Sự trong sáng bị lợi dụng cũng có, sự lạm dụng cũng có và sự bất nhân với số phận con người, cũng có nốt.  Người dưng, tôi vẫn xót xa cho các ông. Và Huy Đức, cũng xót xa y như vậy, một cách rất thật lòng.


Có lẽ vì đó, Huy Đức đã chọn một con đường riêng.


Tạo ánh hào quang với các commenters cũng là  tạo luôn quần chúng cho mình bằng các bài viết thẳng vào những vấn đề dân sinh nóng nhất, lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ xử dụng  giàu chất chính luận, Huy Đức khéo léo phản bác( not phản biện) lại hầu hết các quyết sách của chính quyền, rất sướng tai, đặc biệt là  một nhóm người hiện nay trong xã hội, bạ gì cũng chửi, xông vào chửi hôi mọi lúc mọi nơi  chửi luôn cả thằng đang đồng ca cùng mình.


Dừng lại ở đó thì  tôi dám đoan chắc, Huy Đức giờ này vẫn đàng hoàng nhận tấm thẻ nhà báo, xứng đáng với sự kính trọng của rất nhiều đồng nghiệp, trong đó có tôi. Nhưng, nếu thế, còn gì để tôi bôi ra đến 3 entry.


Bà ngoại tôi ngày xưa hay nói câu tử tế chả muốn…. Câu này áp vào vô cùng đúng  với Huy Đức. Bút lực ấy, nội công thâm hậu ấy, đâu cần đâm đầu tự nguyện làm thân Osin, rất thảm, vì thực tế không có ông chủ nào sai ông chủ nào khiến. Thế nên Osin sa vào hết lầm  này đến lẫn khác, như trong loạt bài nhắm vào Thủ tướng tôi đã dẫn chứng ở entry 2. Ở đây tôi mới chỉ nói thuần về nghề nghiệp và nhân cách thôi, còn việc lập lờ  hưởng lợi từ hào quang  các cụ cấp thiên triều, thấp hơn là một hai cụ bộ trưởng (nay đã hưu)…để làm kinh tế cá thể thì còn lắt léo nhiều chuyện nữa.


Khẳng định ngay, không nhà báo có máu mặt nào hiện nay trong làng báo  không chơi với A 25 nhỏ hơn là PA hay một vài quan chức cấp thứ bộ trưởng trong lĩnh vực nhà báo đó quan tâm. Bỏ qua quan hệ xã hội bình thường, quan hệ công việc là tương tác có văn hóa giữa đôi bên, văn hóa ở chỗ không ai khuynh loát áp đặt ai về chính kiến và nguyên tắc quan trọng bậc nhất là, không  mưu lợi về mọi phương diện từ nhau. Khi biện pháp nghiệp vụ ( của hai phía) phải giở ra thì dứt khoát một bên có vấn đề.


Tôi gọi mối quan hệ có văn hoá, giữa người với người, như trên là quan hệ  thật. Tôi chứng kiến cụ Trương Tấn Sang tới tận nhà thăm vợ chồng Minh Hiền, hồi  còn ở Nguyễn Thông,  khi chị ấy bệnh nặng, nhưng chưa một lần trực tiếp lẫn gián tiếp nghe chị ấy tận dụng mối quan hệ này bao giờ. Vài bạn nữa mà tôi thân ở truyền hình Hà nội, báo Tin tức…cũng có những mối quan hệ tương tự với các cụ nhất nhị phẩm quốc hội chính phủ, tính bền vững của các mối quan hệ thật này rất cao, toàn mười  lăm hai mươi năm đã.


Đối lập với thật ảo. Tôi dùng chữa ảo ở đây không chính xác nhưng  cho nó nhẹ nhàng,  đại để là quen biết thì có bảo kê thì không, nhưng anh lại cố tình đánh lận hai chữ in nghiêng kia để mưu lợi. Cấp thấp thì mưu danh mưu tiền, Huy Đức thêm toan tính chính trị,  thoạt tưởng sẽ thấy hơn người, là vì vậy.


Cũng vì khôn ngoan kiến tạo được vỏ bọc ảo này nên Huy Đức đã đánh lừa được nhiều người trong một thời gian rất dài,  ngay khi làng báo sóng gió nhất thì Osin vẫn vững vàng đi giữa lằn ranh  hai lề phải trái.


Sau vụ PMU 18, có ít nhất 2 bạn khi họ bị kỷ luật rồi tôi mới tá hỏa vì trước đó, tôi cũng như rất nhiều người khác đinh ninh các bạn ấy được bao bọc bởi quyền lực không thể đụng đến. Sự thật hoá ra cũng chỉ là quan hệ ảo. Ngay khi ấy tôi đã hình dung gần như chính xác kết cục nghiệp làm báo của Osin.


Thật tiếc, cái kết cục ấy lại không phải bằng hai chữ: tuẫn đạo.


 

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2009

Bát Nhã

Chùa Bát Nhã là của cụ Nghi.
Cụ Hạnh về bàn bạc với cụ Nghi liên doanh mở phân hiệu Làng Mai tại Bát Nhã, tất nhiên là cụ Hạnh bỏ vốn nhiều hơn.
Cụ Nghi đồng ý và sau đó tuyển sinh đào tạo
Sau một thời gian, tới phần học giáo án của cụ nào mới nảy sinh vứn đề, cụ nào cũng bẩu giáo án của mình xịn.
Liên doanh tan vỡ, cụ Nghi đuổi quân cụ Hạnh ra khỏi chùa.
Quân cụ Hạnh không chịu đi, ăn vạ trong chùa.
Cụ Nghi đề nghị chính quyền giúp đỡ đuổi quân cụ Hạnh.
Chính quyền không dây vào, nhạy cảm, chả biết bênh bên nào.
Quân hai cụ tẩn nhau.
Một số "quần chúng" ngứa mắt cũng lao vào tẩn hôi, tất nhiên là phải bênh chùa làng mình rồi.
Vì thế các bạn hải ngoại tri hô CS đàn áp tôn giáo.
Các bạn VN (như em) điếu quan tâm!


***


Tớ chép nguyên văn tường thuật trên của bạn Clone bên diendanvanhoathethao.net, vì bạn í đã tả chính xác các diễn biến của Bát Nhã nên tớ không phải thêm thắt gì  nữa.


Khi cụ Thích Nhất Hạnh về thuyết pháp trên Đại Phật tự ở Sóc sơn quãng năm 2007, đám nhà báo nữ nghiện đền chùa hôm ấy đã nói ngay với nhau, cụ phải thật chính trị, quan hệ tốt với chính quyền để khi cần họ bảo vệ cho chứ giáo pháp của cụ, rằng hay thì thật là hay nhưng để tạo mầm tồn tại trong nước, không thể tránh khỏi trục trặc và khi ấy thì, nó ra ...Bát Nhã bây giờ.


Việc chính quyền để một thời gian dài không can thiệp có một phần lỗi lớn của truyền thông hải ngoại và phần còn lại của chính Làng Mai. 14 tỷ là một khoản tiền khổng lồ với Bát Nhã nhưng nó ẩn vào đất cát nhà cửa, 400 tăng ni thì hiện hữu với sinh hoạt phí hàng tháng hàng ngày. Thông tin này chưa kiểm chứng nên bạn nào biết chính xác tớ sẽ cải chính xóa bỏ, là Làng Mai và Bát Nhã không có một hợp đồng hay biên bản thỏa thuận gì với nhau, thế nên khi cụ Nghi cúp điện và tiến tới cúp cả chuyện học hành của tăng sinh, thì Làng Mai đuối lý. Làng truyền thông hải ngoại, giá như các bạn tri hô lên chính quyền phải ra tay mau thay vì cộng sản đàn áp tôn giáo, thì có lẽ đã hỗ trợ được Làng Mai rất nhiều. Đừng nói Phước Huệ, với những rắc rối từ Bát Nhã, thì địa phương nào giờ cũng cảnh giác với Làng Mai. Có nhà chức trách nào mẫn cán đến mức thích nửa đêm nửa hôm đi giải quyết chuyện đánh nhau bằng gậy cơ chứ.


Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2009

copy từ nhà Đông A

Đôi cùm lnh lo


"người với tính cô đọng của thơ và tính chân thành của văn đã vẽ nên phong cảnh bị tước quê hương"


(Giải thưởng Nobel 2009)


Một người đàn ông đầu bạc bé nhỏ đi ven công viên. Trên các ngọn cây.
Người đàn ông đầu bạc bé nhỏ đi đôi bốt nặng trịch như đôi cùm lạnh lẽo.
Người đàn ông đầu bạc bé nhỏ dắt chơi áo vét tả tơi, con chó xác xơ và hai chai sữa.   
Người đàn ông đầu bạc bé nhỏ dừng lại giữa các ngọn cây cao. Ông lắng nghe.
Gió lùa mái đầu ông lên.
Gió lùa mái đầu ông xuống.
Gió lùa mái đầu ông lên và xuống

Chán

Tự dưng chán kinh. Chán viết, cứ được nửa entry lại bỏ. Viết xong cả hai phần về Osin rùi, cái này mình gọi là chuẩn bị nổi lửa lên em nhưng nghĩ đoạn bạn tờ lờ wờ lôi lên bình lại chán chả buồn bót lên vì xưa nay mình vốn thần tượng bạn Hoài. Osin thì nhạt hoen hoét rồi nhưng vùng nhạy cảm của bài xem ra còn sốt sột hồi xuân.


Họp lớp, bao nhiêu cảm giác thay nhau trong một khoảnh khắc ngắn thế mà về viết ra còn nhạt hơn chuyện Osin nữa. Viết nửa entry nịnh bác Nguyễn Người Tốt giáo dục, tự dung có thằng dòm  chị toàn nghĩ ngược số đông, cụt cả hứng chưa hứng lại nịnh tiếp được.


Báo với chánh phó giám đốc trưởng phòng tổ chức sở em chán làm báo lắm rùi, bác chánh chả buồn bận tâm xem như mình nói đùa, bác phó nhận tin nhắn cảnh giác  mè nheo gì nữa đây còn bác trưởng tổ thì rủ đi càphê tìm hiểu tâm tư chán của mình. Ngưỡng mộ các bác thật, chả biết chán là gì.


Bót những cái một nửa lên trước, cái nguyên văn câu PW để đó đã.


***


Hàng năm, chúng tôi chọn tuần có ngày 10/10 tụ  về họp lớp, lấy tên lớp năm cuối cùng 10s làm phiên hiệu.


Hồng Ngọc- giờ làm trưởng công an huyện ở Khánh Hòa, ra trường đã làm một bài thơ lục bát 6 trang A 4 ghi lại chân dung đủ 57 đứa 10s. Đây là tôi:


Hồ Hồng da trắng hơn người


Học văn loại tốt nhưng hay nhức đầu


Còn đây là hình ảnh 33 năm trước của luật sư danh tiếng Phan Trung Hoài:


Trung Hoài cũng bạn của tôi


Người tuy bé nhỏ thông minh ra trò


Tính tình dễ nói dễ cười


Thân hình nhanh nhẹn khác gì con thoi


Chúng tôi đã đăng trang trọng bài thơ này trong tập kỷ yếu.


Cô chủ nhiệm ngày ấy kẽo kẹt với tôi ghê lắm. Nhưng rồi cô phải thừa nhận nhầm lẫn khi hai bạn đơn giản nghiêm ngắn nhất lớp tỏ tình với nhau đầu tiên còn tôi mãi tới đại học năm thứ hai mối tình đầu mới xuất hiện. Thầy dạy văn thích tôi  vì các bạn  gái phát hiện giờ giảng thầy toàn nhìn tôi mách với cô, cô trần cho thầy một trận trong cuộc họp giáo viên, chuyện này ra trường cả chục năm nhân vật chính là tôi mới…biết sự thể. Chúng tôi  tha lôi cô đi khắp nơi mỗi lần họp lớp và vẫn như ngày xưa, đứa nhõng nhẽo đứa kính cẩn đứa bắt nạt cô. Tôi biết cô yêu tôi lắm, cái cách yêu của những bà già xưa giấu tình vào trong mang roi vọt ra ngoài.


Trừ  những  bạn bỏ đi mãi mãi, 10s tất cả đều thành đạt. Thành đạt theo nghĩa  thành những con người tử tế và đạt được những ước mong giản dị của đời mình. Bâng quơ không đầu không đuôi câu chuyện chỉ để níu thêm thời gian và cảm giác ấm áp  ngồi bên bạn


 

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2009

Tinh thần ...

Ấy là tớ nói về tinh thần chống khựa chứ không nhại lại bác Nguyễn Công Hoan. Ghét thì rõ rồi, ghét từ ngàn năm, ghét phát buồn cả nước như bác Trịnh hát. Nhưng chống khựa thì…trừ những bận tẩn nhau chuyên nghiệp ra, một hai năm gần đây mới rộ lên. Chống tất, hàng khựa, người khựa, hơi hám khựa…


Lê la từ chợ chồm hổm Nguyễn Văn Trỗi đến siêu thị Diamond, cơ man nào là hàng khựa. Người bán bây giờ cũng dầy tinh thần tông dật lắm, chả nhận là hàng khựa đâu, bất quá thì họ bảo nhập từ Campuchia như chị bán xỉ quần áo đầu chợ Phạm Văn Hai dỗ tớ thế. Diamond, một trong những biểu tượng quýs tộc Sài thành mua sắm, không cần lẹ nhãn cũng thấy hàng Trung cộng trà trộn hàng Pháp Mỹ Hàn chính hãng, giá bằng nhau và đắt ngang ngửa Nieman Marcus. Trái cây, trên khắp nẻo Việt nam anh hùng phì nhiêu của ta, lê Hàn  nho Mỹ táo Úc… , sozy vì làm mất thể diện mấy bạn nhà  dàu tý, tinh khựa cả đấy, bạn cứ lên cửa khẩu Lạng Sơn, đứng 15 phút là tin liền lời tớ.


Tớ nhớ chuyện ngày mới giải phóng, có anh  bí thư chi đoàn nguyên là dân sinh viên tranh đấu cũ, anh này thù tớ  tuần họp nào cũng lôi tớ ra kiểm điểm tội mặc váy ngắn quần loe và khen đồ Mỹ. Zời bênh tớ thế nào mà có hôm quần anh ý rách lòi xịp, tớ kháy quần Liên xô em tưởng không rách. Thế mà kỳ họp chi đoàn sau anh ý vẫn đe nẹt có mặc quần bò Mỹ thì mặc nhưng tư tưởng phải nghĩ đến nước Liên xô. Bonus: anh này sau thế qué nào lại làm lính tớ, tớ đì lại cho không còn cọng tóc.


Kêu gọi người Việt dùng hàng Việt. Cứ đẹp bằng ngon bằng rẻ bằng, chưa cần hơn đồ khựa là người Việt đã dùng uỳnh uỵch. Kêu dễ gọi dễ hơn nữa. Nhưng cái cách kêu gọi từ Ban cho đến dân như hiện nay là cách làm của anh bí thư chi đoàn tớ hơn 30 năm trước, rồi còn sinh ra  nói dối làm dối nữa cho mà xem. Như tớ đây, dứt điểm là duyệt mua văn phòng phẩm chai nờ ghi hóa đơn vina, nhìn chúng nó ném toanh toách bút bi vina mới toanh vào sọt rác vừa tốn vừa xót ruột. Nhưng không ném thì cũng chả biết để làm, vì mực có ra đâu mà mẫu mã thì bao năm chung thủy kiểu một.


Nói tiếp đến chuyện chống người khựa. Chưa thấy bạn nào chống tới được lão Ôn vật, tinh phang vô đầu người lao động  nghèo. Vụ hơn  bốn chục  khựa rặt biểu tình trước  sứ họ vì bị lừa xuất khẩu lao động sang  vina y chang mấy công ty lừa con em Thanh Nghệ sang Nga sang Hàn tiền mất nợ mang, ngay giữa thủ đô thế mà chẳng thấy bạn nào phát một cái ngôn cho những người khốn khó ấy. Mấy năm nay tớ khốn khổ khốn nạn vì tham gia biểu tình 30 phút trước sứ khựa tớ vẫn hãnh diện lắm lắm, vì chống đúng nơi đúng chỗ đúng lý tưởng tượng. Bạ cái gì khựa cũng chống thì quay về thời tộc néandertan chắc chắn. Mà chống được thì xửa xưa đã chống chả để đến nỗi 60% vốn từ hiện đang xa xả xuất phát từ tiếng…hán.


Tớ đã hỏi non chục người, có và vô trách nhiệm tầm cuốc gia, tại sao lại rộ lên phong trào chống  khựa? Có trách nhiệm thì bẩu đây là một trong những cách để gây bất ổn dẫn tới phá chuyện ăn nên làm ra của đất nước đang thời  nâng tầm cao mới. Vô trách nhiệm lại bẩu ban đang khiếp nhược bán nước nên chống để cứu nước, nhập nhèm chống khựa  chống ban. Chẳng phái nào làm tớ xuôi tai.


Có chuyện này, mới tinh, chưa thấy bạn nào loa loa lên, ấy là  2 bạn báo tiếng Việt, nói lại cho là tiếng Việt, ở Mỹ, đang bán lại cổ phần cho khựa, khựa chính hãng chứ không phải khựa chai nờ thao. Vào web của 2 nhà này, tớ  tư duy rất lung không đoán được nếu vụ liên doanh này mà thành thì tinh thần kháng khựa có còn chào xôi như đã.


Túm quần lại, cái việc chống khựa hiện nay, coi chừng ta chặt chính chân ta, mà què rồi thì xông ra biển lớn thế nào, nhể?

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2009

thơ

ĐẮP MỘ CHO ANH
    (Lời một liệt sĩ )

Vượt Trường Sơn đánh Mỹ,
Tôi nhớ mùi cốm non.
Anh bị cầm súng Mỹ,
Mờ mịt trong hơi cồn.

Anh, tôi  không quen biết,
Không thù hằn – giết nhau.
Bên sông Hàn thê thiết
Hai xác vùi nông sâu!

Trải nắng thiêu, mưa xối,
Trải gió sương dãi dầu
Hai cô hồn trôi nổi
Đói khát cùng chia nhau.


Mỹ đã về nước Mỹ,
Núi sông nối lại rồi!
Mẹ tìm mộ liệt sĩ,
Anh chỉ hài cốt tôi.

Mẹ ơi, xin đắp mộ
Cho anh – lính Cộng hòa,
Trước khi con chuyển chỗ
Về nghĩa trang, gần cha!

Nghĩa trang sao lấp lánh,
Khói hương trầm quanh năm.
Thương hồn anh cô quạnh
Có ai người viếng thăm? ...

VŨ ĐÌNH HUY
(Trích từ tập thơ “Xanh bước thời gian”, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2008)