Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

NỢ XẤU – TÂN TỘI ĐỒ

Phải dùng một số loài để  miêu tả những hiện tượng xã hội mới súc tích.
Sau đại dịch truyền nhiễm cúm gà LỢI ÍCH NHÓM, một tội đồ của nền kinh tế nay hình như nhạt, đàn vẹt lại hát ca tiếp bài NỢ XẤU.
Nợ xấu là gì? Là người vay mất khả năng  chi trả và ngân hàng mất (nhưng chưa mất hết) khoản cho vay.
Phân loại nợ xấu, công việc cần làm khẩn cấp, thực tế lại bất khả thi trong tình hình hiện nay. Bất khả thi vì một lẽ hết sức đơn giản, các ngân hàng không thống nhất trong việc phân loại này.
Có ngân hàng phân loại theo đối tượng vay, khối doanh nghiệp nhà nước, tư nhân hay giữa các ngân hàng với nhau, như  các bác Trần Du Lịch, Nguyễn Bá Thanh hát  trên nghị trường từ hôm giờ. Cách này, bất cứ ku nhân viên văn phòng ngân hàng nào bớt 15 phút chơi games cũng có thể thống kê ra.  Tuy nhiên…
Đây lại là cách nếu nhà nước ra tay nghĩa hiệp thì khối tư nhân chết đầu nước vì không đến phần, (nhà nước sẽ tự cứu phần vốn của mình trước) và, sẽ bại lộ những phi vụ buôn tiền (nếu có) lẫn nhau giữa các ngân hàng.
Phần lớn các ngân hàng tư nhân phân loại theo dòng tiền sử dụng.
Cách phân loại này khoa học hơn cách trên cho việc xử lí nợ xấu, tuy nhiên cũng gần như bất khả thi vì nó đòi hỏi thời gian (thẩm định lại), mà trình độ nhân viên thẩm định và sự trung thực-lại là  của vốn thuộc về sách đỏ từ thuở giới kinh doanh ta vừa  oe oe lọt lòng.
Ví dụ, nhóm cực xấu là cả hai bên đều mất trắng. Bên vay phá sản mất hoàn toàn khả năng chi trả và  tại ngân hàng, tài sản thế chấp mang giá trị ảo ngay từ khi lập dự án vay. 
Nhóm xấu trung bình  là khả năng thanh toán bị kéo dài so với hợp đồng vay, trừ ra những ông kéo dài tới vô tận sẽ bị đẩy vào nhóm trên. Xếp loại này xấu vừa vì cơm không ăn gạo còn đó, bất quá ngân hàng bán cho công ty mua bán nợ, giá lạc xon cũng gỡ gạc được ít nhiều. Chưa kể, ông cũng ẵm của người vay không ít lãi (với lãi xuất ngang vay xã hội đen) trước đó rồi.
Nhóm này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Từ tác động khách quan của cả  nền kinh tế mà người đi vay không lường định được hết, từ việc thẩm định dự án kém của ngân hàng…Các loại hàng tồn đọng hiện nay như thép, xi măng, phân bón, than…và lớn nhất, cực lớn nằm trong nhóm này là nợ bất động sản.
Phân tích nợ của  ông phân gio dễ, chậm vài vụ lúa vào mùa ông ấy giả xong. Ông than mỏ cũng không khó, bớt chửi Tàu đi nó thông quan cho  vài tháng là vợi hàng chất kho nhưng, bao giờ ông Đoàn Nguyên Đức bán hết  các căn hộ tồn, có mà khóc ra tiếng Mán câu trả lời chứ đừng tin mồm ông chuyên da kinh thế biên trên báo Lao động, tháng nữa là bán sạch.
Phải nói thêm cho rõ, xấu tốt ở đây xếp loại theo nhãn quan (lợi nhuận) của các ngân hàng.


MAY QUÁ

Phát biểu của Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục,
thanh thiếu niên và nhi đồng Quốc hội Lê Như Tiến:
Chưa tính
các tập đoàn, tổng công ty khác, riêng Vinashin đã thất
thoát 107 nghìn tỷ đồng, trên 40 nghìn tỷ nợ nước ngoài, hơn 60 nghìn tỷ
nợ trong nước
. Trong khi đầu tư một phòng học theo chương  trình
kiên cố hóa chỉ là  500 triệu. Suất đầu tư 1 nhà văn hóa là 1 tỷ đồng. Nếu không thất
thoát như vậy
sẽ xây thêm 214 nghìn phòng học, 107 nghìn nhà văn hóa
53 nghìn trạm xá xã. Trong khi cả nước có 11 nghìn xã phường thì mỗi xã phường
có thêm 20 phòng học, 10 nhà văn hóa và 5 trạm xá và chúng ta không phải lùi hạn tăng lương vì
không bố trí được nguồn
.


 May quá,
nhà bác này không phải kế toán trưởng của mình chứ kết cấu tài khoản như cái đo
đỏ bác ấy nói, mình bị phát hiện sớm và đi tù lâu gấp đôi bọn VinaXin.


Cả ba con số  trong
cái xanh xanh đều sai bét nhè. Tổng nợ của Xin là 86 nghìn tỉ chứ chưa phát hiện ra thất thoát. Nợ  thì
còn tài sản thế chấp của nó sờ sờ đấy chứ thất thoát là bốc hơi sạch. Cả nước sẽ
bị nhốt vào tù nếu nói liều thế này mà làm quan thanh tra. May thật.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->