Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011

NGỌA VÂN

Bay chuyến cuối cùng trong
ngày SG-HN. Chập chờn 3 tiếng đồng hồ, 
nhỏm dậy trực chỉ hướng Quảng Ninh. Trời lạnh và mưa. Hoang mang, mưa
thế này không biết leo nổi núi không.  9h.
Tới chân núi. Trời quang quẻ, đẹp không thể tả được. Đứa nào cũng tin Phật độ.
Mình cả khấn thầm lẫn ra miệng, xin Phật Hoàng đừng để con bị vắt cắn. Xin thế
nhưng vẫn cảnh giới rất cao. Suốt hành trình có lúc nóng mồ hôi chảy xót mắt
vẫn không dám bỏ khăn và mũ ra.


Cửa rừng. Lúc này đang yêu
đời lắm. Liền ông hát hò í ơi, cười cợt mấy bà phì phò sau lưng.



Tạo dáng.



Lên cao, đất trời mở ra mang
mang trước mắt.



Cỏ cây chen lá, đá chen hoa.



Dấu hiệu văn minh đầu tiên
báo hiệu những tàn phá ngay sắp tới đây. Quán này nằm nửa đường lên Ngoạ Vân nhưng mới tới đây, liền ông rụng rơi dần dần. Nhõn 3 chị em nhà mình má hồng rực
hăm hở đi tiếp cùng bác khảo cổ học. Phục bác thật, ngoài 60 mà đi phăm phăm.



Hòn đá chồng. Dưới chân hòn
đá này có bia mộ của một cụ nguyên thành ủy viên Hải phòng thời chống Pháp. Rợn
hết người vì thấy có một cái tiểu đặt tơ hơ bên cạnh.



Đường trúc



Bếp của những người khai thác
than thổ phỉ. Sau khi thấy cái bếp này thì đường trúc bớt hẳn đẹp vì 3 chị em
hơi sợ.



Ngọa vân với  hai tháp cổ còn sót lại.



Cổ vật. Cảm giác linh thiêng không diễn
tả được trước mỗi phế tích.



Sư bác hiện trụ trì tại Ngoạ
Vân.
Hiện mới làm lại, tạm bợ và nhôm nhoam. Cơm nhà chùa gạo ngon ơi là ngon. Ba đứa xơi khí thế không mệt mỏi. 2 pm.
Bắt đầu xuống núi bằng ngả khác, đúng con đường tương truyền ngày xưa đức Phật
Hoàng đã đi.



Có 3 thông đàn với những cây
tùng  trồng thẳng hàng. Hình chụp thông
đàn 2. Gốc tùng hai người ôm bị sét đánh cháy sém. Bác khảo cổ bảo đây là nơi
ngày xưa cụ ngồi thiền.



Trên đỉnh cao nhất có một
khoảng đất bằng phẳng. Phế tích còn lại cho thấy một nền chùa khá lớn.



Dốc đúng 90 độ không ngoa
ngôn. Dốc này có tên Đô kiệu (hay Đổ kiệu), là nơi người xưa không thể kiệu Cụ
lên được nữa. Cô út sáng chế ra cách đi ngồi. Xuống được rồi ngửa ngược cổ tự
phục mình quá đỗi. Bác khảo cổ thúc đi nhanh vì chưa được nửa đường, đứa nào
cũng tưởng bác đùa nên thản nhiên ngắm cá dưới suối và nhởn nhơ chụp hình.


Suối Tàn lọng nghĩa là,  Cụ đi đến đây thì bỏ lọng không cần che nữa. Lúc này bắt đầu nhịu lưỡi
thành Đô lọng Tàn kiệu.



Nơi đây có phế tích của một
cái tháp. Phần trên bia tìm được ở đây hiện để ở đền Sinh, có 3 chữ PHỤNG PHẬT
THÁP.



6pm. Trời sập tối. Càng đi
càng thấy rừng sâu hun hút. Gái em bảo nhìn lên đi, núi dựng như thành bốn
phía.
đầy hung dữ chứ không còn đẹp
như ban ngày thấy.
Sợ quá không dám ngước lên. 7pm. Dùng điện thoại làm đèn soi  qua suối. Nhìn thấy một đống phân trâu
mừng kinh khủng, chắc chắn gần đến người rồi. Nghe tiếng hú của chú trưởng thôn
quay vào tìm. Cảm giác ấm lan khắp người. Chú bảo còn  hơn cây và 3 con suối nữa thì tới cửa rừng
nhưng cũng non tiếng sau mới thấy đèn xe. Vừa lê vào xe thì trời đổ mưa. Không
ai bảo ai cùng bật lên Phật độ, chứ mưa sớm chừng 15 phút thôi, không biết sự
thể sẽ ra sao.


Bữa tối  thịnh soạn trong
thế giới văn minh với sâm cầm và cá song. Ba chị em nhà miềng (xinh dễ xợ), ngoài tươi thế trong
héo rũ vì tổng các cơ quan đoàn thể từ cổ đổ xuống động đến là đau buốt. Lại
chuyến bay cuối cùng trong ngày về SG. Trở về với đời nhật để rồi thấy mình thấp quá
hèn quá, so với ngày hôm qua.