Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

CÒN ĐÔNG ÔNG CHẤN LẮM-TIỀP




Mình thấy cái vụ cảnh sát Thụy điển chơi trò hai cô gái với Julian Assange nó hèn hạ và khó hiểu. Một đất nước văn minh như vậy, đáng lý ra người ta phải hiểu rõ cái gì vi phạm pháp luật, cái gì không chứ. Đẹp trai cỡ Julian Assange lại còn có tài thiếu gì gái mê mà phải dở trò hãm hiếp ai. Chưa kể tới việc cô gái kia lại chấp nhận làm bạn gái của anh ấy. Mình nhớ không lầm cái lý mà cô ta công bố là "Lúc quan hệ cô ấy muốn Julian Assange đeo bao cao su mà Julian Assange không làm theo".
Một đất nước như Thụy điển đáng lý ra chẳng cần sử dụng trò hèn hạ ấy. Luật pháp có qui định khi quan hệ không đeo bao trái ý với phụ nữ là hiếp dâm cũng thấy nó chẳng hợp tình, không logic chút nào cả.
Bây giờ thì Julian Assange vẫn đang bị giam lỏng trong sứ quán Ecuador tại London. Chính quyền Anh tuyên bố sẽ bắt bằng mọi giá, kể cả hủy quyền bất khả xâm phạm của các xe công vụ sứ quán Ecuador, nếu có Julian Assange ngồi trong đó. Điều đó có nghĩa rằng, theo thông lệ luật ngoại giao quốc tế, khi xe sứ quán một nước cắm cờ và đeo biển ngoại giao thì không ai có quyền kiểm tra, ở Anh không có giá trị.
Chuyện lại nhớ về một vụ án ngày xửa ngày xưa do một viên quan xử hiếp dâm, nội dung mình không nhớ kỹ, nhưng có thể thêm thắt ra thành thế này:
"Một cô nàng vốn bản tính õng ẹo lả lơi, về chiều cao cân nặng, các điểm nhấn đều hơn người, thậm chí nhiều người đàn ông thua nàng cả cái đầu. Thêm vào đó ăn mặc thời phong kiến đã khiến cho nhiều người ngứa mắt. Khổ cái là đàn ông sinh ra chẳng có cái dại nào giống cái dại nào, 10 người nhìn qua thì thích cả mười. Thế rồi vì lý do gì không biết, cũng có một chàng trai được nàng để mắt tới. Đương nhiên việc họ ăn cơm trước kẻng hồi ấy là chuyện cấm kỵ. Và rồi một ngày kia hai người trở mặt, nàng kiện lên quan rằng chàng hãm hiếp nàng.
Hôm xử án quan cầm một chiếc kim, đưa cho nàng sợi chỉ và nói hãy xỏ chỉ vào kim. Trong lúc nàng cầm sợi chỉ thì quan cứ lắc cây kim hết bên trái tới bên phải khiến cho nàng phải chịu. Viên quan quay sang hỏi "Nếu cô không muốn thì cái anh chàng bé nhỏ kia có làm gì được cô không?" rồi xử phạt cô gái tội vu khống 50 hèo."
COPY CỦA KAREL PHÙNG

CÒN ĐÔNG ÔNG CHẤN LẮM!



Chí ít,  tới 4 ông luật sư nhìn Beo như con tâm thần khi bị hỏi cùng câu: nghi can mình sao không ai đủ can đảm bình tĩnh trả lời với cơ quan điều tra: Miranda.

32234 vụ án hình sự  được đưa ra xét xử trong 2 năm 2010/11, có tới non nửa (gần 15 ngàn vụ) do chính tòa án phải chỉ định luật sư cho bị cáo. Con số này, ngoài việc cho thấy dân ta có cho dân quyền cũng chả biết dùng vào đâu, chỉ khoái tự xử hơn dựa vào luật pháp thì, làm thân luật sư, khổ quá thằng ...bị cáo.

Để được tiếp cận thân chủ, đồng chí luật sư phải đi xin đồng chí công an. Khi đi xin, phải ôm theo những là Photo có chứng thực thẻ luật sư; Đơn yêu cầu luật sư của  thân chủ; (nếu luật sư chỉ định thì thêm Giấy giới thiệu; Văn bản phân công của Đoàn luật sư).

Một ông luật xịn kể thực tế thế này về mấy chữ in đậm bên trên: “người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thì việc có được đơn yêu cầu nhờ luật sư của họ là điều hết sức khó khăn. Còn đối với đơn yêu cầu luật sư của thân nhân người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thì phải chờ Cơ quan điều tra xác minh quan hệ, rồi hỏi ý kiến của người bị tạm giữ, bị can mới tiến hành cấp Giấy chứng nhận (điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào “thiện chí” của Cơ quan điều tra).

Luật cũng quy định rõ ràng (mà làm gì có luật tối mù tăng tít), giấy chứng nhận  sẽ được cấp trong vòng khẩn cấp thì 24 tiếng và tối đa 3 ngày.

Beo thật, có mà hối lộ phong bao dày cộp cũng chả có chuyện luật sư có được cái giấy ấy trong 3 ngày trừ phi, Putin sang Thủ đô ta vượt đèn đỏ bị bắt lầm hơn bỏ sót.

Nhân đây đố luôn, ai biết hai luật sư Phan Trung Hoài và Nguyễn Thắng Cảnh mất bao lâu để có giấy phép chào hỏi làm quen với Lý Xuân Hải và Nguyễn Đức Kiên đấy?

Hiến pháp nói công dân có quyền bào chữa nhưng thông tư phán quyền ấy phải xin cơ quan tố tụng, duyệt cho bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu.

Trở lại câu hỏi đầu tiên, vì sao nghi can mình không nói như phim Mỹ: tôi sẽ im lặng cho đến  khi có mặt luật sư của tôi?

Trên facebook Beo, có bạn trả lời:

Tran Duy Canh Việt nam chả quan tâm đến luật đâu các bác ah. Trong tố tụng hình sự, luật có quy định nhưng người có quyền chả cho phép thì cũng đứng hình luôn. Quên đi nhé. Ở An Nam ta, hiện nay thực hiện đúng, đầy đủ và nghiêm túc những gì mà luật về tố tụng cho phép thì cũng văn minh và hiệu quả lắm rồi. Còn câu nói trên á, thụi cho vài phát là nói chẳng được im luôn í

Luật sư Tuệ Hoan viết thế này:

Việt nam có quy định pháp luật tương tự cảnh báo Miranda ko? có đó, nó nằm rải rác trong luật TTHS và Luật Luật sư nhưng ít được áp dụng, vì mấy lẽ: cơ quan điều tra trọng cung hơn trọng chứng; ở tòa, ghế luật sư vẫn còn bên dưới, thấp hơn ghế VKS. Tựu chung một lẽ, thiết chế luật sư ở việt nam vẫn còn yếu xìu (do nhiều yếu tố, kể cả yếu tố chánh trị) cho nên ngay cả cơ quan điều tra cũng có thể coi thường và có mọi cách để từ chối việc cho phép luật sư tham gia vào quá trình điều tra xét hỏi.
Tuy nhiên, có một nguyên nhân ngoại quan khác nữa dẫn đến án oan sai, đó chính là luật Thi đua Khen thưởng. Do đó, trước khi muốn nghĩ về cải cách tư pháp, thì phải hủy bỏ việc áp dụng luật TDKT trong lĩnh vực điều tra, công tố, tài phán. Không thể thi đua theo kiểu mỗi năm phải phá được bao nhiêu án, công tố, xét xử theo chỉ tiêu bao nhiêu vụ... tư pháp là ngành đặc trưng ko thể lấy số lượng án để làm chỉ tiêu thi đua được.
Vụ ông Chấn chỉ là trong một trăm, ngàn vụ án có vi phạm trong giai đoạn điều tra, xét hỏi chưa được công bố mà thôi.
(có bạn hỏi, cảnh báo miranda là gì, mình giận quá, hỏi bản: mục đích gu gồ đến với trái đất này để làm gì? tuy nhiên, bạn từng gặp nó khi xem phim mẽo, thấy hoài: ông có quyền im lặng, lời nói của ông có thể là chứng cứ chống lại ông trước tòa, ông có quyền yêu cầu luật sư, nếu ko có tiền thì Đảng và Nhà nước sẽ bao thuê luật sư cho ông)