Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

BÀI VỀ VÀNG TRÊN BÁO THANH NIÊN VÀ HAI CÁI SAI CƠ BẢN -tiếp theo



Câu chuyện này xảy ra từ năm 2009, nhưng vì nó có nhiều tình tiết na ná  chuyện tẩn ông Bình ruồi của báo Thanh niên nên đưa lên đây, làm cầu nối để viết nốt bài thứ ba, cái bài nợ viewers mấy tháng chưa buồn biên.
Bài đầy đủ ở ĐÂY NÀY
Túm quần như vầy: có  một thằng Park Dae Sung thất nghiệp, buồn tình  rỗi việc hay viết blog về kinh tế bên Hàn Cuốc.
Một hôm đẹp giời năm 2007,  chó ngáp phải ruồi các phân tích và dự đoán về vụ Lehman brother và khủng hoảng kinh tế toàn cầu của nó đúng.
Nghiễm nhiên sau đấy, con dân net xứ Hàn thần tượng nó như fan teen nhà mình thần tượng anh sao Trym Sưng U hay chị sao Jun Kim.
Thừa phím xông lên, nó lại biên một bài nói chính phủ Hàn quản lý Obàmá ( đại loại như là dùng cơ chế rửa Obàmá giống  ngôn ngữ của Thanh Niên), làm tổn hại thị trường 2 tỉ cha-da-đen.
Chính phủ bắt bỏ tù luôn, ghép vào tội ngang nhiên gây lo ngại cho nhân dân và có ý định làm suy yếu lợi ích công cộng. Nói như ngôn ngữ quân nhà mình là phao tin đồn thất thiệt. Đâu như tòa tính cho nó ngồi đếm kiến 18 tháng.
Theo rân trủ tự do ngôn luận, nó hoàn toàn được phép vì chỉ là phân tích cá nhân trên blog. 3 tháng sau, nó được thả.
Cũng theo bài báo, bloggers Hàn là cộng đồng trực tuyến nủi tiếng nhất thế giới, rất hay xía vô chuyện chính trường.

BÀI VỀ VÀNG TRÊN BÁO THANH NIÊN VÀ HAI CÁI SAI CƠ BẢN



Trong cả chục cái gọi là Hiệp hội vàng thế giới, tạm thời Beo chưa tìm được báo cáo của “Hội” nào mà báo Thanh niên đã dùng làm nguồn để viết nên bài báo đang gây ầm ĩ hôm nay: Từ thống kê về VN của HH vàng thế giới: “Rửa” vàng bằng cơ chế. Và nếu có tìm được link cũng rất khó để đọc được bởi các bản báo cáo này rất hiếm khi cho đọc chùa. Nói cách khác, những thứ đọc chùa được thì độ tin cậy (và giật gân) không cao.
Vậy nên, chỉ nói về hai cái sai lớn nhất, không cần hiểu biết nhiều về kinh tế cũng thấy ngay tức thì trong bài báo trên.
Cái sai vớ vẩn nhất là lầm lẫn giữa cầu và cung. Ngay mở đầu, tác giả đã viết: “Theo Hiệp hội Vàng thế giới, chỉ trong hai năm 2011 và 2012, tổng nhu cầu vàng VN đã lên đến gần chục tỉ USD”
Tổng nhu cầu (tức demand) của vàng VN là dự đoán giá trị thị trường, không có nghĩa nhà nước đáp ứng ngần ấy giá trị vàng. Tổng cung cầu (tức supply) mới là số lượng vàng của nhà nước đáp ứng ra thị trường.
Khi giá vàng trong nước cao hơn thế giới, đó là vì lượng vàng trên thị trường ít hơn nhu cầu mua (với bất kì lí do gì, đầu tư, dự trữ hay dạng trang sức).  Tức supply ít hơn demand.
Cái sai thứ hai là cách tính lượng vàng nhà nước nhập lậu của tác giả. Theo nguyên tắc cơ bản, cách tính thế này:
Thứ nhất, nhà nước đáp ứng đủ nhu cầu vàng cho thị trường, tức là bình ổn giá vàng.
Lấy số lượng vàng ấy trừ đi số lượng vàng khai thác được của Việt Nam.
Trừ tiếp số lượng vàng vay mượn hay mua bán với ngân hàng thế giới.
Trừ tiếp số lượng vàng các ngân hàng thương mại nhập theo quota (tức hợp pháp).
Con số cuối cùng mới là nhập lậu.
Thanh niên kết luận xanh rờn, tổng giá trị thị trường là nhập lậu, bằng câu thế này: cho đến nay NHNN chưa cấp phép cho bất cứ đơn vị nào nhập vàng nữ trang và nếu đúng thì số vàng nữ trang với khối lượng lên tới trên 25,5 tấn này là nhập lậu hoàn toàn.

Còn tiếp

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

CẤM BÌNH

HÌNH COPY TRÊN NET

Ô HAY! LẠ CHỬA!



***

Cái hòn đá "lạ" này không chình ình trên các ban thờ chính, nó khiêm nhường nằm ở góc trong cùng bên trái đền Thượng, trong quần thể di tích Đền Hùng.

Nguồn căn của hòn đá bắt đầu từ  hai ông Nguyễn Tiến Khôi, hiện là Chủ tịch Hội sử học tỉnh Phú Thọ, nguyên Giám đốc Ban quản lí Đền và ông Nguyễn Minh Thông, nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng văn hóa Phương Đông. Ông Khôi cho biết,  khi tu sửa đền Thượng phát hiện một viên gạch lạ có chữ Hán lộn ngược. Ông Thông (khi ấy) khẳng định, đó là một bùa yểm.

Giám đốc một công ty đá quý ở Hà Nội đã công đức hòn đá ngọc xanh theo đề nghị của ông Thông, để hóa giải, trấn lại viên gạch yểm xấu kia. Và theo cả ba ông, việc đặt hòn đá này là cầu mong những điều lành cho đất nước, cho nhân dân.

***

Việc xếp hạng đền này chùa kia cấp quốc gia hay cấp bộ cấp tỉnh, là cách định danh hành chính nghiêng về khảo cổ học. Càng lâu đời, càng có nhiều cổ vật hay huyền tích, càng cần được gìn giữ quý trọng. Thế thôi.

Phàm đền chùa trong tâm linh con nhang đệ tử, không thể so sánh xếp hạng chỗ nào linh hiển hơn chỗ nào. Vua Hùng, Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười, Đức Thánh Trần, Đức Thánh Tản, Bà Chúa Kho, Bà Chúa Xứ...các vị ấy bình đẳng, như nhau trước chúng dân, bất chấp đền to hay nhỏ hay hạng cấp nhà nước xếp ra sao.

Hai “tội đồ” Khôi-Thông, khi đặt một hòn đá vào trong đền, hẳn nhiên đã tin rằng có thể nó giúp phá đi cái xấu cho dân cho nước, các ông ấy có phạm luật trời không?

Đền chùa là cửa từ bi, là nơi ẩn trú nương tựa cho cả người tốt lẫn kẻ xấu. Hòn đá ấy trấn cho quốc thái dân an, chứ cầu cho riêng cho hai ông giàu có thăng quan tiến chức chẳng hạn thế, thì cửa nhà Đền cũng không khép lại bao giờ. Có đền chùa nào dám chối từ đồ cung tiến? Và có đền chùa nào còn linh hiển khi không ai buồn cung tiến?

Vấn đề bây giờ chỉ là, việc đặt hòn đá vào trong đền có phá vỡ cảnh quan, có làm sụt lún hay gây nguy hại gì cho các hiện vật khác đang có trong di tích...? Câu hỏi này để dẫn tới câu hỏi khác: hai ông ấy có vi phạm luật pháp không?

Trong một xã hội văn minh, phạm luật thì ngồi tù còn đức tin lại là thứ cần được tôn trọng, thậm chí được bảo vệ khi bị xúc phạm.

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

KHI CÁI ĐŨNG QUẦN LÊN NGÔI VƯƠNG



Ngày xửa ngày xưa, nội bộ diệt nhau, hào sảng  thế này.
Văn Chủng cùng Phạm Lãi giúp vua Câu Tiễn khôi phục nước Việt not Nam. Sau chiến thắng, Câu Tiễn thân chinh đến gặp Văn Chủng, nhìn thẳng vào mắt ân nhân mà rằng: “Anh có 7 thuật, em mới chơi 3 đã tiêu đời Ngô. 4 thuật còn lại, "xin" anh mang nốt xuống âm phủ tạ lỗi với tiền nhân Ngô”.
Câu Tiễn ra về, để lại thanh kiếm cho Chủng tự kết liễu đời, thứ đời đã phò chúa lại còn giỏi hơn chúa.
Không phải ma nhà mình mà cúng, ấy là xiểm nịnh, trong thời bài Tàu đến tận xương, khôn hẳn né đi. Thôi thì  lấy sử ta làm nhân chứng vật chứng cho sự tiếm ngôi sang trọng của người xưa.
Năm 1400, Quý Ly máu ngôi vương lắm rồi, nhưng còn sĩ diện liêm xỉ, ngầm bảo các quan làm biểu khuyến tiến. Lần đầu giả lả từ chối:”Ta già sắp chết, làm thế mặt mũi nào gặp Tiên đế dưới suối vàng”. Cũng đến biểu thứ 3 mới thèn thẹn gật đầu và ngay lập tức sau đó, đổi tên nước là Đại Ngu, đổi cả họ từ Lê sang Hồ.
Ấy trong đầu cụ sẵn bao ý tưởng đổi mới, bao đột phá lí luận cần có uy quyền để thực thi, chứ cụ đâu chỉ thèm ngôi vương cho mỗi cái bàn tọa được ngồi mát trên long ngai.
Bằng chứng, suốt chiều dài lịch sử tính từ ngày cụ Lý ra chiếu dời đô về Thăng Long đến hết nhiệm kì 11 năm 2015 tới, cụ - cùng với ông con giai, vẫn là nhà cải cách vĩ đại nhất. Sổ hộ khẩu, sổ đỏ sổ hồng, giao thương theo nguyên tắc đúp-tô (WTO)...dám đem nhà cải cách thời hiện đại nào ra mà sánh.
Ngày xưa xa quá, lấy chuyện vài ba chục năm đổ lại.
Nguyên những năm cụ Lê ĐứcThọ làm nhân sự ( từ 1973 cho đến hết đại hội VI năm 1986), có bất đồng, vẫn còn chỉ vì những điều sang trọng lắm, về quan điểm điều hành đất nước hay quan điểm đối ngoại, chẳng hạn thế.
Các sách lược quân sự áp dụng đại thắng trong chiến tranh như đánh du kích, tập hậu, đánh dưới thắt lưng..., các cụ không áp dụng với đồng chí mình. Người đàn-ông-chân-chính theo nghĩa cổ điển chỉ thẳng mặt nhau mà rằng: anh về dạy vợ con anh trước đi rồi hãy nói chuyện chống tham nhũng. Sau đó, họ vẫn thuận chèo, cùng lái con thuyền chung.
Cũng thời cụ Lê Đức Thọ, mới có những quan chức mà nhân cách, đáng ngả mũ kính chào.
Mấy ai biết, Tướng Đồng Sĩ Nguyên bắt cậu Út cưng của mình ra biên giới phía Bắc năm 79, khi cậu đã cầm trong tay giấy báo nhập học tại Liên Xô. Và con trai đương kim quan nhị phẩm triều đình thành liệt sĩ trong cuộc chiến tranh vệ quốc ngắn ngủi giữa thời...cha mình hét ra lửa.
Giờ, ngẫm mà khinh bỉ tận đáy quần, những thằng đàn-ông-không-cả-chân-phụ.
Văn hóa chỉ thưởng lãm cái đũng quần, đo thời tiết chính trị, cũng lấy cái đũng quần làm hàn thử biểu. Đũng quần, nay là thứ doping cho mọi vận động xã hội.
Ai không tin, hãy so thử Quan làm báo và Tusangnhamhiem. Cả một đám, ngụp lặn dưới cái đũng quần.

Bonus xả xì trét: Giữa tháng ngày mệt mỏi của sự-độc-ác, trong tiếng kêu khản giọng gọi cha của những đứa trẻ mù, bên đám đông dối trá vẫn đang tiếp tục ám hại nhau suốt kiếp này qua kiếp khác, thơ đã cất tiếng gọi
Và điều kì diệu của thơ là:
Không-Một-Ai-Nghe-Thấy-Nó (Như Huy)

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Cái âm hộ ấy mà, thưa bạn thân mến




Copy từ FB Phan An

Bạn thân mến,

Vốn định tập trung tài lực và trí lực cho cuộc bán thân nơi xứ tư bản độc tài, nhưng - như thầy Mạnh Tử chuyên ngành đội gạo có nói – mộc dục tịnh nhi phong bất đình, tức cây muốn lặng mà gió chẳng chịu dừng cho, mấy bữa nay tôi liên tiếp nhận được – cả chủ động và thụ động – những tin tức vô cùng ngứa ngáy từ quê nhà vượt đại dương bay đến. Đầu tiên là chuyện người ta khuân cục đá trang trí đường diềm vào đền thờ các vua Hùng, mà như chúng ta đều biết, các vua Hùng ấy đã có công dựng nước, Bác cháu ta ngày nay không giữ nước được thì thôi, thà là khóc lên oe oe oe ba tiếng để các vị trên Giời ngậm ngùi mà thăng đi, chứ sao lại trấn yểm các vị như vậy, thật là con cháu mất dạy. Thế xong rồi lại có chuyện ở Duy Xuyên có bọn thầy quyền nào tung một cái máy xúc vào xúc lấy xúc để trong thánh địa Mỹ Sơn, rồi xây những cầu những hầm những kè bê tông, lấy cớ rằng để tránh lũ, rằng mùa lũ sắp đến rồi, lũ từ miền Nam qua Tây Nguyên lũ đến Sài Gòn; mà cái sự hiển nhiên rằng lũ đâu không thấy soi gương chỉ thấy lũ ngu, thì chúng nó có vẻ như không màng đến.

Hai chuyện ấy, đối với tôi đã là hai cái tát như giời giáng vào hai bên má, má tôi đã hóp nay lại hóp hơn, mặt từ lưỡi cày sang thành lưỡi mác, vẻ đẹp giai từ mười điểm chỉ còn chín bảy lăm, tưởng không còn gì tệ lậu bằng. Nhưng nào có phải đếu. Hình như cái xứ ta nó không ngu nó chịu không được hay sao. Cho nên hôm nay tôi lại đọc được một tin khác, lần này không phải từ bọn thầy quyền – vì bọn ấy ngu đã đành – mà đường đường chính chính từ những nhà tri thức. Ấy thế mới vi diệu. Chuyện rằng bữa nọ bạn thân mến của tôi đi đường đọc đâu trên cột đèn chó đái được lời thánh dạy “người quân tử ba ngày không xem sách thì mặt mũi đáng ghét ngu độn, nói chuyện muốn đạp vào mồm,” bạn thấy lạnh từ xương cùng lạnh lên đến ót, đít nổi nhọt đầu mọc u vì sự đồng cảm, bèn bấm đốt ngón tay thấy rằng ba năm nay không được hột chữ đui nào. Bạn liền hấp tấp tạt vào vệ đường, lục lọi dăm ba quyển sách lậu giấy lởm gáy cùi bắp, giữa những thối hoắc như Lê Hoàng và Lê Thị Liên Hoan (Hoàng với Hoan tuy hai mà một, thực vậy, thêm một nỗi đau đời nữa mà tôi tạm gác sang một bên), vơ được một cuốn nhìn bìa mầu loang lổ khá ưng ý, ghi chữ kiểu đạn bắn cao bồi rằng:

TIM O’BRIEN

NHỮNG THỨ HỌ MANG

Bạn thân mến bèn khuân những thứ họ mang về, và đọc kiểu bói Kiều, tức là nhắm mắt gập sách mở sách mở mắt đọc câu đầu tiên bắt gặp. Xui thay, câu ấy như sau:

Chuột gửi thư đi. Hắn chờ hai tháng. Con mặt lồn ngu đéo bao giờ trả lời.

Thế là bạn thân mến nảy sinh một sự hô hoán. Một trí thức hô theo. Rồi mười trí thức, một trăm trí thức, một ngàn trí thức. Khốn thay cho chúng ta, Việt Nam khoai lang xắt lát thì thiếu chứ trí thức luôn luôn thừa. Các bạn mới tung hê lên báo chí và mọi nhẽ, rằng thật là tục tĩu vậy! Thật là mất bản sắc dân tộc vậy! Thật là đi ngược truyền thống yêu Đội yêu Đoàn vậy! Bạn nhà văn góp lời vào. Bạn nhà thơ góp lời vào. Bạn nhà báo góp lời vào. Bạn nhà chính trị tất cả mọi lề cũng góp lời vào. Ai muốn ra cái điều ta đây biết chữ cũng góp lộn cái lời vào. Láo nháo cả lên, như ruồi giành nhau khẩu phần với giòi bất kể quan hệ huyết thống trong bếp ăn mậu dịch.


Như thế, ấy là cái tát thứ ba, và vì hai cái tát kia đã nhằm vào hai bên má rồi, nên cái này nhắm vào tôi từ dưới lên, sử dụng đường trung tuyến.

Phải nói là thốn, thưa bạn thân mến.

Trong một bài phỏng vấn tôi từng nói mình đại khái là người hoài cổ, sách đọc hay nhạc nghe cũng toàn những thứ cổ cổ. Nhạc trong máy, nếu là nhạc Việt thì tuyền những Tuấn Ngọc Khánh Ly hay Vũ Khanh hay Duy Khánh Nhật Trường, nếu nhạc ngoại, nhẹ thì những Backstreet Boys 911, nặng hơn chút thì Skid Row Firehouse Mötley Crüe Queen các thứ, chứ tuyệt nhiên không có bóng dáng của Justin Bieber hay mụ gì mông bự quên rồi. Sách trên kệ thì toàn sách nay đã thuộc sở hữu công cộng, tức là tác giả đã ngoẻo từ hơn trăm năm trước, như các vị ở Nga, ở Phú Lang Tây, ở Đại Đường chẳng hạn, gần đây chủ yếu lại toàn ca dao tục ngữ. Năm thì mười hoạ tôi mới rớ tới cái gì đó mới mới. Một trong những thứ ấy là cái cuốn Những thứ họ mang này đây. Tôi đọc hồi năm kia, thấy thích, vì bản chất tôi thích mấy cuốn viết về chiến tranh là một, và cuốn này dịch tốt (rất hiếm có) là hai, nên tôi đọc đi đọc lại cũng vài ba lần. Nhưng rồi tôi cũng xếp lại một xó, rồi cũng quên bẵng đi, mãi đến hôm nay mới giựt mình thấy bạn thân mến lôi ra bàn cãi ỏm tỏi.

Trước tiên, sự rõ ràng, là bạn thân mến không chấp nhận người ta dùng chữ “lồn” chữ “đéo” trong văn học. Văn học, theo bạn thân mến của tôi, phải tuyền những lời hay ý đẹp, đọc lên nghe tiếng chuông khánh, không được tục tĩu, không nói chuyện thấp hèn. Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy tiền đâu mà đi? Ý tôi là, bạn ơi, bạn biết cái lồn gì về văn học? 
Văn học là cái tội nghiệp của nợ gì mà chúng ta bắt nó phải ngọc ngà châu báu thế này, thế nọ, không thì các bạn không công nhận nó, phỉ báng nó, coi nó như cái đồ thổ tả, trong khi các bạn ở nhà đánh bà chửi bố, ngoài đường văng tục như rươi, vô đồn giết người như ngoé? Ồ các bạn sẽ nói rằng, văn học phải phản ánh chuyện xã hội một cách mềm dẻo năng động tự tin ư, đừng thô thiển bỉ lậu ư? Ở đâu lại lòi ra cái luật sét đánh thế vậy, ở hiến pháp chăng, nhân tiện cho tôi hỏi vụ hiếp pháp cà mèng ấy đã bò lết đến đâu rồi? Người lính nói chuyện với nhau giữa cánh đồng cứt, người ta không ạ anh, ạ chị, mà người ta gọi nhau là đồ chó đẻ, cũng như bạn gọi chú cảnh sát giao thông đứng gốc cây ven đường vậy. Nếu tầm hiểu biết của bạn rộng rãi khoáng đạt hơn một chút, các bạn sẽ thấy chuyện cố gắng tách biệt giữa văn học và cuộc sống thật là ngu xuẩn nực cười. Văn học nó phải từ cuộc sống mà ra, rồi lại phải nhắm cuộc sống mà vào. Nếu cuộc sống có máu thì trong văn phải có máu, nếu cuộc sống có cứt thì trong văn phải bốc mùi thối, nếu cuộc sống có chiến tranh thì trong văn phải binh đao súng đạn, có khăn tang, có nấm mồ, có què cụt đui mù đủ cả. Chẳng có gì phải gào lên về cái lẽ đương nhiên ấy. Có chăng hãy dành sức mà gào khi văn học không đủ sức để phản ánh cuộc đời, hoặc bị các thầy quyền ăn trên ngồi trốc nhiệt thành cản trở không cho phản ánh cuộc đời, ví dụ như sự ngu xuẩn của bạn thân mến chẳng hạn, e rằng chẳng ông bà nhà văn nào mô tả nổi.

Sau nữa, bạn thân mến của tôi, bạn có chút tiếng Anh lận giắt đít quần, nên đi đâu bạn cũng hê ra, bạn nói ông thợ dịch ổng dịch sai, rằng cái cụm “con mặt lồn ngu” ấy sai rồi, sai như Khuất Nguyên, rằng dịch đúng phải là thế này, thế nọ. Về vấn đề này, vì rõ ràng trình độ hê tiếng Anh của tôi rất là một sự thua kém, nên tôi chỉ dám hê nho nhỏ rằng, thưa bạn thân mến, biết đâu người dịch giỏi người ta muốn dịch thoát ý như thế thì sao? 
Bạn thân mến biết không, cuốn sách thiếu nhi đầu tiên tôi đọc không phải là Cô giáo Thảo và em mà là Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn, dịch giả là Lương Thị Thận. Cuốn ấy đọc hay vô vàn, nên chi mặc dù sau này khi nhà có điều kiện tôi đã nhịn đói hai bữa mua được bản tiếng Anh và khám phá ra rằng Lương Thị dịch giả ấy dịch rất thoáng, những đoạn thơ ca hát hò cứ gọi là phăng tùm lum tá lả, tôi cũng không lấy thế làm điều. Cũng như việc dịch giả không chuyển cách phát âm của mấy tay da đen trong truyện ra tiếng Việt– cách phát âm mà bạn thân mến nghe thấy trong cái phim bắn giết gần đây là Django Unchained ấy – tôi cũng không lấy thế làm thất vọng. Ngược lại, càng lớn lên tôi càng thấy phục dịch giả ấy hơn. Tất nhiên tôi không đọc hết những cuốn khác mà bà dịch, nếu có, nhưng nếu chỉ đứng trên cuốn này mà nói thì so với bà, các chú dịch ngu ngốc hiện nay (“điều ấy thật đẹp để cưỡng lại,” “một thế giới như nó đang là,” “cái hố xí mà chúng ta lặn ngụp trong”) cũng như cống rãnh sánh với đại dương vậy. Nên, bạn thân mến của tôi, thời đại này kiếm được một cuốn sách dịch tốt thật là khó khăn khôn xiết, bạn thân mến năm cùng tháng tận toàn đọc sách dịch như phò, nay có một cuốn dịch ra trò lại rống như bò, chính là có phước mà không biết hưởng, thực bất tri kì vị, thật cũng uổng công cha mẹ sinh ra có đủ ngón chân mà bấm đất đứng ở đời.

Bạn thân mến của tôi,

Cái nền văn học của Đại Việt ta, cũng như tất cả các thể loại nền khác, nó nguy cấp lắm rồi bạn ạ. Người ta tụng ca toàn những lời chim chóc vô nghĩa, hoặc người ta viết về sex và những thứ trì độn u mê khác, hoặc người ta làm thơ theo kiểu thần hiện hồn báo mộng giựt giải Nobel, hoặc người ta chui vào cái hội Nhà văn suốt ngày tay ông nọ quay lìn bà kia mãi mãi, trong cái xứ sở ngàn năm man rợ này, càng nhìn càng xót xa, càng nhìn càng đau đớn. 
Thi thoảng có ánh đèn le lói cuối đường hầm, chẳng cần biết có đầu xe lửa hay không, chi bằng chúng ta mò mẫm vịn nhau mà tìm đến, thay vì ngoác mõm nói ngu. Một chữ “lồn” đặt đúng chỗ đúng nơi lại chẳng hay chẳng đẹp gấp vạn bọn viết sách như lồn, suốt ngày chỉ biết tận hưởng xì pa khách sạn sao? Những Tâm Phan, Dương Thuỵ, những bọn tài năng thấp hèn chỉ biết lảm nhảm nào khóc ở Paris khóc ở Kula Lumpur khóc ở chốn đèn đuốc sáng trưng sáng rực, khóc cho mèo cho mỡ cho Tây cho Tàu chẳng hạn? Ô hô thiên! Đến cái thứ cơ bản nhất của con người là đọc mà cũng đéo biết đọc cho nó ra hồn, thì bạn thân mến của tôi, nói như đồng chí Tổng Bí thư vô vàn yêu kính của chúng ta, chính là con mặt lồn ngu chứ còn đéo gì nữa?