Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

CON NHÀ BEO NÓI VỀ NGHỀ BÁO



Beo làm một cuộc phỏng vấn bỏ túi với ba đứa con, cùng một câu hỏi: Con nghĩ thế nào về trách nhiệm công dân của người làm báo?
Giai Xinh (Thạc sĩ Quản trị kinh doanh):  Báo chí có nhiều loại với nhiều mục đích khác nhau, viết cho nhiều đối tượng khác nhau. Vì thế, nhà báo không chỉ phải có trách nhiệm công dân, mà quan trọng nhất là trách nhiệm công việc. Anh làm cho báo nào thì anh phải phục vụ đúng mục đích và đối tượng của báo đó.
(Con uống trà sữa nha mẹ)
Báo nào cũng phải có một mục đích chung nhất là phục vụ xã hội…
Cái định nghĩa ấy xưa rồi mẹ. Báo chí bây giờ là một doanh nghiệp buôn bán trao đổi thông tin và xã hội phải bỏ tiền ra để mua thông tin ấy. Thế nên trách nhiệm ở đây phải hiểu theo hướng kinh tế, tức là anh phải đảm bảo sản phẩm cho người tiêu dùng. Họ bỏ tiền mua tôm anh phải bán tôm, không được trộn tép vào.
(Con uống Coke nha mẹ)
Nếu khi lợi ích của báo đối lập với lợi ích quốc gia chẳng hạn…
Cũng sẽ do thị trường quyết định. Người tiêu dùng sẽ đủ sáng suốt để ủng hộ hay tẩy chay sản phẩm báo nào.
Gái Đẹp (đang học- Thạc sĩ Quan hệ quốc tế)
Con nghĩ nhà báo thì cũng như mọi người, giống như bác sĩ luật sư thôi. Nếu là người có nhân cách tốt thì là bác sĩ luật sư tốt, không phải vì có cái thẻ nhà báo nghĩa là được phân loại nhân cách khác người.
Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa bác sĩ luật sư với nhà báo là nhân cách nhà báo là quan hệ 2 chiều. Bác sĩ nói gì bệnh nhân phải nghe luật sư nói gì thân chủ phải nghe, nhưng nhân cách nhà báo phụ thuộc rất nhiều vào người đọc báo.
Thì tiếc thay, thế hệ này nhân cách và tầm trí thức của người đọc bị hạ kém nên báo chí trở thành trò giải trí. Không thì thành con bài chính trị rất hoang dã và rẻ tiền.
Những nhà báo thực sự có trách nhiệm, đạo đức và tinh thần gần như không còn nữa.
Tuy thế, tinh thần báo chí (journalistic spirit) thì không thể mất được nên truyền thông nó tìm những cửa khẩu khác để giải tỏa. Blog là một ví dụ.
(Vừa đang gấp quần áo vừa suy nghĩ tiếp)
Tóm lại là nếu muốn nhà báo có trách nhiệm thì người đọc phải có trách nhiệm. Cao hơn, là người đọc phải có một trình độ tri thức nhất định.
Nếu nền tảng tri thức của xã hội xuống quá mức thì tinh thần con người vẫn sẽ tìm những đường khác truyền thông truyền thống để thể hiện.
Lúc đó, cái từ “người làm báo”  không chỉ là người có thẻ nhà báo, mà cả đơn giản là 1 người với cái laptop và camera.
Út Ít (đang học- Cử nhân Đông phương học): Nhà báo cũng giống như bác sỹ. Bác sỹ khi ra trường phải thề (cái lời thề gì đó ấy mẹ). Căn bản của lời thề là ko được (cố ý) làm hại ai, và phải chữa hết khả năng của mình bất kể bệnh nhân là ai.
Nhà báo Tàu chẳng hạn, nếu viết bài khách quan về Biển Đông rất có thể ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, vậy họ sẽ phải làm sao trong trường hợp này?
(Nghĩ rất lung và rất lâu: Con nghĩ ra rồi mẹ ạ).
Nhà báo phải tuân theo bản chất xã hội. Ở những nước như VN hay TQ, xã hội là xã hội gia đình, tính cộng đồng đặt lên trên cá nhân. Nhà báo là tiếng nói của cộng đồng, bảo vệ lợi ích cộng đồng. Vậy nên nhà báo TQ có ý muốn bảo vệ lợi ích quốc gia, là tròn trách nhiệm và đúng.
Hay ở Mỹ, xã hội yêu cầu mỗi cá nhân hay tổ chức phải tự nói cho mình, tự bảo vệ lợi ích của mình. Nhà báo nếu có quan điểm đi ngược với lợi ích số đông, thì đó cũng là bổn phận của họ.
Tóm lại trống mẹ đánh xuôi kèn con thổi ngược.

SƯ NÓI SƯ PHẢI...


Entry này Beo copy từ facebook của Khù Văn Khoằm và dàng riêng cho những vị chuyên chém phím rêu rao chính phủ Việt hèn nhát trước Tàu cộng.
Mở ngoặc là Beo tuyệt đối không bình bàn đúng sai của Sư và Vãi. He he…
1.
Tại Hội nghị lần thứ 24 của các quốc gia thành viên Công ước của LHQ về Luật Biển, diễn ra trụ sở LHQ ở New York, người đứng đầu phái đoàn Trung Quốc, phó đại diện thường trực của Trung Quốc tại LHQ Wang Min đã nhất quyết bác bỏ những cáo buộc vô căn cứ của Việt Nam và Philippines nhằm vào Trung Quốc về các vấn đề của Biển Hoa Nam
Wang Min nói, ngày 2/5, tại giàn khoan "981", thuộc các doanh nghiệp Trung Quốc, tiến hành các hoạt động khoan thăm dò ở khu vực tiếp giáp với quần đảo Sisha của Trung Quốc, Việt Nam đã huy động một số lượng lớn các tàu, bao gồm cả tàu vũ trang, và hơn 1.400 lần bằng vũ lực gây cản trở hoạt động khoan thăm dò của Trung Quốc, là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán lãnh thổ của Trung Quốc, đi ngược lại với Công ước của LHQ về Luật Biển và các quy định khác của pháp luật quốc tế, làm suy yếu các nguyên tắc tự do và an toàn hàng hải, cũng như gây phương hại cho hòa bình và ổn định trong khu vực.
Wang Min nhấn mạnh: quần đảo Sisha - lãnh thổ xa xưa của Trung Quốc, quyền sở hữu chúng không phải là vấn đề tranh cãi. Trước năm 1974, không một chính phủ nào của Việt Nam và chưa bao giờ bày tỏ sự phản đối chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo này. Còn bây giờ, chính phủ Việt Nam không giữ lời của mình và đưa ra những yêu sách về lãnh thổ đối với quần đảo Sisha. Nhưng nếu thoạt đầu Việt Nam nói thế này, còn sau đó thế kia, và đồng thời phủ nhận những gì đã nói hôm qua, thì Việt Nam sẽ có được sự tin cậy của cộng động quốc tế như thế nào và cộng đồng quốc tế liệu có thể tin vào những lời hứa của Hà Nội?
2.
Họp báo quốc tế tại Hà Nội, phóng viên một hãng thông tấn Nhật Bản: Có hay không việc Việt Nam cử lực lượng người nhái đến khu vực giàn khoan, và có hay không việc Việt Nam bố trí những vật trôi nổi trên mặt biển để ngăn cản tàu Trung Quốc?
Việt Nam bình luận gì về những hình ảnh tàu Việt Nam chủ động đâm va vào tàu Trung Quốc như trong buổi họp báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố?
Ông Ngô Ngọc Thu: Trước hết, xin thông báo với các bạn là tôi chưa được xem clip phía Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố tại buổi họp báo gần đây nhất. Tuy nhiên, về việc Trung Quốc vu cho các tàu Việt Nam chủ động đâm va vào các tàu Trung Quốc hơn 1.500 lần là hoàn toàn sai trái. Thực tế, trên vùng biển có giàn khoan Hải Dương - 981 hạ đặt, chỉ có các tàu của Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam. Việc này cũng đã được nhiều nhà báo quốc tế ghi lại và thông tin rộng rãi. Còn về sự việc Trung Quốc công bố hình ảnh mũi tàu bị móp méo và vu cho tàu Việt Nam gây ra, chúng tôi xin khẳng định vu cáo đó hoàn toàn sai sự thật. Thực tế thì chỉ có thể sử dụng mũi tàu này đâm vào mạn tàu khác chứ không thể dùng mạn tàu va hỏng mũi tàu.
Tôi cũng xin khẳng định thông tin Việt Nam sử dụng nhiều người nhái, thả nhiều lưới, nhiều vật nổi trên mặt biển để ngăn cản tàu Trung Quốc như họ vu cáo là hoàn toàn sai trái. Đến nay, phía Việt Nam chưa hề dùng bất cứ biện pháp quân sự nào tại vùng biển Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép. Còn những vật nổi như thùng phuy, thùng dầu nhớt, thùng sơn… là dụng cụ huấn luyện của lực lượng chấp pháp Việt Nam để trên boong tàu, bị vòi rồng của tàu Trung Quốc thổi bay xuống biển, họ vớt được và lấy đó là bằng chứng vu cáo cho Việt Nam là hoàn toàn sai sự thật. Bên cạnh đó, còn có lưới là của ngư dân Việt Nam đang đánh bắt thủy hải sản bị tàu Trung Quốc tấn công buộc phải bỏ chạy. Họ tiếp tục vớt lấy lưới để cáo buộc Việt Nam như trên là xảo trá.