Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

CỦA TIN...


Mình tuyên ngôn cả dăm bảy chục lần trên cái lốc này rằng, cứ dựa vào các thông tin trên báo mạng để rồi khai triển võ công mồm, 99/100 lần không knock-out cũng rơi vào cảnh lố bịch không thể cứu vãn.

Của tin còn một chút này với báo chí, giờ gửi gắm cả vào bạn Gúc dịch.
 Và đúng như lô-dích-que bạn Xu béo, pi-a trưởng của Châu Đồng trên nét, mắng mình trên Phây, khoe cái sự học chỉ chứng tỏ Beo học dốt, léo hiểu léo cảm được cái sự vĩ đại của thần tượng Đờ-lông-ben của bạn ý.
Bạn Xu đúng bởi rất nhiều khi, chả làm cách nào hiểu được các thể loại Đờ-lông-ben qua mồm anh Gúc dịch. Truy nguyên cũng năm thì mười họa mới tìm được bản gốc vì, niềm tự tôn dân tộc rất  đáng nể của nhà báo chí ta, phàm tiếng Việt nghiễm nhiên là của tao.
Ví dụ.
VTC dẫn nguồn từ VEF, còn  diễn đàn này dẫn nguồn từ đâu để khẳng định  dân Mỹ nể trọng 6 tỷ phú này, tạm thời chưa tìm ra.
Nhưng không quan trọng. Bởi bọn Mỹ vô cùng thực dụng, thực dụng đến đáng thương khi trẻ con tuổi đến trường là chúng đè ra nhét vào đầu phải thần tượng phải noi theo những thằng lắm tiền. Trẻ con Mỹ, có bao giờ hình ảnh lãng mạn về bác Sáu Lê Nin hay bác Ba Lê Duẩn, vào được cả trong giấc ngủ mơ bằng trẻ con ta? Ăn theo đó, các nhạc sĩ Mỹ thiên tài có sống ở Việt, cũng còn khuya mới được phong nhạc sĩ nhân dân. Nhục sĩ, may ra...
Quay lại chuyện bài báo dẫn link trên. Mình kính phục, không chỉ nghiêng mình trước 6 tỉ phú gốc Việt máu Tàu, nhầm, máu Mỹ, mà có 1 ông mình còn bò toài sát đất. Trung Dung vừa làm việc hằng đêm tại một nhà hàng và gác cổng ở một bệnh viện vào cuối tuần nhưng cũng chỉ kiếm được 350 USD mỗi tháng. Thế nhưng, trong 3 năm ông không chỉ nhận bằng cử nhân toán và máy tính của Đại học Massachusetts, mà còn hoàn thành 90% chương trình thạc sĩ khoa học máy tính.  
Siêu phàm.
Mỹ theo chế độ tín chỉ. Bạn chỉ được theo học thạc sĩ khi có đủ các tín chỉ của văn bằng đại học. Bạn có thể nợ 1-2 tín chỉ khi apply thạc sĩ nhưng không thể nợ toàn phần, như tỉ phú Trung Dung kia.
Đại học Mỹ quy định tối đa lấy lớp một mùa là 23.5 credit, không quy định tối thiểu. (Trừ du học sinh tối thiểu phải lấy lớp đủ 14.5 để không kéo quá dài thời gian cư trú trên đất Mỹ). Thế nhưng, trong cả 3 nhóc nhà Beo đã và đang đi học, chúng chưa từng gặp đứa bạn nào học nổi 23.5 - con số kịch bến đường tàu mà trí não con người có thể tiếp thu được và thời gian vật chất ngồi trên lớp là 12h/ngày.
Cứ cho có đút lót, chạy chọt, đi đêm để tỉ phú Trung Dung được học thạc sĩ song song đại học đi, thì cũng khó hình dung nổi làm sao nhà bác ấy có thể nuốt vô khối kiến thức của 2 văn bằng trong cùng thời gian.
Đêm và ngày nghỉ còn phải đi làm thêm nữa, mới choáng.
***
Ví dụ thêm cái nữa. Đờ-lông-ben này thuộc thể loại khác với thể siêu phàm trên. Nó là của tin hiếm hoi, nhưng nó lại giày cho tan một niềm tin khác lâu nay vẫn được dung dưỡng bởi tuốt tuột rân trủ lẫn dân chủ, chí và trí thức, mỗi khi muốn lên án sự độc tài của bọn cầm quyền cộng sản.
Báo The Guardian mới đây đã công bố ...
GDP bình quân đầu người ở Hàn Quốc là 32.400 USD trong khi con số này ở Triều tiên là 1.800 USD.
Nếu ai không tin The Guardian, tra-khảo thêm từ bọn worldbook của CIA hay vài báo cáo của World Bank, lềnh khênh trên các website.
Mình chỉ bình luận một câu duy nhất: hãy so sánh GDP giữa Bắc Hàn và Việt Nam.
Thêm dăm cái hình minh họa cho lời bình nặng kí. Mở ngoặc Bắc, đừng nhận vơ Nam Hàn.











"Không có gì mới”




Tác giả: GS Liam Kelley của  ĐH Hawaii. Người dịch: Vũ thị Phương Anh
Tôi có một phát hiện.
Bất cứ khi nào các học giả VN phải đối diện với những ý tưởng khác biệt với những điều được xem là chính thống ở VN, là họ lại đưa ra nhận xét rằng điều đó “không có gì mới”.
Gần đây hình như tôi đã viết về điều đó ở trên blog này khi tôi nói về những nhận xét của DTQ về cuốn Bên thắng cuộc của Huy Đức. Nhưng những nhận xét tương tự như vậy tôi cũng được nghe mỗi khi tôi nêu ra một điều gì, hoặc bất kỳ ai khác có nêu ra một điều gì không giống với những điều mà hệ thống chấp nhận.
OK, nếu nhận xét “không có gì mới” là một cách đưa ra lời phê bình về mặt học thuật, thì những người đưa ra lời phê bình ấy chắc phải có hàm ý rằng ở VN có những điều thực sự mới mẻ về mặt học thuật. Vậy, điều mới mẻ về mặt học thuật ấy ở đâu? Những học giả VN đã đưa ra những điều mới mẻ về mặt học thuật ấy là ai thế? Tên các tác phẩm của họ là gì? Vì quả thật tôi không hề biết đến những tác phẩm đã được viết ra và đáng được xem là “mới” này.
Mà điều gì đã làm cho những tác phẩm này được xem là “mới” nhỉ? Phải chăng đó là các tác phẩm đã sử dụng những phương pháp hiện đại để tạo ra một cách nhìn mới về quá khứ, như những học giả Ấn Độ đã làm khi nghiên cứu “giai cấp cùng đinh”*? Nếu vậy, những lập luận mà các học giả VN đã tạo ra từ những phương pháp hiện đại mới mẻ này là gì thế?
Khi đưa ra nhận xét “không có gì mới”, phải chăng các học giả VN nghĩ rằng họ là những thành viên bình đẳng của thế giới học thuật toàn cầu (và trong bối cảnh ấy họ có thể đưa ra nhận xét về giá trị học thuật của các tác phẩm của người khác)? Nếu vậy, những tác phẩm nào của họ có thể đưa ra để so sánh với những tác phẩm đã được viết ra tại các quốc gia khác trong nhiều thập kỷ vừa qua? Điều gì đã cho phép một học giả VN cái quyền phê phán tác phẩm của người khác bằng nhận xét “không có gì mới”?
Có lý do chính đáng nào (về mặt học thuật) khiến tôi cứ phải nghe mãi lời nhận xét này không? Hay đó chỉ là một phản ứng cảm tính được thốt ra trong tâm trạng mặc cảm? Nếu quả thật là có lý do thì xin hãy chỉ ra những chứng cứ khoa học cho thấy nhận xét ấy là đúng (ví dụ, đã có ai viết ra được cái gì có thể xem là "cạnh tranh" được với HĐ hay không?) Còn nếu đó là do mặc cảm, thì mọi người hãy dừng lại đừng chỉ phê phán người khác như thế mà hãy lo đi nghiên cứu để tạo ra những gì thực sự là "mới" đi. Như thế thì được cả đôi bên đấy!
Theo như tôi biết thì lời nhận xét “không có gì mới” chẳng qua chỉ là một cách để các học giả VN tự biện hộ cho sự tầm thường hiện có của mình mà thôi. Nhưng thực ra chẳng có cách nào biện hộ cho sự tầm thường được, vì không có gì có thể cản trở chúng ta đạt đến đỉnh cao.
*Ghi chú của người dịch: “subaltern studies” là một thuật ngữ của ngành lịch sử/nhân học/văn hóa học, không rõ được dịch ra tiếng Việt là gì, người dịch không phải chuyên ngành nên dịch tạm vậy, ai có nghề xin sửa giúp nhé.