Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

CHÚA THÌ Ở TRÊN GIỜI


for he is our God
and we are the people of his pasture
and the sheep of his hand
that today you would hearken to his voice

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

HAI ÔNG ĐẠI TÁ

Ông thứ nhất, LINK  đây.
Như vậy là, ngày 17 vừa rồi, toà án Úc đã huỷ bỏ cáo trạng  3 viên chức của cơ quan Security thuộc ngân hàng RBA âm mưu hối lộ các viên chức VN, trong thương vụ giấy in tiền trị giá khoảng 184 triệu Obama. 
Ông toà đã không tìm thấy các bằng chứng hối lộ, tức không có cả khoản Security  chi cho con cựu thống đốc Lê Đức Thuý du học Anh quốc như hàng loạt báo chí đã thoá mạ ông ấy. Cũng theo luật Úc, các chi phí như đi lại ăn ở cho viên chức hai bên trong các cuộc đàm phán thương mai, không phải là tiền hối lộ. Còn có bộ luật rừng ở đâu gọi đó là hối lộ  thì Beo lười chưa Gúc.
Đại tá Lương Ngọc Anh, là người đứng ra môi giới cho vụ  giấy in bạc này.

caphe với zai trẻ tý đã

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

ĐỌC HUY ĐỨC-về ngoài sách-tiếp

*** Không chỉ chọn đưa những chi tiết dẫn dắt người đọc thiếu thiện cảm với bà Cầm, mà thủ pháp này  còn sử dụng với  ông Nguyễn Văn Linh. Cao tay hơn, sâu sắc hơn nên hình ảnh ông NVL rất  lệch lạc và phiến diện (chỉ riêng so với những gì chính Beo biết).
Quan tâm đến chuyện chính trường, hẳn ko thể ko biết mối bất hoà giữa hai ông Linh-Kiệt. Chuyện này do ông Trần Bạch Đằng kể: ông Linh từng chỉ thẳng tay vào ông Kiệt mắng: anh về dạy vợ con anh trước đi, khi ông Kiệt đang "lên lớp" về chống tham nhũng.
Ông Linh là con người cực kì liêm khiết, gia đình ông cũng vậy. 
Và đây mới chính là căn nguyên nảy sinh mối bất hoà.
HĐ đã lái căn nguyên này sang tính cách của hai ông: một anh  Nam bộ phóng khoáng một anh Bắc kì kỹ lưỡng chỉn chu, là cách làm khôn khéo nhưng thiếu trung thực, với  những người đã khuất và nhất là với lịch sử.
Chưa hết, cũng bằng nhãn quan rất...Võ Văn Kiệt, HĐ đã không-khôn-rất-khéo phủ nhận gần như hoàn toàn công lao của NVL trong chương đổi mới. 
Một thời gian dài thân cận với ông Kiệt mà đòi hỏi ko thiên kiến hẳn thiếu công bằng với tác giả, nhưng chỉ kể một nửa sự thật như thế  thì độ tin cậy của tư liệu trong sách, hỏi còn bao nhiêu phần trăm khách quan?
*** Một vài lần khi Beo viết về "trước tác" của dăm vị giáo xư Tây Mỹ gốc Vịt, có bạn mắng, cỏ rả thế tranh luận làm gì. Beo cực thích chữ cỏ rả, vì nó biểu đạt chính xác cả nhận thức lẫn tấm tình của các vị ấy với đất nước. 
Lần này cũng vậy. Beo đã phá lên cười khi  giáo xư Trần Hữu Dũng biên thế này: Cuốn sách đầy ắp những thông tin mà tôi chưa từng đọc được trong bất cứ sách báo nào đã xuất bản.
Ngay như TTrẻ, tờ báo số 1 VN, nơi đã đăng feuilleton một phần rất dài và gần như nguyên văn của BTCuộc từ thời ông Kiệt mất, giáo xư còn ko đọc,  trông mong gì với những sách báo đã xuất bản ít tăm tiếng hơn trong nước. Thế nên, giáo xư không phát cuồng với BTC, mới thiệt là lạ.
*** Như Beo đã khẳng định ở phần đầu tiên loạt entry này, BTCuộc hoàn toàn có thể in được trong nước. Có điều...
 sẽ không phải đối diện với chính quyền như dăm vài trang lề trái đang khấp khởi hi vọng (để có đề tài nuôi chỗ chém gió) mà cam go nhất là phải đối diện với chính những nhân vật của mình.
dang bien

TRẢ THÙ DÂN TỘC

Ngọt ngào, nhẹ nhõm, trong veo, thơ bạn này đọc một lần là nhập.
link đây  
http://anhtuanwc2007.blogspot.com/2012/12/for-chloe.html

For Chloe
Many times I've wanted to tell you that I miss you,
But something always prevented me from saying it.
What would have happened to us 
If I had told you?

A vague fear has been surrounding me.
It's not the fear of death.
It's not the fear of the end of the world.
It's the fear of losing something.

We had smiles, coffee and rain.
You had me driving you along the streets.
I had you by my side, beneath the twin towers.
Tell me if we have anything deeper between us? 

Tell me Chloe,
Is there anything which will be lost
If I tell you that I love you? 
A thing that never comes again

Now we're oceans apart.
I wonder if you've could feel me
Everytime when my heart calls out to you, Chloe
I wonder if you could feel my heart.

Tuy nhiên, do bạn phạm một lõi  với  Beo nên ko có sự làm nhục lại nào lớn bằng việc nhờ phi công trẻ của Beo, người chuyên nghiệp dịch tin quốc tế cho ko ít báo mạng hiện nay, dịch ra tiếng Việt.

Đối với Chloe
Nhiều lần tôi đã muốn nói với bạn rằng tôi nhớ bạn,
Nhưng một cái gì đó luôn luôn ngăn cản tôi nói rằng nó.
Điều gì sẽ xảy ra với chúng tôi
Nếu tôi đã nói với bạn?

Một nỗi sợ hãi mơ hồ đã được bao quanh tôi.
Đây không phải là sợ chết.
Đây không phải là nỗi sợ hãi của sự kết thúc của thế giới.
Đó là nỗi sợ hãi bị mất một cái gì đó.

Chúng tôi đã có nụ cười, cà phê và mưa.
Bạn đã lái xe dọc theo đường phố.
Tôi đã có bạn bên cạnh tôi, bên dưới tòa tháp đôi.
Cho tôi biết nếu chúng tôi có bất cứ điều gì sâu sắc hơn giữa chúng tôi?

Cho tôi biết Chloe,
Có bất cứ điều gì mà sẽ bị mất
Nếu tôi nói với bạn rằng anh yêu em?
Một điều mà không bao giờ trở lại

Bây giờ chúng tôi đang đại dương ngoài.
Tôi tự hỏi nếu bạn đã có thể cảm thấy tôi
Mỗi khi trái tim của tôi gọi ra cho bạn, Chloe
Tôi tự hỏi nếu bạn có thể cảm thấy trái tim tôi.

ĐỌC HUY ĐỨC-về ngoài sách

Từ một vài chuyện hậu trường của cuốn sách sẽ vẽ ra được chân dung tác giả Bên thắng cuộc. 
*** HĐ viết đã gửi bản thảo đến một vài nhà xuất bản trong nước (tháng 11) nhưng không nơi nào dám in. Hiểu theo một cách nào đó, việc không xuất bản công khai trước ở trong nước là một việc chẳng đặng đừng.
Cứ cho HĐ là VIP, đại VIP đi, tức vài NXB đó phải gác hết các cuốn đang xếp hàng chờ giấy phép lại để đọc HĐ thì với, 500 trang in- quãng gấp rưỡi từng đó trang nếu là dạng bản thảo, lại liên quan đến rất nhiều cứ liệu lẫn nhân vật lịch sử đang sống, có biên tập viên tài thánh nào thẩm định kịp trong một tháng (tính đến ngày phát hành online chính thức) để mà trả lời HĐ, có in hay không.
*** Rất ít không có nghĩa không ai biết, chuyện HĐ nhờ sứ quán Mỹ - cụ thể là tham tán chính trị - chuyển bản thảo về nước và sứ chuyển thẳng cho...tuyên giáo trung ương, nhưng lại không kèm theo bất cứ lời gửi gắm nào.
Hành động này của sứ, tương tự như một vài trường hợp trước đó,  linh mục Nguyễn Văn Lý chảng hạn,  mang thông điệp nước Mỹ không hoan nghênh các nhân vật này trú ngụ nhưng sẽ bảo trợ (bằng thông cáo tuyên bố mồm) khi họ gặp sự cố với chính quyền tại bản quốc.
*** Sinh thời, cụ Võ Văn Kiệt có ý viết hồi kí. Cụ đã gọi Tâm Chánh (cố TBT SG tiếp thị-he he), khi ấy còn ở Tuổi trẻ và chuyên trách đưa tin hoạt động của quan đầu tỉnh Trương Tấn Sang, tới đặt hàng. Chánh đã thoái thác bằng cách giới thiệu HĐ với cụ.
Phần lớn các cuộc gặp gỡ với các VIP, thậm chí vào cả tàng thư công an của HĐ, là nhân danh việc viết cuốn hồi kí này.
Ông cụ mất, sách  chửa thấy đâu và lúc này nếu có ra, sẽ vấp phải chuyện bản quyền. Tức phải được sự đồng ý của bà Phan Lương Cầm mới được phép xuất bản.
Beo là người đầu tiên báo cho HĐ biết tin cụ Kiệt mất, chừng 20 phút sau khi cụ đi tại Singapore. Một chi tiết rất vặt nhưng cho thấy mối quan hệ của HĐ và bà Cầm ra sao và nó giải thích được thái độ đầy thành kiến của HĐ mỗi khi viết về bà trong cuốn sách.

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

TẬN THẾ SỚM- edit

*** Chiều, một thằng người Nigeria chơi nguyên bộ hồ sơ giả để làm thẻ xanh, bị Gái đẹp phát hiện đã rút dao ra đe doa.
3 phút sau bảo vệ với súng mới còng được nó và 5 phút sau cảnh sát đến lôi nó đi.
Tất cả đồng nghiệp Mỹ chui xuống gầm bàn trốn sau đó khóc nức nở với nhau. Gái đẹp thì không dù 7 giờ tối về tới nhà, mặt vẫn còn xanh tái.
Từ sáng, mắt  máy liên tục. Hôm nay, với mình đã là ngày tận thế.

*** Tác giả Trần Bình Nam viết trên BBC về vụ 20 thiên thần dưới 6 tuổi bị bắn ở Newtown.
Để gây ra một vụ giết người tập thể cần tối thiểu hai yếu tố: (1) súng đạn và (2) người bấm cò. Luật có thể hạn chế yếu tố thứ nhất, nhưng luật không ảnh hưởng gì đến yếu tố thứ hai. Yếu tố thứ hai thuộc phạm trù đạo đức, luân lý, lối sống và giáo dục gia đình.
Người bấm cò giết người vô tội vạ là một sinh vật bệnh hoạn tâm thần và tha hóa. Bệnh tâm thần là một tai họa cho từng cá nhân hoặc gia đình, nhưng tha hóa là do đời sống đạo đức xã hội, phương tiện vật chất và giáo dục.
*** Những vị đang an toạ với New York Times, Fox News hay BBC cứ nhân những dịp này mà chỉ tay năm ngón súng đạn, đạo đức với xã hội sa đoạ. Mấy ai nghĩ tới chuyện đây chỉ đơn giản là act of mad men. Newtown của Connecticut ko phải là Harlem  hay quận ổ chuột Sài Gòn. Mức lương trung bình hằng năm 100k, đây là nơi giấc mơ đổi đời trở thành hiện thực, nơi bố mẹ cho con cái ăn no mặc ấm, nơi mẹ chúc các con ngủ ngon buổi tối và bố chào các con đi làm buổi sáng. Nếu thảm hoạ Newtown là lỗi của  giáo dục tha hoá hay những luật lệ phi nhân thì  thế giới ta đang sống, bất kể quốc gia nào, cũng đều đang trong cứt cả.
Tận thế tới với mỗi người ở mỗi thời điểm và hình thức khác nhau. Chả cần thiên thạch rơi hay động đất, cầm súng hay cầm dao, đôi khi tận thế chỉ là một thằng điên chĩa vũ khí vào con mình.

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

lợi ích nhóm

Beo từng khó chịu Ở ĐÂY về lợi ích nhóm. Cứ mỗi lần thấy quan nha  cùng với đội quân tăng âm loa loa về lợi ích nhóm chỉ muốn chửi bậy. Bài của bác Quang A  đọc rất đã, copy về làm tư liệu.

Sao lại chống nhóm lợi ích?

          
Chống cuộc sống ư? Có sự lạ đời ở Việt Nam là, hễ có một vị lãnh đạo to nào đó,
hay một người có uy tín nào đó, phát ra một thông điệp gì đó với một khái niệm
“mới” thì truyền thông ào ào “ăn theo”, giới trí thức không chịu động não để
phân tích và ủng hộ hay phản bác với lý lẽ, nên nghiễm nhiên cái khái niệm
“mới” ấy được phổ biến rộng rãi dẫu bản thân nó có thể hết sức méo mó thậm chí
sai hoàn toàn. Sự áp đặt khái niệm, tư duy vẫn còn quá nặng nề trong đời sống
chính trị, kinh tế và xã hội.


          Khái niệm
“xã hội hóa” nêu trong các chính sách của Đảng Cộng Sản và Nhà nước Việt Nam là
khái niệm như vậy. Nó ngược lại hoàn toàn với quan niệm Marxist về “xã hội hóa”
mà những người cộng sản đã dùng trước kia, chẳng là sự “sáng tạo” nào cả mà chỉ
gây lẫn lộn và nhiều tác hại cho sự phát triển đất nước.


Nhóm lợi ích cũng vậy.


          Mỗi người
đều có lợi ích của mình và các lợi ích đó chi phối hoạt động của họ. Lợi ích
không chỉ là lợi ích kinh tế. Những người có chung một tập hợp lợi ích nhất
định tạo thành một nhóm, gọi là nhóm lợi ích. Đấy là cách hiểu thông thường. Và
theo cách hiểu ấy, nhóm lợi ích không gắn với giá trị (tốt-xấu, đạo đức-phi đạo
đức).


          Đảng cộng
sản Việt Nam là một nhóm lợi ích lớn ở Việt Nam hiện nay. Tập thể những người
dân khiếu kiện về đất đai tạo thành một nhóm lợi ích. Giới lao động dệt may,
chẳng hạn, cũng tạo thành một nhóm lợi ích. Những người bảo vệ Vườn Quốc gia
Cát Tiên là một nhóm lợi ích. Đó chỉ là vài thí dụ.


         
Các nhóm lợi ích thường thúc đẩy hay vận động chính sách vì lợi ích của chính
nhóm mình. Đó là điều bình thường và chẳng có gì đáng trách cả, thậm chí phải
tạo điều kiện để cho các nhóm lợi ích tồn tại, phát triển, tạo môi trường cho
chúng thể hiện, tranh luận, phê phán và qua đó thúc đẩy các lợi ích chung phục
vụ cho sự phát triển đất nước.


          Xã hội
không thể tồn tại mà không có vô vàn các nhóm lợi ích. Các nhóm lợi ích và hoạt
động của chúng có thể chồng lấn lên nhau. Chúng có thể hợp tác với nhau và xung
đột với nhau. Xã hội tồn tại, phát triển hay suy đồi chính là do sự tương tác
của các nhóm lợi ích đó. Bóp nghẹt sự hoạt động của chúng đồng nghĩa với sự gây
méo mó các nhóm lợi ích, với sự suy đồi xã hội. Hoạt động lành mạnh của các
nhóm lợi ích, một phần quan trọng của hoạt động xã hội dân sự, thúc đẩy sự phát
triển xã hội.


          Trong vài
năm qua “nhóm lợi ích” ở Việt Nam được ngầm hiểu là các nhóm lợi ích chuyên làm
việc xấu, phi đạo đức, là các nhóm tìm mọi cách để kiếm đặc lợi bất chấp lợi
ích của các nhóm khác, bất chấp lợi ích công cộng. Thí dụ nhóm các chủ doanh
nghiệp câu kết với chính quyền để trục lợi trong kiếm các hợp đồng của nhà nước
hay trong việc tước đoạt đất đai của người dân nhưng lại nhân danh vì “sự phát
triển kinh tế xã hội”. Các nhóm đưa người thân cận của mình vào chính quyền để
thâu tóm quyền lực, để tham nhũng.


          Lẽ ra
phải gọi đích danh chúng và trừng trị chúng theo pháp luật hiện hành. Lẽ ra
phải gọi chúng là bọn tham nhũng, là các băng nhóm, băng đảng, bọn mafia, là
nhóm trục lợi, hay nhẹ hơn là “nhóm đặc lợi” thì người ta lại gọi bừa là nhóm
lợi ích. Cách hiểu này gắn với giá trị, mà cụ thể là xấu, là phi đạo đức và vô
tình hay cố ý đánh đồng chúng với các nhóm lợi ích lành mạnh, hay thậm chí để
loại hẳn các nhóm lợi ích tốt. Hãy trả lại khái niệm nhóm lợi ích ý nghĩa thực
(không gắn với giá trị) của nó và gọi đúng tên sự vật, hiện tượng.


          Đánh tráo
khái niệm, “sáng tạo” ra các khái niệm chẳng giống ai, tạo ra sự tù mù trong
ngôn ngữ không chỉ không giữ được “sự trong sáng của tiếng Việt” mà còn phá
hoại sự trong sáng của tiếng Việt, gây cản trở cho sự phát triển của đất nước
nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế.


          Tại sao
lại có hiện tượng lẫn lộn đáng tiếc như vậy? Chỉ nêu vài nguyên nhân chính:


          Đó là thói
độc quyền tư duy, thói gia trưởng còn sót lại từ thời xa xưa và được đẩy lên
đỉnh điểm trong thời bao cấp vẫn đang và sẽ còn ảnh hưởng lớn nếu không kiên
quyết phá bỏ.


          Đó là sự
dối trá, sự không sòng phẳng, sự không dám chỉ đích danh cái xấu để che giấu sự
bất chính trong hoạt động của một số nhóm đặc lợi, nhất là các nhóm có quyền
lực.


          Đó cũng
có thể là sự ngộ nhận, hay sự nhầm lẫn về khái niệm. Song sự ngộ nhận và nhầm
lẫn sẽ nhanh chóng được sửa nếu có sự phản bác, tranh luận, phân tích một cách
công khai và xây dựng. Nhưng muốn vậy cần có tự do ngôn luận, tự do báo chí,
cần tôn trọng ý kiến của thiểu số và của mỗi cá nhân. Đáng tiếc chúng ta không
có môi trường như vậy.


          Đấu tranh
để dẹp bỏ các nguyên nhân trên là một cuộc đấu tranh liên tục, lâu dài và cần
sự tham gia của tất cả mọi người.


 Nguyễn Quang
A

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

ƯỚC LỄ KHÔNG GIÒ CHẢ

Không biết bao lần bị bản tin dự báo thời tiết ngày hôm qua lừa, ấy vậy vẫn đóng bộ dày cui  đến làng nghề giò chả cổ truyền Ước lễ, trong
một sáng vừa nóng vừa nồm, sờ đâu cũng rin rít âm ẩm.


Trước thuộc địa phận Quốc oai, Hà tây, giờ Ước lễ
nghiễm nhiên là Hà nội, suýt tí nữa có khi thành trung tâm thủ đô.


Một thôn làng điển hình của nông thôn miền Bắc, được
định phận bởi cái cổng làng cực đẹp.


Mình mê mẩn với những cái cổng nhà. Cái sang trọng cầu
kì trong thẩm mỹ của người quê, yêu không thể tưởng.



Thôn toàn người già, người trẻ đi làm ăn xa gần hết.
Yên bình đến mức cửa nẻo để toang hoang, vào chụp hình chán chê từ tấm giại
ngoài hè đến ban thờ  lộng lẫy hoành phi
câu đối sơn son thếp vàng, mới có một chú nhóc từ đâu chạy về thập thò bẽn lẽn
giả nhời các vị khách không mời. Đừng có mơ vào 
Ước lễ là sực nức hương mắm vị muối. Cả thôn giờ chỉ còn duy nhất 1 nhà
làm giò chả. Người làng mang bí quyết gia truyền đi khắp nước và phát đạt bằng
nghề cổ. Làng giàu lên từ chính những đại gia tha phương này.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
line-height:115%;
font-size:11.0pt;
font-family:"sans-serif";
}

-->

Nhà trẻ thôn, hoành tráng chưa.


Đài tưởng niệm liệt sĩ nơi cuối thôn.


Đường nội thôn tinh tươm xi măng, nồng nồng mùi phân
trâu bò. Con đường cổ hiếm hoi còn sót lại, gạch lát là vạ của trai khác xứ nộp mỗi khi muốn rinh một cô gái làng.


Mình đã lang thang ăn vạ nằm vật phải đến hàng
trăm  thôn làng suốt Nam-Trung-Bắc của
người Kinh bắc, Kinh nam, Khơ me, Mông, Thái...Ước lễ là nơi hiếm hoi có cả nhà
thờ và chùa trong thôn.



 


 


 


 


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
line-height:115%;
font-size:11.0pt;
font-family:"sans-serif";
}

-->

ĐỌC HUY ĐỨC –tiếp

Mình
đã comment  trên FB của Hà Cao:
hàng trăm chi tiết tương tự thế này trong cuốn sách, nhiều cái còn lộ liễu và ấu
trĩ hơn nữa kìa
.


Entry dưới đây copy từ Hà Cao và Hà Cao copy từ
zai xinh Bao
Anh Thai


Một người bạn tôi trích trên FB đoạn này: "Giữa
trưa 7-1-1979, khi nghe con rể là Giáo sư Hồ Ngọc Đại đánh thức báo tin, “Quân
ta đã vào Phnom Penh”, ông Lê Duẩn chỉ “ừ” rồi ngủ tiếp. Ông Hồ Ngọc Đại nói:
“Tôi rất ngạc nhiên. Khi nhận được điện thoại từ Cục Tác chiến tôi cũng không
ngờ chuyện long trời lở đất như thế mà ông vẫn ngủ”. Đưa đại quân đến thủ đô
một quốc gia khác tưởng nhẹ tựa giấc ngủ trưa của một đấng quân vương nhưng
phải mười năm sau Quân đội Việt Nam mới rút được chân ra khỏi đó.
Tôi trả lời bạn tôi như thế này: "Đây là một ví dụ về cách đưa sự kiện với
dụng ý chủ quan nhằm bóp méo sự thực của tác giả. Hồ Ngọc Đại tuy là con rể của
ông Lê Duẩn nhưng chưa bao giờ làm trong bộ tổng tham mưu hay cơ quan tình báo
quân đội. Khi ông ta, một người ngoài quân đội báo cho Lê Duẩn tin đó thì thực
tế Lê Duẩn đã biết từ rất lâu. Việc quân đội tiến vào một thành phố không phải
là một hành động bất chợt theo kiểu nghe tin tháp đôi ở Mỹ sụp đổ. Mọi diễn
biến của việc tiến quân, áp sát thành phố cũng như các thông tin tình báo về lực
lượng phòng thủ đều được báo từ trước cho ông Duẩn. Và thực tế là mọi người
trong bộ tổng tham mưu đều biết là Phnompenh bị bỏ ngỏ. Quân Khơ-mẻ đỏ không có
ý định tử chiến ở đó. Việc xác định Phnompenh bị bỏ ngỏ được biết từ trước khi
Hồ Ngọc Đại biết được là bộ đội tiến đến gần thành phố - chứ đừng nói là thời
điểm ông ta tin đã chiếm được thành phố. Cách trích dẫn nguồn bằng cách nhấn
vào những chi tiết rõ ràng là không liên quan (nhưng có lợi cho dụng ý của tác
giả) như con rể của Lê Duẩn khiến cho cuốn sách mất tính khách quan mà lịch sử
đòi hỏi phải có."
Ngoài ra, tôi xin thêm vào ở đây như thế này:
Anh Huy Đức ám chỉ rằng việc phải mười năm sau quân đội Việt Nam mới rút là cái
giá quá lớn. Nhưng thực tế lịch sử cho thấy, các cuộc chiến tranh du kích
thường kéo rất dài và cái giá phải trả không bao giờ nhỏ. Người Pháp mất 9 năm
ở Việt Nam rồi phải rút lui trong thất bại. Người Mỹ cũng mất gần 20 năm từ khi
ủng hộ trực tiếp ông Diệm tới năm 1975 với một kết cục bại trận. Ở Iraq và
Apghanistan, nước Mỹ, sau 10 năm cũng đang rút ra và chúng ta không hề biết các
chính phủ đó có đứng vững sau khi người Mỹ ra đi hay không. Ở Apghanistan,
người Nga rút đi sau 10 năm đánh nhau và chỉ 2 năm sau đó Taliban treo cổ vị
tổng thống do Nga dựng lên.
Cuộc chiến tranh du kích giữa Palestine và Israel đã bắt đầu từ hơn 30 năm
trước và tới bây giờ không ai trong số chúng ta có thể chắc được trước khi nhắm
mắt, chúng ta thấy được hai bên tham chiến sống hoà thuận với nhau.
Thực tế của 10 năm ở Campuchia là đất nước ta kiệt quệ về kinh tế, và rất nhiều
máu đã đổ. Tuy nhiên, thành quả của những hy sinh đó là ngày nay các lãnh đạo
của Khơ-me đỏ bị toà án quốc tế xét xử ngay tại Phnom Penh. Người Việt Nam hoàn
toàn có thể yên tâm đi lại trên đất Campuchia và ngược lại.
Quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia có những lúc không như ý - ví dụ như chuyện
Campuchia cố tình không đề cập tới vấn đề Biển Đông trong cuộc họp gần đây của
ASEAN. Tuy nhiên điều đó thể hiện rõ nhất thiện ý của Việt Nam là chúng ta
không cố gắng dựng nên một chính phủ bù nhìn ở Campuchia và ta tôn trọng ý chí
tự quyết của họ.

Bình Thanh Hồ Cuốn
sách này thể hiện sự khôn khéo của tác giả khi đã lồng ghép những đoạn
trích dẫn vào những chỗ "phù hợp". Khả năng tổng quan tư liệu thật đáng
nể. Tuy nhiên cách định hướng cho người đọc theo ý đồ tác giả vẫn bị
lộ. Câu chuyện đc trích dẫn trong stt trên khi đặt vào các bình luận của
tác giả đã mang 1 màu sắc khác hẳn khi mình đc nghe cách ông già kể
lại.
(theo mình biết bác ni là cháu ngọai cụ Lê Duẩn, con của giáo sư Hồ Ngọc Đại)



 


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
line-height:115%;
font-size:11.0pt;
font-family:"sans-serif";
}

-->

TIN HAY KHÔNG, TÙY

***


90 triệu dân, từ nứt mắt tới cận kề đài hóa thân Hoàn
vũ, sẽ xơi hết 180 nghìn tỷ hàng hóa trong gần chục ngày Tết âm.


Ai giỏi tóan chia hộ phát, ăn Tết khủng thế mà cứ
gào lên kinh tế khó khăn suy thoái, là thế lào?


Bằng chứng  đây:
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/180000-ty-dong-hang-hoa-phuc-vu-tet-quy-ty-674775.htm.


***


Link đây  http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/100928/tieng-ha-noi-se-bien-mat-vi-nguoi-giup-viec-.html


Chưa bàn đến chuyện xúc phạm nhân phẩm người khác bằng
cách miệt thị giọng địa phương, riêng nhận xét thế này đích thị đây là con mẹ
đang nhà quê hóa  dân HN cấp tiến sĩ: Một người Hà Nội với giọng nói chuẩn về âm điệu, âm lượng vừa
đủ, phát âm tròn vành, rõ tiếng, thanh, ngọt mà trong, nghe như rót mật vào tai.


Nhân danh ½ dòng máu dân Hà lội,
Beo phán thế này: giọng HN không hề tròn vành rõ tiếng bởi không phân biệt các
phụ âm ch-tr, s-x...và không hẳn
rót mật vào tai, ngược lại đằng khác, khí chua ngoa (xét về ngữ âm) vì hầu hết có giọng
kim, rất hiếm gặp người giọng thổ, đặc biệt giới nữ.


Viết đến đây mới nhớ ra, suốt từ
54 tới giờ duy nhất (không có nhì) quan đầu tỉnh Thủ đô Trần Duy Hưng  nói giọng
HN chuẩn. Nguyên thập kỉ đổ lại đây đậm đà bản sắc Hoa thanh giái. Nhắc cho nhớ, dân Đông anh không phải giọng HN đâu đấy, vì ngọng níu
ngọng nô. Chuẩn HN chỉ xoay quanh bán kính chừng 5 cây số nếu lấy Hồ Gươm làm
tâm điểm.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
line-height:115%;
font-size:11.0pt;
font-family:"sans-serif";
}

-->

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

ĐỌC HUY ĐỨC

<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
line-height:115%;
font-size:11.0pt;font-family:"sans-serif";
}

-->

Có bạn nhắn tin, chuyện Quang Thông dơ dáy thế mi viết
làm chi. Yên tâm, Beo kể chuyện Quang Thông nhưng không chỉ nói về một loài
lươn trạch. Có điều bạn nói đúng, quá nhiều thứ hay ho đang diễn ra, chuyện QT
để mai, nếu u ám,  biên tiếp.


Vừa đọc xong cuốn của HĐ. Gạch đầu dòng ra đây mấy
điều ghi nhớ, viết cửn thựn sau.


1. Gần một nửa cuốn sách, tức hai phần Miền nam giải
phóng và kỉ nguyên Lê Duẩn hoàn toàn có thể in trong nước vì hầu hết tập hợp lại
các tư liệu đã xuất bản. Những tư liệu lấy từ hải ngoại cũng có thể hợp pháp
hóa ngon.


Chiến tranh đã qua đi gần 40 năm, đủ dài để người ta
chiêm nghiệm lại lịch sử, trong khi tác giả vẫn chỉ chọn chỗ đứng ở góc độ nhà
báo (lại không chứng kiến trực tiếp) để cung
cấp thông tin.
Sự kiện 30/4 cùng những năm đầu giải phóng tư liệu nhiều và
phong phú đến độ muốn làm mới, nhuận sắc nó, chỉ có cách duy nhất là buộc phải bày tỏ nhãn quan của chính tác
giả. Nói đơn giản, phải đứng ở góc độ nhà viết sử chứ không phải là anh nhà báo
chạy vòng vòng quanh sự kiện, nhãn tiền
cái gì tả kể cái nấy. Trong trường hợp cụ thể, HĐ lại phải thông qua vài nấc lớp
trung gian. Sự thiếu hấp dẫn còn thể hiện ở chỗ tư liệu tràng giang dàn trải,
không biết đọc sách in ra sao chứ sách online, rất khó tóm lược được ý chính của
sự kiện.


Trong những cây bút sử (đang viết) hiện nay, mình rất
thích Tạ Chí Đại Trường ở sự khoái hoạt, ung dung tự tại và hai ông (một không
chuyên) ở sự cực đoan triệt để là Trương Nhân Tuấn và Bùi Thiết. Chữ cực đoan ở
đây phải hiểu theo nghĩa tích cực trong khoa học.


2. May hơn khôn. Nếu không bị rắc rối về bản quyền, hai
phần sau có lẽ đã thành một cuốn hồi kí 
Võ Văn Kiệt riêng.


Tuy tác giả viết rằng những câu chuyện riêng tư đôi khi cũng giúp làm sáng tỏ phần nào lịch sử,
nhất là những tình huống cá nhân liên quan đến các quyết định làm thay đổi lịch
sử
. Vậy nhưng mình phải cố gắng lắm lắm mới đọc hết được phần này bởi trong
khối tư liệu đồ sộ, tác giả luẩn quẩn, bùng nhùng mãi không thể thoát ra được những câu chuyện riêng tư hay tình huống cá nhân, để cho người đọc tự  thấy được phần
nào lịch sử
trong đó.


Trùm phủ lên cả dấu ấn Nguyễn Văn Linh hay tam nhân
Mười- Anh- Kiệt là những đánh giá nhìn nhận đầy thành kiến với Nguyễn Văn Linh.
Đặt trong bối cảnh tiểu sử Võ Văn Kiệt thì được nhưng khi đưa vào cuốn sách
này, nó trở nên không đáng tin bất chấp cứ liệu lịch sử có chính xác đến đâu.


3. Lịch sử cách mạng Việt nam chỉ có một nhà lí luận
duy nhất là cụ Trường Chinh.


Nếu ví đổi mới như một ngôi nhà thì Cụ là người đặt
nền móng, kiến trúc sư  là ông Trần Xuân Bách- tuy nhiên ông Bách chưa
kịp hoàn thành bản vẽ nên những đời thợ
xây
sau đó, phải vừa xây vừa thiết kế và ngôi nhà  nó ra hình dạng như bây giờ. Không phủ nhận công
lao của các thợ xây này, nhưng nói gì
thì nói, họ chỉ là những người xử lí tình
huống
giỏi.


Vai trò của Trần Xuân Bách  đối với đổi mới mà chỉ nhấn vào mỗi vụ đa nguyên là phiến diện.


4. Nhân văn giai phẩm là cuộc cách mạng về ý thức hệ
rất thành công của Đảng cộng sản. Những hoan ca của một thời được văn nghệ sĩ viết nên từ nhận thức chân thành và tinh thần tự nguyện.  Chiến thắng của cuộc chiến tranh thần thánh
không thể phủ nhận công đầu của ngành văn hóa tuyên truyền. Hãy hình dung, miền
Bắc những năm ấy hết nhạc não tình đến thơ phản chiến...lịch sử sẽ đi đến đâu.

Ngược lại, Những việc cần làm ngay hay bản Đề dẫn của thời Nguyên Ngọc, đã đủ thời gian để đánh giá là một sự thất bại sâu sắc khi Đảng cởi trói cho văn nghệ sĩ mà không định tính được rằng, không còn nữa những con-chim-thông-thái,  có khả năng dẫn dắt cả đàn đi tìm nơi xuân sang ấm áp.  Thay vào đó,  cởi trói rồi không biết bay đi đâu nên cả đàn  tán loạn bốn phương. Hiện trạng văn nghệ và báo chí bét nhè chè thiu như hiện nay, một trong những nguyên nhân khởi nguồn từ đó.


Viết dưới giác độ chính trị mà sao y bản chính từ dân văn nghệ, nên phần này HĐ viết vừa mòn vừa
thấp.


Trong lịch sử của mình, đảng cộng sản có 3 cuộc cách
mạng thuộc về ý thức hệ như thế: Cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm và Cải
tạo tư sản. Tính bền vững của thành công  ngắn dần, cuộc sau ngắn hơn cuộc trước.


5. Hai phần sau cuốn sách chắc chắn rất hợp khẩu vị
của cư dân mạng hiện nay. Nhiều chuyện cung cấm và không cần mấy động não khi đọc.


6. Mình phát hiện mấy cái nick trên vài diễn đàn có
tiếng  nhiều chất xám, hóa ra chưa từng mua
sách mạng. Và, cái này mới kinh, công khai hồn nhiên chỉ nhau cách ăn cắp.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
line-height:115%;
font-size:11.0pt;font-family:"sans-serif";
}

-->

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

QUANG THÔNG ĐÁNH VÕNG BA-TƯ RA SAO?

Quang Thông-Tổng biên tập báo Thanh niên. Thanh thiên thế cho bạch nhật.


Từ câu chuyện cụ thể của bạn Beo trước.


Phước bẩy mươi đời cho  zai Zum lẫn cả sở Văn thể du Sàigòn, bạn Beo không cố đấm ăn xôi thua đủ gì nữa chứ Beo kiện (củ khoai) thì cũng mệt với Beo. Chả đùa.


Trong tất cả các cuộc họp kiểm điểm thị Beo để dẫn tới quyết định cách cái chức Beo rũ bỏ từ trước đó, chả có cuộc nào liên quan đến vấn đề tài chính, toàn xoay quanh lốc lếch.


Việc thanh tra báo, chính Beo là người đưa ra đề nghị, với mục đích...xin tiền từ ngân sách, trong cuộc họp với chừng  sáu bẩy ban ngành tài chính, nội chính, tuyên giáo...tại UB, do phó CT Hứa Ngọc Thuận chủ trì. Bản kết luận thanh tra sau đó được sở này trưng ra để việc kết tội thị Beo nhạt hẳn  lí do lốc lếch, he he, bản báo cũng như thị Beo chưa hề được giải trình và đương nhiên chưa chấp nhận. Thậm chí ngay cả khi kết luận rồi còn tiếp tục được  khiếu nại. Ấy là luật định thế.


Đang biên

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

MẦN CÁCH MẠNG!!!








Chép từ nhà http://dg0000.blogspot.com/2012/12/man-cach-mang.html#comment-form.
bên ấy vui hơn nhiều












Em ngồi trong song
sắt,
Anh ngồi ngoài song
sắt;
Kính anh che kín mặt


Râu cũng  che kín mặt


Mần cách mạng tởm thật!!!



















Đầu cuốn cái khăn
trắng


Đùi diện quần đùi
đỏ


Em đứng cùng con
chó


Hô địt mẹ chúng
nó!!!


















Bà muốn sắm thanh kiếm nhựa, cưỡi con tàu giấy, cầu cho thầy Khựa nó đánh nó. Đứa nào không cầu cùng bà,  đứa đó ăn máu lồn bà!!!!



















Hehe quả này thì
vãi đái, bình không nổi!!!

















Sữa cách mạng.


















A nô, a nô, em nà
phóng viên, em lói thật em nà phóng viên, em yêu nghề, hông hẳn em xuống đường
để biểu tềnh chống Tầu khựa, mà nà em yêu nghề!!!
















đời cách mệnh từ khi tôi đã hiểu, dấn thân vô là ipad hàng ngày...

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

BUỒN HAY VUI, ANH ?

 Tin bác Lữ Ngọc Cư, chủ tịch
Đắc lắc bị mất chức không có gì mới. Chỉ xót khi không thấy ai có một nhời về
những gì bác ấy đã làm cho Đắc lắc, trong suốt thời gian ngụ cư tại đây.


(Mình in nghiêng chữ ngụ cư có hàm ý, khỏi giải thích bởi ai
sống xứ này đương nhiên phải hiểu. Bác dân Bình Định).


Bỏ qua đoạn đời quan trọng,
lừng lẫy  nhất bác tham gia  chỉ đạo dẹp tan  tổ chức phản động funro, chỉ dẫn chứng một
việc mà mình tỏ tường thời bác làm quan đầu tỉnh.


Cùng điều kiện thổ nhưỡng,
trong khi càphê Brazil
cho năng xuất từ 8 đến 15 tấn/ha, thì  càphê
Tây nguyên 2-4 tấn. Bí kíp năng xuất
của brazil nằm ở công nghệ của người Israel (việc chênh lệch con số từ 8 đến 15
tấn phụ thuộc vào gói chất xám Israel mà 
người Brazil mua).


Bác Cư mê công nghệ này lắm
và tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp làm càphê trên địa bàn tỉnh tiếp
cận.

Hẳn nhiên sẽ có bạn ngạc nhiên,  lãnh đạo tâm thần à  mà không ủng hộ?

Đời sống có những thắc mắc đúng không thể tả được và những câu giải đáp, không thể nào tin nổi. Nhưng thực tế lại đã và đang vận hành đúng theo những điều không thể tin nổi  chứ không theo logic của những thắc mắc kia.


Con người ngoài đời thường
rất chất phác, theo nghĩa nguyên thủy nhất của từ này, lại có những suy nghĩ vượt
xa những toan tính tiểu nông. Cái dở nhất
của bác là  muốn biến suy nghĩ ấy
thành hiện thực.


Thế, bảo có xót không.


Bức hình này có ý nghĩa đặc
biệt. Nó chụp đúng vào thời khắc bác vừa nghe xong cú điện thoại thông báo
quyết định của Trung ương: không dùng bác nữa. Ở góc độ nào đó cũng có thể nói,
mình là người đầu tiên nghe chuyện  trước khi ra công khai  hơn một tháng sau.


đính chính: Bác Cư người Quảng Ngãi




<!--[if !mso]>

st10003a*{}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

ĐÃ BẢO LÀ NĂM VẬN THÁNG HẠN MÀ LẠI!

Sát
trại rắn Đồng tâm-Mỹ tho có một ngôi chùa cổ, lâu
nay chỉ mê mải với Vĩnh Tràng mà không biết đến. Tên
đầy đủ là chùa Linh thứu sắc tứ, dân gọi tắt Sắc
tứ.


Tương
truyền ban đầu chùa chỉ là một cái am nhỏ bằng tre
lá do bọn trẻ trâu lập nên, vậy  có tên Mục
Đồng. Năm 1722, một nhà sư từ miền Trung vào tên 
Nguyễn Phước Chánh, pháp hiệu Nguyệt Hiện đến trụ
trì. Sư ông, sau khi xem xét thế đất cho rằng chùa
được dựng trên long mạch, ắt có  đế vương
đến ngự bèn đổi tên chùa là Long Tuyền Tự, tức là
Chùa Suối Rồng.


Sau
khi Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh bại tại đoạn
Sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (1785), ông đã
bỏ thuyền lên bờ chạy trốn. Bị truy đuổi, ông chạy
vào Long Tuyền Tự, chui vào trong chiếc chuông đồng
lánh nạn. Linh hiển thay, nhện đột nhiên giăng phủ đầy
chuông.


Năm
1802, sau khi dẹp được nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi
lấy hiệu Gia Long. Năm 1811, vua Gia Long ra sắc chỉ đặt
lại tên chùa là Long Nguyên Tự tức  Chùa Bãi Rồng.
Năm 1841, Vua Thiệu Trị cho đổi tên  thành Linh Thứu
Tự, chữ Linh Thứu là tên một hòn núi mà Đức Phật
thường thuyết pháp khi xưa
bên Ấn độ và bạn Beo đã bò lên tận
đỉnh.


Sắc
tứ hiện do ni trụ trì. Chiếc chuông đồng sau một thời
gian dài bị đánh cắp đã được chuộc lại. Không
biết có phải do cái tên nhạy cảm Gia Long hay không mà
Sắc tứ không được đầu tư hoành tráng mỹ miều bằng
Vĩnh tràng- một ngôi chùa khác cũng thuộc địa phận Mỹ
tho cách đó chừng non chục cây, dù so ra bề dày huyền
thuyết Sắc tứ có phần hơn hẳn.




máy
quỷ quái ko up được hình, từ từ kể tiếp

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

TỔNG BIÊN TẬP BÁO THANH NIÊN, VÔ BEO BẢO

 Định CHỈ CHỌC cho
Quang Thông để làm tin nóng sốt trên Thanh niên, chợt nghĩ rõ rỗi hơi, bạn ý
được huấn thị phải làm tốt công đoạn được phân công trong dây chuyền tấn công một vài đồng nghiệp dám thần tượng đồng chí Ích xờ kĩ càng thía,
cần gì một con thất nghiệp như Beo làm tai mắt hộ.


Bài bản với đồng chí Nhung
này, chả khác milimét nào với bạn Beo. Và còn hai bạn nữa, cho đến kì cuốc hội
2013 bỏ phiếu tín nhiệm xong, dây chuyền
mới ngừng.


Nghiệm xem, Beo có đúng ko
nhé.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;font-family:"Times New Roman";
}

-->

BẦU BÁN 2012. edit hoàn chỉnh


NHÂN VẬT CỦA NĂM 2012, BEO TRAO CHO ÔNG NGÀN CÂN NAY CÒN CÓ NICK ĐỒNG CHÍ ÍCH XỜ.

Gần như suốt năm, khi các nhân vật khác chăm chỉ rao giảng đạo đức (mình) kinh với dăm cái loa phóng thanh chí thiết kè kè, mở hết cỡ thợ mộc volume, thì Nghìn cân lẳng lặng vật lộn gồng gánh tuốt tuột từ kinh bang tế thế tới mấy mợ ăn vạ già mồm lê la Tiên lãng lê lết Văn giang.

Cái được lớn nhất về kinh tế năm 2012 chính là sản phẩm toàn ngành nông-lâm-ngư xuất được gần 27 tỷ Obama (năm 2011 là 25 tỷ).

Beo khoái cái chỉ số này nhất cũng có lí do. Beo từng chỉ bảo, ở cái xứ cắm cây gì, thả con gì xuống cũng phát ngần ngật xuất cả thế giới ăn nhậu nhòe, vậy mà không chuyên tâm chuyên chú vào nó, 30 năm vẫn mơ mộng phất ở công nghiệp, những chỗ sờ đến đâu cũng yếu và thiếu, từ điều kiện thiên nhiên, vật chất lẫn con người, nhất là con người.

Cái được lớn nhất về đối ngoại là đưa Cát dài Cát vàng vào luật biển (khí tréo ngoe nhưng khỏi diễn giải) và à ơi hai chú em Lào-Căm bớt lóa mắt trước bả phú quý của anh nhớn Tàu khựa.

Bên lề thượng đỉnh Asean tại Campuchia tháng trước, Nghìn cân làm được ối chuyện chả thấy loa phóng thanh nào rè rè tý cho thần dân nước  Tân Đại ngu  biết. Ví dụ như cuộc gặp với Obama rút được khoảng cách rất dài cho  Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), vốn lằng nhằng lâu nay.
Hay như việc ép được bạn Căm đưa vài hàng Biển Đông vào thông cáo chung kết thúc hội nghị, không phải giai Phi như  dư luận được định hướng, quyết liệt nhất chính từ Nghìn cân. Dững Nghìn cân, sao không nặng kí.

Tuy nhiên, Thị Beo tôn vinh 2012 cho Nghìn cân lại phụ thuộc vào các tiêu chí rất chi liền bà của mình.
Việc kiềm chế  lạm phát xuống con số đẹp như mơ hay  chấn chỉnh hệ thống ngân hàng này nọ, Beo không quan tâm bằng việc, Nghìn cân lấy chuyện dân chuyện nước làm trọng, quyết không bỏ mẩu thời gian nào phí phạm cho việc đáp trả những chỉ trích mạt sát, dù nó tràn ngập trên các phương
tiện truyền thông và cái này mới quan trọng, nếu muốn, Nghìn cân hoàn toàn có thể …lập lại trật tự của các thể loại  phóng thanh ấy trong vòng 20 phút.

Hỏi có hạng đàn bà nào, không thần tượng những khí chất trượng phu của anh Hai Nam bộ như thế.

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

ĐANG CHUYỂN NHÀ

BLOG BEO SẼ DỌN ĐẾN NHÀ MỚI BEO.BLOGSPOT.COM.
từ giờ đến khi dọn xong cứ tạm ở cái nhà nát già hú này cái đã

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

BEO: XÓA BLOG HAY CÁCH CHỨC ? tiếp



(Phải
nói ngoài lề một câu, các ban bệ nhà ta đọc blog Beo
thông qua các bản in ra giấy của cấp dưới).


Tháng
10/2012. Phó ban tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỉ mang
một xấp bài viết, kèm theo chỉ thị từ Hà nội, lần
này phải cách chức khai trừ Đảng Beo bằng được.


Ông
Hứa Ngọc Thuận-Phó chủ tịch UB và zai Zum (Nguyễn Thành
Rum- giám đốc sở chủ quản) đã thuyết phục
Beo bằng tình cảm, xóa blog, để qua kiểm điểm TW 4 rồi tính. Sở TT-TT (bằng văn bản) yêu
cầu xóa chừng gần hai chục bài viết có nội dung bảo
vệ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và một vài thành viên
chính phủ khác như Nguyễn Thiện Nhân, Đinh La Thăng...


Lại
nói ngoài lề, có lẽ việc luôn luôn đi ngược ý kiến
số đông của Beo khiến cho những đồn đoán Beo viết
theo chỉ thị từ phe phái nào đó thêm phần trọng lượng.
Ko thuộc chủ đề entry này nên gác lại sau đã.


Liên
tục, cấp tập các cuộc họp kiểm điểm kể cả ngoài
giờ hành chính (18h) tại hai sở để ép buộc xóa blog Beo. Beo thừa
biết rằng, đó chỉ là các bước thủ tục để hợp
thức hóa chỉ thị từ Hà nội. Bởi tại tất cả các
cuộc họp này, không một ai chứng minh được Beo tiết
lộ bí mật quốc gia hay chống Đảng, chống chính phủ
trên blog (quân lề chái, rân trủ đọc tới đây chắc
cười như nghé). Lộ liễu nhất là ngày 13/11 sở TT-TT
khẳng định bằng văn bản (Beo được phép có) những
nhận định trên kia là từ các trang mạng khác không phải
của mình, cụ thể là trang...he he hi hi ha ha, Quan làm báo.


Trong
quyết định cách chức Beo, sở chủ quản lại viện dẫn
ra một văn bản khác, Beo ko được biết-dĩ nhiên, cũng
sở TT-TT kí trước đó tới 13 ngày, 30/10, nội dung trái ngược hoàn toàn: Quan
làm báo muôn năm.


Tuy
đã chính thức gửi giấy báo nghỉ việc nhưng lịch hẹn
với khách hàng từ trước, chú em mới lên chưa biết ất
giáp mô tê gì, Beo vẫn tiếp tục đi miền Trung, hỗ trợ
báo thu hồi công nợ và kiếm tí tiền cho năm 2013. Khổ
thân zai Zum. Có lẽ tưởng Beo ra Hà nội chạy chọt thẽ
thọt hay nếu Beo ở nhà mà không chịu nh
ân quyết định  nên cuống quýt cùng trong ngày 4/12, vừa kí vừa tổ
chức thông báo quyết định cách chức tới tòa soạn người không còn cả chức lẫn không còn là quân của mình.
Zai này còn lệnh thất nhân ác đức khác (
)tòa soạn phải
đăng quyết định  lên mặt báo Thể thao vào ngày
hôm sau.


Theo
băng ghi âm, trước sự phản ứng dữ dội của tất cả tòa soạn có mặt hôm mùng 4, đại diện
Sở đã phải thanh minh rằng: lệnh từ cấp trên ép
xuống buộc phải thi hành.

BEO: XÓA BLOG HAY CÁCH CHỨC ?

Trong
entry Chơi không đẹp, Beo bảo blogger Trương Duy Nhất thế
này: Bạn chửi người ta tắt bếp thì cũng phải đủ
trách nhiệm và can đảm đối đầu với những cú phản
đòn.



sao Beo dám dạy đời người khác thế, câu trả lời rất
gọn, Beo đủ tư cách. Đơn cử như những vụ xoay quanh
blog Beo này.


Việc
đe dọa  xóa blog hay cách chức, không phải cho đến
năm 2012  mới đặt ra cho Beo và nó đến không chỉ từ
những người thừa hành cấp thấp.


Năm
2009, khi Beo quăng ra entry bom tấn sự thật (một phần rất
nhỏ) về thần tượng của netizen lúc bấy giờ Oshin Huy
Đức, Trương Tấn Sang-khi ấy là thường trực ban bí
thư- bên lề hội nghị TW, đã ra lệnh cho bí thư thành
ủy, phải cách chức ngay.


Đủ,
không thiếu khâu giải trình kiểm điểm lên bờ xuống
ruộng nào. Không thể bẻ lại các chứng cứ trưng ra để
ghép Beo tội vu khống bịa đặt, Ban bệ xuống nước,
tốt nhất đóng blog lại, chí ít viết nhẹ sự thật
đi, không có ân hạn lần nữa.


Nhẹ
sự thật
làm sao còn là Beo.


2012
thực tế là lần đe dọa cách chức thứ tư. Beo kể ra
đây vì nó tương tự như lần đầu, chỉ thị được
phát ra từ Trương Tấn Sang.



tình trùng hợp, chính Beo đã thông báo nghỉ việc, từ
trước đó 2 tháng, với cơ quan chủ quản.


đang
biên

BOB CARD SẼ PHIÊN ÂM RA SAO?

COPY TỪ MINH VU. CÂU HỎI TRÊN TỰA COPY TỪ MỘT COMMENT

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

HÓT GƠ BEO- kì 2

Zai Zum hôm nay phát ngôn
trên trang 2 báo Thanh niên. Vừa bịa đặt chuyện Thị Beo vi phạm quản lí hành
chính vừa phạm cơ bản về luật lao động. Có mấy dòng thế mà đã 2 cái sai to đoành đủ biết trình còi ra sao.


Chính vì phát ngôn này nên
Thị Beo ham hãm cái sự sung sướng là đăng 
toàn văn bản thông báo chấm dứt sinh hoạt Đảng, xem các zai còn bi bô gì
tiếp, táng lại luôn một thể cho gọn.


Cái xấu, cái đê tiện là đối
phó dễ nhất. Chửi vài câu xả xì chét, quên ngay sau 5 phút.


Điều Beo sợ nhất chính là
người tử tế, người tốt. Lúc nào trong lòng mình cũng canh cánh như đang mang nợ,
món nợ mà suốt cuộc đời này không có khả năng trả.


Chị kưng. Nổi quá lun hihi...vậy cho khỏe chị ạ, mấy
năm nay cực quá, tới lúc nhàn hạ bản thân đi. Rảnh sms em một phát là có mặt
nha chị. Cô gái Đồ Long


Chia buồn với chị. Thực lòng mà nói tôi rất kính nể
chị. Bác sĩ Hồ Hải


Anh gọi điện chia sẻ với em. Anh
Dương Đức Quảng
.


Chị ơi đừng buồn chị nhé. Chị của em vẫn mạnh mẽ lắm.
Chị ạ trời hại mới sợ người hại không sợ. chúng em luôn ở bên chị. Tuyết Nhung tòa soạn


Toàn thể anh em luôn bên chị. Tân
phó tổng Thể thao Hà Huy Tường


Tình hình thế này bọn em càng thương chị bao nhiêu
càng uất ức bấy nhiêu. Ngọc Quỳnh tòa soạn


Chị đừng buồn nghe. Biết đâu lại mở ra một chương mới
trong cuộc đời. Nam Khang tòa soạn


Chị ơi hôm qua em không làm gì được. nhưng cũng ko
biết nói sao với chị. Sáng nay đọc blog thấy chị vẫn như xưa là mừng rồi. Giám đốc chi nhánh NBN


Em chỉ mong chị được bình yên. Hà Cao


Cô Hồng ơi, cháu đọc tin về cô trên Ba Sàm, không rõ
thực hư ra sao. Dù sao cháu mong cô mọi sự an lành.
Quỳnh


Em thương chị lắm. từ 53 số và
địa chỉ


Em yêu chị lắm. từ 14 số và
địa chỉ


***

<!--[if !mso]>

st10003a*{}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

--><!--[if !mso]>

st10003a*{}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

HÓT GƠ BEO- kì1

Nhược
điểm lớn nhất của Beo hay đang tâm hắt cả chậu nước
lạnh vào nguyên đám đang sướng tưng tưng. Bù lại, Beo
có ưu điểm hóa giải những buồn bã xung quanh cực
nhanh.


Đi
tỉnh về, xe cộ dần cho tã tời, chưa kịp lắp ráp
xương cốt vào đúng chỗ, một đám tòa soạn ùa tới
khóc như ri. Con gái, thiếu điều ẵm ngửa Beo ra vừa
bón bún đậu mắm tôm, vừa khóc tu tu thành tiếng. Con
trai, bình thường hầm hố bụi bặm, đang tong tỏng nước
mắt thế mà cũng tranh thủ ôm. Mấy thằng lợi dụng
ghì thật chặt những hai lần.


Chao
ôi là tin nhắn với meo, ngập hết cả 2 điện thoại lẫn
4 địa chỉ mạng. Nhân đây cũng nhắn luôn, trừ phi lưu
tên, những lời tỏ tình bằng số với Beo là qua cầu
gió bay vì thị không bao giờ nhớ nổi số ai với ai đâu
đấy.


Cũng
chưa kịp đọc, nghe chúng nó tả lại, mình đoán cơ số
chắc cỡ khủng hoảng, hân hoan trước cùng thông tin,
thị Beo bị cách chức, đã khai trừ khỏi đảng và chuẩn
bị xộ khám.


Trả
lời chung cho cả tình iu và tình thù vầy nghe.


Thị
Beo đã chính thức ngỏ lời với zai Zum lẫn  zai tổ
chức sẽ nghỉ chức tước, từ hồi tháng tám năm nay
lận. Từ đó tới giờ nhắc lại lời tỏ tình
này 2 lần, thậm chí đích thân đi kiếm tìm gạ gẫm
người thế mạng, thúc giục cấp tập Sở để đẩy một
chú em từ phóng viên quèn phát một lên phó tổng... . Và
thị Beo cũng đã rậm rạp được một bến đỗ mới
nhàn hạ hơn. Tiền bạc có Lão í cung phụng, Giai xinh
Gái đẹp đã đi làm, Út ít học siêu giỏi không tốn
một cắc tiền học, nên chỉ lấy vui và thoải mái làm
trọng. Bến mới đáp ứng được 90% điều này. He he,
10% còn lại là thu nhập cũng không đến nỗi nào báo hiệu sẽ lại bị bóc lột.


Lần
cuối từ bỏ chức tước bằng văn bản, ra hạn ngày giờ
hẳn hòi. Văn bản này, đúng với sì tai của Thị Beo,
rất ngạo mạn với tựa đề THÔNG BÁO THÔI VIỆC, chẳng
thèm xin sỏ gì sất. Còn tự làm sao sở Văn Thể Du lại
cuống quýt ra một văn bản cách chức người đã thôi
việc, tức không còn là quân của sở lẫn không còn cả
chức từ trước đó, đã thế vừa kí vừa công bố
quyết định trước tòa soạn nội nhật trong đúng một
ngày, nhằm ngày thị Beo không có mặt ở thành phố, đã
thế zai Zum lệnh tiếp đăng cái quyết định cách
chức...lên báo, tòa soạn phản ứng dữ quá phải rút
lại, kể từ từ câu viu.


Hấp
dẫn hơn, không chỉ câu được viu mà chắc chắn sẽ
nâng thị Beo lên hàng hót gơ, đó là bản thông báo Beo
chấm dứt sinh hoạt Đảng. Thị Beo sẽ toạc móng heo
chuyện cung đình trong cái thông báo có kết thúc, bảo
đảm chưa từng ai dám viết.


Mệt
quá, ngủ cái đã.

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

LỖI MÙA


Nó đậu ngay bùng binh. Bó cuối
cùng trên giỏ xe cuối ngày xuống đã thẫm, nó bán có nửa giá bình thường, 20
ngàn.


Mua như một thói quen, chẳng
hy vọng nở từ lớp áo ngoài sen đã xỉn bởi một ngày chói chang nắng theo nó lang
thang khắp phố.


Và sáng nay….


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

 Sinh nhật cùng mẹ của tình yêu nhỏ, nhưng
đang công du ở Thượng hải


Cũng sinh nhật cùng mẹ của tình yêu nhỏ,
lại cũng công du, ở  Hà nội, hai năm sau.


Và sáng nay, ước một sự giải
thoát…


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

CHẾT BỞI TRUNG QUỐC

 Vừa xơi món này xong hồi
trưa. Có thời gian sẽ biên cẩn thận.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

CƯỚP


Có nhỏ bạn thân, một dạo tui học Aerobic rủ nó đi. Tới
lớp được hai buổi thì nó chê môn này ủy mị quá bèn bỏ qua học Taekwondo. Tui
bực mình hỏi học võ mần chi, nó bảo: “Học võ để có gì bị ăn hiếp thì quýnh lợi,
hoặc gặp ăn cướp ăn t
rộm tao quýnh thấy mẹ!”. Rồi nó kiên trì học tới
đai đỏ 3 gạch gì đó. Một lần hai đứa đi chơi, nó chở tui bằng xe gắn máy. Tới
gần chợ Dân Sinh thì bỗng nghe cái phựt ngang mặt, rồi hai thằng phóng vụt
nhanh; đứa ngồi sau còn lúc lẳng sợi dây chuyền trên tay. Tui bám chặt vô eo nó
la to: “Ê, đuổi theo mau lên!”. “Hử..u ử...um…..mmm”. Vừa ậm ừ xong thấy tốc độ
xe tự dưng chậm lại rì rì. Tui bèn bảo: “Sao mày chạy chậm vậy, không đuổi theo
hử!”. Nó rụt cổ: “Thôi bỏ đi, lỡ nó quýnh hay đâm chết sao!”. “Hic…vại mà tưởng
mày có võ!”. Đó là lần cuối cùng tui thấy nó đeo dây chuyền.
Lại có người bạn, Trần Tiến Dũng – báo Tuổi Trẻ. Mới hơn mười ngày trước, sáng
16-11 trên đường đến cơ quan Dũng tình cờ chứng kiến 2 thanh niên đi gắn máy
giật điện thoại của một cô gái đang đậu xe bên đường. Dũng âm thầm đuổi bám
theo, tông vào xe bọn này và bắt giao cho công an P. Bến Nghé (Q.1). Nhưng hay
hơn nữa, anh đã kịp thời chụp hình lại. Trần Tiến Dũng sau đó được tòa soạn
tuyên dương tinh thần dũng cảm bắt cướp. Tui nghe tin, gọi hỏi: “Sao chuyện hay
như zại mà không thấy báo đăng?”. Dũng bảo, thôi… lên báo rùm beng chi, lỡ đồng
bọn tụi nó kéo tới rình trước tòa soạn thì sao. Rồi còn dặn: “Đừng có post hình
tui lên FB à nha!”. Mà thật ra đây không phải là lần đầu Dũng bắt cướp, có lần
tui còn phải đứng canh xe và giữ dép cho ảnh chạy theo thằng giựt đồ kia nữa.
Trần Tiến Dũng người ốm nhom, cũng chả có miếng võ nào lận lưng.
Chưa bao giờ đời sống bất ổn về nhiều mặt như vậy.
Đọc Tuổi Trẻ, thấy có 4 ý kiến bạn đọc được đăng tải:
1. Gắn thêm đèn đường
2. Khôi phục lực lượng SBC
3. Đề nghị thành lập đội tuần tra 141
4. Cẩn thận: không đi xe xịn, không mặc đồ sexy, không mang ví, giỏ xách treo
lủng lẳng, không đeo nữ trang (kể cả đồ giả), không đi một mình trên các đoạn
đường vắng, không mang tiền mặt quá nhiều trong người…
Bỏ nguyên cả buổi đọc comment dưới các bài báo về “Băng cướp chặt tay",
chưa bao giờ thấy dư luận phẫn nộ đến thế. Có rất nhiều người đòi xử giống như
luật Hồi giáo vậy: chặt tay những kẻ bị kết án trộm cướp. Người sáng kiến nữa
thì đòi dùng máy xén giấy hạng nặng xén đứt không thương tiếc mỗi tên một cánh
tay. Kinh dị hơn, có người còn yêu cầu tháo khớp tay chân bọn cướp rồi cho vào
nồi lẩu vứt chó ăn.
Haizà…Và, có một comment dưới bài báo Người Lao Động, tui thấy cũng đáng quan
tâm: “Khu vực gần cầu Cá Trê -đoạn từ đường Trần Não quận 2 nối dài đến đường
dẫn vào hầm Thủ Thiêm, có tấm bảng cảnh báo của công an phường An Lợi Đông quận
2 là "Khu vực thường xảy ra cướp giật". Tại sao công an phường biết
mà không lên kế hoạch trấn áp tội phạm mà lại cảnh báo như thế. Phải chăng công
an phường An Lợi Đông không có chức năng bắt cướp!?”


Copy từ CÔ GÁI ĐỒ LONG


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Thơ của Bùi Dzũ


Có những ngày
Xách
cái dù đi tới đi lui
Tìm một người rơi trên trời
xuống đất
Hoặc chui từ dưới lên cũng gật
Đem
về nắm tay

Đem về bịt
mắt
Cười hố hố nụ lòng thành thật
Chẳng cần
ai nói giỏi tiếng người

Có những ngày
Xách cái
dù mưa héo mưa tươi
Ướt gót chân cũng kệ
Đi che
con thuyền giấy
Gấp thả lúc nửa tỉnh nửa say
Cha
mi cái thuyền giấy
Trôi toàn nơi tầm bậy
Nhà người
ta kín cổng cao tường

Có những ngày
Bày đặt
bập bẹ tiếng thương
Trong căn phòng chẳng ai
nghe
Ngoài cái điện thoại nhấp nháy đỏ
Rồi giật
mình
Cha mi cái chuông gió
Gọi hồn dâng trong tiếng
thở dài

Có những ngày
Úp mặt trong cõi đúng
sai
Bàn tay lấm tấm những vụn mơ cũ
Nhủ lòng bao
lần để biết rằng no đủ
Rồi buông mình
Cha mi
cái dù
Xách cả đời đi tới đi lui...

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

NÊN CHĂNG CẤM GOOGLE DỊCH Ở VIỆT NAM?

NGUYÊN VĂN thế này


In one of the night’s more
curious turns, immediately following the closing statements of the opening
ceremony, over half the audience abruptly decamped from the convention hall for
other destinations just as the opening film, Hot Sand, began playing.
Following this episode and the knuckle-bitingly bad translation of the
premiere’s English subtitles (for those who stuck around), many international
attendees at the after-party could be heard expressing bemused delight in the
rough–and-tumble vibe of the show, or noting that HANIFF has a ways to go before
it reaches the professional standard of a major international festival.


 


Vietnamnet dịch thế
này


Trong một bước chuyển kỳ lạ
của chương trình, ngay khi những bài diễn văn vừa kết thúc phần lễ, hơn một nửa
khán giả lộn xộn bỏ ra ngoài hội trường để đi chỗ khác khi bộ phim mở màn, “Cát
nóng”, vừa mới bắt đầu. Tiếp sau phần này và cách dịch tồi ở phần phụ đề tiếng
Anh của lễ khai mạc (khiến người ta phải) cắn móng tay, nhiều khách quốc tế sau
đêm tiệc đã phải bày tỏ sự vui thích đáng kinh ngạc trong không khí lộn xộn
chói tai của chương trình, hoặc lưu ý rằng HANIFF có cách riêng để bước tới trước
khi nó đạt được chuẩn mực chuyên nghiệp của một liên hoan quốc tế lớn.


 


Phần này Beo dịch
nhằm giải đáp thắc mắc cho riêng lính
của mình


Tiếp theo thật kì lạ, hơn nửa
số khán giả đã “chuồn” khỏi hội trường khi phần lễ khai mạc vừa kết thúc và bộ
phim mở màn liên hoan Cát nóng bắt đầu chiếu. Những người chịu khó nán lại lại phải
“bó tay” trước  các phụ đề tiếng Anh tồi
tệ của phim. Rất nhiều khách mời quốc tế than phiền về sự ẩu tả cũng như không
khí khô khan của buổi lễ. HANIFF còn cả 1 chặng đường dài hoàn thiện mình để
bằng với chuẩn chuyên nghiệp của một Liên hoan tầm quốc tế.


<!--[if !mso]>

st10003a*{}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

MẸ DẠY CON TRAI

Copy trên mạng chứ không phải miềng dạy Giai xinh


 


1.- Kẻ thù lớn nhất của
con là vợ con.


2.- Ngu dốt lớn nhất của
đời con là không hiểu được nó.


3.- Thất bại lớn nhất của
đời con là không bỏ được nó.


4.- Bi ai lớn nhất của
đời con là phải sống với nó.


5.- Sai lầm lớn nhất của
đời con là quyết định lấy nó.


6.- Tội lỗi lớn nhất của
đời con là nghe lời nó.


7.- Ðáng thương lớn nhất
của đời con là bị nó sai khiến.


8.- Ðáng khâm phục lớn
nhất của đời con là con vẫn chịu


được nó.


9.- Tài sản lớn nhất của
đời con là những thứ nó đang


giữ.


10.- Khiếm khuyết lớn
nhất của đời con là con không lấy


được hai vợ.


Nghe xong, cậu con trai òa
khóc. Bà mẹ ngạc nhiên hỏi :
- Sao con khóc ?


- Con thương bố con quá


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

10+ CHO MC VÀ MÓN ĐẶC SẢN VIỆT

Tối qua đi làm về trễ, mở TV
đúng lúc đoàn làm phim của đạo diễn Lê Hoàng lên sân khấu ra mắt phim chiếu
khai mạc LH phim cuốc tế Hà nội.


Xem các clip tương tự tại các
liên hoan lớn, mình thường thấy ông đạo diễn nói năm câu ba điều về thông điệp
bộ phim mà ông ấy mong muốn khán giả cảm nhận, cảm ơn đoàn làm phim, thi thoảng
cảm ơn thêm BTC liên hoan. Hết.


Có thời gian sưu tầm những
phát biểu này mà in thành một cuốn, mình đồ rằng có thể làm thành sách giáo
khoa hay cẩm nang về điện ảnh. Cực hay.


Quay lại Hà nội đêm qua.


Vừa ăn cơm vừa nghe Mémé than
thở vừa coi TV nên không biết mình có bỏ sót ý nào không, đại để Lê Hoàng giải
thích vì sao phải đeo kính râm vào ban đêm, một điều mà trong giới dư thừa sự
lập dị như nghệ sĩ, chẳng  mấy ai để  tâm đến nữa. Ý thứ hai, có vẻ quan trọng vì được
Lê Hoàng lặp lại tới hai lần, bộ phim được quay bằng camera truyền hình đời cũ
cách nay 5/7 năm. Nghe cứ như lời thanh
minh ngầm
rằng thì là mà vì, nếu phim tôi có dở không phải tại tôi kém.


Bạn MC tiếng Anh chỉ dịch lần
thanh minh thứ hai, và dịch cũng rất
khéo, vừa giữ được thể diện cuốc da vừa không sợ bị phê tiếng Anh của… Lại Văn
Sâm.


Tuy thiếu cái mềm mại của  MC chuyên nghiệp, nhưng chỉ bằng mấy câu dịch
cho Lê Hoàng, mình dứt khoát chấm bạn này mười điểm, mà mười cộng chứ không
phải mười thường.


Tự dưng liên tưởng đến chuyện
chả ăn nhập gì đến văn nghệ văn gừng, ấy là chuyện trộm chó ở Nghệ An hai năm trở
lại đây.


Nuôi chó làm cảnh chơi, lác
đác dân giàu thành phố chứ phàm nông
thôn, bao đời nay, chó chỉ để canh giữ nhà.


Nay, cả dân lẫn chính quyền Nghệ
an lên cơn sốt… canh giữ chó. Dù trăm ngàn bất tiện nảy sinh nhưng dân vẫn đồng
lòng dựng barie  tất cả các con đường vào
làng từ 10h tối. Bao vây đốt xe, đánh đến chết, kẻ trộm chó vẫn không sợ, thậm
chí ăn thua đủ lại bằng dao và mã tấu. Cả hai phía đều đã có người chết. Những
cái chết không thể thương tâm hơn.


(Có một cách, chưa thấy làm,
ấy là xử những quán bán thịt chó. Nhẹ
thì dựng  băngron biểu ngữ quanh quán, dạng
như Nhịn thịt chó là yêu nước, Đập con
muỗi
đứa nào ăn chó của bà …nặng đô hơn 
vây thành quán chó tù. Kiên nhẫn 10/15 ngày quán sập tiệm, may ra diệt
được tận gốc nạn trộm chó.)


Hai chuyện, một nơi thảm đỏ
xa hoa bậc nhất phố thị một nơi làng quê u tối rị mọ, chung nhất nhau món đặc sản rất Việt, tạm đặt tên:  ăn lông ở lỗ thời @.


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

DĨ ĐỘC TRỊ ĐỘC

Tổng
hợp các sáng kiến của bà con mạng phản đối Tàu Khựa
in bản đồ chiếm hết biển Đông vào hộ chiếu.


Mặt
sau của tờ thị thực rời ghi rõ to: Hoàng sa Trường sa là của
Việt nam, bằng tiếng Hoa và tiếng Anh. (đông đề xuất
nhất)


Đóng
một con mộc có cùng nội dung vào luôn hộ chiếu để
dân Tàu mang thông điệp ấy đi 4 phương trời.


Đóng
con mộc có hình nồl bò đè lên hình lữơi bò.


In
hình bản đồ trên vào giấy chùi đít. (đề xuất của
một bạn đương kim TBT tờ báo mạng)


Mình
nghiêng hẳn về hai sáng kiến sau. Dĩ độc trị độc,
dùng mèo chứ không cần
đến hổ báo để bắt chuột.

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

TỘI NGHIỆP CHO BÁO TUỔI TRẺ (tiếp)

Không có bất cứ văn bản hướng
dẫn thi hành các văn bản luật nào của chính phủ thiếu ý: Giao cho bộ TTTT tổ
chức thực hiện việc tuyên truyền cho quảng đại quần chúng nhân dân.


Bộ TTTT gần như cũng không lần
nào quên nhiệm vụ nhờ vả báo chí giúp dùm.


Có bao nhiêu đầu báo, tham
gia vào việc tuyên truyền bắt buộc người dân  phải làm thủ tục  sang tên  khi mua bán xe 
trong nghị định 34, để rồi ba năm sau, khi nghị định 71 cập nhật mức
phạt và công an ra tay phạt, lại nhất 
loạt hô hoán, ngồi trên giời làm luật hay, hồn nhiên như cô tiên Tuổi
trẻ còn viết: nước đến chân mới nhảy
thì chắc chắn là muộn rồi.


Đẳng cấp một tờ báo thể hiện
ở những đề tài định hướng, khuyến khích cộng đồng sống văn minh hơn trong xã
hội đô thị hóa. Phê phán lăng nhăng hay ăn tục nói phét so sánh
Tây-Ta, lưu manh cũng dư làm được báo. Bài báo Beo dẫn là một dẫn chứng.


Nói Tuổi trẻ giờ đáng tiếc,
hay đáng tội nghiệp, là vì vậy.


chửa hết đang biên


<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

TỘI NGHIỆP CHO BÁO TUỔI TRẺ

Hôm nay mới đọc thấy Tuổi trẻ  TƯƠNG CÁI NÀY lên. Vặt vãnh quá không định viết nhưng thấy một dòng hết sức tự
tin Xin viết về cách quản lý sang tên đổi chủ xe hơi bên Mỹ để liệu ta có tham khảo được gì không chợt nghĩ , không
khéo có người tham khảo thật thì bỏ mịa cái đất nước này, vậy nên lại tham
chiến.
Những chữ in nghiêng  là trích dẫn trong bài báo.
Beo ba lần mua xe bên Mỹ, hai ở bang Cali, một ở Massachusetts
và chuẩn bị mua lần thứ tư ở Minnesota. Kê cái này ra nhằm chứng minh, những thủ tục xe chính chủ bên Tây Beo viết sau đây, không phải đọc  vu vơ hay nghe hơi nồi chõ đâu đó để rồi nỏ mồm dạy khôn Tuổi trẻ.
Giống chính chủ bên ta, mua xe mới thì chủ gara lo giấy tờ cho toàn bộ, nộp mỗi cái bằng lái. Biển ngẫu nhiên
(random) miễn phí còn muốn cải lương chi bảo số đẹp, xùy thêm mỗi năm 70 đô.
Tùy theo mỗi bang, số tiền này xê xích chút đỉnh. Cũng như tuổi được phép lấy bằng lái, mỗi bang một quy định, lòng vòng  từ 17 đến 19.
Tuổi trẻ dạy thế này: giấy đăng ký xe có một vài dòng để trống
dành cho người mua. Chủ cũ điền tên người chủ mới, địa chỉ, giá tiền và số
kilômet đã đi.
Ký xoẹt một phát, thế là người mua lên xe phóng về nhà. Việc kí cọt vào cái giấy này nó chỉ là sự
xác minh, chủ xe không còn trách nhiệm (hình sự) với cái xe và nó gọi là giấy
chuyển quyền trách nhiệm (liability).
Chuyển quyền sở hữu bên Tây, he he, léo biết chú tác giả ở cái bang khỉ ho cò gáy nào chứ kinh nghiệm Beo, thủ
tục sang tên một cái xe cũ trần ai khoai củ. Chú từng ở Mỹ chắc võ vẽ tiếng Anh, tham khảo thêm Ở ĐÂY nghen. Riêng cái giấy kiểm tra nồng độ ô nhiễm thôi thấy đã vãi linh hồn.
Thủ tục cơ bản nó thế này: vác cái giấy mà chú tác giả tưởng là quyền sở hữu kia, cộng với cái  tờ hồng hồng quyền sở hữu (title of ownership), cộng với  đống giấy vãi linh hồn,  ra DMV xếp hàng dăm tiếng, quãng 2 tuần sau nhận lại tờ hồng hồng chính chủ mới. Muốn nhanh, ra dịch vụ ủy thác của bộ Giao thông (phàm Tây phải sang trọng, nên cấm gọi là cò), 20 phút và 30 đô, xong. Thuế, đương nhiên kiểu gì cũng phải đóng.
Điều quan trọng là khi bán xe xong, chủ cũ tháo luôn cái biển số, mang
về nộp cho DMV. Biển số là của cái xe chứ của người léo đâu mà tháo ra nộp. Chỉ những biển số tự chọn, thằng mua nó không thích  xài tiếp thì mới làm thủ tục  đổi biển random.
Chị nghỉ mệt cái đã rồi biên tiếp xem thủ tục chính chủ bên ta có thật là quá
rườm rà không nhé.