Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2012

NHỮNG CON LƯƠN THỜI ĐẠI (hết)

Quả là
bất hạnh và hài hước thật, ở cái thời mà Mỹ chúng đang mơ làm thế nào để đi ỉa
trên mặt trăng cho…thơ còn lũ Trung Quốc đang nghĩ cách làm sao để qua mặt Mỹ
nhằm thống trị thế giới thì vẫn còn đó một tộc người (cả trong lẫn ngoài) đang
còn ngồi loay hoay thắc mắc: trí thức là gì và thế nào mới được coi là…trí
thức? Hihi. Nghe cứ như lũ thần kinh đang vọc cứt bỏ mồm rồi ngơ ngác: cứt bắt
đầu từ đít, đít bắt đầu từ đâu, ôi anh đéo biết nữa, cứt và đít gần nhau?


Ở một
nơi còn ngớ ngẩn đến ngốc nghếch và mang nặng thứ tư duy trẻ con thì chả lạ khi
có nhà khoa học nào đó có trọng lượng tý là lao ra kéo nó về phía mình và nhỡ
ngày đẹp giời, nó làm điều gì khiến ta phật ý thì y như rằng lăn ra…dỗi. Bệ
rạc, nhếch nhác đéo thể tả. Thì cứ nhìn vào những Nguyễn Quang Lập, Osin đang
“bứt rứt không yên” vì dăm ba câu nói có vẻ thân thiết với chính quyền của Ngô
Bảo Châu hay Phạm Thị Hoài xót xa, cay đắng bởi đôi lời phát biểu của Chu Hảo
thì rõ cả. Hà Cao đéo quen bịa ra mà nói.


Phải
nói thật, trong cái đống luôn tự nhận mình là trí thức chân chính ấy, mình chưa
bao giờ động đến Osin. Đơn giản bởi mình cực rạch ròi và đủ văn minh để không
đánh đồng Osin ngang hàng phải lứa với Nguyễn Quang Lập, Đỗ Trung Quân, Nguyễn
Xuân Diện, Phạm Toàn…bởi nói về level, Osin hơn hẳn. Khác với những thể loại
bàn chính trị bằng những thứ thơ văn hò vè vẽ múa 3 xu vớ vẩn, đúng sai bàn sau
nhưng chí ít Osin còn chịu khó dùng lý. Tuy nhiên ở lần này, mình buộc lòng
phải lôi Osin vào bởi mình khá buồn cười trước cách nói của giai này ở đâu đó.
Osin viết:


“Anh
Gau Pham nói thế là không lắng nghe kỹ ý kiến của mọi người. Không ai phản đối
việc GS Châu hợp tác với chính quyền. Vấn đề là, một nước nghèo như VN làm gì
cũng phải tính thứ tự ưu tiên, đầu tư 631 tỷ cho viện toán trong khi tiền bạc
đang cần hơn cho những đầu tư khác ở ngay chính trong lĩnh vực khoa học và giáo
dục. Không nên nhắc chuyện cái nhà làm gì và tiền, thì nghe đâu Viện Toán chũng
chỉ mới được giải ngân vài tỉ. Nhưng, khi GS vừa nhận giải Field, tôi viết trên
FB, mong ông ở lại nơi mà ông có thể cống hiến nhiều nhất cho toán học. Trong
thời đại ngày nay, những cống hiến có giá trị dù của ai và ở đâu cũng đều cần
thiết cho người VN. Dù không làm ra, người Việt vẫn được hưởng lợi từ I phone
của Steve Jobs và FB của Mark Zuckerberg. Thực ra, thành tựu của Ngô Bảo Châu
hay Đặng Thái Sơn, đối với người VN, chỉ mới có giá trị ở mức độ tạo ra nguồn
cảm hứng. Chính vì thế mà một tiếng nói của các anh ấy, không cẩn thận, nó có
thể chuyển cảm hứng của công chúng đi theo một chiều hướng khác.”
Dõi
theo một số bài viết của Osin, mình chả xa lạ gì “lý tưởng” của giai này và đủ
tinh để nhận thấy đó chỉ là những dòng đãi bôi, lươn lẹo của một tay mõm chuột.
Với những gì Osin đã viết từ trước đến nay, phải đần độn lắm người ta mới chả
biết Osin là kẻ ngày đêm chủ trương phá bĩnh bằng cách nói ngược với những gì
chính phủ đang làm một cách kín đáo. Tỷ chính phủ làm A, Osin sẽ vẹo thành B,
và ngược lại. Thế thì, có chắc khi chính phủ dồn 631 tỷ cho những đầu tư khác
thì Osin sẽ thỏa lòng không đấy hay đến lúc ấy lại giở quẻ bảo rằng toán là môn
khoa học cơ bản, là cốt lõi của giáo dục và người có tầm nên biết tập trung đầu
tư chứ không nên dàn trải mà thiếu hiệu quả. Nghi lắm đấy Osin nhé! Lại còn
“Không ai phản đối việc GS Châu hợp tác với chính quyền”, lại còn: “mong ông ở
lại nơi mà ông có thể cống hiến nhiều nhất cho toán học. Thực ra, thành tựu của
Ngô Bảo Châu hay Đặng Thái Sơn, đối với người VN, chỉ mới có giá trị ở mức độ
tạo ra nguồn cảm hứng.” Điếm xảo! Sao Hà Cao bảo thế? Bởi giả sử GS Châu làm
mặt lạnh với chính quyền thử xem, chả khéo Osin lại chả lồng lên mà tru tréo
đấy đấy, đến hiền tài mà chính quyền Việt Nam còn bỏ bê, chả chịu trọng dụng
nên người ta mới bỏ nước mà đi đấy. Lại chả la làng trên facebook rằng eo ôi có
chính quyền nào phí phạm, thờ ơ và vô trách nhiệm với đội ngũ trí thức như
chính quyền Việt Nam không? Điều này là chắc chắn. Tuồng này xưa, tích này
cũ mẹ nó rồi Osin mõm chuột ạ, thay đi là vừa bởi cứ diễn đi diễn lại mãi một
vở thì chán lắm. Cần kịch bản mới, điện thoại cho Hà Cao, nể là trí thức chân
chính, Hà Cao lấy giá vừa phải. Nhé!


Một
trong những yếu điểm của chính quyền Việt Nam từ trước đến nay là
quan liêu và thiếu sự quan tâm đúng mức đến các nhân tài, cả trong và ngoài
nước, đặc biệt là đội ngũ du học sinh. Thế nên báo chí Việt Nam trong
nhiều năm trở lại đây mới xuất hiện cái gọi là “chảy máu chất xám”.


Chịu
khó nhìn lại sẽ thấy có vẻ như người Việt có vô vàn thói xấu mà một trong những
thói xấu ấy chính là rất chịu khó bội bạc, phản trắc. Phải chăng vì thế mà
trong kho tàng văn học dân gian của người Việt người ta thấy có sự lặp đi, lặp
lại những câu, những dòng vừa như oán trách, vừa như căn dặn đời sau.


Ví dụ,
về thành ngữ ta có những: “Tham sang phụ khó”, “Có mới nới cũ”, “Có trăng quên
đèn”, “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”… Về ca dao ta có những
câu, những dòng đau đớn thế này:


“Thuyền
về có nhớ bến chăng,


Bến thì
một dạ khăng khăng đợi thuyền”


“Rủ
nhau xuống bể mò cua
Ðem về nấu quả mơ chua trên rừng.
Em ơi, chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.”


“Tưởng
giếng sâu em nối sợi dây dài


Ngờ đâu
giếng cạn em tiếc hoài sợi dây”


Xuyên
suốt qua bao thời kỳ từ lúc truyền miệng đến nay, văn học Việt luôn bị ám ảnh
bởi sự phản bội, đủ các kiểu. Dễ thấy như Tú Xương thì gào lên: “Cha mẹ thói
đời ăn ở bạc” (Thương vợ), đến lượt Hồ Xuân Hương nỉ non: “Đừng xanh như lá bạc
như vôi” (Mời trầu). Đến Nguyễn Bính thì hụt hẫng: “Hôm qua em đi tỉnh về/Hương
đồng gió nội bay đi ít nhiều”. Và nếu bạn chịu để ý sẽ thấy sở dĩ mà văn Nguyễn
Ngọc Tư được đón nhận mãnh liệt cũng là bởi trong văn của nhà văn này luôn đầy
rẫy những thân phận bị bỏ rơi hay, bạc đãi. Văn của Tư chưa hẳn đã quá độc đáo
hay xuất sắc gì nhưng nó giống như một liều thuốc chữa đúng bệnh, gãi đúng chỗ
ngứa của người Việt. Người ta cảm thấy ấm lòng khi đọc nó và văn Tư luôn “hot”
cũng là vì thế. Nhiều lúc mình thầm hỏi mà lạnh gáy, bởi có lẽ ở dân tộc này,
người ta đã bội bạc nhau nhiều lắm chứ nếu tử tế được thì cần gì đến ngần ấy
thứ chỉ để điểm chỉ một hành vi.


Trở lại
với câu chuyện “chảy máu chất xám”, với những con người của một dân tộc như thế
- tức là luôn trong tư thế sẵn sàng bạc bẽo bất kỳ ai, kể cả bố mẹ, anh em, gia
đình, chồng vợ, bạn bè đến nguồn cội mà vớ phải một chính quyền thờ ơ, lãnh
cảm, không biết khơi gợi hay trải thảm kêu gọi họ trở về thì có gì là khó hiểu
chuyện chất xám bốc hơi hay vỗ cánh bay đi. 

COPY CỦA HÀ CAO (CÓ CẮT BỚT VÌ DÀI QUÁ)


Trích phần tiếp
theo


Thực ra mà nói, về công tác
trọng dụng nhân tài chính quyền Việt Nam
làm cực kém. Điều này làm không ít người nản lòng, trong đó có mình. Thế nên,
chuyện nhà nước đãi ngộ GS Châu, mình thấy điều đó hoàn toàn bình thường nếu
chẳng muốn nói đó là việc cần làm và thế, đã là trễ. Không chỉ với những nhân
tài mang tầm vóc như GS Châu mà còn phải tạo nhiều điều kiện hơn nữa cho những người
tài, nhất là lực lượng du học sinh trở về để phụng sự đất nước. Một chính quyền
thờ ơ, lạnh nhạt với nhân tài chắc chắn đó là một chính quyền vô trách nhiệm và
có tội với dân tộc.


Song, cũng nên nhìn thấy,
chính quyền tạo điều kiện, trải thảm là một chuyện còn việc có bắt tay với ai
đó hay không lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Nói cách khác, chính quyền
muốn mà ai đó chả (hoặc chưa) muốn về thì chịu thôi và bạn cũng nên biết ở
level chính phủ, bạn đừng mơ họ sẽ hạ xuống để cầu cạnh bạn dù xét về tài, tài
bạn ngang bằng trời. Bởi không chỉ là nơi vận hành đất nước, chính quyền còn là
bộ mặt, là nơi gìn giữ thể diện quốc gia. Ít hay nhiều, người Việt trong nước
vẫn còn đó sự kiêu hãnh của họ và chính quyền không bao giờ được phép bước qua
điều đó. Đơn cử như Phạm Duy, có thể chính quyền và người dân luôn mong muốn
Phạm Duy (và nhiều nghệ sĩ khác) trở về để phục vụ cho đồng bào mình đấy nhưng
trước hết tự thân Phạm Duy phải biết hướng về cội nguồn đã. Còn với Đặng Thái
Sơn, tài thì tài đấy nhưng anh ấy muốn sống ở đâu, cống hiến cho ai là việc của
anh ấy. Anh có lên thiên hà mà chơi dương cầm trên ấy cho sang trọng cũng là
quyền của anh ấy và nếu anh ta không muốn về thì chính quyền họ cũng đâu nài nỉ
làm gì. Vài năm anh đảo về diễn một lần, mỗi lần vài tiếng thì cứ việc và anh
hoàn toàn có thể ra đi bất kỳ lúc nào anh muốn. Với Ngô Bảo Châu, nếu GS chẳng
tha thiết hay không có mong muốn đóng góp cho đất nước thì bạn đừng mong chính
phủ của Nguyễn Tấn Dũng sẽ lao theo nắm tay Châu rồi bảo: “Chúng em van anh,
chúng em lạy anh và mong anh hãy trở về cho chúng em đỡ mang tiếng”. Chuyện này
nếu có, chỉ diễn ra trong mơ hay trong đầu của những kẻ khéo tưởng tượng.


Rõ ràng rằng mối quan hệ giữa
chính quyền và GS Châu nó dựa trên tinh thần tự nguyện. Đó là cả hai cùng nghĩ
về một hướng một cách rất tự nhiên chứ chẳng có chút gì gượng gạo hay lợn cợn
gì trong ấy cả. Hướng đó là hướng nào? Xin thưa là hướng dân tộc. Có thể cả hai
có ít nhiều sự khác biệt trong tư duy, đường hướng nhưng nếu ta xâu chuỗi lại
từ gốc gác, truyền thống gia đình lẫn quá trình học tập, trưởng thành của GS
Châu người ta thấy rằng, chả có lý do gì để Châu phải lạnh nhạt với chính quyền
hay buộc phải lao đi chống đối chính quyền để lấy cho bằng được cái tiếng trí
thức cho sang trọng cả.