Thứ Hai, 30 tháng 11, 2009

Ai ôm xác?

Tác giả: Phan Thị Vàng Anh


LTS: Xung quanh chuyện một người đàn ông ôm xác vợ suốt 7 năm liền đang được tranh luận nhiều chiều. Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam xin đăng ý kiến của nhà thơ Phan Thị Vàng Anh để mọi người cùng tranh luận tiếp. Sau đây là nội dung bài viết:


VNN, 27. 11. 09, Kim Dung có bài " Ôm xác vợ 7 năm liền: Một hiện tượng bệnh lý", trong đó tác giả cho rằng trường hợp ông Vân là bệnh lý và có thể có liên hệ với chứng Necrophilia - Tình Dục với Tử thi - và yêu cầu đưa ông và con ông đi chữa trị.







 


Bạn Kim Dung,


Tôi thắc mắc làm sao từ trường hợp của ông Vân mà bạn có thể quy về chứng Necrophilia nhỉ?


Bạn biết người đàn ông này làm gì với bức tượng trong có đựng cốt vợ mà dám đưa đoạn tài liệu "Tình Dục Tử Thi" lên để người đọc tham khảo và dễ dàng liên hệ với việc của ông?


Bạn có tìm được tài liệu nào về việc làm tình với một bộ cốt không?


Và bạn lấy đâu bằng chứng để nói việc "ôm" đồng nghĩa với "làm tình"?


Bạn hiểu biết thế, vậy Tổng thống Peron ướp xác vợ là bà Evita rồi kè kè mang theo, chải tóc mỗi ngày thì có thuộc loại này không?


Và những dạng ướp xác khác?


*


Mỗi người có cách riêng để yêu người đã chết.


Chúng ta thuộc cách thông thường, là nhớ thương nghi ngút rồi càng ngày càng... vơi.


Ông Vân và con ông thuộc dạng khác chúng ta.


Nhưng ở đời không phải cứ "khác" là bệnh lý.


Và nếu có là bệnh lý thì cũng phải do những người có thẩm quyền về y tế kết luận, chứ không phải để bạn phán xét một cách hồ đồ trên mặt báo đông người đọc như thế.


Trong vụ này, chúng ta có thể nói về việc vệ sinh môi trường, về quy định mai táng ...


Nhưng còn về tình cảm của người khác, dù ta không chấp nhận được cách "yêu" của người ta, cũng nên coi như một trong vô vàn cách sống, miễn không phạm luật.


Ta có thể chê cười, có thể lánh xa, có thể sợ hãi, nhưng đừng nhân danh cái "bình thường" để làm nhục người khác, khi thấy người ta khác thường.


*


Nhớ trong kết thúc bài viết, tác giả Kim Dung nói chắc nịch: "Ngày nay, trong thế giới hội nhập này, mọi vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, thậm chí bệnh tật của một cá thể người, không còn là việc của riêng ai."


Tự khoác lên mình một nhiệm vụ "đại đồng" như thế, Kim Dung cho phép mình "đóng cả ba vai chèo": từ chuyên gia y tế, tới nhà đạo đức, tới chính trị viên. Với thế kiềng ba chân vững vàng, tác giả tha hồ xúc phạm người khác, mà không hiểu rằng mình đã đi ngược lại bản chất của cái "thế giới hội nhập" mình đang viện dẫn. Lý tưởng ra, đó là thế giới của thông cảm và giải pháp. Còn thế giới của cách ly, điều trị, "phải bình thường" tôi tưởng phải được đem chôn lâu rồi chứ, sao Kim Dung lại moi lên mà ôm ấp thế này?


*


Vẫn biết báo chí nên có nhiều chiều, nhưng trong trường hợp này, tôi vẫn băn khoăn sao Vietnamnet lại đưa đoạn Tình dục với Tử thi trong bài của Kim Dung lên như thế.


Con người nói chung là định kiến, và ở nông thôn, định kiến lại càng nặng.


Báo của các bạn đông người đọc, và tôi không biết, con trai ông Vân tuần tới đi học sẽ bị bạn bè ở làng quê đối xử ra sao.


Chẳng lẽ lại mong cả làng đó không ai đọc VNN?


 

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2009

Nhìn khác về tướng Nguyễn Chí Vịnh

 Bản này copy từ blog cũ có biên tập gồm  sửa chữa toàn bộ câu cú từ ngữ, cắt bỏ hai đoạn về song cụ Võ hợp bích vì liên quan đến điểm G, cắt bỏ một số đoạn thuần tả tình tả cảnh vì dài quá.


***


1. Chuyện vặt kể trước


Có một chi tiết tiểu sử tướng Vịnh mà hầu hết các bài viết sử dụng để tấn công, ông bị đuổi khỏi trường Đại học kỹ thuật quân sự.


Sự thật, trẻ con hơn rất nhiều chứ không đen đúa đến thế và sự thật, có một thời rất đáng ngợi ca cho quân pháp bất vị thân của quân đội.


Nguyễn Chí Vịnh chỉ là một trong 28 chú con tướng từ đại đến thiếu đợt ấy bị kỷ luật can tội, đói bẻ khoá kho quân nhu kiếm cái bỏ bụng. Con đại tướng: giật quân hàm dưới cờ; con thiếu tướng: chăn bò Ba Vì hai năm. Con nhà tông, các chú  nay đều thành đạt cả vì không ai tiếp tục chọn bẻ khóa làm nghề. Người theo binh nghiệp thì lên đến  tướng tá như chúVịnh, người thành đại gia tiền đông như quân Nguyên, người mài quần thành kỹ sư vật lý nguyên tử và  một người rất thân tớ, cũng thành siêu đại gia sở hữu lũ vịt giời sau ba lần lên xe bông. Hắn chưa có ý dừng lại vì thầy bói chắc chắn, hắn sẽ có thằng ku chống gậy. Tiếng tây tiếng u nói như cái máy khâu tiếng Việt hắn ngọng từ vợ.


Dùng kỷ luật quân sự với quý tử, tới sát thời đổi mới tớ còn gặp một trường hợp nữa. Cụ quan  đầu Đảng thời chiến, lấy nhà tù làm trường học cho con và thế là thằng bạn tớ chăn kiến 8 tháng trong Chí hòa vì tội đàn đúm với người Việt gốc bông những năm 79. Đường xa thiên lý, cụ bỏ chính trường về làm văn chương trinh thám, không thấy cuốn nào cụ viết chuyện con mình kể cả bóng gió.


Thuở học trò nghịch kinh thiên phá động địa, ấy là tư chất của người thông minh năng động, tiềm ẩn nhiều khả năng sáng tạo và khả năng thủ lĩnh sau này. Lấy một lỗi lầm tuổi trẻ đem phủ trùm suốt chiều dài đời người thì không chỉ là định kiến mà còn là ác tâm.


 

 
Kỳ sau: Pháp lệnh Tình báo và Nghị định 96/CP

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2009

Người Việt

Đả đảo cộng sản, ùđ má Việt cộng, cộng sản cút về nước…mình đã phì cười khi nghe những lời la chói lói của chừng gần trăm người, biểu tình trước toà thị chính San Fran. Một anh zai, quên hạ cái loa pin cầm tay ủa sao lại cười. Hai mẹ con mình cười nữa. Chú lái xe tinh nghịch đánh xe vòng đi vòng lại mấy lượt vì mỗi lần thấy xe vào là đám đông lại gào la. Mình can thôi chú toàn ông già bà cả


Phía trong tòa nhà, Mỹ Cộng Kiều tất bật đóng xếp kê bày. Chỉ tay ra cửa, chú cảnh sát cao 2 mét phân trần, được phản đối, không được ngăn cản những người vào tham dự nhưng họ không hiểu. Không hiểu luật hay không hiểu tiếng Anh. 2 mét cười rõ xinh, cả hai




Intercontinental sang trọng cách 3 mil, hơn chục kiều giàu có thành đạt nhất Bay area ngồi bàn chuyện đổ của về cộng. Hai mẹ con mình ở chung tầng với đoàn to vật vã. Các hoạt động chiều sâu của chương trình meet VN đều diễn ra ở đây.


Mình nhận ra một nhóm các bác biểu tình chiều cuốn cờ…vào xem cộng hát. Hễ giơ máy ảnh là các bác thụp ngay xuống. Định chìa tấm hình bác đả đảo hồi sáng giỡn bác, chợt thấy thương thương, thôi để bác bình thản nghe liền anh liền chị í ới lẹo nhau giữa toà thị chính mênh mông những tranh tượng ông tây bà đầm trần như nhộng. Mình thì bội thực món di sản thế giới này rồi nên rủ zai xinh lượn Japan town ăn sashimi. Hỏi ấn tượng nhất trong ngày của con là gì? Tầng mình ở toàn mùi mì ăn liền, mẹ ạ!

Người cũ

Hóm hỉnh, rất tình, khí lùn và xấu giai, bắt mình chụp bằng được cái củ hành sau ót, đây là nhân vật lừng danh một thuở mối tình với chị Dương Thu Hương, bác sĩ Bùi Duy Tâm.



Chuyện đại khái thế này. Trước khi bị bắt( không nhớ chính xác năm mấy), thiên hạ đồn đại ông và chị Hương cặp kè nhau. Ngày ấy Việt ngoại có giá lắm chả rẻ như bây giờ. Có người còn kể như đinh đóng cột  đã nhìn thấy tấm hình bốn cái chân trần quéo nhau, do công an giả làm người lái đò trên hồ Quảng bá (Hà Tây cũ) chụp, khi hai người đi chơi thuyền tại đây. Mình nghe tên ông lần đầu là trong bức thư sau khi ra tù, chị Hương viết chửi ông như hát hay. Tôi oéđ thèm yêu ông bao giờ nhé, ông là thằng chân gỗ, thằng công an chìm hèn hạ…


Dễ cũng hai chục năm có lẻ. Giờ ông sống trong căn nhà nhỏ cũ kỹ ngoại vi San Francisco lủng củng những đồ mỹ nghệ rẻ tiền từ Việt Nam với đại gia đình. Mình ghé tai hỏi bác còn nhớ chị Hương không. Vẫn mê lắm. Hì hì, hình như bác cố tình đánh lận từ nhớ của mình.


 


 


 

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2009

blog giai xinh

siêu phàm


Những chuyện siêu phàm:


Nước Việt Nam là một nước nhỏ mà có thể đánh đuổi giặc ngoại xâm thuộc hàng khủng thế giới từ Đông sang Tây là chuyện xưa như Trái Đất, ai cũng biết nên miễn bàn.


Án binh một thời gian dài do chấn thương chiến tranh, kinh tế Việt Nam vùng dậy như một con hổ Châu Á với mức tăng trưởng đứng thứ nhì khu vực, sau Trung Quốc, là chuyện hiển nhiên đúng, không gì ngạc nhiên.


Cá nhân với trình độ học vấn chưa hết cấp 2 có khả năng tậu được xe hơi triệu đô làm cho những doanh nhân thế giới phải ganh tỵ thì nhiều như kiến, kể không hết.


Chuyện làm tớ phải ngưỡng mộ là sau chục năm đánh nhau bể đầu, Cộng Trừ với Nhân Chia lại đứng trong cùng một phép tính để tìm lại sự công bằng.


Chỉ hy vọng sau khi cân bằng kết quả, Cộng Trừ với Nhân Chia tiếp tục phát huy tình đoàn kết, chứ vẫn cái kiểu Nhân Chia trước, Cộng Trừ sau thì còn phải đổ máu.


Lo bàn chuyện thiên hạ quên mất chuyện nhà, mẹ tớ mới là kinh. Mặc dù được chồng hỗ trợ thế nhưng vẫn một mình nuôi 2 con ăn học nước ngoài mới là siêu phàm thật sự.


***


Mang nhầm USB, thế nào vớ được một lô bài trên blog cũ. Sẽ Beo hóa mấy bài dâng hiến cho thiên hạ giải trí, ví như Nguyễn Chí Vịnh tướng lào thế nhẩy? hay Vào tù với Trần Mai Hạnh, vưn vưn...


Tối kia cãi nhau với ku cảnh sát siêu đẹp zai chẵn nửa tiếng, thắng oanh liệt dù bị lạnh xoăn lông đầu. Zai xinh viết tiếng Việt không cần biên tập nữa rồi, khoe tý. Vẫn còn lá đỏ, cảm giác như về nhà, thích thật.

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2009

Tình đại gia

Sau khi cẩn thận và chậm rãi bôi nước bông lên sau tai và cổ tay, i như bậc mệnh phụ phu xe trong  cái phim gì sex kinh người của Lý An, ra khỏi nhà tắm và một cảnh tượng kinh hoàng lãng mạn đập ngay vào mặt.


Lão chồng, quần đùi áo số, nửa bệt nửa chồm hổm cách TV 40 inch một mét, giương mục kỉnh, dẩu mặt về phía màn hình và …hát karaoke.


Với giọng nam cao cỡ Pavadốtti vang rền nền nảy, lão í hát Hướng về Hà Nội. Trên màn hình là cặp zai gái đang lang thang bãi  biển thi thoảng lại tung tung miếng voan đỏ dài không biết để làm gì. Bố hát bài này tặng mẹ. Lòng anh luôn thắm thiết yêu em đôi bờ đâu cách xa. Ối zời dễ đến nửa thế kỷ có lẻ mới nghe lại bài này. Cảm động thê thiết tớ giằng micro tặng lại lão mấy bài. Thế là Suối mơ đan cài Let it be, Tháng tư về  trộn lẫn La plus bell pour allez dancer… non tiếng sau thì  giúp việc nhảy vào cô Hai cho tui ca với. Bao lâu nay mới phát hiện bà này hát sìlô pha Nam ai mùi không tả được gác lặn dề phia cơn gió lùa...


Cả nhà tớ thích hát karaoke. Zai tớ 10 lần như một, cứ hát là phải cởi fermeture quần nhằm lấy hơi từ huyệt đan điền. Lão í viễn, nên hoặc dí sát màn hình còn không thì Buồn ơi thế nhân là thế Sao người yêu vẫn mãi say sưa. Giỏi là lão luyến láy ngân nga sưa y như . Em gái tớ tức bà nội Nàng, nguyên là family idol, mấy tháng nay  bị phế ngôi bởi Nàng đã bắt đầu biết  ba ương coong vì coong ống mẹ. Nói chung là phải  dựa vào âm điệu để đoán Nàng hát  gì ngoại trừ tớ và giúp việc nhà nàng, có khả năng hiểu được chút chút âm nhạc Nàng.


Cuộc chiến giành micro khác là của em zai tớ với ku con 6 tuổi và bao giờ cũng rơi vào một trong hai kết thúc không có hậu,  hoặc micro rơi vào tay người thứ ba( lại là Nàng) hoặc đẫm nước mắt nghỉ chơi nhau. Dù mỗi nhà đều sắm một dàn máy nhưng cái trò kara này phải đông vui  mới okê. Sinh nhật của  già trẻ nhớn bé, giỗ ông bà cố nội ngoại hay chỉ  nhân ngày thứ bảy phởn chí là đại gia tớ lại karaoke thế nên, chiến tranh giữa các cặp bà cháu bố con cứ liên miên diễn ra không có dấu hiệu ngưng nghỉ mệt.


Nghe lão chồng ư ử lòng anh luôn thắm thiết yêu em nghĩ bụng, hơi sến tí nhưng cũng bõ công, ngần ấy năm nâng khăn sửa ví cho lão rồi, ít à!

Điện hột nhưn

Nghe các đại biểu cuốc hội bàn về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Bình Thuận  mà xém khùng. Bác đề nghị nên xây thử một cái(chắc để xem xem nó vuông tròn méo mó thế nào hơn là lo nó Chernobyn), còn bác hay phát biểu khí thế nhất mọi kỳ họp lại đề nghị nên để cho dân kiểm tra việc xây cất. Hihihi hohoho hahaha hehehe. Hay là các bác ấy thấy mô hình nhà máy tròn tròn lại tưởng  nó giống xây cái lò gạch, các già làng trưởng bản phải ra tay đếm gạch đo tường cho nó bảo đảm an toàn mai hậu phòng ngừa tham nhũng đút túi luôn? Hay là các bạn nhà báo chơi các bác ấy như Tuổi trẻ chơi bài phỏng vấn bác Đào Duy Quát? Chịu. Hiểu được chết liền.


Trong tất cả các loại bàn bình về điện hạt nhân, ý kiến hay nhất, giá trị nhất thuộc về blogger Trương Nhân Tuấn. Nhà nước VN chủ trương điẹn hạt nhân của VN là “chia khóa trao tay – clé en main”, tức ngoại nhân cung cấp từ a đến z, từ cái đinh ốc cho đến chuyên gia điều hành và bảo trì. Đây là một hình thức thuộc địa kinh tế kiểu mới, nhưng do sự tự nguyện của VN.


Bác này chắc không phải  dân cuốc hội, nếu không đã gọi là  điện hột nhưn.

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2009

Thầy Hưng Quốc viết trên VOA

Sống và viết như những người lưu vong


Lưu vong thường được mở đầu bằng một bi kịch chính trị hoặc một bi kịch kinh tế và kết thúc bằng một bi kịch văn hoá.

Càng ngày tôi càng thấm thía một điều: sống và viết ở hải ngoại không phải chỉ là sống và viết ở hải ngoại.

Khi một nhà văn rời quê hương ra định cư và sáng tác ở nước ngoài, hắn không phải chỉ thay đổi một chỗ ở và một bàn viết mà còn thay đổi hẳn một thế giới với những mối quan hệ chằng chịt, phức tạp, để rồi, một cách tự giác hay không, dần dần thay đổi cách nghĩ, cách cảm, từ đó, cách viết và cuối cùng, không chóng thì chầy, thay đổi cả căn cước (identity) của chính hắn với tư cách là một nhà văn nữa.

Thoát ra khỏi ngục tù ở quê hương, tuyệt đại đa số người lưu vong, đặc biệt là giới cầm bút, thường rớt ngay vào nhà tù của trí nhớ. Ngoái về quá khứ, các cây bút lưu vong ít khi đóng được vai trò tiên phong.

Nếu ví nền văn học hay văn nghệ hải ngoại nói chung với một trận bóng đá, thì đó là một trận bóng thường chỉ có các hậu vệ và thật nhiều thủ môn, ở đó chiến thắng được tính bằng những lần bắt bóng chứ không phải bằng những lần làm bàn. Một trận đấu kì dị. Quái gở. Và tuyệt vọng.

Mối quan hệ với quê gốc như thế làm cho quan hệ giữa những người lưu vong với miền đất mới định cư trở thành vô cùng gian truân: chúng ta bị phân thân giữa quê cũ và vùng đất mới, giữa tình cảm và lý trí, giữa quá khứ và hiện tại, giữa hoài niệm và hoài bão.

Hậu quả của sự phân thân ấy là những người lưu vong bị biến thành những người đứng bên lề. Với sinh hoạt văn học trong nước, chúng ta là những người đứng bên lề. Dù tài hoa đến mấy, vẫn là những người bên lề. Với sinh hoạt văn học ở quốc gia chúng ta đang sống, chúng ta cũng lại là những người đứng bên lề, một thứ nhà văn sắc tộc khiêm tốn và buồn thảm, đứng bên lề những sinh hoạt chính mạch của thiên hạ.

Do đó, có thể nói, không có ai cô đơn cho bằng nhà văn lưu vong. Cách đây mấy năm, một số người cầm bút ở hải ngoại hô hào phá bỏ những ghetto trong sinh hoạt văn học. Ừ, thì phá bỏ. Nhưng chưa ai đặt câu hỏi: phá bỏ những ghetto-việt-nam ở hải ngoại rồi thì giới cầm bút sẽ đi đâu, sẽ nhập vào đâu?

Nhập vào văn học thế giới ư? Ai mà chả muốn. Nhưng đó là một con đường hết sức cheo leo. Một là, để sử dụng một ngoại ngữ như một ngôn ngữ văn học (chứ không phải một ngôn ngữ giao tiếp) không phải là một điều dễ. Hai là, sau hàng rào ngôn ngữ là hàng rào văn hoá. Bất cứ cộng đồng ngôn ngữ nào cũng hà tiện khả năng đồng cảm và bộ nhớ của nó đối với những người ngoại tộc, bởi vậy, ở đó, kiếm được độc giả đã khó, kiếm được những độc giả tri âm lại càng cực khó.

Đi vào một sinh hoạt văn học không phải của dân tộc mình, người ta, nếu không phải là một đỉnh cao thì rất dễ có khả năng sẽ không là gì cả ngoài cái việc được đăng tải và được xuất bản.
 
Mà đỉnh cao bao giờ cũng là những ngoại lệ. Số lượng những nhà văn sử dụng song ngữ thành công trên thế giới chỉ là hoạ hoằn, dù con số thử nghiệm có thể lên đến hàng chục ngàn, thậm chí, hàng trăm ngàn.

Còn lại, tuyệt đại đa số, dù muốn hay không, cũng làm tù nhân chung thân của tiếng mẹ đẻ của mình, cũng chỉ quanh quẩn trong sân chơi nho nhỏ của cộng đồng mình, và đứng bên lề những hội hè, đình đám văn nghệ quốc tế.

Sống và viết lách bên lề, những cây bút lưu vong tìm vui trong cái cộng đồng nhỏ bé, càng ngày càng nhỏ bé của mình. Đã nhỏ bé, lại còn lạnh lẽo nữa. Ở hải ngoại, đăng một bài viết trên báo hay in một cuốn sách, nhiều lúc ngỡ chừng như nói vào ống điện thoại chưa nối đường dây. Lặng ngắt. Không nghe gì cả, kể cả một lời chê, một tiếng chửi, cũng không có. Hoàn toàn lặng ngắt.

Viết văn, ngày xưa, là một danh phận; sau này, vừa là một danh phận vừa là một nghề nghiệp. Ở hải ngoại, viết văn không thể là một nghề nghiệp mà trên thực tế, cũng không còn là một danh phận.

Viết văn trở thành một cách hành lạc đau đớn của những người bị bất lực.


 


 

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2009

Tia sáng

Tia sáng là tạp chí  hiếm hoi được coi là sân chơi của giới trí thức tuy nhiên, tớ  lại không mấy đánh giá cao tờ này.


Trước tiên là hàm lượng thông tin mới của Tia sáng rất ít. Về điểm này thua xa, thậm chí cực xa talawas cũ (trước tháng 3 năm nay), không tiếc công cặm cụi vượt tường lửa để sáng ra bao nhiêu là kiến thức quý trong nhiều lĩnh vực xã hội nhân văn. Thứ hai là các bài phản biện, hình như được coi là đặc sản của Tia sáng, lại rất già (cũ). Già(cũ) trong các quan niệm và già(cũ) trong chỗ đứng quan sát của người viết. Chỗ đứng quan sát là tớ dùng đúng nghĩa đen bởi khi anh viết phản biện một vấn đề nào đó thuộc bất cứ lĩnh vực nào, khoa học chính xác hay khoa học chính trị, thì hoặc anh  ở phía đối lập hoặc anh đứng cao hơn vấn đề được phản biện. Đằng này các bác lại đứng  y một chỗ bao năm, chưa nói là đôi khi thấy các bác a dua chống đối hơn là phản biện. Điểm thứ hai này Tia sáng lại cũng thua xa Saigon tiếp thị và Việtnamnet hiện nay.


Trước tớ đặt dài hạn Tia sáng, sau này chán đọc on-off. Điều hay nhất tớ  kiểm chứng được khi web Tia sáng đóng cửa là rảo quanh xem phản ứng của thiên hạ ảo và người trong cuộc. Người trong cuộc hổng ai dám hó hé, biết mười mươi nguyên nhân lý do vẫn đây đẩy chã chã còn thiên hạ ảo, chắc luôn là không ai đọc Tia sáng trước khi nó tắt sáng.

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2009

I am here to stay

Everyday I sit and ask myself
How could you leave us?
Something whispers in my ear and says
That you are not alone
For we are here with you
Though you're far away
we are here to stay

But you are not alone
For we are here with you
Though we're far apart
You're always in my heart
But you are not alone

Just the other night
I thought I heard you cry
Asking me to come
And hold you in my arms
I can hear your prayers
Your burdens I will bear
But first I need your hand
Then forever can begin

You are not alone
For we are here with you
Though you're far away
I am here to stay
For you are not alone
For we are here with you
Though we're far apart
You're always in my heart

For you are not alone
For we are here with you
Though you're far away
I am here to stay

For you are not alone
For I am here with you
Though we're far apart
You're always in my heart

For you are not alone...