Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011

LAN MAN CHUYỆN LUẬT VĂN HỌC


Bản đầy đủ thế này cơ



Chuyện vài tờ báo ở  TPHCM ghi sai tên một đề xuất dự án luật của
đại biểu Nghệ An Nguyễn Minh Hồng đã dấy lên một làn sóng ảo tưởng của hàng
loạt nhà thơ. Chỉ sau một ngày báo ra, có khoảng chục nhà thơ nhảy lên báo,
web, blog. Người thì dỗi ai bảo cứ làm thơ phản động cho lắm vào để giờ người
ta ra luật. Người thì thì bảo không được không được, hãy để các nhà thơ được tự
do sáng tạo, đừng bắt chẹt hồn thơ. Có  nhà thơ hứng lên còn bình ngon lành một bài
hoành tráng vì sợ luật nhà thơ (nếu có) sẽ triệt tiêu luật thơ (niêm luật trong
thơ).


Một điều rất buồn cười đã bám sâu trong tư duy văn nghệ sĩ
Việt là luôn mồm kêu gọi sự tự do, dân chủ nhưng cứ nghe đến luật là nổi đóa,
là chối ngay mà không hề ý thức được rằng, xã hội càng tự do thì luật càng
nhiều. Còn tự do kiểu không cần luật là sự tự do của: một là hạng lưu manh, du
đãng, hai là cầm thú, dứt khoát không phải của con người. 


Nếu hiểu như thế thì việc gì phải sợ luật? Và bất kỳ nhà
nào cũng cần có luật hết, cả những người làm văn học. Có thể, do những đặc thù
của văn học (vốn chuộng sự tự do trong tư tưởng) nên giới sáng tác tỏ ra khó
chịu khi nghe đến luật là điều dễ hiểu nhưng điều đó không có nghĩa làm văn học
thì không cần đến luật. Chả riêng gì tôi, nhiều người có thể nhìn thấy không ít
người trong giới sáng tác hiện nay nhân danh sự tự do trong sáng tác để xâm hại
đến các cá nhân, tổ chức. Chuyện giới văn chương đạp đâm nhau bằng văn chương
không thiếu và có cả những nhà văn chán đời, bất lực, bất mãn thời cuộc mà ngậm
tiền của các tổ chức cá nhân  bên ngoài
để chống phá đất nước. Điều này là có thì cớ gì văn học lại không có luật? Vấn
đề nằm ở chỗ những người soạn luật, phải soạn sao để bảo vệ lợi ích hợp pháp
của các cá nhân, tập thể nhưng vẫn không ảnh hưởng đến sự tự do trong tư tưởng
của giới sáng tác văn chương.

PHÁP LUÂN CÔNG

Chuyện bên Tàu


Diễn đạt đơn giản, pháp luân
công là một phương pháp tu thiền, luyện khí để có thể chữa được cả tâm bệnh và
thân bệnh (một số bệnh như cảm mạo phong hàn viêm nhiễm nhẹ…). Nó gồm 5 bài tập
với những động tác không mấy khó, na ná như yoga, 4 đứng và 1 ngồi.


Pháp luân công ra đời quãng
năm 1992, người chủ xướng là Lý Hồng Chí, hiện đang sống tại Mỹ. Sau 7 năm
tuyên truyền và phát triển môn sinh không gặp trở ngại gì tại Trung Quốc, tới
năm 1999 thì có chuyện.


Chuyện bắt
đầu từ vụ công an Thiên Tân bắt 45 người đang ngồi thiền tại một con đường gần
như được mặc định cấm tụ tập đông người. Ngay sau đó, 10 nghìn môn sinh Pháp
luân công kéo đến Trung Nam Hải định làm loạn. Trực tiếp thủ tướng Chu Dung Cơ
đứng ra giải quyết. Biện pháp trung dung ôn hòa của Chu
không chỉ giải tán được đám đông trước mắt mà còn khiến Pháp luân công hài
lòng.


Nếu ai quan tâm đến chính
trường Trung quốc, hẳn phải biết quan hệ không mấy hữu hảo giữa Chu và chủ tịch Giang Trạch Dân từ trước đó. Vụ việc ngay
lập tức được Giang Trạch Dân lật ngược lại, với lập luận pháp luân công được sử
dụng như một công cụ chống Đảng
và bằng chứng là 10 ngàn người tụ tập kia. Quãng tháng 4/5-99, Trung quốc chính thức cấm
và ra tay đàn áp Pháp luân công.  Như
vậy, bản chất việc cấm đoán này không thuộc về triết lí hay hoạt động của pháp luân công, nó
chỉ thuần là kết quả cuộc “đánh nhau” giữa hai ông  đỉnh
thiên.


Chuyện bên ta


Khi thiên hạ hoặc chán pháp
luân công đến tận cổ hoặc vẫn tập nó như cách thể dục dưỡng sinh, vài tháng gần
đây, nó lại lác đác có mặt ở Việt nam.


Không tử tế đã đành, mà cái
gì tử tế cách mấy vào Việt rồi cũng méo mó rị mọ. Trước tiên, pháp luân Việt
chọn những chỗ không giống ai để…thiền. Tại Sàigòn, Beo gặp một nhóm áo vàng ngồi
nhắm mắt chắp tay trên vỉa hè, góc ngã ba A. De Rhode-Nam kì khởi nghĩa chiếu
thẳng sang dinh Độc lập. Beo thấy mấy vị hơi khùng khùng vì chỗ bờ tường ấy
khai kinh khủng và giờ tan tầm, không biết pháp công nào chống nổi với khí thải
xe máy chui vào mũi vào phổi. Vị trí thiền thứ hai cũng độc không kém, trước cơ quan ngoại giao Trung quốc tại Saigòn và Hà
nội.


Vị trí đầu, thôi thì có
thể  nói tử vì đạo, chấp nhận đau thương
để quảng bá cho môn phái nhưng vị trí thứ hai, rất khó để biện minh, các vị chỉ
có mục đích…luyện công.


Và lí do thật của chuyện bên
ta, khi pháp luân nhân bị đuổi khỏi cửa sứ quán Trung quốc, ở đây: cầm đầu là nhóm
người Trung quốc xịn, trong kế hoạch phát triển pháp luân công tại Việt nam có
cả việc… chiếm tần số của đài phát thanh. Một trong những người này thuộc số bị
bắt trong vụ 9 người Trung quốc tổ chức ăn cắp cước viễn thông tại HP hồi giữa năm.


Chuyện của Beo


Những người thật sự thích
tập
môn này để rèn luyện sức khỏe và tinh thần, nên tránh xa những điểm tập nhạy
cảm về chính trị. Nếu thích quá hoặc đã tập và đã thấy hiệu quả tốt, hãy rủ
nhau lên gặp Sở Văn hóa thể thao và du lịch, trong đó có Phòng thể thao cộng
đồng, họ sẽ hướng dẫn cho các thủ tục pháp lí để thành lập hội đoàn công khai.


Còn thật sự các vị chỉ áp
dụng bài học từ các biểu tình hồ Gươm xĩ, áo Pháp luân công ruột chống chính
quyền, thì các vị không thuộc phạm vi điều chỉnh của entry này.