Thứ Ba, 4 tháng 2, 2014

SÔNG QUÊ VẮT SỮA NUÔI LÀNG [Như bà nuôi mẹ, như nàng nuôi anh...]

Bài từ nhà  Chu Giang Phong- nick name của nhà thư pháp Trịnh Tuấn

Tôi sinh ra trên dải đất cỗi cằn, nằm nem nép ven bờ đê sông Chu, đoạn đi qua huyện Thọ Xuân của Xứ Thanh. Mảnh đất ấy xưa có bậc dị nhân đi qua, đã nói rằng: Đất này địa thế trắc hiểm, khí tụ thiên địa, lưỡng hà bao bọc, tứ sơn bủa vây. Bốn mùa rõ rệt xuân, hạ, thu, đông. Tấn công thì khó, phòng thủ thì dễ. Đất này chỉ hợp khi có biến, không hợp buổi thái bình. Lại thêm, trời đất ưa thử lòng người, càng người hiền càng ưa bị thử, nên dù là phúc địa sinh nhân kiệt, nhưng phận số sẽ lao đao. Chiếu theo dòng chảy của sông đoạn đi qua làng, chính dòng đâm vào sinh huyệt, phải đủ 60 năm sau dòng nắn chại mạch, may ra người trong làng mới thoát cảnh truân chuyên... Lời ấy chưa xa mà ngẫm lại không sai.
Đoạn sông nằm ngay sau nhà tôi. Tôi đã có dịp lần mò theo con sông huyền thoại lên đến gần Sầm Nưa, nhưng tự thấy ít chỗ đẹp hơn. Có chỗ thủy tựa sơn nhưng ác hiểm, có nơi phong cảnh hữu tình nhưng tà khí lại xông thiên. Hiếm có đoạn nào núi và sông ôm ấp chở che, tựa nương, san sẻ như khúc sông này. Hồi còn trẻ, mỗi đợt lũ qua, nhìn những bãi ngô xanh mướt, rồi những triền hoa cải vàng suộm chuỗi tình, tôi hay ví giòng sông quê là "Giòng sông độ lượng". Sông Chu quê tôi hay còn gọi là sông Lường [ngôn ngữ Tày, Thái gọi là Nậm Sam; nguyên gốc gọi là sông Sủ, người Pháp viết thành Chu], là phụ lưu lớn nhất của sông Mã. Đoạn sông vắt qua khu vực núi Mục Sơn là một đoạn sông uy mãnh, tạo thế thành hào. Mục Sơn có nghĩa là mắt núi. Đứng trên đỉnh núi mà nhìn ra bốn hướng, xa có thể thấy quân địch cách hàng mười dặm, gần có thể bao quát quân lương. Dòng sông ôm chân tựa như hào sâu tùy biến theo dòng, có thể dùng làm đường thủy vận lương, có thể dùng làm thủy lộ cho thủy quân du kích. Nếu chẳng phải thế, ắt nghĩa quân Lam Sơn không chọn đất ấy mà tạo nên sự nghiệp lẫy lừng. Sức mạnh của dòng Chu giang là một sức mạnh uy hùng, nếu như biết dùng và biết trân trọng nó. Kẻ làm tướng mà không hiểu trời đất, núi sông, thì cũng chỉ là tướng tồi mà thôi. Ví như việc dùng binh, đâu có phải chỉ thao luyện sĩ tốt gươm đao, mà phải biết thao luyện cả thiên binh, địa binh, sơn binh, giang binh, lâm binh.... nữa. Biết nắng mưa bão tố mà dùng đúng lúc là đã nắm được thiên binh. Biết đất lành, đất hiểm, địa thế ngoài trong là đã nắm được địa binh. Biết núi thấp, núi cao, núi nào tụ lương, núi nào nào mai phục, ấy là đã nắm được sơn binh. Biết sông khúc nào tác chiến, khúc nào phòng thủ, khi nào nước lên, khi nào nước xuống, ấy coi như đã nắm được giang binh rồi. Sức của trời mới nhiều mới quý, chứ sức người thì có đáng là bao. Người chỉ ngang tầm với trời đất ở trí, ở tâm thôi.
Ngặt thay, giang sơn cẩm tú thường đi với bần hàn. Phàm cứ nơi nào nghèo thì dòm trông thấy đẹp, nơi nào đẹp thì nhác trông từ xa cũng đã thấy nghèo. Mảnh đất quê tôi: "Bốn mặt núi rừng sông cách núi bưng |một cõi giang sơn ngộn đầy trong gió bão | Những thi sĩ cầm ngang ngọn giáo | Vẽ lên trời sắc nhọn những vần thơ"... Hữu Nguyện từng thốt lên như vậy. Còn về vẻ đẹp, có vị tiên sinh họ Nguyễn, cảm thức sinh tình, ưu ái mà ban thi rằng: "Chu giang nước chảy quanh dòng | Lường giang cũng kịp một vòng non Lam". Có lúc, ngỡ như trong mỗi thớ đất cày đều ngổn ngang truyền thuyết, vậy mà chỉ có văn chương là nhiều hơn lúa gạo. Dân tôi, dù là nơi được ví là "tọa-độ-mật", một vùng nguyên liệu mía đường cung cấp sản lượng mía hàng năm không biết bao nhiêu tấn, thế mà cái gọi là "an ninh lương thực" vẫn nơm nớp lòng bà con mỗi bận giáp hạt lưng mùa. Chỉ có giòng sông là độ lượng. Giòng sông cứ như giòng sữa mẹ, từ bi vắt sữa nuôi làng và nuôi cả những hồn thơ kiêu bạc.
Nhiều người quê tôi vì tự ti bởi cái nghèo, cái tệ nạn đủ kiểu mà có khi không dám nhắc đến quê nhà khi xa xứ. Tôi thì thấy tự hào lắm lắm. Không có dịp thì thôi, hễ có dịp là mời bằng hữu ghé quê chơi. Nghèo cũng là một cái lễ đãi người hiền trong thiên hạ. Những kẻ chẳng phải là người hiền trong thiên hạ mới chuộng phú quý phụ vinh, bậc hiền sĩ đâu vì cái nghèo mà quên chân tình cho được. Tin ở người, tin ở trời thì trời và người đều là bạn.

CÓ KHỈ GÌ MÀ RỘN

Chính xác thì phải gọi chú là cựu nhân viên ngọai giao, vì  chú hết nhiệm kì từ 2012. Nhưng về nước, chú diếm hộ chiếu đỏ và nay, bùng sang lại Thụy Sĩ làm phát tỵ nạn chính trị.
Chú, nguyên thư kí của một bác thứ trưởng (nay đã nghỉ hưu). Thư kí lễ tân, tức  lên lịch công tác book vé máy bay nhà nghỉ…chứ không phải  tầm thư kí chắp bút. Trình vừa vừa phai phải củ cải đường chấm tương.
Thư kí thứ trưởng, nghiễm nhiên hàm vụ phó.
Ăn lộc sếp, chú đi sứ ở Bỉ, dẫn theo vợ là cô nuôi dạy hổ, quên, dạy trẻ. Và  vợ chồng chú, từ thuở ấy đã  kịp mua một căn nhà ở xứ, theo mình chocolat ngon cực trần đời và so với  một số nước châu Âu lân cận, khá nghèo.
Hết nhiệm kì, về nước. Chú đi tiếp 3 năm ở Genève.
Nay, hết khôn dồn dại, chú làm quả tỵ nạn chính trị.
Nói hết khôn dồn dại, là bởi chú không mấy khó khăn khi đợi con cái (đang định cư) nó bảo lãnh cho. Đường đường chính chính an hưởng tuổi già.
Giờ, thì nơi sinh thành ra chú, nơi nhịn miệng đãi khách cho chú đi đông đi tây, nó điểm mặt chú quân phản bội tổ quốc.
Cũng chửa biết ở xứ nhà băng nhà đá kia,  có cho chú tỵ nạn hay ko.
Vì, cộng sản cũng đã đụng đếu gì đến chú đâu. Bạ ai chán ghét căm thù cộng sản, làm phát tị nạn xứ khác cho thỏa sức nhân quyền  mí tự do rân trủ, có mà Việt nó đi vợi dân.
Mà Beo lấy đầu ra bảo đảm, bất cứ chàng-nàng rân trủ nào từ đám lưu manh hạ đẳng như Hiếu buôn gió, Bùi Hằng hay chí thức thượng đẳng như Lê Công Định, Nguyễn Quang A...xứ nào ngỏ nhời xin kiu mang hay ai xin tị nạn, sẽ được đi ngay tắp lự. Chạy chi cho khổ.
Chú vừa chạy có hỗn danh, Hùng híp.
(Chuyện hay nhất về Hùng híp, từ từ kể sau khi lục được hình minh họa)