Thứ Tư, 4 tháng 1, 2012

THÔNG ĐIỆP CHO AI?

Cụ tục huyền ngày còn tại vị,
biết phận tiếng Kinh không thạo, tuyển một lúc 3 nhà báo chuyên nghiệp (tuổi
hưu) vào tổ trợ lí. Đến ban ngành cụ đọc phát biểu, ý tứ tuy cũ kỹ nhưng được
cái, mạch lạc rõ ràng.


Ông Nghìn cân ngày mới lên
ngôi nhiệm kì đầu, làm một mạch 4 tiếng trực tuyến với đồng bào toàn cuốc tế.
Giờ này đọc lại, vẫn thấy không thể chê được câu nào. Khúc triết, sắc sảo. Ấy
là khi ông nói vo, không thầy dùi lẫn chấp bút.


Ngược lại, những bài viết, chỉ
riêng việc dám kí tên dưới các bài ấy, không phải một, mà ông ấy phải có tới
hàng nghìn tấn dũng cảm khi đưa ra quốc dân đồng bào những mớ khái niệm rối nùi
như thế.


Thông điệp đầu năm là dẫn
chứng mới nhất. Nó giông giống như những đề mục trong một giáo trình dạy quản
trị công, người chấp bút có công ráp nối lại bằng dấu chấm và không xuống hàng.
Toàn bộ nội dung có thể túm lại chỉ trong một câu: thị trường hóa mọi ngõ ngách
của nền kinh tế. Một thông điệp không hề tồi, thậm chí cực hay. Thế mà diễn đạt
ra, không thể gọi khác đi được: thảm họa chữ nghĩa.


Chép để dẫn chứng chứ không
phải để xả xì chét.  Tái cơ cấu nền kinh tế đặt ra yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Ngược
lại, chuyển đổi mô hình tăng trưởng là nội dung cơ bản của tái cơ cấu…


Đây nữa: gắn kết các công đoạn của quá trình tái sản xuất trong một chuỗi giá trị
bảo đảm phân phối hài hòa lợi ích giữa các công đoạn trong chuỗi gia trị đó.


Đọc, dức hết cả đầu lâu vẫn không chắc,  thông được điệp chưa.