Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

ỀCH...


***

Beo đi Myanmar 3 lần, liên tiếp ba năm 2008, 2009 và 2010, đều trong thời điểm chính quyền quân sự, tiếp xúc trực tiếp với cả 2 giới giàu nhất và nghèo nhất. Ai yêu thích du lịch có thể tìm lại trong các entry cũ, Beo kể bằng hình ảnh về xứ sở cực kì thanh bình này.

Nghe ra, hai chữ thanh bình rất sái nghĩa với chính quyền quân sự. Beo kể thêm mấy cái sái tương tự nữa thế này (các con số làm tròn cho dễ viết và lấy từ những thời điểm Beo qua)

- 130 dân tộc, hơn 2 ngàn cây số biên giới với Trung quốc, ngôn ngữ chính (như tiếng Kinh ta) là chữ tượng hình. Nhưng nay, tiếng Anh là quốc ngữ và bạn có thể nói chuyện thoải mái thứ tiếng này với từ đứa bé lên 5 cho tới cụ già ngót 8 chục.

- Tuy internet cực tệ, chập chờn lúc có lúc không và cực đắt nhưng bù lại, Myanmar có 120 đầu báo, dân số 55 triệu người. So sánh với quốc gia văn minh phát triển hàng đầu ASEAN: Mã 30/26 triệu. Sing 5/3 triệu. Nội dung một vài tờ nhật báo tại đây cũng na ná như tất cả (nhấn mạnh tất cả) các nước ASEAN. Quan sát bằng mắt thường, lượng sách in về khảo cứu, dân tộc học Myanmar nhiều gấp độ... vài ngàn lần Việt nam.

- GDP. Lấy con số cách nay 4 năm cho nó ấn tượng: 72 tỉ Obàmá. (Năm 2012 là 90 tỉ).

Tiền công đức xây dựng những ngôi chùa thờ Phật lớn nhất và việc trùng tu các di tích Phật giáo lớn nhất tại Ấn độ, đều từ dân và chính quyền quân sự Myanmar.

Trên một cái nền về kinh tế và văn hóa như thế, thì việc chuyển đổi sang chính quyền dân sự của Myanmar, nó chỉ là ông thầy tu mặc đúng lại cái áo của giáo phái mình. Làm gì có chuyện ông Thấy-xỉu quay ngoắt về tư tưởng trong một sáng một chiều, như nhiều người lầm tưởng.
Beo chưa thấy chỗ nào phân tích sâu giúp Beo hiểu kĩ một hiện tượng của thời hiện đại này: trong một chế độ (cứ cho là) độc tài đi, nếu dân mà kính trọng lãnh tụ của họ thì đều đưa tới thịnh vượng, chí ít thịnh vượng hơn hẳn Việt nam nếu ta ở trong cùng hoàn cảnh tương t.

Chỉ có rất Ếch, mới hoắng.

Nếu có gì cần nói thêm thì quá trình chuyển đổi thể chế của Myanmar cũng chẳng chóng vánh, nó kéo dài trong gần 4 năm trước đó và Việt nam góp công rất lớn. Đây cũng là trường hợp thành công hiếm thấy của sự phối kết ngoại giao-kinh tế của chính phủ nhiệm kì trước. Con Ếch nào định chế riễu điều này, trước tiên hãy đưa ra con số cụ thể mỏ đá quý và lượng gỗ Tếch doanh nhân Việt đang nắm giữ tại Myanmar, để chứng minh hiểu biết, đã nhé.

***

Loại Ếch trên, có thể do thiếu thông tin hoặc do bị lối tư- duy-mặc-định cắm rễ trong đầu mà nên Ếch. Loại thứ hai này thì do tư-duy-cũ-kĩ, mà thành Ếch.

Hai nhân vật trên vỏ hộp này, lùn là đương kim ông chủ hãng trà và cao là đương kim tổng thống Đài loan Mã Anh Cửu.

Ông tổng thống làm quảng cáo này miễn phí. Mặc dù chả có họ hàng hang hốc gì với ông chủ trà.

Ở một xứ mà chuyện bản quyền nghiêm ngặt như Đài, thì hẳn nhiên cụ nội ông chủ trà cũng không dám chưa xin phép mà ngang nhiên in hình ông Tổng thống lên vỏ hộp.

Chuyện quan chức hay tổ chức chính phủ cho mượn danh để làm quảng cáo các sản phẩm quốc nội, Beo còn thấy ở Nhật, Hàn quốc và thấy nhiều nhất ở...Campuchia.

Để chứng minh câu chuyện  xác thực, thêm cái hình con giai ông chủ hãng trà và một nửa, (huhuhu) ước gì là của hắn.
Câu chuyện về cái vỏ chai rượu có khác chút đỉnh. Nguyên Suối tiên thuở ban sơ là doanh nghiệp thuộc Ban kinh tế Đảng Thành ủy Sì gòn. Cái ban vừa được phục sinh sau bao nỗ lực dẹp nó đi thập kỉ trước.
Ban này hồi ấy nhiều doanh nghiệp trực thuộc lắm, toàn chỗ ngon lành cành đào và ai rảnh rang có thì giờ lật lại mồ ma nó, nhất là khoản thuế má, thì các siêu sao ca hát ta giờ nộp thuế chỉ xứng loại chút chít chụt chịt.

Quay lại chuyện quảng cáo (cho nó lành). Rất nhiều khi Beo nghĩ, giá mà các anh Ít sờ, Ét sờ được như Mã Anh Cửu, tức là doanh nghiệp hãnh diện in mặt các anh lên sản phẩm của người ta và dân chúng, vì ngưỡng mộ các anh mà mua lấy mua để.

Còn quảng cáo rượu của Suối tiên, Beo thấy vừa chân xác vừa thông minh đấy chứ nhỉ. Nếu nó không bổ thật thì làm sao các cụ ngần ấy tuổi còn khỏe thế, để choảng nhau?

Thế, đã chịu nhận là Ếch chưa?
 

THẾ GIỚI ĐIÊN LOẠN

http://www.boston.com/video/viral_page/?bctid=2303076923001&pconnect_name=36744
Quảng trường Copley, mé đường Boylston, nơi 2 quả bom cách nhau chừng vài chục mét vừa  nổ và  1 quả phát hiện kịp, là nơi mình cực kì thích ngồi đợi Gái đẹp tan học, hai mẹ con nắm tay nhau tản bộ về nhà.
Quảng trường  có ngôi nhà thờ cổ, đủ 4 mùa trong năm chụp không biết bao hình lại xóa đi, vì chẳng thể nào diễn đạt hết vẻ đẹp của nó.
Cái thành phố tràn ngập người tr, nơi tập trung hàng trăm trường đại học với những cái tên là niềm tự hào của giáo dục Mỹ MIT, Harvard, Boston Uni, ... lúc này đang cắt mạng điện thoại vì đề phòng bom tiếp tục bị kích hoạt bằng di động.
5 quả bom, 3 đã nổ, ở một nơi thanh bình đến thế. Gái đẹp thì lại đứng sát vạch cán đích để xem cuộc thi Marathon.
Thế giới điên loạn.