Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

VỀ NGHI THỨC ĐÓN NGUYÊN THỦ VIỆT TẠI MỸ- tiếp theo

Lấy con số của năm 2011, cho dễ hình dung.
Năm này, Obama có 59 cuộc tiếp các nguyên thủ. Trong đó, 27 cuộc là tiếp xã giao hoặc hội đàm riêng bên lề nhân một Hội nghị hội thảo, (một cuộc gặp với ông Sang nhân Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái bình dương tại Hawaii vào tháng 11).  Tức là 27 cuộc chẳng có đón đưa chào hỏi gì sất. Lên lịch, chui vô một cái phòng dăm câu ba điều, rồi bái bai.
32 cuộc thăm song phương, trừ 2 ông vua như Beo đã nói ở phần 1, thành phần nghiễm nghiên được rải thảm bắn súng đì đùng, thì cũng chỉ có 2 nguyên thủ khác được chào đón bằng nghi lễ cao nhất. 
đang viết

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

ĐIẾU CÀY VÀ CHUYỆN CHÓ CHẾT

Chó chết, tức là hết chuyện.
Hết chuyện, tức là chết hẳn chết luôn chết vĩnh viễn. Thế nên, phải móc lên, ngửi, cho nó có chuyện.
Bốn năm nay, không ai nhắc đến thơ của Mở miệng nữa, bởi Miệng đã mở hết cỡ rồi, cũng chỉ  vang được có đến thế mà thôi. Nếu có tác phẩm tồn tại với thời gian, may ra  Ngõ lỗ thủng của Nguyễn Hữu Hồng Minh, người -tiếc thay- không tuyên ngôn Mở miệng.
Một luận văn-công trình khoa học nghiên cứu rất cẩn thận về Mở miệng, điều sẽ giúp cho Mở miệng tồn tại trong lịch sử văn học như một nhóm văn, viết cách nay 3 năm, tự dưng được móc lên, vin vào đó như một thế lực bóp mồm bóp miệng văn nghệ. Thay vào đó, lẽ ra phải cảm ơn người phụ nữ dũng cảm chọn đề tài khá nhạy cảm về xã hội-chính trị, cứu Mở miệng khỏi sự lãng quên, cảm ơn Hội đồng bảo vệ luận án, dũng cảm cho cô điểm 10.
Chó chết chưa?
Vụ Kù con tuyệt thực, hình như chưa thấm độ ê chề. Dương Tân học đòi Dương Hà, phao lên cựu-chồng Điếu Cày tuyệt thực.
Thôi thì mấy mụ liền bà với nhau ko nói, mấy anh chí tuyền kí, lại dấy lên, chả tạo ra cái gì sáng hơn, lại kí..
Kí nhiều thế, chả lần nào tác dụng mịa, tự bỉ vỗ mặt mình, tự tuyệt diệt, không biết xếp  thể loại gì...
Beo bảo này: Điếu cày, lão í vưỡn khoẻ. He he he.
Lần này,  chuyện chó, chết thối hoắng. 
xin cảm ơn các bạn đã đính chính: bài thơ của NHHM là Lỗ thủng lịch sử

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

VỀ NGHI THỨC ĐÓN NGUYÊN THỦ VIỆT TẠI MỸ

Hình như chưa có lần nào người Mỹ trải thảm đỏ đón chào các lãnh đạo Việt Nam. Vẫn là tâm thức của nước lớn, hay vì Mỹ e ngại Trung Quốc, nên đã kém phần trọng thị???? chị Beo giải thích dùm em cái coi ! (Tuệ Hoan).
Cái thông cáo chung sau cuộc gặp thượng đỉnh Việt-Mỹ hẳn đã làm rã rượi các thể loại rân trủ và đủ làm ê chề các phân tích trước đó của các nhà bình loạn chính chị, Beo khỏi viết thêm gì nữa.
THoan hỏi một chuyện bên lề, nhưng thực sự Beo thấy rất hay và chiểu theo các còm thay Beo  trả lời, Beo phát hiện các pác phây sĩ hoá ra cũng léo biết mịa  gì sất. Tệ hơn Hoan ở chỗ ko biết thì hỏi, đằng này lại suy diễn theo lối đầy một vẻ hằn học mạt sát dân tộc mình. (Khi làm khách nước ngoài, nó không phải là thằng X con S của các pác đâu, nó là 90 triệu dân Việt đới).
Ngay và gọn, đón tiếp bằng nghi thức cấp nhà nước như đi trên thảm đỏ và duyệt đội quân danh dự, Nhà Trắng dành cho 2 đối tượng: một là các quân vương và thiếp và hai, các nguyên thủ do Nhà Trắng chủ động mời. (Còn một ngoại lệ nữa, nhưng phải đợi Kù con ra tù,  mới xảy ra).
Đối tượng thứ nhất miễn giải thích, cái bọn châu Âu già nua, (giờ) nghèo vẫn bày đặt làm sang cảnh vẻ, nghiễm nhiên nó phải thế. Cho dù các chuyến thăm của đám mũ áo loè xoè ấy chơi là chính và nếu có kí tá, cũng chỉ  vào quần áo mũ tập mấy cháu trong cô nhi viện, hết.
Đối tượng thứ hai, suy cho cùng cũng chả cần giải thích thêm. Thực dụng và vợ bìu con ríu như mấy anh Tổng  thống Mỹ hẳn không rảnh để mời lơi anh chị Thủ nào sang cà phê cà pháo  duyệt đội danh dự cho oai. Khi Nhà Trắng phải chủ động mời, chắc chắn nó  gắn chặt với quyền lợi của nước Mỹ ra sao.
Số đông còn lại, trong đó có Việt nam,  chủ động đặt vấn đề xin gặp tổng thống Mỹ. Cuộc gặp này là một trong những hoạt động của cả chuyến công du. Đương nhiên, nghi thức ngoại giao thì sẽ ra thông cáo báo chí, NHẬN LỜI MỜI... cho cái cuộc đối thoại thẳng thắn và cởi mở ngắn ngủn trên dưới tiếng đồng hồ ấy.
Mà, nói thật nhé, tất cả các nội dung bàn thảo cụ thể, nhóm chuyên viên của cả hai bên nó bàn nát ra  và nhất trí với nhau xong trước đó rồi, thậm chí hầu hết xong từ khi máy bay chưa hạ cánh ở Andrew lận, các cụ toàn chuyện phiếm thôi. Có lần vui miệng ngồi tám (với Bush) quá đến hơn tiếng theo dự liệu, cụ Thủ nhà ta ra khỏi phòng lầu bầu: Đ.M, thèm thuốc lá quá.
Việc đi trên thảm đỏ còn gắn với một bữa quốc yến, thường  vào tối cùng ngày. Lịch sử nguyên thủ ta,  cụ Khải có một bữa, nhưng chỉ là cơm tối thân mật, không có các nghi thức thủ tục cấp nhà nước để  gọi quốc yến.
Các phòng tiếp khách nằm ở tầng một trong toà nhà. Việc đi vào cổng nào phụ thuộc vào việc Nhà Trắng xếp làm việc trong phòng nào (khoảng cách di chuyển gần nhất). Tất cả các phòng đều mang giá trị tiếp quốc khách như nhau, khác  chăng là số lượng thành viên nhiều ít. Thế nên,  hải ngoại phán cộng sản phải trốn đi cửa sau hay rân trủ bảo Mỹ khinh nguyên thủ Việt, nó bày ra cái sự ngây ngô, toàn loại ngắm Nhà Trắng qua hàng rào.
CON TIEP, XIN LOI CHU HOAN CHAU OM CHI BAN QUA

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

DỨT KHOÁT KHÔNG BÌNH LUẬN NGHE DZU

Ở một số nước văn minh, khi xảy ra các biến cố gây thiệt hại về người, thường một số người đứng đầu các cấp liên quan sẽ hủy hoặc hoãn các chương trình làm việc/công tác không thực sự quan trọng lúc đó, để tham gia giải quyết trực tiếp biến cố. 
Đó không chỉ là biểu hiện của trách nhiệm với công việc mình đang làm, mà còn là thể hiện lương tâm của người trong cuộc.

Nghe đâu, nữ bộ trưởng kia, trả lời với báo chấy rằng đang công du công tác ở  tỉnh nhung để dự lễ khởi công xây dựng tháp chuông cho một nghĩa trang liệt sĩ, và thắp nhang cho những người đã hi sinh cho tổ quốc.
Mà lạ lắm, đó không phải là người đứng đầu Bộ Lao động và Thương binh Xã hội, cũng chẳng phải người đứng đầu Bộ Công an hay Bộ Quốc phòng.
Lạ lắm thay, đó lại là người đứng mũi một cái bộ vừa có 3 mũi kim tiêm vác-xin làm chết 3 đứa trẻ vô tội.
Người Việt có câu "Nghĩa tử là nghĩa tận".
Nhưng nữ bộ trưởng của chúng ta thì chắc đang bận thực thi câu: "Uống nước, nhớ nguồn". Nên bà sẽ làm rất đúng phần việc của mình: "Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc-xin thì xử vắc-xin; lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật...”
Sống khôn thác thiêng, các anh hùng liệt sĩ hãy về phù hộ  cho bà!

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

MỞ MIỆNG

Chỉ trích những phần liên  quan đến nhận định đánh giá về nhóm Mở miệng trong một tiểu luận  rất công phu và dí dỏm của tác giả Đỗ Quyên.
Nguồn: http://www.vanchuongviet.org/

@0
Các tuần qua, “thu đi cho lá vàng bay / lá rơi cho meo-chát về” giữa tản mạn với dăm ba bạn thơ trong làng thơ về Nàng Thơ, từ các trường phái thi ca sang chuyện“biết rồi khổ lắm nói mãi” là Hậu hiện đại, Đỗ tôi gom được một sân lá-vàng-văn-nghệ.
+ “Khuynh hướng Hậu hiện đại (Postmodernism), lý thuyết cùng thực hành, không còn xa lạ, mới mẻ gì với các nhà thơ Việt. Ở cường quốc thi ca Hậu hiện đại, như Mỹ, nó đã thoái trào, nhường chỗ cho chủ nghĩa Tân cổ điển (Neoclassicism).”
+ “Thứ đồ này không phải một trào lưu văn học, mà gần như một hình thái xã hội, trong đó có văn nghệ. Xã hội Hậu hiện đại sẽ tồn tại mãi, tùy theo...”
+ “Nhóm Mở Miệng, đã thực hành một phần thành công, đóng dấu mốc trong lịch sử thơ Việt đương đại. Và đang lùi dần vào bóng tối. Người khá nhất trong nhóm là nhà thơ Bùi Chát đã thay đổi hướng đi (tập “Thơ một vần” [1] không hoàn toàn Hậu hiện đại nữa.”)
+ “Em chã... Em chã” cho là văn học sử sẽ ghi nhận đóng góp của các bác Mở Miệng đâu!”
+ “Có vẻ như nhóm Mở Miệng đã không hiểu hết ý nghĩa, bản chất của Hậu hiện đại mà vô/cố tình dùng từ dung tục, bẩn thỉu (một cách phản ứng xã hội?); nên đại đa số người đọc không chấp nhận, thành ra hoang mang ngờ vực Hậu hiện đại. Mở Miệng cứ bung phá; và đôi nhà phê bình đã lợi dụng để rêu rao tên tuổi mình.”
+ “Có hai loại nhóm văn nghệ khác nhau: Nhóm như của Anh-Mỹ gọi là “Poets Circle”, hay của Pháp thế kỷ 19 là các salon văn chương; và Nhóm như một mailing-list chơi thân nhau ngoài đời; kiểu này không nên cùng phong cách sáng tác mà chỉ cần chung một số quan điểm tổng quát về văn thơ.”
Theo cung cách Hậu hiện đại, tiểu luận (theo thể loại tiểu truyện pha chất tiểu phẩm) này đề cập vô số tác giả và tác phẩm, sự kiện và quan niệm, vấn đề và chi tiết. Mà cái trò Hậu hiện đại lại tự mang trong mình nó tính đại hậu đậu. Xin nhận về các cao/tiên/hậu ý nơi quý vị để người viết sửa sai/chữa/sang. Đa/cảm (và sẽ có thể hậu) tạ!
@1
@2
@3
Nhóm Mở Miệng ra đời 2001, nổi hơn cồn 2003-06, ai không biết không phải là người thơ thời mới; 1-2 năm nay khi lặn khi nổi sẽ nổi thêm ở dưới đây...
@4
@4.1
@4.2
@4.2.1
Cũ người mới ta: Đó là một quan niệm logic rất thường trực trong mọi tranh luận, ở các nơi sự kiện xảy ra sau và các chốn “chậm phát triển”. Không công bằng! Thuận lý mà bất tình. Là nơi có sở đoản về học thuyết, đương nhiên châu Á và Việt Nam sẽ mãi đi sau phương Tây trong các trào lưu, nhóm phái. (Nếu không thích nói cà nhây: Chủ thuyết của Đông phương là không chủ thuyết!) Nhưng không vì thế khi thấy họ bỏ, mình cũng bỏ theo dù chưa xài hết cho hợp xã hội, con người mình. Chưa kể, họ được xài cái cũ cái cổ của nơi khác (ví như các làn sóng Phật-Thiền ở Mỹ, tạm kể từ thời Beat tới nay), mình vậy là bị la! Hậu hiện đại Mỹ đi vào thoái trào, xét cho cùng, là chuyện của người Mỹ. Dân Việt bay lên cao trào Hậu hiện đại Việt lại là câu chuyện khác. (tỉ như cùng toa thuốc viagra đó ông hàng xóm xỉu trên bụng vợ ổng còn ta cứ việc thi hành cùng vợ ta hai cuộc mần tình khác nhau xa có phải không ạ thưa bà con gần xa.)
Như vậy, Hậu hiện đại có hai bộ mặt – Đông và Tây. Cái ở phương Tây là sự tự hủy, thì ở phương Đông lại là sự giải phóng và sự trở về mình.”
Với tôi, xã hội Việt và văn học Việt còn dai dẳng đeo đẳng với cácđiều kiện Hậu hiện đại 10-20 năm nữa. Nó bị ràng buộc bởi các điều kiện chính trị, kinh tế Việt.
@4.2.2
@4.2.3
Văn đàn Âu-Mỹ chừng một phần tư thế kỷ nay như là hổng có trường phái nào “cầm micro”? Và sẽ còn thế nửa thế kỷ nữa cũng nên! Lý do: Tri thức và cảm thức loài người - dồn đống về xứ Cờ Hoa - ở kỷ nguyên a-còng cóc cần triết học, tư trào – đúng ra là các thứ triết lý thuần khiết – như trước. Mà thi ca là triết học cất cánh, bay vào hoặc bay ra trái tim người.
Gạn thơ đục, khơi thơ trong! Đánh thơ (dơ) chạy đi, không ai đánh thơ (sạch) chạy lại! Tôi luôn trông vọng vào nhóm Mở Miệng và nhóm Tân hình thức. Cầu phúc nhị thi phái Việt bội thu trong những năm cuối cùng. Các trường phái văn nghệ sinh ra là để... chết. Chết khi hết trò. Và lưu lại trên sân sáng tạo của ngôi nhà nhân loại một viên gạch của riêng mình.
Chúng ta cần có chương trình nghiên cứu hệ thống và thực dụng về các hướng đi mới-lạ-khác của thơ ca Việt Nam mà trước đây nó chưa đi hết, đến nay nó chưa đi tới...
@4.2.4
@4.3
@4.3.1
Đồng ý 80% với ý đầu tiên ở Mục @0 về Mở Miệng: đây là điều cần thiết về nhóm thơ này ở vị thế của họ trong các trường thơ nhóm bút Việt. Xin viết lại: “...lịch sử văn hóa của thơ ca Việt đương đại”. Và nhái: “Nhóm này đang lùi dần vào bóng mình!”
Về thi hứng, Mở Miệng thường viết bằng gương (rộn ràng rối rít rềnh rang lo trình diễn!), chứ không phải bằng búa, như từng ôm vọng.“Thơ một vần” của họ Bùi thì viết bằng búa! Mới đọc 15-16 bài (trên talawas.org, và vài tuần nay damau.org đang đăng dần dần kèm bản dịch Anh ngữ của nhà thơ Lê Đình Nhất Lang), thấy có bút pháp độc sáng, ý tưởng mới, hình tượng lạ, câu chắt chữ lọc; nhưng khai triển cấu tứ lỏng lẻo, bực nhất là bị hụt hẫng. Một vài bài xuất sắc. Không ít bài hơi đuối trong vị thế một-bài-thơ-riêng-lẻ, có lẽ do: a) Tác giả chăm chăm vào ẩn ức thời cuộc (độc quyền, biên giới, biểu tình) như là cảm hứng chủ đạo kiểu ăn thua đủ; b) Thời kỳ quá độ tiến thẳng lên thơ tự do hài hước kinh qua giai đoạn lãng mạn về thi pháp và niêm luật về thể loại của tác giả quá ngắn chưa đủ thâm hậu thì đã ào ào như ba dòng thác vào các thể dạng hậu hiện đại không-làm-thơ nay trở về làm-thơ tất nhiên là chưa thể chỉn chu ngay được mở ngoặc trong tập 26 nhà thơ việt nam đương đại nói trên bè lũ mở miệng có tới ba tên lận mà trong đó bùi chát là tay được ban biên tập dễ dàng đồng thuận nhứt ai cũng thích câu tôi-đã-quăng-cái-tát-lên-trời đóng ngoặc. Tập “Thơ một vần”, trong một số chi tiết và tâm trạng chung, vẫn có yếu tố Hậu hiện đại (độ giễu nhại đằm thắm hơn, liên văn bản thưa, trúng hơn: “Cây kim giấu kín trong bọc vải / Lâu ngày cũng thành thơ”... “Gió chiều nào / Ta tào lao chiều ấy” (Bài “Khó thấy”). Chưa được đọc cả tập thơ, chưa nên bàn loạn nhiều. Hãy đợi đấy! Coi kìa, cái mới nhất vừa được mở ra trên damau.org, bài “Cũng như em, tôi không hát một mình”: Không chê được mà rất khó khen. Bình: So với các bài thơ trước, nó trọn vẹn hơn hẳn; Thanh thoát trong cái trăn trở trách nhiệm công dân: “Dưới lớp da nạm vàng / Có thể gãi thứ mình muốn ngứa?” Ở thân phận nghệ sĩ, Bùy-Trát vừa gãi vừa cãi lại Chỵnh-Kông-Xơn.
@4.3.2
Mở Miệng chưa, và chắc là không, phải là nhóm thơ theo nghĩa cùng thi pháp, khuynh hướng sáng tác; Cái trọng là chung mục đích “không-làm-thơ”: chung quan điểm chính trị về thi ca, nghệ thuật. Đó là nhân sinh quan của các nhóm viên, qua văn bản chữ nghĩa quả thật họ đã Không-Làm-Ra-Thơ! “Thơ một vần” của Bùi Chát mới là thơ. Tổng thể, như nhóm Beat ở Mỹ, Mở Miệng gần giống một "văn hoá nhóm” (“subculture”) chứ không thuần túy là nhóm văn chương. Các bạn ấy có thể đi xa nữa – không chừng xa như Beat chứ chả bỡn, nếu và chỉ nếu trong “quân khu Mở Miệng” có tướng lãnh như Jack Kerouac, Allen Ginsberg về (thi) tài và (thi) chí. Điều kiện xã hội, ý thức và hành động phản ứng, trong môi trường Việt Nam như 10 năm qua và có lẽ 10 năm nữa, phù hợp với các "văn hoá nhóm”.
@4.3.3
Quan hệ giữa Mở Miệng và Hậu hiện đại: 4 năm trước, trên tienve.org, tôi có bài nửa ong (văn) nửa bướm (thơ) [24]. Bữa nay cho nói kiểu “cong ăn cong thẳng ăn thẳng” (của trò đánh đáo lỗ ngày xưa) nhé, phải quấy gì cũng là lẻ tẻ tạo dzui dzẻ mới thành văn vẻ.
Mở Miệng chỉ mới có điều kiện cần (tâm thức Hậu hiện đại đè nặng trong phản ứng thời cuộc, chính trị) và chưa đủ cho sáng tạo thật-văn-học. Nếu đó là phản ứng Hậu hiện đại của xã hội và văn hóa thì dám cá rằng các vị ấy sẽ thành quả hơn nhiều (mặc dù tâm thức đó vẫn là điều kiện cần.) Đông Tây kim cổ, trên đấu trường văn chương và chánh trị, số tác giả là anh hùng, liệt sĩ chiếm tuyệt đại đa số, cực hiếm người xứng danh thi sĩ: Mở Miệng và Bùi Chát chỉ là ví dụ nhãn tiền của một trong những đấu trường sáng tỏ nhất - đó là nền văn học Việt Nam.
Còn nữa: Trong khuynh hướng Hậu hiện đại, không có điều kiện cần và đủ cho bất kỳ cây viết nào. Nó cồng kềnh nhất và rắm rối nhất trong tất cả các chủ nghĩa, trào lưu văn hóa-văn nghệ từng có của loài người cũng vì thế chăng?
Chưa hết: Phong cách và thủ pháp, chứ chưa nói thi pháp (Hậu hiện đại không có thi pháp vì không là trường phái!) của các tay viết trong Mở Miệng chưa tạo ra cơm chín tới (lại ham ăn với cải ngồng non ưa chọc gái một con) mà cũng chẳng là bò tái (chanh chẳng hạn). Quá sành quá rành thủ thuật và kỹ xảo Hậu hiện đại, quý vị ấy đã hiếp dâm lộ liễu và gây thương tổn bút pháp và kỹ thuật Hậu hiện đại, khiến độc giả không nhận ra tính “giao hợp” của sự “hiếp”, chỉ thấy độ “dâm” của hành vi! Hổng phải là quan tòa trong Vương quốc Thi ca, chúng tui đâu kết tội “hiếp dâm” đó. Nếu quả thực dẻo mỏ bô trai dai sức, quý vị ấy vẫn có thể (dẫu sai về đạo đức) bịt mắt pháp luật Vương quốc Thi ca mà dụ khị gái một con Hậu hiện đại cơ mà?
Các sáng tác ở Mở Miệng, hầu hết, chưa lọt vào kích thước cần thiết của nghệ thuật. Tuyên ngôn chúng-tôi-không-làm-thơ đã được thực thi! Bravo! Thiên địa chẳng thể hiểu được triết lý đó, và cứ hoài công quất roi phê bình lên con ngựa văn chương vân cẩu rong ruổi trên nóc La Hán Phòng. Ô hô!
Chậc! Nói nặng nhời vậy thôi. Về các bạn (vẻ như không thích “ăn” không thích “nói” không thích “gói” chỉ) thích “mở” ấy, hữu hảo hơn nên chăng nhìn nhận, như tiến sĩ kiêm thi sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, vào năm 2004 [25]: “(...) tôi liên tưởng tới hiện tượng thơ dơ của nhóm Mở Miệng. Trong khi tiếp tục đòi hỏi cao hơn nữa (đòi hỏi chính là biểu hiện của niềm tin) ở Lý Đợi, Bùi Chát và các nhà thơ cùng khuynh hướng, chúng ta cần đánh giá những nỗ lực của họ bằng một cái nhìn vượt lên mọi thiên kiến, dù là thiên kiến đạo đức, chính trị, tôn giáo, xã hội hay nghệ thuật.”
@4.4
Văn giới Việt đang tung mở. Thi hứng Việt đang bung nở.
Nếu chưa có được các nhóm nhà thơ, các câu lạc bộ văn học mạng (hay không mạng) thứ thiệt thì văn nhân Việt đương đại quả là chưa biết cách hiện đại hóa một dân tộc thi sĩ, một đất nước thơ ca.
Như vẫn còn đó một làng thơ, giữa thời a-còng...

Vancouver, 20-11-2009 (Tu chỉnh: 19-12-2009)




Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

VĂN HOÁ CẢNH SÁT

Trước khi tám tiếp về cái gọi là văn hoá cảnh sát của anh Quang A, nhân 2 vụ  gần nhất cảnh sát dùng côn đồ làm chim mồi và bắn người giữa phố (ấy là theo mồm báo chí), hãy nghe chuyện bên Mỹ trước.
Bài này lấy trên trang VĐD.
Hôm 8-7, FBI đã bắt ông Nguyễn Huy với tội danh hối lộ cảnh sát nhằm bảo vệ những cơ sở tổ chức cờ bạc của ông.
Theo hồ sơ truy tố tại tòa liên bang ở Pecos, Texas, ông Huy từng liên lạc với ty cảnh sát Fort Stockton với ý định đút lót cảnh sát để họ làm ngơ trước hoạt động phi pháp của ông. Trong thời gian điều tra, các nhân viên FBI đã âm thầm thu thập những món tiền hối lộ lên tới trên 20,000 $ trước khi quyết định bắt Nguyễn Huy.
Trong lần liên lạc đầu tiên với cảnh sát ngày 18/1, ông Huy gọi điện thoại và nói chuyện với ông Art Fuentes, cảnh sát trưởng của sở cảnh sát Fort Stockton. Lúc đó ông Huy đề nghị ‘đóng góp” để trao đổi cho sự bảo vệ các cơ sở cờ bạc. Ngay sau đó ông Fuentes báo tin cho Bộ Nội An, và Bộ Nội An chuyển tin cho cơ quan FBI để mở một cuộc điều tra.
Nguyễn Huy gặp Art Fuentes vào ngày 25/1.  Thay vì thực hiện công việc tặng tiền “donation” theo đúng thủ tục hợp pháp, ông Huy đề nghị trao trực tiếp cho ông Fuentes 500 $ mỗi tháng.
Báo cáo viết: “Để trao đổi cho số tiền đó, Nguyễn Huy mong đợi Art Fuentes cho phép ông được tiếp tục điều hành hoạt động đánh bạc bên trong một ngôi nhà ở Fort Stockton. Cơ sở này trả tiền mặt cho những người thắng bạc. Điều đó vi phạm luật hình sự tiểu bang Texas. Nguyễn Huy cũng đề nghị Art Fuentes tìm những cảnh sát viên sẵn sàng nhận tiền mặt tại các thị xã Midland, Odessa, và Monahans để giúp mạng lưới hoạt động của ông Huy.”
Ông Huy đã trao ông Fuentes một phiếu tặng quà trị giá 200 $ tại một tiệm salon trong vùng. Ông Fuentes đã trao phiếu tặng này cho FBI để làm bằng chứng.
Trong buổi gặp kế tiếp ngày 15/2, Huy đề nghị Fuentes hãy báo cho ông biết trước mỗi khi nhà chức trách sắp thực hiện một cuộc thanh tra hoặc điều tra các cơ sở cờ bạc của ông. Huy đã trao cho Fuentes 2,000 $ ngày hôm đó. Một lần nữa, ông Fuentes trao lại tiền mặt cho FBI để làm bằng chứng.
Ngày 13/3, Fuentes giới thiệu cảnh sát viên Matt Davidson với Huy. Cả Fuentes và Davidson đều tham gia cuộc điều tra của FBI. Lần đó Huy đề nghị với hai cảnh sát viên rằng mỗi lần họ nói chuyện qua điện thoại thì đôi bên sẽ dùng những mật mã như “lunch” (ăn trưa) hoặc “visitor” (khách) để ám chỉ tiền hối lộ. Hôm đó ông Huy đưa ông Fuentes 3,000 $ và ông Davidson 1,000 $. Cả hai đều trao lại tiền cho FBI.
Nhằm duy trì niềm tin ở ông Huy, ngày 2/5, cảnh sát Davidson đã báo cho ông Huy biết trước về hai cuộc thanh tra tại hai địa điểm đánh bạc.
Đến ngày 6/6, ông Huy đề nghị Davidson hãy tăng áp lực đối với một đối thủ khác cũng đang cạnh tranh trong hoạt động cờ bạc của ông Huy tại Odessa. Sau buổi họp đó, ông Huy trao ông Fuentes 4,000 $ và ông Davidson 3,000 $tiền mặt. Tiền lai được giao lại cho FBI.
Buổi gặp gỡ cuối cùng diễn ra ngày thứ Hai 8/7. Hôm đó, sau khi trao 5,000 $ cho Fuentes và 2,000 cho Davidson, ông Huy đề nghị giảm tiền đút lót vì tình trạng ế ẩm trong thời gian gần đây. Sau đó các nhân viên FBI bắt ông Huy.
Tổng số tiền hối lộ mà FBI đã tịch thu là 20,200 $. Hai cơ sở cờ bạc mà ông Huy muốn được bảo kê tại Odessa có tên là Lucky Game Room và West Texas Game Room.
Ông Huy đang bị giam và chưa được phép đóng tiền thế chân.


CÁI BÓNG

(KHÔNG PHẢI CHUYỆN BỊA)
Đêm thứ Sáu
Ra đến sân bay, kì lạ, đang rổn rảng nói cười, tự dưng cô như người bị rút hết sự sống. Mệt rũ.
Cô những định quay về. Tiếc một đống tiền đã bỏ ra đặt cọc cho Thầy đồng làm lễ vào ngày Chủ nhật, cái lễ cầu mong cho cuộc hôn nhân sắp tới thành toại, cô lại ngồi lại. Cơ thể như không trọng lượng, mỗi bước đi tê buốt cả 10 đầu ngón chân.
Ra đến Hà nội. Trời dịu mát. Không khá hơn. Cô phone cho con bạn chí thiết với ý nghĩ thoảng trong đầu, mình chết mất.
Bạn cô, bố nó ốm. Cô một mình trong khách sạn, cơ thể bất động và ý nghĩ về cái chết ngày càng dồn dập hơn.
Cô chưa ngủ. Chắc chắn chưa ngủ khi còn nghe rõ tiếng ồn ào của một nhóm khách Tàu nhậu về khuya ngoài hành lang.
Bóng một người đàn ông cực cao lớn tiến đến gần tìm cách kéo chăn cô xuống. Cô ghì lại. Không biết cuộc co kéo giữ gìn trinh tiết ấy kéo dài trong bao lâu. Cô tỉnh, mồ hôi ướt sũng tóc, mười ngón tay co quắp trong tư thế giữ mép chăn cả phút sau mới duỗi ra được. Cái Bóng ấy, cô chỉ thấy rõ có nốt ruồi  ngay mang tai.
Trưa Thứ Bảy
Thước đo sức khoẻ của cô là cà phê. Bò dậy hoà một ly  cà phê  sực nức thơm. Nhấp lên môi rồi bỏ xuống ngay, miệng mồm đắng ngắt.
Nắng chói vào tận giữa phòng, không buồn nhấc chân kéo rèm. Bóng cây Sấu già chập chờn ngoài cửa sổ. Loài cây đẹp đến thế, không hiểu sao quả  vừa chua vừa xấu, xấu gấp bội lần cái tên.
Lại vật vã một mình trên chiếc giường mênh mông quá khổ.
Cái Bóng lại đến. Vẫn cái Bóng to cao lừng lững đêm trước.
Cô không ngủ mơ, chắc chắn không phải mơ khi còn ngửi thấy mùi đồ ăn từ nhà bếp thoảng lên.
Cái Bóng, lần này dịu dàng cúi xuống vỗ về cô. Cô chỉ thấy rõ, rất rõ, một ống tay áo của Bóng có sọc nhuyễn tím.
Đêm đó, cô bật tất cả đèn, nửa nằm nửa ngồi trên Sa lông chiến đấu với nỗi sợ hãi bằng cách  lướt như máy tất cả các kênh TV.
Đêm dài quá.
Chủ Nhật
Lơ mơ dập đầu lễ bái theo đúng hiệu  lệnh chuông mõ của thầy. Đầu óc cô trong veo.
Thứ Hai định mệnh.
Cô đến theo lịch hẹn làm việc.
Ly cà phê rẻ tiền, sao  ngon đến thế.
Ngồi chờ  dưới tiếp tân. Ông chủ này chắc nhiều khách nữ. Cô buồn cười với ý nghĩ những con mắt đang nhìn trộm cô kia, mang rất nhiều hàm ý so sánh đánh giá.
Rõ ra, sự thông tuệ hài hước chỉ đựng bởi những xác  thân khoẻ mạnh.
Ông từ trên lầu đi xuống đón cô.
Cô cứng người lại một giây, nghe rõ cả tiếng mình chào ông dạ thưa anh.
Ông, cao lớn lừng lững, hai bên mang tai đều có nốt ruồi nhỏ và, mặc một cái áo sơ mi sọc tím nhuyễn.
Hai tuần sau
ông và cô cuống quýt vội vã làm tình trong một cơn mê muội bản năng không kìm giữ, trên chiếc ghế sa lông.
Ba tháng sau
 Cô từ hôn với người mà cô phải vận đến cả cõi âm để mong lấy được.
Từ hôn, để chọn sự một mình, với cái Bóng.

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

đài nói láo, báo nói điêu

Tôi không phải là một nhà báo, cũng chẳng phải là một nhà văn. Sống ở nước ngoài lâu năm, với vốn liếng tiếng Việt vẻn vẹn có được từ 18 năm khi còn ở nhà cho tới nay. Đọc báo nghe đài tiếng Việt cũng rất hiếm hoi, trừ vài chương trình thời sự hay vui chơi giải trí và cũng chỉ mới đây khi có mạng. Tin hay có, tin xấu có, đúng sai thôi thì có đủ. Với một người như tôi, nói gì sai cũng vô thưởng vô phạt, với những trang blog cá nhân cũng vậy, nhưng còn những tờ báo sống bằng một phần tiền của dân thì sao? Chẳng lẽ họ muốn viết gì thì viết, vung tay bừa bãi, chẳng cần biết đúng sai? Luật pháp để ở đâu? Đạo đức nghề nghiệp có hay chăng? Hay đơn thuần chỉ là viết theo sở thích, viết để xả những bực bội với đồng nghiệp, với cấp trên của mình? 
Thông tin đưa ra một đằng, nhà báo viết một nẻo, hoặc là cắt xén theo ý của mình. Thực ra họ bất mãn trong cơ quan, bất mãn với gia đình hay là thực ra trình độ tiếng Việt của họ quá kém? 
Còn nhớ khi tôi đọc về vụ xe "chính chủ" mà tôi cảm thấy báo chí suy diễn thật là nực cười. Ở nước nào cũng đều có luật đó cả, không riêng gì Việt nam. Phải chăng những nhà báo ấy không biết ngoại ngữ? Họ chưa bao giờ đi ra ngoài? 
Có nhiều điều đọc mà cảm thấy ngang tai trái mắt! Không hiểu Việt nam có luật hay không hay là một xứ sở vô tổ chức, ai muốn làm gì thì làm? Mấy ông bà cầm bút mà thiếu đạo đức như vậy thì cho hết về quê cày ruộng, làm nhà báo chỉ tổ ăn hại thôi.
Còn nhớ mấy chục năm về trước khi mẹ tôi nói một câu với đồng nghiệp của bố tôi rằng "Các anh nghe làm gì, đài nói láo, báo nói điêu" xem ra thời nay càng đúng hơn.
copy cua Karel Phung

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

TOÀ MỸ

***
Thằng bé, chính xác còn là một thằng bé. Tóc quăn, da mịn sáng, bầu bĩnh như một thiên thần. Trong bộ áo tù liền quần màu đỏ, nó liên tục quay qua quay lại gãi mặt xoa cổ. Hai bà luật sư ngồi hai bên cũng liên tục xoa vai vuốt lưng nó, như dỗ dành đứa trẻ con.
Nó, cùng với thằng anh, là thủ phạm trong vụ đánh bom Boston hôm 15/4. 
Viên công tố đọc lần lượt 29 tội nó bị ghép. Tất cả, nó đều trả lời: không có tội.
Không có sức công phá nào mạnh bằng luồng tư tưởng. Chính nó đã cải biến thằng bé 19 tuổi, học cực giỏi,  thành vũ khí giết đi 4 mạng người và  khiến 280 người bị thương.
 Thân nhân của sát nhân. Cô gái bé nhỏ ôm đứa con 2 tuổi trên tay là vợ thằng anh đã bị bắn chết.










Tất cả hoạt động tác nghiệp của phóng viên dừng lại trước cửa toà. Phòng xử chỉ đủ chỗ cho trăm người, nhanh chân thì vào được còn không sang phòng khác coi qua TV. Ngay cả coi qua TV mà hết ghế cũng ra. Im như thóc, không có chuyện đứng ngồi lổn nhổn,  càng không có chuyện như ngu bịa của Triển luật xư trong toà Việt, thị Beo vung tay múa chân oang oang cười nói.

Không quay chụp không ghi âm, chàng phóng viên ngồi cạnh lăm lăm phương tiện hành nghề siêu cổ điển ghé tai hỏi mày nghe thấy không. Mình thì thào lại ia-đai-nao, nghe được chết liền.
***
Mình đồ rằng luật sư sẽ tìm cách vấy tội sang thằng anh. Và bồi thẩm đoàn hầu hết là  ông bà già kia sẽ cho nó cơ hội sống dù công tố ghép đến ba bốn tội khung phải chết. 
Phòng xử quay ra vịnh, nắng nhẹ nhàng rải trên những chiếc thuyền buồm trắng nằm lơ đễnh thảnh thơi. Tại nơi quả bom đầu tiên phát nổ, ngôi nhà đang được xây sửa và sẽ trở thành nơi...bán đồ lưu niệm vụ đánh bom.
Mình sống ở xứ lúc nào cũng  như người sắp bị tai nạn mà hầu như không thể giải thích tại sao, vì lẽ gì phải bất an đên thế.
Lẽ vậy, nên sống sợ hơn chết.
Ưu việt lớn nhất của xứ tự do là chẳng sợ bố con thằng nào, nếu không làm gì sai quấy.
Lẽ vậy nên chết, sợ hơn sống.




Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

LỊCH SỬ ĐĨ VIỆT NAM



Copy của Trần Quang Đức
Lịch sử đĩ Việt Nam chưa ai viết. Nhưng chắc chắn, cái nghề lấy ''lỗ'' làm lãi này là một trong những nghề cơ bản, lâu đời, chưa bao giờ bị cấm tuyệt, dù ở bất cứ nơi nào.
Đĩ thời Lý Trần, hiện chưa có tư liệu đề cập. Riêng thời Lê, đĩ tập trung ở kinh thành, "chỗ nào cũng có", đặc biệt quanh quân doanh. Riêng giai đoạn cuối Lê do có quá nhiều binh lính mắc bệnh giang mai nên triều đình buộc phải "lùng bắt đĩ khắp các phố phường, cạo đầu, phạt trượng rồi đuổi đi" Theo mô tả của Lê Thánh Tông (?), đĩ Lê sơ giọng ẽo ợt, ra vẻ thanh tao, khi gặp nhân tình thì như ''mèo thấy mỡ'', ''xụt xịt rằng tôi thương tôi nhớ'', "bẻo lẻo chào anh ngược anh xuôi" v.v. Vào năm 1501, vua Lê Hiến Tông từng hạ lệnh cấm các quan theo hầu không được mang đĩ đi cùng, bừa bãi tình dục.
Bước vào thời Nguyễn, cũng như Trung Quốc và Triều Tiên, triều đình Việt áp dụng luật nhà Minh, phạt 60 trượng đối với quan lại và con em nhà quan qua đêm với đĩ. Có điều, luật này chỉ áp dụng với quan và con quan hưởng tập ấm, không có hình phạt nào áp dụng lên những kẻ mua dâm, bán dâm, mà trái lại, Nghị định ấn định các thứ thuế thành phố được phép thu trong Hà Nội ban hành ngày 15/3/1892, có quy định "bán thẻ cho gái mại dâm". Như vậy, rõ ràng nghề đĩ đã được công khai, hợp pháp từ thời Lê Nguyễn, và chẳng có can hệ gì tới cái gọi là ''thuần phong mỹ tục''.
Nhân tiện nói đến mỹ tục và truyền thống, tôi muốn lưu ý rằng, việc đề cao trinh tiết bất quá chỉ được đẩy mạnh vào thời Nguyễn, và được repeat đến phát ngán vào thời đại này mà thôi.
Đối với phụ nữ miền Bắc, vẫn theo Sơn cư tạp thuật, "tục nước ta đối với việc phòng thân của đàn bà rất là sơ lược, đã hở người lộ mặt, lại còn cùng con trai chung đường chung giếng, giẫm cỏ xem trò, lại còn cùng con trai kề vai chạm lưng, đến khi có người mai mối thì phần nhiều đã mất trinh rồi." Trong cuốn "Lịch sử tự nhiên, dân sự, chính trị Đàng Ngoài", Richard cho biết "những người phụ nữ bình dân có quyền tự do đi chơi và chăm lo những công việc bên ngoài, còn những người vợ của các viên quan lại và những người phụ nữ đặc biệt khác thì bị quản lý chặt chẽ gần giống như những người phụ nữ Trung Hoa. Nhiều người phụ nữ này được coi như vô cùng dễ dãi. Họ buông thả mình cho những người ngoại quốc với một cái giá rất xoàng và sau đó kịp thời kết hôn với người ngoại quốc kia. Người ta đã tìm kiếm họ cho những chuyện đó. Họ được lựa chọn chồng theo ý muốn, quyền hạn mà những người phụ nữ Trung Hoa không có được".
Còn đối với phụ nữ miền trong, John Barrow mô tả phụ nữ Nam Hà vào những năm 1792 - 1793, được phép tự do quan hệ tình dục, ngay cả con gái quan lại cũng từng có nhiều cô quan hệ với Tây để kiếm ít lợi lạc. Vài chục năm sau đó, vua Minh Mạng nhận định, "dân phong tập thói kiêu sa, dâm đãng", "đám đàn bà Gia Định rất dâm đãng", "bọn đàn bà dâm đãng, phóng túng, cư xử của chúng thật quá kinh tởm. Bọn đàn ông vốn đã chơi bời phóng đãng thì sao có thể đòi hỏi tiết hạnh của đám vợ ?"
Tóm lại, qua phần khảo cố gắng bó gọn hết mức này, tôi kiến nghị:
1. Hợp pháp hóa mại dâm.
2. Giải phóng phụ nữ.
3. Thay vì rao giảng đạo đức, truyền thống, hãy giải phóng thế hệ sau ra khỏi nhà tù tư tưởng mà thế hệ này tự huyễn hoặc!