Nguồn: http://www.vanchuongviet.org/
@0
Các tuần qua, “thu đi cho lá vàng bay / lá rơi cho meo-chát về” giữa tản mạn với dăm ba bạn thơ trong làng thơ về Nàng Thơ, từ các trường phái thi ca sang chuyện“biết rồi khổ lắm nói mãi” là Hậu hiện đại, Đỗ tôi gom được một sân lá-vàng-văn-nghệ.
+ “Khuynh hướng Hậu hiện đại (Postmodernism), lý thuyết cùng thực hành, không còn xa lạ, mới mẻ gì với các nhà thơ Việt. Ở cường quốc thi ca Hậu hiện đại, như Mỹ, nó đã thoái trào, nhường chỗ cho chủ nghĩa Tân cổ điển (Neoclassicism).”
+ “Thứ đồ này không phải một trào lưu văn học, mà gần như một hình thái xã hội, trong đó có văn nghệ. Xã hội Hậu hiện đại sẽ tồn tại mãi, tùy theo...”
+ “Nhóm Mở Miệng, đã thực hành một phần thành công, đóng dấu mốc trong lịch sử thơ Việt đương đại. Và đang lùi dần vào bóng tối. Người khá nhất trong nhóm là nhà thơ Bùi Chát đã thay đổi hướng đi (tập “Thơ một vần” [1] không hoàn toàn Hậu hiện đại nữa.”)
+ “Em chã... Em chã” cho là văn học sử sẽ ghi nhận đóng góp của các bác Mở Miệng đâu!”
+ “Có vẻ như nhóm Mở Miệng đã không hiểu hết ý nghĩa, bản chất của Hậu hiện đại mà vô/cố tình dùng từ dung tục, bẩn thỉu (một cách phản ứng xã hội?); nên đại đa số người đọc không chấp nhận, thành ra hoang mang ngờ vực Hậu hiện đại. Mở Miệng cứ bung phá; và đôi nhà phê bình đã lợi dụng để rêu rao tên tuổi mình.”
+ “Có hai loại nhóm văn nghệ khác nhau: Nhóm như của Anh-Mỹ gọi là “Poets Circle”, hay của Pháp thế kỷ 19 là các salon văn chương; và Nhóm như một mailing-list chơi thân nhau ngoài đời; kiểu này không nên cùng phong cách sáng tác mà chỉ cần chung một số quan điểm tổng quát về văn thơ.”
Theo cung cách Hậu hiện đại, tiểu luận (theo thể loại tiểu truyện pha chất tiểu phẩm) này đề cập vô số tác giả và tác phẩm, sự kiện và quan niệm, vấn đề và chi tiết. Mà cái trò Hậu hiện đại lại tự mang trong mình nó tính đại hậu đậu. Xin nhận về các cao/tiên/hậu ý nơi quý vị để người viết sửa sai/chữa/sang. Đa/cảm (và sẽ có thể hậu) tạ!
@1
@2
@3
Nhóm Mở Miệng ra đời 2001, nổi hơn cồn 2003-06, ai không biết không phải là người thơ thời mới; 1-2 năm nay khi lặn khi nổi sẽ nổi thêm ở dưới đây...
@4
@4.1
@4.2
@4.2.1
Cũ người mới ta: Đó là một quan niệm logic rất thường trực trong mọi tranh luận, ở các nơi sự kiện xảy ra sau và các chốn “chậm phát triển”. Không công bằng! Thuận lý mà bất tình. Là nơi có sở đoản về học thuyết, đương nhiên châu Á và Việt Nam sẽ mãi đi sau phương Tây trong các trào lưu, nhóm phái. (Nếu không thích nói cà nhây: Chủ thuyết của Đông phương là không chủ thuyết!) Nhưng không vì thế khi thấy họ bỏ, mình cũng bỏ theo dù chưa xài hết cho hợp xã hội, con người mình. Chưa kể, họ được xài cái cũ cái cổ của nơi khác (ví như các làn sóng Phật-Thiền ở Mỹ, tạm kể từ thời Beat tới nay), mình vậy là bị la! Hậu hiện đại Mỹ đi vào thoái trào, xét cho cùng, là chuyện của người Mỹ. Dân Việt bay lên cao trào Hậu hiện đại Việt lại là câu chuyện khác. (tỉ như cùng toa thuốc viagra đó ông hàng xóm xỉu trên bụng vợ ổng còn ta cứ việc thi hành cùng vợ ta hai cuộc mần tình khác nhau xa có phải không ạ thưa bà con gần xa.)
Như vậy, Hậu hiện đại có hai bộ mặt – Đông và Tây. Cái ở phương Tây là sự tự hủy, thì ở phương Đông lại là sự giải phóng và sự trở về mình.”
Với tôi, xã hội Việt và văn học Việt còn dai dẳng đeo đẳng với cácđiều kiện Hậu hiện đại 10-20 năm nữa. Nó bị ràng buộc bởi các điều kiện chính trị, kinh tế Việt.
@4.2.2
@4.2.3
Văn đàn Âu-Mỹ chừng một phần tư thế kỷ nay như là hổng có trường phái nào “cầm micro”? Và sẽ còn thế nửa thế kỷ nữa cũng nên! Lý do: Tri thức và cảm thức loài người - dồn đống về xứ Cờ Hoa - ở kỷ nguyên a-còng cóc cần triết học, tư trào – đúng ra là các thứ triết lý thuần khiết – như trước. Mà thi ca là triết học cất cánh, bay vào hoặc bay ra trái tim người.
Gạn thơ đục, khơi thơ trong! Đánh thơ (dơ) chạy đi, không ai đánh thơ (sạch) chạy lại! Tôi luôn trông vọng vào nhóm Mở Miệng và nhóm Tân hình thức. Cầu phúc nhị thi phái Việt bội thu trong những năm cuối cùng. Các trường phái văn nghệ sinh ra là để... chết. Chết khi hết trò. Và lưu lại trên sân sáng tạo của ngôi nhà nhân loại một viên gạch của riêng mình.
Chúng ta cần có chương trình nghiên cứu hệ thống và thực dụng về các hướng đi mới-lạ-khác của thơ ca Việt Nam mà trước đây nó chưa đi hết, đến nay nó chưa đi tới...
@4.2.4
@4.3
@4.3.1
Đồng ý 80% với ý đầu tiên ở Mục @0 về Mở Miệng: đây là điều cần thiết về nhóm thơ này ở vị thế của họ trong các trường thơ nhóm bút Việt. Xin viết lại: “...lịch sử văn hóa của thơ ca Việt đương đại”. Và nhái: “Nhóm này đang lùi dần vào bóng mình!”
Về thi hứng, Mở Miệng thường viết bằng gương (rộn ràng rối rít rềnh rang lo trình diễn!), chứ không phải bằng búa, như từng ôm vọng.“Thơ một vần” của họ Bùi thì viết bằng búa! Mới đọc 15-16 bài (trên talawas.org, và vài tuần nay damau.org đang đăng dần dần kèm bản dịch Anh ngữ của nhà thơ Lê Đình Nhất Lang), thấy có bút pháp độc sáng, ý tưởng mới, hình tượng lạ, câu chắt chữ lọc; nhưng khai triển cấu tứ lỏng lẻo, bực nhất là bị hụt hẫng. Một vài bài xuất sắc. Không ít bài hơi đuối trong vị thế một-bài-thơ-riêng-lẻ, có lẽ do: a) Tác giả chăm chăm vào ẩn ức thời cuộc (độc quyền, biên giới, biểu tình) như là cảm hứng chủ đạo kiểu ăn thua đủ; b) Thời kỳ quá độ tiến thẳng lên thơ tự do hài hước kinh qua giai đoạn lãng mạn về thi pháp và niêm luật về thể loại của tác giả quá ngắn chưa đủ thâm hậu thì đã ào ào như ba dòng thác vào các thể dạng hậu hiện đại không-làm-thơ nay trở về làm-thơ tất nhiên là chưa thể chỉn chu ngay được mở ngoặc trong tập 26 nhà thơ việt nam đương đại nói trên bè lũ mở miệng có tới ba tên lận mà trong đó bùi chát là tay được ban biên tập dễ dàng đồng thuận nhứt ai cũng thích câu tôi-đã-quăng-cái-tát-lên-trời đóng ngoặc. Tập “Thơ một vần”, trong một số chi tiết và tâm trạng chung, vẫn có yếu tố Hậu hiện đại (độ giễu nhại đằm thắm hơn, liên văn bản thưa, trúng hơn: “Cây kim giấu kín trong bọc vải / Lâu ngày cũng thành thơ”... “Gió chiều nào / Ta tào lao chiều ấy” (Bài “Khó thấy”). Chưa được đọc cả tập thơ, chưa nên bàn loạn nhiều. Hãy đợi đấy! Coi kìa, cái mới nhất vừa được mở ra trên damau.org, bài “Cũng như em, tôi không hát một mình”: Không chê được mà rất khó khen. Bình: So với các bài thơ trước, nó trọn vẹn hơn hẳn; Thanh thoát trong cái trăn trở trách nhiệm công dân: “Dưới lớp da nạm vàng / Có thể gãi thứ mình muốn ngứa?” Ở thân phận nghệ sĩ, Bùy-Trát vừa gãi vừa cãi lại Chỵnh-Kông-Xơn.
@4.3.2
Mở Miệng chưa, và chắc là không, phải là nhóm thơ theo nghĩa cùng thi pháp, khuynh hướng sáng tác; Cái trọng là chung mục đích “không-làm-thơ”: chung quan điểm chính trị về thi ca, nghệ thuật. Đó là nhân sinh quan của các nhóm viên, qua văn bản chữ nghĩa quả thật họ đã Không-Làm-Ra-Thơ! “Thơ một vần” của Bùi Chát mới là thơ. Tổng thể, như nhóm Beat ở Mỹ, Mở Miệng gần giống một "văn hoá nhóm” (“subculture”) chứ không thuần túy là nhóm văn chương. Các bạn ấy có thể đi xa nữa – không chừng xa như Beat chứ chả bỡn, nếu và chỉ nếu trong “quân khu Mở Miệng” có tướng lãnh như Jack Kerouac, Allen Ginsberg về (thi) tài và (thi) chí. Điều kiện xã hội, ý thức và hành động phản ứng, trong môi trường Việt Nam như 10 năm qua và có lẽ 10 năm nữa, phù hợp với các "văn hoá nhóm”.
@4.3.3
Quan hệ giữa Mở Miệng và Hậu hiện đại: 4 năm trước, trên tienve.org, tôi có bài nửa ong (văn) nửa bướm (thơ) [24]. Bữa nay cho nói kiểu “cong ăn cong thẳng ăn thẳng” (của trò đánh đáo lỗ ngày xưa) nhé, phải quấy gì cũng là lẻ tẻ tạo dzui dzẻ mới thành văn vẻ.
Mở Miệng chỉ mới có điều kiện cần (tâm thức Hậu hiện đại đè nặng trong phản ứng thời cuộc, chính trị) và chưa đủ cho sáng tạo thật-văn-học. Nếu đó là phản ứng Hậu hiện đại của xã hội và văn hóa thì dám cá rằng các vị ấy sẽ thành quả hơn nhiều (mặc dù tâm thức đó vẫn là điều kiện cần.) Đông Tây kim cổ, trên đấu trường văn chương và chánh trị, số tác giả là anh hùng, liệt sĩ chiếm tuyệt đại đa số, cực hiếm người xứng danh thi sĩ: Mở Miệng và Bùi Chát chỉ là ví dụ nhãn tiền của một trong những đấu trường sáng tỏ nhất - đó là nền văn học Việt Nam.
Còn nữa: Trong khuynh hướng Hậu hiện đại, không có điều kiện cần và đủ cho bất kỳ cây viết nào. Nó cồng kềnh nhất và rắm rối nhất trong tất cả các chủ nghĩa, trào lưu văn hóa-văn nghệ từng có của loài người cũng vì thế chăng?
Chưa hết: Phong cách và thủ pháp, chứ chưa nói thi pháp (Hậu hiện đại không có thi pháp vì không là trường phái!) của các tay viết trong Mở Miệng chưa tạo ra cơm chín tới (lại ham ăn với cải ngồng non ưa chọc gái một con) mà cũng chẳng là bò tái (chanh chẳng hạn). Quá sành quá rành thủ thuật và kỹ xảo Hậu hiện đại, quý vị ấy đã hiếp dâm lộ liễu và gây thương tổn bút pháp và kỹ thuật Hậu hiện đại, khiến độc giả không nhận ra tính “giao hợp” của sự “hiếp”, chỉ thấy độ “dâm” của hành vi! Hổng phải là quan tòa trong Vương quốc Thi ca, chúng tui đâu kết tội “hiếp dâm” đó. Nếu quả thực dẻo mỏ bô trai dai sức, quý vị ấy vẫn có thể (dẫu sai về đạo đức) bịt mắt pháp luật Vương quốc Thi ca mà dụ khị gái một con Hậu hiện đại cơ mà?
Các sáng tác ở Mở Miệng, hầu hết, chưa lọt vào kích thước cần thiết của nghệ thuật. Tuyên ngôn chúng-tôi-không-làm-thơ đã được thực thi! Bravo! Thiên địa chẳng thể hiểu được triết lý đó, và cứ hoài công quất roi phê bình lên con ngựa văn chương vân cẩu rong ruổi trên nóc La Hán Phòng. Ô hô!
Chậc! Nói nặng nhời vậy thôi. Về các bạn (vẻ như không thích “ăn” không thích “nói” không thích “gói” chỉ) thích “mở” ấy, hữu hảo hơn nên chăng nhìn nhận, như tiến sĩ kiêm thi sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, vào năm 2004 [25]: “(...) tôi liên tưởng tới hiện tượng thơ dơ của nhóm Mở Miệng. Trong khi tiếp tục đòi hỏi cao hơn nữa (đòi hỏi chính là biểu hiện của niềm tin) ở Lý Đợi, Bùi Chát và các nhà thơ cùng khuynh hướng, chúng ta cần đánh giá những nỗ lực của họ bằng một cái nhìn vượt lên mọi thiên kiến, dù là thiên kiến đạo đức, chính trị, tôn giáo, xã hội hay nghệ thuật.”
@4.4
Văn giới Việt đang tung mở. Thi hứng Việt đang bung nở.
Nếu chưa có được các nhóm nhà thơ, các câu lạc bộ văn học mạng (hay không mạng) thứ thiệt thì văn nhân Việt đương đại quả là chưa biết cách hiện đại hóa một dân tộc thi sĩ, một đất nước thơ ca.
Như vẫn còn đó một làng thơ, giữa thời a-còng...
Vancouver, 20-11-2009 (Tu chỉnh: 19-12-2009)
@0
Các tuần qua, “thu đi cho lá vàng bay / lá rơi cho meo-chát về” giữa tản mạn với dăm ba bạn thơ trong làng thơ về Nàng Thơ, từ các trường phái thi ca sang chuyện“biết rồi khổ lắm nói mãi” là Hậu hiện đại, Đỗ tôi gom được một sân lá-vàng-văn-nghệ.
+ “Khuynh hướng Hậu hiện đại (Postmodernism), lý thuyết cùng thực hành, không còn xa lạ, mới mẻ gì với các nhà thơ Việt. Ở cường quốc thi ca Hậu hiện đại, như Mỹ, nó đã thoái trào, nhường chỗ cho chủ nghĩa Tân cổ điển (Neoclassicism).”
+ “Thứ đồ này không phải một trào lưu văn học, mà gần như một hình thái xã hội, trong đó có văn nghệ. Xã hội Hậu hiện đại sẽ tồn tại mãi, tùy theo...”
+ “Nhóm Mở Miệng, đã thực hành một phần thành công, đóng dấu mốc trong lịch sử thơ Việt đương đại. Và đang lùi dần vào bóng tối. Người khá nhất trong nhóm là nhà thơ Bùi Chát đã thay đổi hướng đi (tập “Thơ một vần” [1] không hoàn toàn Hậu hiện đại nữa.”)
+ “Em chã... Em chã” cho là văn học sử sẽ ghi nhận đóng góp của các bác Mở Miệng đâu!”
+ “Có vẻ như nhóm Mở Miệng đã không hiểu hết ý nghĩa, bản chất của Hậu hiện đại mà vô/cố tình dùng từ dung tục, bẩn thỉu (một cách phản ứng xã hội?); nên đại đa số người đọc không chấp nhận, thành ra hoang mang ngờ vực Hậu hiện đại. Mở Miệng cứ bung phá; và đôi nhà phê bình đã lợi dụng để rêu rao tên tuổi mình.”
+ “Có hai loại nhóm văn nghệ khác nhau: Nhóm như của Anh-Mỹ gọi là “Poets Circle”, hay của Pháp thế kỷ 19 là các salon văn chương; và Nhóm như một mailing-list chơi thân nhau ngoài đời; kiểu này không nên cùng phong cách sáng tác mà chỉ cần chung một số quan điểm tổng quát về văn thơ.”
Theo cung cách Hậu hiện đại, tiểu luận (theo thể loại tiểu truyện pha chất tiểu phẩm) này đề cập vô số tác giả và tác phẩm, sự kiện và quan niệm, vấn đề và chi tiết. Mà cái trò Hậu hiện đại lại tự mang trong mình nó tính đại hậu đậu. Xin nhận về các cao/tiên/hậu ý nơi quý vị để người viết sửa sai/chữa/sang. Đa/cảm (và sẽ có thể hậu) tạ!
@1
@2
@3
Nhóm Mở Miệng ra đời 2001, nổi hơn cồn 2003-06, ai không biết không phải là người thơ thời mới; 1-2 năm nay khi lặn khi nổi sẽ nổi thêm ở dưới đây...
@4
@4.1
@4.2
@4.2.1
Cũ người mới ta: Đó là một quan niệm logic rất thường trực trong mọi tranh luận, ở các nơi sự kiện xảy ra sau và các chốn “chậm phát triển”. Không công bằng! Thuận lý mà bất tình. Là nơi có sở đoản về học thuyết, đương nhiên châu Á và Việt Nam sẽ mãi đi sau phương Tây trong các trào lưu, nhóm phái. (Nếu không thích nói cà nhây: Chủ thuyết của Đông phương là không chủ thuyết!) Nhưng không vì thế khi thấy họ bỏ, mình cũng bỏ theo dù chưa xài hết cho hợp xã hội, con người mình. Chưa kể, họ được xài cái cũ cái cổ của nơi khác (ví như các làn sóng Phật-Thiền ở Mỹ, tạm kể từ thời Beat tới nay), mình vậy là bị la! Hậu hiện đại Mỹ đi vào thoái trào, xét cho cùng, là chuyện của người Mỹ. Dân Việt bay lên cao trào Hậu hiện đại Việt lại là câu chuyện khác. (tỉ như cùng toa thuốc viagra đó ông hàng xóm xỉu trên bụng vợ ổng còn ta cứ việc thi hành cùng vợ ta hai cuộc mần tình khác nhau xa có phải không ạ thưa bà con gần xa.)
Như vậy, Hậu hiện đại có hai bộ mặt – Đông và Tây. Cái ở phương Tây là sự tự hủy, thì ở phương Đông lại là sự giải phóng và sự trở về mình.”
Với tôi, xã hội Việt và văn học Việt còn dai dẳng đeo đẳng với cácđiều kiện Hậu hiện đại 10-20 năm nữa. Nó bị ràng buộc bởi các điều kiện chính trị, kinh tế Việt.
@4.2.2
@4.2.3
Văn đàn Âu-Mỹ chừng một phần tư thế kỷ nay như là hổng có trường phái nào “cầm micro”? Và sẽ còn thế nửa thế kỷ nữa cũng nên! Lý do: Tri thức và cảm thức loài người - dồn đống về xứ Cờ Hoa - ở kỷ nguyên a-còng cóc cần triết học, tư trào – đúng ra là các thứ triết lý thuần khiết – như trước. Mà thi ca là triết học cất cánh, bay vào hoặc bay ra trái tim người.
Gạn thơ đục, khơi thơ trong! Đánh thơ (dơ) chạy đi, không ai đánh thơ (sạch) chạy lại! Tôi luôn trông vọng vào nhóm Mở Miệng và nhóm Tân hình thức. Cầu phúc nhị thi phái Việt bội thu trong những năm cuối cùng. Các trường phái văn nghệ sinh ra là để... chết. Chết khi hết trò. Và lưu lại trên sân sáng tạo của ngôi nhà nhân loại một viên gạch của riêng mình.
Chúng ta cần có chương trình nghiên cứu hệ thống và thực dụng về các hướng đi mới-lạ-khác của thơ ca Việt Nam mà trước đây nó chưa đi hết, đến nay nó chưa đi tới...
@4.2.4
@4.3
@4.3.1
Đồng ý 80% với ý đầu tiên ở Mục @0 về Mở Miệng: đây là điều cần thiết về nhóm thơ này ở vị thế của họ trong các trường thơ nhóm bút Việt. Xin viết lại: “...lịch sử văn hóa của thơ ca Việt đương đại”. Và nhái: “Nhóm này đang lùi dần vào bóng mình!”
Về thi hứng, Mở Miệng thường viết bằng gương (rộn ràng rối rít rềnh rang lo trình diễn!), chứ không phải bằng búa, như từng ôm vọng.“Thơ một vần” của họ Bùi thì viết bằng búa! Mới đọc 15-16 bài (trên talawas.org, và vài tuần nay damau.org đang đăng dần dần kèm bản dịch Anh ngữ của nhà thơ Lê Đình Nhất Lang), thấy có bút pháp độc sáng, ý tưởng mới, hình tượng lạ, câu chắt chữ lọc; nhưng khai triển cấu tứ lỏng lẻo, bực nhất là bị hụt hẫng. Một vài bài xuất sắc. Không ít bài hơi đuối trong vị thế một-bài-thơ-riêng-lẻ, có lẽ do: a) Tác giả chăm chăm vào ẩn ức thời cuộc (độc quyền, biên giới, biểu tình) như là cảm hứng chủ đạo kiểu ăn thua đủ; b) Thời kỳ quá độ tiến thẳng lên thơ tự do hài hước kinh qua giai đoạn lãng mạn về thi pháp và niêm luật về thể loại của tác giả quá ngắn chưa đủ thâm hậu thì đã ào ào như ba dòng thác vào các thể dạng hậu hiện đại không-làm-thơ nay trở về làm-thơ tất nhiên là chưa thể chỉn chu ngay được mở ngoặc trong tập 26 nhà thơ việt nam đương đại nói trên bè lũ mở miệng có tới ba tên lận mà trong đó bùi chát là tay được ban biên tập dễ dàng đồng thuận nhứt ai cũng thích câu tôi-đã-quăng-cái-tát-lên-trời đóng ngoặc. Tập “Thơ một vần”, trong một số chi tiết và tâm trạng chung, vẫn có yếu tố Hậu hiện đại (độ giễu nhại đằm thắm hơn, liên văn bản thưa, trúng hơn: “Cây kim giấu kín trong bọc vải / Lâu ngày cũng thành thơ”... “Gió chiều nào / Ta tào lao chiều ấy” (Bài “Khó thấy”). Chưa được đọc cả tập thơ, chưa nên bàn loạn nhiều. Hãy đợi đấy! Coi kìa, cái mới nhất vừa được mở ra trên damau.org, bài “Cũng như em, tôi không hát một mình”: Không chê được mà rất khó khen. Bình: So với các bài thơ trước, nó trọn vẹn hơn hẳn; Thanh thoát trong cái trăn trở trách nhiệm công dân: “Dưới lớp da nạm vàng / Có thể gãi thứ mình muốn ngứa?” Ở thân phận nghệ sĩ, Bùy-Trát vừa gãi vừa cãi lại Chỵnh-Kông-Xơn.
@4.3.2
Mở Miệng chưa, và chắc là không, phải là nhóm thơ theo nghĩa cùng thi pháp, khuynh hướng sáng tác; Cái trọng là chung mục đích “không-làm-thơ”: chung quan điểm chính trị về thi ca, nghệ thuật. Đó là nhân sinh quan của các nhóm viên, qua văn bản chữ nghĩa quả thật họ đã Không-Làm-Ra-Thơ! “Thơ một vần” của Bùi Chát mới là thơ. Tổng thể, như nhóm Beat ở Mỹ, Mở Miệng gần giống một "văn hoá nhóm” (“subculture”) chứ không thuần túy là nhóm văn chương. Các bạn ấy có thể đi xa nữa – không chừng xa như Beat chứ chả bỡn, nếu và chỉ nếu trong “quân khu Mở Miệng” có tướng lãnh như Jack Kerouac, Allen Ginsberg về (thi) tài và (thi) chí. Điều kiện xã hội, ý thức và hành động phản ứng, trong môi trường Việt Nam như 10 năm qua và có lẽ 10 năm nữa, phù hợp với các "văn hoá nhóm”.
@4.3.3
Quan hệ giữa Mở Miệng và Hậu hiện đại: 4 năm trước, trên tienve.org, tôi có bài nửa ong (văn) nửa bướm (thơ) [24]. Bữa nay cho nói kiểu “cong ăn cong thẳng ăn thẳng” (của trò đánh đáo lỗ ngày xưa) nhé, phải quấy gì cũng là lẻ tẻ tạo dzui dzẻ mới thành văn vẻ.
Mở Miệng chỉ mới có điều kiện cần (tâm thức Hậu hiện đại đè nặng trong phản ứng thời cuộc, chính trị) và chưa đủ cho sáng tạo thật-văn-học. Nếu đó là phản ứng Hậu hiện đại của xã hội và văn hóa thì dám cá rằng các vị ấy sẽ thành quả hơn nhiều (mặc dù tâm thức đó vẫn là điều kiện cần.) Đông Tây kim cổ, trên đấu trường văn chương và chánh trị, số tác giả là anh hùng, liệt sĩ chiếm tuyệt đại đa số, cực hiếm người xứng danh thi sĩ: Mở Miệng và Bùi Chát chỉ là ví dụ nhãn tiền của một trong những đấu trường sáng tỏ nhất - đó là nền văn học Việt Nam.
Còn nữa: Trong khuynh hướng Hậu hiện đại, không có điều kiện cần và đủ cho bất kỳ cây viết nào. Nó cồng kềnh nhất và rắm rối nhất trong tất cả các chủ nghĩa, trào lưu văn hóa-văn nghệ từng có của loài người cũng vì thế chăng?
Chưa hết: Phong cách và thủ pháp, chứ chưa nói thi pháp (Hậu hiện đại không có thi pháp vì không là trường phái!) của các tay viết trong Mở Miệng chưa tạo ra cơm chín tới (lại ham ăn với cải ngồng non ưa chọc gái một con) mà cũng chẳng là bò tái (chanh chẳng hạn). Quá sành quá rành thủ thuật và kỹ xảo Hậu hiện đại, quý vị ấy đã hiếp dâm lộ liễu và gây thương tổn bút pháp và kỹ thuật Hậu hiện đại, khiến độc giả không nhận ra tính “giao hợp” của sự “hiếp”, chỉ thấy độ “dâm” của hành vi! Hổng phải là quan tòa trong Vương quốc Thi ca, chúng tui đâu kết tội “hiếp dâm” đó. Nếu quả thực dẻo mỏ bô trai dai sức, quý vị ấy vẫn có thể (dẫu sai về đạo đức) bịt mắt pháp luật Vương quốc Thi ca mà dụ khị gái một con Hậu hiện đại cơ mà?
Các sáng tác ở Mở Miệng, hầu hết, chưa lọt vào kích thước cần thiết của nghệ thuật. Tuyên ngôn chúng-tôi-không-làm-thơ đã được thực thi! Bravo! Thiên địa chẳng thể hiểu được triết lý đó, và cứ hoài công quất roi phê bình lên con ngựa văn chương vân cẩu rong ruổi trên nóc La Hán Phòng. Ô hô!
Chậc! Nói nặng nhời vậy thôi. Về các bạn (vẻ như không thích “ăn” không thích “nói” không thích “gói” chỉ) thích “mở” ấy, hữu hảo hơn nên chăng nhìn nhận, như tiến sĩ kiêm thi sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, vào năm 2004 [25]: “(...) tôi liên tưởng tới hiện tượng thơ dơ của nhóm Mở Miệng. Trong khi tiếp tục đòi hỏi cao hơn nữa (đòi hỏi chính là biểu hiện của niềm tin) ở Lý Đợi, Bùi Chát và các nhà thơ cùng khuynh hướng, chúng ta cần đánh giá những nỗ lực của họ bằng một cái nhìn vượt lên mọi thiên kiến, dù là thiên kiến đạo đức, chính trị, tôn giáo, xã hội hay nghệ thuật.”
@4.4
Văn giới Việt đang tung mở. Thi hứng Việt đang bung nở.
Nếu chưa có được các nhóm nhà thơ, các câu lạc bộ văn học mạng (hay không mạng) thứ thiệt thì văn nhân Việt đương đại quả là chưa biết cách hiện đại hóa một dân tộc thi sĩ, một đất nước thơ ca.
Như vẫn còn đó một làng thơ, giữa thời a-còng...
Vancouver, 20-11-2009 (Tu chỉnh: 19-12-2009)