Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

TÁI KINH (2)

Đề án Tái
kinh gồm 4 phần. Phần 1 đánh giá thực trạng và nguyên nhân. Phần 2 xác định nguyên
tắc, mục tiêu và định hướng Tái kinh. Phần 3 là 12 giải pháp cụ thể cho trước
mắt và trung hạn và phần cuối là tổ chức thực hiện.


Trong phần
1, Đề án điểm ra những yếu kém chủ yếu như sau:


1a. Tăng trưởng GDP đang có xu hướng giảm. Bình quân
giai đoạn 2000-2005 là 7.5% , giai đoạn 2008-2010 là 6%.  Năm 2011 là 5.89%, đứng thứ 4 trong khu vực và
28 trên thế giới. Mức tăng trưởng bình quân này luôn  luôn thấp hơn các nước đang phát triển khác.


Năng xuất
lao động thấp, chỉ bằng 41% của Trung quốc, 32% Hàn quốc, 1.2% Nhật và 0.95%
Mỹ.


Chi phí sản
xuất trên một đơn vị sản phẩm ở mức cao. Tiêu hao điện năng cho 1 đồng GDP gấp
2.7 lần so với Mỹ, 4.1 Nhật, 1.2 Thái…


1b.  Giá trị quốc
gia trong sản phẩm còn thấp. Trong 112 ngành kinh tế, có 26 ngành đóng góp từ
1% GDP trở lên, chủ yếu là các sản phầm nông nghiệp, khai khoáng, công nghiệp
sơ chế và dịch vụ sử dụng lao động phổ thông.. Chưa có sản phẩm có thương hiệu
quốc gia hay có vị thế  trong thị trường
quốc tế.


1c.  Các ngành
dịch vụ phát triển chậm, chất lượng kém.


1d.  Không gian
kinh tế bị chia cắt, cát cứ và phân tán theo đơn vị hành chính. Các địa phương
theo đuổi cơ cấu kinh tế tương tự nhau, cạnh tranh theo kiểu ”cùng đi về đáy”.


Sự chênh
lệch mức sống dân cư đang tăng nhanh. Thu nhập bình quân đầu người của nhóm 20%
hộ thu nhập cao nhất so với 20% nhóm hộ thấp nhấp tăng 8/9 lần, tính từ 1994
đến 2010.


1e. Cơ cấu đầu tư bất hợp lí. Một số ngành có đóng góp
lớn cho nền kinh tế, hiệu quả cao, nhạy cảm và có độ lan tỏa lớn chưa được đầu
tư tương xứng. Ví dụ: sản xuất chế biến lúa gạo, caosu, càphê, nuôi trồng chế
biến thủy hải sản…


Đầu tư nhà
nước dàn trải vào quá nhiều dự án.


1g.  Cơ cấu thành phần kinh tế bất hợp lí về phân bổ nguồn lực.
Kinh tế tư nhân chưa thể là động lực tăng trưởng của nền kinh tế và hiệu quả
đang có  xu hướng giảm.


Doanh nghiệp
nhà nước chưa thể chủ đạo trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.


Doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài gia tăng nhanh chóng nhưng tác động vào sự phát triển
năng lực công nghệ lại không đáng kể. Việc gia tăng này còn khiến  Việt bị phụ thuộc  ngày càng nhiều vào thế giới bên ngoài.


Có ba nguyên
nhân chính dẫn đến  những yếu kém như kể
trên. Thứ nhất do duy trì quá lâu mô hình tăng trưởng theo chiều rộng.. Thứ hai,
môi trường kinh doanh hạn chế nhiếu mặt (thủ tục hành chính, tính minh bạch,
tham nhũng…). Cuối cùng là cơ chế quản lí nhà nước  đối với việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực
quốc gia (vốn đầu tư, đất đai, tài nguyên thiên nhiên).