Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

HÀNH TRÌNH QUA BA BỂ

KÌ 3: JERUSALEM


Con đường dẫn vào nơi Chúa bị hành hình chỉ bé  đủ hai người đi thế
này, không rộng mênh mông với một biển người, như các phim Hollywood
mình đã coi.



Đây là nơi các giáo phái đánh
nhau để giành giật từng milimét đất, trong suốt hai ngàn năm qua.
Chìa khóa  ngôi đền do hai gia đình giữ. 6h sáng, một
gia đình đến lấy chìa mở cửa, 9h tối mang giao lại sau khi khóa cửa. Tập tục
này tồn tại đã tám trăm năm và vẫn được giữ cho đến giờ.



Cây thập tự Chúa bị đóng đinh
được cắm tại chính đây. Mùa hành hương, người ta phải xếp hàng chừng 6 tiếng
mới có thể  tới được.



Phiến đá nơi Chúa được hạ
xuống để tắm rửa.



Hang đá, nơi đặt xác Chúa và
ba ngày sau, một nữ tu thấy Chúa phục sinh.


Hai ngàn năm, Thiên chúa giáo
khiến tất cả những ai chống lại nó trở nên vĩ đại.




HÀNH TRÌNH QUA BA BỂ

KÌ 2: DUBAI


Dubai là tiểu vương lớn thứ hai trong  quốc gia liên bang với 7 thành viên của các
tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Triệu rưỡi dân với 180 quốc tịch, Dubai liên kết làm ăn với
230 chính phủ. GDP tăng trung bình hàng năm hơn 15% khiến Dubai là nền kinh tế phát triển nhanh nhất
thế giới.


Liệu có ai tin, cả một thành
phố mà từng kiến trúc tự thân nó đã là một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo tuyệt
đẹp, mọc lên chỉ sau 7 năm. Năm 2004, nơi đây là sa mạc mênh mông cát.



Sân bay Al Maktoum lớn nhất
thế giới 120tr khách/năm, đẹp nhất trong tất cả các sân bay mình đã qua. Dĩ nhiên,
chuyển từ cưỡi lạc đà sang cưỡi máy bay có lẽ dân bản xứ Dubai cần thêm một thời gian dài nữa.



Nhìn từ cửa phòng khách sạn.



Khách sạn này nằm dưới lòng
biển. Giá phòng thấp nhất 2.700 đô Mỹ/đêm và cao nhất là 33 ngàn. Cái này mới
choáng váng, rất khó để đặt được phòng nếu không book trước cả tuần lễ.



Thượng đế tạo ra trái đất và
người Trung quốc làm những phần còn lại.
Không biết trên thế giới nước nào không có người
Hoa và các sản phẩm tiêu dùng rẻ tiền của họ.
Một khu chợ khổng lồ của người Hoa.



Sheikh Mohammed, quốc vương Dubai, đã định hình cho chính quyền của mình thế này: chúng tôi điều hành Dubai như điều hành một công ty. Dubai mở
cửa, nói thế nào nhỉ, rộng hết cỡ cho các nhà đầu tư nước ngoài khi cho phép
chuyển 100% lợi nhuận về nước, miễn  hết các loại thuế như thuế xuất nhập
khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp…và, tạo mọi điều kiện cho phép, khuyến khích
các doanh nghiệp được toàn quyền hành động.



Ngả mũ khâm phục tầm nhìn
chiến lược của Sheikh, kinh ngạc trước trí tuệ sáng tạo của con
người, ấy vậy nhưng mình cho rằng, sự thành công của mô hình điều hành tập
quyền có thể mang lại sự giàu có vô biên nhưng sự giàu có đó,  không song hành với thế lực trên trường quốc tế của Dubai.
 Kẻ đang và sẽ nắm giữ-điều khiển toàn
thế giới chính là những người Do thái, Israel.



HÀNH TRÌNH QUA BA BỂ

Kì 1:  AI CẬP


Ai cập là khúc giữa của hành
trình qua ba nước Trung đông. Mình hạ cánh xuống xứ sở này vào thời khắc khá
đặc biệt: không có chính phủ. Tổng thống vừa tuyên bố từ chức và Hội đồng quân
sự lâm thời chưa thành lập, cuộc biểu tình đẫm máu ngập tràn truyền thông thế
giới đang ở thời điểm căng thẳng nhất.


Cairo nhìn từ trên cao phủ một màu bụi cát.



Những người biểu tình cực
trẻ. Họ tự lập ra các nhóm kiểm soát tất cả các ngả vào quảng trường Độc lập,
trung tâm của cuộc biểu tình, để tránh những người tham gia mang vũ khí bắn
cảnh sát. Điều 2 hiến pháp  viết, Ai cập là
đất nước Hồi giáo. Dù chỉ chiếm 10% nhưng người Thiên chúa giáo đòi phải được
khẳng định. Và, đây là dịp tốt nhất. Anh chàng Eddy này được tính là một người
bị thương, bị bắn bằng súng cao su bởi một người Thiên chúa giáo. Cái súng  trông rất giống một thứ đồ chơi trẻ con sản
xuất ở Trung quốc và được bán ngay tại quảng trường. Mình hỏi, chính phủ từ chức
rồi, biểu tình chi nữa. Eddy bảo, không 
được bỏ điều 2, nên biểu tình tiếp. Eddy không thích hòa
bình à? Thế Rosa (Beo) không thấy vui à? Bạo động mà là cuộc vui ư, Eddy ôi là
Eddy.



Hai bức hình cách nhau đúng
một con đường.



Nằm trên hai mỏ vàng là con kênh
đào lịch sử và kì quan thế giới nhưng du lịch Ai cập vào hàng tệ nhất thế giới.
Xung quanh Kim tự tháp nồng nặc phân ngựa. Người bán hàng rong đeo bám khách du
lịch mọi chỗ. Kẹt xe liên miên. Thi thoảng giữa phố thấy một đám cừu trên dưới
chục con đang được bày bán và phương tiện di chuyển bằng la thế này  vẫn thông dụng.



Dĩ nhiên mình chẳng bảo Ai
cập nghèo vì hiện GDP gấp đôi Việt nam trong khi dân số tương đương. Hai bên bờ sông Nil huyền thoại lung
linh những ngôi nhà cao tầng. Bữa tối trên du thuyền sang trọng, vũ công múa
bụng uốn lượn trong điệu múa gợi khơi dục vọng đầy trong trẻo. Và, bất cứ ở đâu
cũng có thể gặp những người đàn bà như bước ra từ tranh tượng cổ.