Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

TRUYỀN THÔNG VÀ ĐỒNG TÍNH ÁI (LGBT) TRONG XÃ HỘI VIỆT-1

* Lọat entry này trích- giản- lược từ một tiểu luận cùng tên. 
* LGBT là biết tắt của các chữ :Lesbian Gay Bisexual Transgender (đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng giới, chuyển giới).

Trên phạm vi tòan cầu, các cấp độ chấp nhận LGBT là vô cùng đối nghịch. Olymic mùa đông Sochi 2014, Mỹ nâng luật chống đồng tính  ái ở Nga thành vấn đề lớn với công luận. Chính quyền Nigeria và Uganda hiện đang lên án quốc tế khi phản đối dự luật chống đồng tính của mình.  Đầu này bán cầu, hợp pháp hóa đồng tính đã trở thành tiêu chuẩn quốc gia thì đầu kia, không ít chính phủ nỗ lực để chống lại sự lây lan của "văn hóa đồi trụy phương Tây", thể hiện qua các hoạt động đồng tính ái.
Lọat entry này lần lượt sẽ viết về:
1.Giản lược lịch sử cộng đồng LGBT tại Việt Nam, đi ngang qua thời Nho giáo, đổi mới  sau chiến tranh và  đến thời truyền thông xã hội thống trị hiện nay.
2. Thảo luận về các văn bản quy phạm liên quan đến đồng tính ái đang lưu hành.
3. Phân tích các luồng tư tưởng thể hiện trên các phương tiện truyền thông về đồng tính ái.
1.
Lịch sử tâm lý xã hội Việt gắn mật thiết với hệ thống triết học của Nho giáo, từ Trung Quốc. Khuynh hướng tình dục và giới tính được quy định hết sức nghiêm ngặt theo thuyết nhị phân: nam giới so với nữ giới, nam tính so với nữ tính, âm so với dương. Vai trò xã hội và trạng thái cho các cá nhân được xác định bởi tự nhiên. Đàn ông và phụ nữ không thách thức những gì là trời phú. Hệ thống triết học này không có chỗ cho một định nghĩa giới tính thứ ba.
Nho giáo cũng cấm kị công khai tình dục trên các phương diện hành xử trong xã hội cũng như thảo luận trên truyền thông, đặc biệt đối với phụ nữ.
Đồng tính ái và cộng đồng LGBT  vô hình vài trăm năm (nhân vật lịch sử sớm nhất đồng tính ái là Lý Thường Kiệt) cho đến thời kỳ hậu chiến.
Giới y học Việt Nam, bắt đầu ứng dụng các kết quả nghiên cứu của Hiệp hội tâm lý Mỹ từ những năm 1960 khi không còn xem đồng tính ái như một rối loạn tâm lý có thể được "chữa khỏi", mà đó là một dạng sinh lý do tự nhiên sinh ra. Tuy nhiên, vẫn còn một khoảng cách cực lớn trong sự hiểu biết xã hội và học thuật.
Sau năm 1989, đất nước bước vào thời kì đổi mới  lấy mục đích phát triển kinh tế làm trọng tâm. Chính phủ thực hiện hàng lọat chương trình tuyên truyền, khuyến khích việc loại bỏ "tệ nạn xã hội" bao gồm mê tín dị đoan, nghiện hút, mại dâm cũng như đồng tính ái vì quan niệm cho rằng, đây là sản phẩm văn hóa đồi trụy, phát sinh khi kinh tế phát triển và mở cửa với văn hóa phương Tây.
Không một quốc gia nào biệt lập mãi mãi. Những năm 1990, toàn cầu hóa mang lại không chỉ việc lưu thông hàng hóa mà còn là những tư tưởng và hình ảnh của lối sống khác, ý thức hệ khác, bao gồm cả các xu hướng tình dục và giới tính vốn đã tồn tại trong thực tế.
Cuộc hôn nhân đồng tính đầu tiên đã diễn ra vào tháng Tư năm 1997 tại Thành phố Hồ Chí Minh, làm dấy lên các cuộc phản đối và tức giận. Đồng tính  ái chưa bao giờ là bất hợp pháp ở Việt Nam dù các cuộc hôn nhân đồng tính chưa được luật hóa bảo vệ. Nó được xếp sang phạm trù đạo đức và chịu các chế tài đạo đức cộng đồng.
Xã hội dân sự bắt đầu lấp đầy khoảng trống để lại bởi chính quyền trung ương.
Nghệ thuật, dẫn đầu là văn học, bắt đầu trau chuốt với hình ảnh của bản sắc đồng tính được mô tả trong một ánh sáng phức tạp hơn và dĩ nhiên, vẫn phải diễn đạt theo cách né tránh hệ thống tuyên truyền khổng lồ xếp nó vào  "tệ nạn xã hội".
Người mở đầu và góp một tiếng nói có ảnh hưởng sâu – rộng thay đổi tư duy tuyên truyền cũng như nhìn nhận xã hội về LGBT là nhà văn Bùi Anh Tấn, với cuốn tiểu thuyết Thế giới không có Đàn bà (xuất bản năm 2000), viết về một cặp vợ chồng đồng tính. Ông là Hội viên hội nhà văn Việt nam và biên chế thuộc Bộ công an. Cuốn tiểu thuyết này sau đó đã giành được nhiều giải thưởng.