Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

NHỮNG NGƯỜI MUÔN NĂM CŨ...


1.
Lấy ví dụ về chuyện làm tình.
Anh kia, loay hoay mãi. Chị kia, với tờ Nhân dân đọc. Thi thoảng ngấc đầu, chị hỏi, xong chửa?. Chị đọc đến hết cả mục cáo phó, anh vẫn loay hoay.
Cách nay trăm năm có lẻ, Goethe, Schiller, L.Tolstoi, A.Sekhov...cà kê dê ngỗng đủ các giai đoạn rồi may-ra, mới cho các nhân vật của các ông lên giường. Đôi khi, lên giường rồi cánh đàn ông vẫn vật vã đau đớn canh cánh nỗi lo dân nước nỗi năm châu, và các liền chị, tha hồ bay bổng tới tận mục cáo phó báo Nhân dân.
Các nhà phê bình gọi đó là văn học lãng mạn cổ điển, hay đại loại tương đương.
Một vài năm giở lại đây.
Lấy hai ông đang ăn khách hàng đầu thế giới H. Murakami và E. James ví dụ, cho nó tiêu biểu.
Chả tán tỉnh hẹn hò mộng mơ mê mệt say đắm gì ráo trọi, uỵch luôn.
Uỵch không cả dạo đầu. Tới đâu thì cảm hứng lên tới đó. (Rất có thể đấy là lý do báo Nhân dân trở nên ế ẩm).
Nhà phê bình văn học, ở đây cụ thể là ông Vương Trí Nhàn, gọi đó là văn hóa quà vặt.
2.
Mình không ở nhà khi Hội sách TP HCM kết thúc, nhưng kịp lượn lờ 2 lần. Mua sách thì ít mà chủ yếu, nhìn ngắm hít thở  không khí rất trẻ trung, rất trí thức của cái hội hai năm một lần này.
Công tác tổ chức phải nói là hoàn hảo, so với tất cả các thể loại hội hè khác tại Lừa quốc, không riêng gì hội sách vở.
Số lượng sách tiêu thụ là con số thực sự hân hoan.
Trong những đơn vị dẫn đầu về số lượng, không thể phủ nhận, có những nhà làm sách dẫn đầu Việt nam hiện nay về chất lượng, Nhã Nam chẳng hạn.
Mình, cũng như ông Vương Trí Nhàn, chưa từng đến một cái hội sách cuốc tế nào để so sánh cho biết người biết ta.
Mình, cũng như ông Vương Trí Nhàn, tin rằng Tới những hội chợ đó là những con người nghiêm túc làm việc để nghiên cứu thị trường và xác định những hướng đi của đời sống sách vở trong những năm tới.
Nhưng mình khác ông ở chỗ, mình cho rằng việc phân tích nghiên cứu thị trường là của dăm vài ông chuyên môn sâu về nghiêm túc, nhiều lắm cũng chỉ trăm ông hết đất. Và để xác định hướng đi của đời sống sách vở, thì việc duy nhất của các ông ấy là đong đếm cái đám đông mà ông Nhàn mỉa mai gọi, đám tíu tít theo kiểu chợ huyện chợ phiên đầu thế kỷ. Chứ không dựa vào họ, thì nhà nào nhà nấy tự sướng tự sản rồi tự tiêu à?
Và hơn ai hết, không đợi người thuê người bảo, những người như ông Nhàn phải nhảy ngay vào góp một tay xây dựng một thứ tạm gọi là văn hóa tinh hoa, làm nền làm gốc cho văn hóa đám đông song hành phát triển.
Với một đề nghị nho nhỏ,  ông phải  đón đầu dẫn lối đám đông kia đi, chứ đừng áp chuẩn từ cách nay cả thế kỉ rồi bắt liền bà vừa đọc báo Nhân dân vừa rên rỉ khi làm tình.

P/S:  mình là thần đọc chùa ở các nhà sách Boston và chắc chắn rằng, những tác giả  ông Vương Trí Nhàn xếp vào dạng cao quý trí thức, toàn đại hạ giá. Trọn bộ Goethe bìa cứng hẳn hòi, có 39 đ trên giá gốc 129đ. 

Tiên nhân lũ súc vật

copy từ facebook Mượt mà
Hôm nay vô tình chị đọc một bài báo tiêu đề "Bị cấm cửa mới giật mình" trên tờ Doanh nhân Sài gòn chia sẻ về việc một nữ doanh nhân bị đuổi khỏi gian hàng của một công ty Đức trong hội chợ tổ chức tại Hồng Kông, chỉ bởi vì chị mang quốc tịch Việt Nam. 
Bài báo nhân tiện phê phán thói hư tật xấu của người Việt ở nước ngoài. Kết thúc, tác giả cảnh báo và đổ lỗi những thói hư tật xấu đó hoàn toàn do nền giáo dục Việt Nam tạo nên. 
Đọc xong, chị cảm thấy uất nghẹn và khinh bỉ đến tột độ. Một tờ báo của Việt Nam mà không bảo vệ dù chỉ là một lời đối với bất công mà nữ doanh nhân kia phải chịu. Không những chúng hả hê khi thấy người Việt bị hạ nhục mà còn nhân danh đấng bề trên để giáo huấn cộng đồng. 
Tiên nhân lũ súc vật.
Chị phải bớt chút thời gian vàng ngọc mở mang đầu óc của các cô, lũ con bò luôn hung hăng với người mình nhưng lại rúm ró tự ti mỗi khi ra nước ngoài để các cô biết cách ứng xử trong một thế giới văn minh. 
Cách đây 50 năm. Năm 1965, Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc. Hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia kí Công ước này. Việt Nam tham gia năm 1981.
Công ước xét rằng: (Trích)
"Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người tuyên bố rằng, mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền, và rằng tất cả mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do trong Tuyên ngôn, mà không có bất kỳ sự phân biệt nào, cụ thể như về chủng tộc, màu da hoặc nguồn gốc dân tộc.
Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và có quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng để chống lại bất kỳ sự phân biệt đối xử hay bất kỳ sự kích động phân biệt đối xử nào."
Chị trích công ước của LHQ để các cô rõ hơn về quyền con người của mình trên phạm vi toàn thế giới trừ ... ở Lừa. Hehe.
Tại các quốc gia văn minh, bất kì hành vi phân biệt đối xử nào vi phạm quyền con người, hoặc chủng tộc đều bị trả giá rất đắt. Cá nhân có thể bị bỏ tù, công ty, tổ chức có thể bị phá sản hoặc bị cộng đồng tẩy chay nếu cơ quan công quyền chứng minh được hành vi vi phạm.
Trong thời đại này, một cá nhân ở bất kì đâu trên thế giới có thể lên án một tổ chức toàn cầu, một quốc gia có thể thay đổi chính sách đối ngoại vì một cá nhân bị xâm hại quyền con người ở một quốc gia xa lắc xa lơ nào đó.
Trường hợp Global Witness tố cáo bầu Đức phá rừng, ảnh hưởng đến quyền sống của dân Lào, Liên minh Châu Âu và Chính phủ Mỹ luôn có những cáo buộc về nhân quyền đối với các quốc gia bắt giam các nhà bất đồng chính kiến là những ví dụ điển hình. Mặc dù những cáo buộc đôi khi là không chính xác.
Ví dụ thế để biết, khi có thông tin một công dân Việt Nam bị phân biệt đối xử ở nước ngoài, thay vì quay lại cắn dân mình, tờ báo nắm thông tin cần có trách nhiệm lên tiếng để kêu gọi cộng đồng quốc tế phân xử, đồng thời hướng dẫn công dân đến khiếu nại tại các cơ quan ngoại giao quốc tế tại nơi bị xâm hại, cũng như các cơ quan đại diện của chính phủ Việt Nam để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Một tờ báo thay vì lên tiếng dạy bảo công dân mình thì cần thông qua mạng lưới truyền thông trong nước và quốc tế lên án hành vi vi phạm công ước quốc tế. Chị tin, truyền thông quốc tế sẵn sàng đứng về phía người bị hại trong trường hợp này, bất chấp đối tượng thuộc quốc tịch nào, tầm cỡ ra sao. Lúc đó, thảm hoạ sẽ không phải là người Việt Nam mà chính là công ty kia.
Suốt mấy ngày hôm nay, rất nhiều người đã lớn tiếng kêu Nhục khi báo chí đưa tin về một số sai phạm của người Việt ở nước ngoài. Chị xin nói luôn, nhục cái mả mẹ các cô. Ai sai người đó phải chịu trách nhiệm chứ các cô liên quan gì mà Nhục? Có chăng Nhục ở chỗ chúng ta đã không bảo vệ được chính chúng ta mỗi khi có hoạn nạn xảy ra. 
Đó mới là nỗi Nhục đớn hèn nhất đối với một dân tộc các cô ạ.
P/S: Nếu thông tin về việc nữ doanh nhân kia bị cấm vào gian hàng của một công ty Đức do mang quốc tịch Việt Nam với lí do nhiều người Việt Nam ăn cắp, xin vui lòng gửi thông tin cho chị. Với kinh nghiệm và mối quan hệ quốc tế, chị hứa công ty kia phải lên tiếng xin lỗi và sẽ đối mặt với những án phạt nặng nề. 
Còn nếu sự việc không có thật, tờ Doanh nhân Sài gòn đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc báo chí, vu khống và làm ảnh hưởng nghiêm trọng hình ảnh của cộng đồng doanh nghiệp Đức trên toàn thế giới, đồng thời gây tác hại xấu đến quan hệ ngoại giao hai nước Việt - Đức.
Vì một số sai phạm cá nhân mà dám gộp cả một dân tộc vào để bỡn cợt làm xấu hình ảnh quốc gia. Đương nhiên, đó là một tội lớn ngang tội phản quốc. Chị thật.