Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

BA MƯƠI, CHƯA PHẢI LÀ TẾT –kì cuối

* Tôi dành entry này, để cảm ơn các bạn đã like, comment đồng cảm với những suy nghĩ của tôi trong 2 ngày qua.
Trần Lê Quỳnh: Người ta cứ nói ông Dũng vận động mạnh mẽ để trở thành TBT, nhưng một người rất thân với ông ấy lại nói thư xin nghỉ của ông ấy là suy nghĩ thật của ông ấy. Cô đánh giá thế nào ạ?
Cô sẽ trả lời cháu bằng 2 phần.
Thứ nhất. Ông Dũng là 1 trong 4 ủy viên BCT không tham gia vào việc bầu các chức danh mà cô đã viết ở phần 1 entry này.
Lý do: Chiểu theo Quyết định số 224 về Quy chế bầu cử trong Đảng, Điều 11, Mục  5 quy định thế này:” Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đề cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khác để được bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương; đề cử Ủy viên Bộ Chính trị để được bầu làm Tổng Bí thư ...”.
Như vậy, việc BCT đưa ra danh sách Tứ trụ là trái với quy định trên. nói cách khác, là đi ngược từ trên xuống thay vì phải đi từ dưới lên. Nên nhớ, quy định này ông Trọng vừa kí  năm 2014.
Thứ nhì. Ba năm nay, tất cả các mũi dùi đều chĩa vào tấn công ông Dũng. Đến cái nhà thờ họ 37 mét vuông ở quê cũng  có người của UBKT xuống “lén” đo đạc. Những chuyện tương tự, cô không cần dẫn giải thêm.
Cháu có nghĩ rằng, trong bối cảnh ấy, họ sẽ để yên cho ông ấy “vận động mạnh mẽ để trở thành TBT”?
Nguyen Son: Em vẫn nghĩ về kịch bản giống như trận cờ Trân Lung trong truyện chưởng. Hư Trúc đánh 1 nước tự sát thế mà hóa giải đc ván cờ.
30 chưa phải là Tết. Đợi thôi!
Chị cũng nghĩ gần gần như thế. Tuy nhiên, em so sánh có phần sang trọng quá, chính trị gia ta không phải là quân tử Tàu. Nếu trong chuyện  chưởng, vô chiêu luôn thắng hữu chiêu bởi vô chiêu là tuyệt đỉnh võ công, ko ai bắt bài hóa giải được, thì chính trường na ná, lưu manh  dễ thắng chính trực.
HN 14 phải nối dài đến ngày...21. Chờ 1 or 2 ngày tới, xem chị nói có đúng ko nhé.
đang viết

BA MƯƠI, CHƯA PHẢI LÀ TẾT –kì 6

(Tôi tạm gác lại phần Tứ trụ, sẽ viết ngay sau)

2. Về văn hóa chính trị Việt
***
Nhân vật số 1.
Ở đời, may hơn khôn. Câu này ứng với Trọng là tuyệt đối đúng khi vào phút đá bù giờ 14, Trọng nhận được  lá phiếu ủng hộ ở lại thêm nửa nhiệm kì, từ Nguyễn Tấn Dũng.
Dân gian đặt tên cho TBT Nguyễn Phú Trọng là Trọng Lú, dĩ nhiên ai cũng biết rằng, Lú thật thì ko thể tại vị lâu đến thế, vô can đến thế trước mọi biến động xã hội suốt 5 năm qua của đất nước.
Cả quan lẫn dân Việt, rất dị ứng với sự TỰ ỨNG CỬ. Thậm chí, coi việc tự ứng cử là thiếu liêm xỉ, bởi không đủ năng lực và uy tín để được đề cử. Cũng ko bỏ qua yếu tố tuổi.
Trương Tấn Sang, sau cú hồi mã thương vô tiền khoáng hậu, chắc chắn không  ngồi yên, khả năng quy hàng bắt tay Tấn Dũng là hoàn toàn có thể.
Số 2
Một nhân vật “ẩn mặt” nhưng trên thực tế là người kiến trúc, thiết kế 4 hội nghị TW trở lại đây: Tô Huy Rứa.
Số 3
Bà Kim Ngân. Không chỉ ưu thế phụ nữ mà còn là người duy nhất hiện nay không tham gia vào các phe nhóm.
Số 4
Ông Trần Đại Quang, người (duy nhất) nhận được sự ủng hộ từ Trung quốc.
Bất luận danh sách sau ngày mai thế nào, 1 nhân vật vẫn phải chờ lá phiếu quyết định cuối cùng của Đại hội, khai mạc  ngày 21 tới.
30 chưa phải Tết, là thế.
***

Trong entry 1, tôi đã viết: “Đây là lần đầu tiên, tiếng nói của bộ chính trị không còn sức nặng quyết định trong TW. Tiếc thay, đó lại không phải là những dấu hiệu lành mạnh của tiến trình dân chủ hóa trong nội bộ Đảng CS”.
Vậy nó bày ra điều gì?
- Đó là sự khủng hoảng rất sâu sắc về lý tưởng phục vụ dân tộc của cấp chóp bu.
- Ba Đình đã và đang thiếu trầm trọng những nhân cách lớn.
Tiến trình dân chủ hóa chỉ thực sự được khởi động, khi đủ 2 điều trên.
Bất luận ai trong số 7 người tôi điểm danh ở trên vào vị trí tứ trụ, sự đổi mới về thể chế chính trị và khuynh hướng phát triển kinh tế cũng sẽ chậm thêm hai nhiệm kì nữa. “Bộ sậu” ấy chỉ có khả năng vá víu những lỗ hổng ngày một rộng thêm, không đủ cả tư duy lẫn phẩm chất để dẫn dắt quốc gia này thành cường quốc.
Nhân dân, hãy bằng lòng với giấc mơ cơm có gạo!


BA MƯƠI, CHƯA PHẢI LÀ TẾT –kì 4

1. Tứ trụ (tiếp)
Tiếp về ông Dũng
Việt nam đã rất khôn và khéo, tận dụng mối quan hệ với Trung quốc và Nhật để  giảm thiểu thiệt hại ngoài nước trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009. Thời điểm đó, cũng ghi nhận công lao của không ít ngân hàng tư nhân giúp chính phủ ổn định tiền tệ trong nước. Tận 2016 này, ổn định tiền tệ vẫn là thành tựu nổi bật nhất trong điều hành kinh tế của cựu thống đốc Nguyễn Tấn Dũng.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng rất tốt và...đẹp. Hệ thống giao thông công cộng phía Bắc, hệ thống viễn thông, cung ứng điện...
Trên trường quốc tế, ông Dũng là lãnh đạo Việt nam duy nhất (từ 1945) đủ uy tín cá nhân tham gia giải quyết những vấn đề tầm khu vực (Myanmar). Thẳng thắn, trung trực nhưng mềm dẻo uyển chuyển, đối ngoại là thế mạnh  lớn thứ hai của ông Dũng.
Ông Dũng là người duy nhất trong BCT có quan điểm tự do-nhân quyền theo khái niệm phương Tây. (Vậy nên ông luôn luôn thất bại với tỉ số 1/16). Tuy nhiên, điều này xếp vào ưu điểm hay nhược điểm là tùy góc nhìn vì thuộc lĩnh vực văn hóa.
Nhược điểm lớn nhất của ông Dũng là quản trị xã hội rất kém. Ví dụ như: Không hoạch định được chiến lược phát triển cho giáo dục; Thiếu quyết đoán trong lĩnh vực truyền thông; Để văn hóa-nghệ thuật phát triển theo hướng tự phát, đầu tư quá ít và dàn trải...
Chính nhược điểm này đã che mờ những thành tựu kinh tế dưới  triều đại ông đạt được, trong đánh giá của nhân dân.