1. Tứ trụ (tiếp)
Tiếp về ông Dũng
Việt nam đã rất khôn và khéo, tận dụng mối quan hệ với
Trung quốc và Nhật để giảm thiểu thiệt hại
ngoài nước trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009. Thời điểm đó,
cũng ghi nhận công lao của không ít ngân hàng tư nhân giúp chính phủ ổn định tiền
tệ trong nước. Tận 2016 này, ổn định tiền tệ vẫn là thành tựu nổi bật nhất trong
điều hành kinh tế của cựu thống đốc Nguyễn Tấn Dũng.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng rất tốt và...đẹp. Hệ
thống giao thông công cộng phía Bắc, hệ thống viễn thông, cung ứng điện...
Trên trường quốc tế, ông Dũng là lãnh đạo Việt nam
duy nhất (từ 1945) đủ uy tín cá nhân tham gia giải quyết những vấn đề tầm khu vực
(Myanmar). Thẳng thắn, trung trực nhưng mềm dẻo uyển chuyển, đối ngoại là thế mạnh
lớn thứ hai của ông Dũng.
Ông Dũng là người duy nhất trong BCT có quan điểm tự
do-nhân quyền theo khái niệm phương Tây. (Vậy nên ông luôn luôn thất bại với tỉ
số 1/16). Tuy nhiên, điều này xếp vào ưu điểm hay nhược điểm là tùy góc nhìn vì
thuộc lĩnh vực văn hóa.
Nhược điểm lớn nhất của ông Dũng là quản trị xã hội rất kém. Ví dụ như: Không
hoạch định được chiến lược phát triển cho giáo dục; Thiếu quyết đoán trong lĩnh
vực truyền thông; Để văn hóa-nghệ thuật phát triển theo hướng tự phát, đầu tư
quá ít và dàn trải...
Chính nhược điểm này đã che mờ những thành tựu kinh
tế dưới triều đại ông đạt được, trong đánh
giá của nhân dân.