Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011

BÁM VÀO CỌNG HÀNH


 http://sgtt.vn/Ban-doc/142350/Mot-bua-an-cua-3-nguoi-het-15000-dong-va-bat-pho-850000-dong.html


Hồi tháng trước, báo Sài Gòn Tiếp
Thị có nhã ý gửi tặng quần chúng cần lao một chuyên đề rất hay ho và lôi cuốn.
Chuyên đề kéo dài tới vài tuần bàn về việc tiêu xài của người Việt, lúc đầu có
vẻ hấp dẫn bởi các ý kiến thuyết phục liên quan tới thói quen bóc ngắn cắn dài
trong lối sống và vấn đề tiết kiệm. Tuy nhiên, chẳng rõ hưng phấn quá đà hay vì
lý do nào khác mà chuyên đề này bỗng dưng rơi tõm vào một bát phở có tên 
Kobe để rồi người ta tập trung đỉnh cao trí tuệ phê phán người nào đang tâm ăn
phở Kobe giá 750 ngàn/bát trong khi đại đa số người khác chỉ ăn cơm rau, thi thoảng
mới có thịt. Tưởng đã chấm dứt, nhưng mới đây, tờ báo này lại tiếp nối chuyên đề
sặc sụa mùi phở, chỉ khác cái là phóng viên  có thêm thông tin mới rằng
bát phở ấy đã tăng giá lên 850 ngàn đồng mà (không hiểu sao, bực quá) quán phở
ấy vẫn cứ đông khách. Tới đây thì thấy ngứa mắt nên bình loạn vài câu vậy.
Vấn đề là ở chỗ, khi đăng ý kiến của các độc giả về chuyện tại sao lại “kẻ ăn không
hết, người lần chẳng ra”, rồi thì ở nước phát triển cũng chẳng có phở đắt đến
thế, rồi thì một suất ăn công nhân chỉ có giá 5 ngàn đồng thôi, hoặc thậm chí
còn có cả ý kiến yêu cầu những người ăn phở bò Kobe xếp hàng để chụp hình (xem
có dám không (?!), bản báo quên mỗi một yếu tố, đó là thuế. Người công nhân
nghèo ăn suất cơm 5 ngàn đồng, về luật mà nói, thì đóng thuế ít hơn anh nhà
giàu có vài trăm tỷ. Điều ấy có nghĩa là nếu anh nhà giàu đóng đủ thuế một cách
minh bạch và làm ăn một cách đàng hoàng đúng luật thì chẳng có lý do gì để phải
soi mói chuyện anh ta ăn món nào trong bữa điểm tâm. Dĩ nhiên sẽ là đáng trách nếu
anh ta đổ bát phở đắt tiền ấy xuống cống vì một lý do riêng tư nào đó (dù 
cũng không có bộ luật nào cấm anh ta hành động như thế). Cũng như ông Thủ tướng
không thể vì xót xa người dân vùng bão lũ mà quyết định sẽ ngậm cà muối trong
lúc điều hành cuộc họp với các Bộ trưởng được. Nói cách khác, lương tâm và đạo
đức không liên quan gì tới cọng hành hay miếng thịt bò, và nếu anh nhà giàu nhờ
ăn bát phở bò đắt tiền mà thấy sảng khoái tinh thần, nghĩ ra nhiều chiêu thức
kinh doanh để giàu hơn, đóng thuế nhiều hơn cho quốc gia thì thiết tưởng nên
vận động anh ta... ăn phở bò Kobe mỗi ngày mới phải. Khuyến khích người dân làm
giàu là một chính sách đúng đắn đối với bất cứ quốc gia nào. Mà phàm đã giàu
thì phải... tiêu tiền theo cách mà người giàu ấy cho là hợp lý, chứ không phải
đem tiền chôn xuống đất, còn hàng ngày đi ăn sáng bằng bát phở chỉ có vài cọng
hành để đồng cảm với người thu nhập thấp.
Ai cũng hiểu bát phở chỉ là cái cớ của câu chuyện, có điều cái cớ ấy nhỏ bé tới
mức người ta chỉ có thể bàn về cọng hành và ngần ngại nói tới miếng thịt. Khổ một
nỗi là đã bàn đến miếng ăn, thường thì đầu hay cúi xuống, có ngẩng lên nhìn hẳn
cũng chỉ thấy được cái vành bát cùng vài cọng hành dập dềnh trong nước phở


MIẾN XÀO RAU ĐẮNG


bọn này nói chuyện phở để
cổ vũ cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ và cải tạo tư bản công thương chăng?
VUONG NGOC YEN


Hay PV đã kịp thời phát
hiện nước ta đang đi chệch định hướng cần phải làm 1 cái gì đó chăng?
AYDA


Nước ta về cơ bản là lông nghiệp,
nên phải phán theo tư duy của nhà lông. Suất ăn 5 nghìn và bát phở ngót trẹo
đều cho ra 1 lượng phân bón chênh lệch không đáng kể.
VI HOANG


Suất 5 nghìn cho lượng
phân bón nhiều hơn cụ cá với em ko?
OI-BONGDA





Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

CỦA THỪA


Chuyến lưu diễn ghé tới Việt Nam
những ngày cuối tháng 3/2011 của nhóm nhạc Backstreet Boys đã hâm nóng thời sự
âm nhạc nước nhà, vốn buồn tẻ và nghèo nàn năm này qua tháng khác bởi vô số
chương trình ca nhạc ít hình hài, thiếu sáng tạo, phần lớn dành cho tầng lớp
bình dân thủng phông văn hóa, hoặc đôi khi giả tạo và sống sít thông qua vài
chương trình có kịch bản mua lại từ nước ngoài. Trước Backstreet Boys, những
người yêu thích ca nhạc nước ngoài (chủ yếu là thể loại pop, soft rock) cũng đã
từng có dịp được chứng kiến một số ban nhạc/ca sỹ khác biểu diễn tại Việt Nam,
như Michael Learns to Rock – nhóm nhạc châu Âu nhưng được biết tới nhiều ở vài
nước châu Á, hoặc Air Supply – ban nhạc chịu khó đến Việt Nam tới 2 lần. Các
ban nhạc ấy, kể cả Backstreet Boys, đến Việt Nam khi những ánh hào quang đã tắt
sau lưng họ. Dẫu ngón nghề và kỹ nghệ biểu diễn của họ vẫn tạm đủ hấp lực khiến
người hâm mộ ở các quốc gia đang phát triển phải thán phục thì cũng không thể
phủ nhận rằng, một khi thời đỉnh cao đã đi qua, độ sung sức và lửa đam mê sáng
tạo chỉ còn le lói, thứ sản phẩm mà họ mang tới trình diễn ở những nước như
Việt Nam chẳng phải hàng chất lượng mới.

Ít người biết rằng ở thời kỳ rực rỡ của mình, Phil Collins và Bryan Adams đã
từng tới Việt Nam và biểu diễn một tối theo kiểu “không chính thức” – gọi là
nhân tiện ghé chơi theo lời mời cá nhân và cao ứng chấp nhận hát (có bán vé)
trước một lượng khán giả ít ỏi (thời ấy, những năm đầu thập kỷ 90, hầu hết là
khách nước ngoài đang du lịch hoặc làm việc tại Việt Nam) như trường hợp của
Phil Collins, hoặc nằm trong chương trình lưu diễn nhưng Việt Nam không phải là
điểm đến quan trọng, như trường hợp của Bryan Adams. Nếu nhìn dưới góc độ về
giá trị thì các buổi diễn không chính thức của Phil Collins và Bryan Adams sẽ
được đánh giá cao hơn nhiều so với tour diễn đình đám của vài nhóm nhạc đã kể
trên, bởi người hâm mộ sẽ vô cùng thất vọng khi thấy các chàng trai Backstreet
Boys hào hoa năm xưa nay quay mòng mòng như những con lật đật trên sân khấu,
còn Graham Russell của Air Suply thậm chí lạc giọng và đành nhanh trí “xuống
sề” khi bắt vào đoạn cao trào của ca khúc “hit” Making love out or nothing
at all
. Người hâm mộ âm nhạc trên khắp thế giới luôn giống nhau. Dù thần
tượng đã đi xuống về phong độ thì con tim vẫn mách bảo rằng họ luôn yêu quý và
trân trọng những gì thần tượng từng một thời đem lại niềm vui cho đời sống tinh
thần của họ. Thế nhưng nói rằng họ không thấy buồn hay thất vọng thì là nói
dối.

Đánh giá một cách công bằng thì ngoài vấn đề dân trí, việc các nhóm nhạc nổi tiếng
thế giới khi đang ở thời hoàng kim không có ý định tới những nước đang phát
triển như Việt Nam
còn liên quan tới hàng loạt rắc rối khác, trong đó có khía cạnh tiền bạc. Một vài
đánh giá của phóng viên văn hóa trên báo Việt Nam cho biết người Việt khá “chịu chơi”,
sẵn sàng bỏ hàng triệu đồng để mua vé xem một show ca nhạc “hoành tráng”. Đánh
giá này e rằng cảm tính, bởi những show ca nhạc, chẳng hạn của Michael Jackson
hay Madona tại sân vận động thường có giá vé trung bình trên dưới 100 USD, và
chẳng có gì đảm bảo sẽ lấp đầy khán giả Việt trên sân ở những show như thế. Rào
cản về phong cách văn hóa, chẳng hạn như thuần phong mỹ tục cũng là trở ngại
khó thể vượt qua. Những rắc rối ấy chỉ dễ giải quyết, một khi ban nhạc/ca sỹ đã
hết thời và chấp nhận hạ giá trị của họ trên bàn thương thảo.

Sức mạnh của quá trình toàn cầu hóa cùng sự hỗ trợ đắc dụng của truyền thông hiện
đại đã khiến các nền văn hóa xích lại gần nhau trong thời gian ngắn hơn mong
đợi. Sự tự tin về độ nổi tiếng của các ban nhạc/ ca sỹ đã qua thời hoàng kim và
việc thiếu thông tin về các quốc gia đang phát triển rất có thể sẽ khiến họ lầm
tưởng rằng, người hâm mộ ca nhạc ở những quốc gia ấy không phân biệt được, hoặc
dễ chấp nhận các sản phẩm hạng hai. Nếu điều ấy xảy ra, nỗi buồn sẽ lớn hơn.
Chẳng ai muốn hưởng thụ những sản phẩm thải loại, kém chất lượng, nhất là khi
của thừa ấy lại thuộc lĩnh vực văn hóa tinh thần. Việc sử dụng thiếu chọn lọc
các của thừa văn hóa khiến quốc gia tồn đọng một bãi rác khổng lồ không thể
xuất khẩu. Rác ở khắp nơi, từ những cậu trai tóc lởm chởm mặc chiếc
quần-nửa-váy, miệng nghêu ngao vài câu nhạc chế mà họ tưởng là nhạc rap tới
những show ca nhạc hoành tráng của các ngôi sao hát-không-rõ lời và ấn tượng
nhất mà họ để lại là câu cửa miệng : “Oh yeah, tôi iu các bợn” thay vì
truyền tới mọi người niềm cảm hứng trong suốt và đam mê của âm nhạc. Tất nhiên,
ca sỹ của “thời đại của thừa” sẽ có lớp khán giả riêng thuộc về thời đại ấy.

Khi coi thường các sản phẩm hảo hạng như âm nhạc dân tộc và âm nhạc thính phòng
nhưng lại ngốn ngấu tận hưởng trong niềm hân hoan những đồ thừa xuống cấp ngoại
nhập, có lẽ nền âm nhạc chẳng đến nỗi diệt vong. Thế nhưng đó là một nền âm nhạc
đầy dị tật, mong manh đến thảm hại và luôn có nguy cơ trở thành nô lệ một cách
tự nguyện để mưu cầu chút vinh hoa chắt ra từ rác rưởi. Đó là nỗi buồn đáng kể
nhất cho nền âm nhạc Việt Nam ,
kể từ ngày rụt rè mở cửa.


Cóp từ
diendanvanhoathethao.net


 


 



Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

PHẢN CHỮ

*** Đọc một bài trên web Trần
Nhương về đám tang chú Hoài Anh và nhân 
đó kể thêm về đám tang chị Thảo Phương của Nguyễn Thái Sơn. Hai đám tang
giống nhau ở chỗ đều một tay Tú Lệ lo toan (chính) và
Hội nhà văn thờ ơ vô trách nhiệm. Riêng
chú Hoài Anh trannhuong.com đã đính chính bởi nguyên câu của  nhà văn Trần Văn Tuấn-đại diện hội là chỉ có một ngày không cần lịch trực, vì tôi và
vài anh em ở đây suốt
, tác giả bỏ phứt ý thứ hai đâm ra sự thật về mức độ
quan tâm của hội đến hội viên, quay ngược 180 độ..


Beo không bình bàn gì ở đây
chuyện đúng sai  về các chi tiết trong
bài trên và nói rõ có viếng cả hai đám tang. Nếu là một bạn đọc bình thường, không quen không biết gì và cũng
không dự cả hai đám tang, hẳn nhiên sẽ rất phản cảm, không phải với tác giả bài
viết, không phải với hội nhà văn TW hay Sài gòn, mà là gia đình hai người quá
cố.


Chú Hoài Anh hai trai hai
dâu. Chị Thảo Phương năm trai và dâu cháu cũng có cả. Họ ở đâu, vụng về  kém cỏi thế nào, thậm chí có bất hiếu quá
không khi đám tang người thân của mình, trăm việc đổ hết lên đầu một người  chỉ là bạn văn, lại là đàn bà con gái.

Nói ý chữ phản chữ, là thế


*** VTV bị phạt trong vụ bị
một cô lừa đảo, dựng đứng lên câu chuyện đời đầy bi thương trong chương trình
Người xây tổ ấm. Tên cha sinh mẹ đẻ không 
phải là Lượm, nhưng Beo gọi cô bằng Lượm-Lượm lừa.


Beo mà là VTV,  Beo
không xin lỗi. Beo chỉ trình bày mình cũng là nạn nhân. Beo sẽ đưa cô Lượm lừa
kia ra tòa giống như tội ăn cắp. Kết quả tòa phân xử phần lỗi của Beo đến đâu, lúc đó Beo mới rất
lấy làm tiếc hay xin lỗi hay vô cùng xin lỗi, với khán giả xem đài.


Thật lạ, Beo thấy hàng loạt, kể
cả những người có tiếng tăm, đã lên tiếng bênh vực Lượm lừa, vịn vào đủ thứ nguyên
do lý cớ. Họ, những người bênh vực Lượm lừa ấy, hẳn quá tinh khôn hay quá may
mắn nên chưa bao giờ bị lừa trong đời và vì vậy, không biết cảm giác của người
từng bị lừa. Con người ta  có thể cảnh
giác trước bả phú quý mồi vinh hoa, nhưng mấy ai nỡ lạnh lùng săm soi vào những
số phận đáy cùng. Con cô bị tim hả, thế giấy bác sĩ bệnh viện đâu, cô nghèo hả,
thế giấy chứng nhận hộ nghèo của xã đâu-giấy này dấu vuông-vô giá trị, thế giấy
chứng tử của bố mẹ cô đâu…Thà tiếp tục để bị lừa vì lòng trắc ẩn hay để những
giả dụ kia biến thành sự thật, độc giả của NXTA nên chọn một, trước khi kết tội
những người làm chương trình.


Beo đang nghĩ, bỏ đời  thằng
nào vớ phải con Lượm này!

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

CHAT VỚI GÁI ĐẸP

mai.1408: mẹ chưa ngủ ah?


hong ho: chưa gần 2 gio
sáng rồi


hong ho: nhớ con quá


hong ho: đi lang thang trong
nhà như con ma


hong ho: giờ đang chơi games



mai.1408: ngủ đi không mai
lại nổi đầy mụn bây giờ


mai.1408: lại có ai nói
xấu mẹ về chuyện lão Tuấn  ah?


mai.1408: chuyện xưa như
trái đất, gần 20 năm rồi


mai.1408: đúng là lũ rỗi
hơi không còn gì để  bới


hong ho:


hong ho: thì cũng chỉ mỗi
bài


hong ho: con Hồng cấm không
cho tao gặp con


mai.1408: chuyện như vậy
muốn biết sự thực phải nghe từ những đứa con


mai.1408: mà con thấy, 20
nam roi`


mai.1408: 2 đứa lớn lên
khỏe mạnh (còn béo tốt nữa)


hong ho:


mai.1408: học hành thì hơn người`


mai.1408: may mắn là me bỏ
lão đấy mà đi


mai.1408: chứ mẹ mà còn
gặp thì ko biết sẽ ra làm sao


hong ho: nói như bố


hong ho: chúng nó cũng
hết vốn chuyện về mẹ rồi


mai.1408:  thi` du'ng
như con nói thế


mai.1408: chuyện xưa như
trái đất rồi


mai.1408: cứ nhìn con cái
thành đạt rồi bíêt


hong ho: nhớ gái mẹ quá


mai.1408:



mai.1408: tháng 6 này lại
sang chơi với nhau rồi này


mai.1408: con đang háo hức
đi chơi quá


mai.1408: giờ vừa đi làm
vừa đi học nhiều khi cũng căng


hong ho: thế xuống được lạng nào chưa


mai.1408: chả biết có
xuống không nhưng hình như cao lên tý


mai.1408: mà cắt tóc ngắn
xinh lắm nhé


mai.1408: nhuộm màu nâu
nữa tưởng là tây


hong ho:



mai.1408: mà con đang tính,
con được nghỉ từ 2/6


mai.1408: nên mẹ sang cỡ
28 29, chờ con đi làm 1 2 ngày cuối


mai.1408: xong mình lái xe
sang vermont
chơi


mai.1408: mà lúc đo vừa
xuân luôn


mai.1408: đi ngang qua
rừng xem hoa nở


mai.1408: năm nay không
biết sao mà tới hết thang 5 mới hết tuyết

LÀN GIÓ TRONG LÀNH TỪ CÁC TÂN NỮ NGHỊ SĨ ĐẸP XINH


(Đây là cái tít hay nhất lịch
sử từ ngày viết blog đến giờ)


Ứng viên cuốc hội kỳ này Beo
biết hai vị nữ: Mụ Hậu khảo cổ và diễn
viên Hồng Ánh. Khoe trước thế để mai mốt chả may họ trúng cử,  không bị mang
tiếng  bắt quàng làm họ với người xang.


Cả hai đều đẹp. Ánh rất duyên,
mặn mà kiểu gái quê chân chất. Cái đẹp càng nhìn càng thấy đẹp và không bao giờ
làm người ta chán nhìn. Mụ Hậu thì có lần Beo tả rồi, ngày xưa đẹp nức tiếng
trường Beo. Tếu lắm. Ngày ấy hai mụ đẹp nhất trường  cùng yêu lão xấu nhất khoa Beo, giờ lão ấy
cũng tổng biên một tờ báo, chả đỡ xấu so với ngày xưa là mấy dù có cố gắng bảnh
bao hơn tý. Thơ lão đây Đêm không ngủ anh
chong đèn chép thơ Câu ca dao miền quê em đẹp quá Nhớ nhớ thương thương bồi hồi
đến lạ Hay là anh đã say rồi
. Một thời rõ là đần, toàn chết lăn chết lóc vì
thơ thẩn thay vì đại gia. Mụ này mang vẻ đẹp cực kỳ thị thành, thanh tú và nhẹ
nhõm, trái hẳn nghề móc đất của mụ.


Xét ở góc độ thị giác, Beo bỏ
phiếu cho cả hai. Lâu nay nữ chính khách mình không giải quyết được khâu nhìn
tính cả tóc tai quần áo giày dép. Ngoài đời, có lẽ giữ ngôi Hoa hậu cho đến nay
vẫn là nguyên tổng cục trưởng tổng cục du lịch cũ Võ Thị Thắng. Dàn đương nhiệm
nếu có  thấy đẹp là do ăn ảnh chứ ăn mặc
này nọ, phải cần nguyên đoàn nhà tạo mẫu lẫn sì tai lít, mới hòng cứu vãn được
tình thế.


Xét về trình độ nhận thức xã
hội, đương nhiên khoảng cách hai nữ dân bảo tương lai là một trời một vực rồi. Nếu
có ai mà Beo dám khẳng định ngay, có thể thay thế bác Nguyễn Minh Thuyết trên
diễn đàn cuốc hội khoản sắc sảo quyết liệt, thì đấy là mụ móc đất này. Có phần còn
nhỉnh hơn bác Thuyết, khoản nhan sắc. Nàng Ánh, gọi dạ bảo vâng, thì đã sao nào,
cả trăm bác liền ông thì không vâng dạ chắc. Một tháng vận đủ 30 cái váy ra vào
hội trường, cuốc hội hẳn sẽ văn minh sáng sủa hơn đứt thụng thượt áo dài bông
hoa công phụng chi chít.


Cái quan trọng bậc nhất của
một vị dân bảo là phải phản ánh được 
nguyện vọng của cử tri mình,
Beo nhấn chữ mình bởi chí ít, anh phải biết dân địa bàn mình ứng cử họ đang cần
gì mong muốn gì, và lo cho họ trước nhất rồi lo toan đến vận nước hay cử tri
toàn cuốc gia sau. Trong một thực tế hiến pháp chưa phân định tam quyền rạch
ròi, các văn bản luật và dưới luật chưa hoàn chỉnh mà đòi thật nhiều đại biểu
chuyên trách, chỉ tốn thêm tiền thuế nhân dân. Ai là người biết rõ  tỉnh mình huyện mình nóng lạnh chỗ nào, ai là
người mưu cầu nhiều nhất cho địa phương mình (dù có với mục đích nước nổi thuyền lên đi chăng nữa thì dân
vẫn được nhờ), ai có thể vận hành tốt nhất cả hệ thống để phục vụ cho mục đích
cuốc hội đề ra…nỗi lo đại biểu kiêm nhiệm sẽ phủ bóng chính phủ lên cuốc hội
xem ra trở thành cực đoan ở thời điểm hiện tại, khi trả lời thấu đáo được mấy
câu hỏi trên.


Thế nên bạn Beo click cho Hậu
khảo cổ với Hồng Ánh.  Sáng đăng đàn nên hay
không sản xuất tên lửa đạn đạo, trưa lụi cụi cân đong đo đếm mấy cái bát vỡ,
chiều bấm nút quyết GDP tăng 1000% trong năm tận thế 2012, tối lại dẩu mỏ cãi chồng Thành Lộc ở Idecaf. Tuy mất đứt
hai tháng trong năm không ăn chơi nhảy múa đàn đúm túm tụm nói xấu nhau được
với bạn cũ, nhưng bù lại, cuốc hội có luồng gió trong lành, từ các nữ dân bảo.


 


Cái này viết chữa cháy vì thật ra cục gạch đặt hôm
qua, định viết về vấn nạn đại biểu liên đoàn ứng về địa phương cử cơ, nhưng thằng Nguyen
nó khóc quá, lo sợ Beo chọc ngoáy xếp nó, nên treo lại.

DÂN BẢO CUỐC HỘI

Đây chỉ là đặt cục gạch, mai
viết tiếp


 


Chat với một ku thế này


nguyen: chị H. ứng cử ĐBQH à
chị?


nguyen: liệu tình hình khả
quan ko?


hong ho: vậy hử


hong ho: bà ấy làm cho nó phí
đời đi


hong ho: mỗi năm hai tháng
chả được đi chơi đâu


hong ho: mà anh Th mày cũng
ứng mà


hong ho: lão í phát biểu gì ở
hội trường cuốc hội nhể


hong ho: đầu cúi gằm,


hong ho: tóc rũ rượi xuống
mặt


hong ho: trông như đang đọc
thơ


hong ho: về cao tốc và vinaxỉn


nguyen: khôn lắm


nguyen: ko nói gì đâu


nguyen: ngủ gật cho hết nhiệm
kỳ thôi


hong ho: thế cũng bỏ mịa


hong ho: ngủ ngày đêm về thức


hong ho: con vợ nó vật cho
chết


nguyen: tối nay em phải viết
1 entry về quốc hội mới được


nguyen: tự nhiên thấy mót
viết


hong ho: mày loan tin hộ


hong ho: chị tự ứng cử


hong ho: vì mót làm đại biểu
nhé


nguyen: ok


nguyen: phải xác nhận trong
comment đấy nhé


hong ho: nhẽ nào tao lại thua
mụ H. với cái Ánh


nguyen: thêm Lý Đức nữa thì
hay quá


nguyen: chú nào láo đấm luôn


nguyen: quốc hội thế mới vui


hong ho: tao chửi bậy hay


hong ho: ối đứa xin thọ giáo


hong ho: kể cả mụ H. nhé


nguyen: nói chung là cần
chính kiến


nguyen: và đã nói thì phải
đại diện dân chúng

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

GỬI LÁI GIÓ

Tóm gọn lại là thế này.


Chú Lái gió bỏ công viết một
bài rõ dài, kèm ảnh minh họa cả mới lẫn tư liệu, gửi đăng ở Dân Luận, chỉ để
chứng minh một điều, có ba người đàn bà trên đời một người đáng kính, một người
đáng thương và một người đáng khinh. Dĩ nhiên nhân vật thứ ba là bạn Beo.


Giời ạ, nếu nhận chú về làm
báo với Beo, thì còn phải bổ túc chú nhiều thứ về nghiệp vụ quá. Báo chí hiện
đại phải bảo đảm hai tiêu chí, mới và ngắn gọn, chú phạm cả hai. Lòng vòng dài
dòng chỉ để nói mỗi một điều xưa như trái đất, là bởi những người như chú vẫn
chửi Beo y chang thế, từ  mấy năm nay
rồi. Beo mà được các chú một phát thành nhà
rân trủ
yêu quý kính trọng, quá bằng bảo Linh mục Nguyễn Văn Lý nộp đơn xin
vào đảng cộng sản. Quan trọng nhất, bản thân Beo cũng chả lấy sự kính trọng của các chú làm vinh hạnh. Nếu có chăng là thoáng chút buồn, như một người bạn chung
của Beo và chú nhận xét,  chị giỡn cún bị
cún liếm mặt.


Những gì chưa muốn đưa ra chỗ
công cộng, thì Beo đã nhờ DL chuyển  tới
riêng chú. Nếu chú thấy thích thì tùy hỉ cứ post lên, Beo sẽ chuyển cho mấy tấm
hình (phụ họa) và lưu ý bản quyền thuộc về chú, vì cho tới giờ này Beo chưa chủ ý
đưa công khai.


Gần hai mươi năm chưa gặp lại
ông Nhật Tuấn, thấy chú tả ông ấy sống sung túc, khỏe mạnh cả tinh thần lẫn vật
chất ở tuổi ngoài 70 thế, âu cũng là đức độ giời thương. Nhờ chú chuyển lời thăm
ông ấy nghe.


Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

LƯỢM ƠI!

Tối qua, chat được với chú em
học đại học Thủy lợi ra nhưng sang Nhật  đi
móc cống dạng xuất khẩu lao động, mới dám viết entry này, khẳng định nghi ngờ
của Beo là trúng bóc.


Nước Nhật sau thảm họa cũng
đầy rẫy náo loạn tranh cướp nhưng truyền thông Nhật (theo lời nó) tuyệt nhiên
chỉ đưa những hình ảnh đầy nhân văn, vừa trấn an dân chúng vừa gìn giữ hình ảnh
về phẩm cách người Nhật, trước  thế giới.
Đây mới chính là  bài vỡ lòng đáng học
nhất của truyền thông Việt, trước các sự kiện lớn.


Dễ cũng cả tuần rồi, chưa
thấy ai đủ dũng cảm nói ra sự thật đã bị mắc lỡm thế nào trong vụ LƯỢM mới nhất,
bài Cậu bé Nhật và sự hy sinh của blogger Hà Minh Thành.


 


Nhậu xong không xỉn biên tiếp.


Bài này không biên tiếp, theo
yêu cầu của mụ Hổ, một người bạn chung giữa Beo và Hà Minh Thành

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

CÔ ĐỘC

Thoạt tiên Beo ngưỡng mộ vị
này phết. Có học. Đẹp người, theo ảnh vì Beo chưa thấy ngoài đời. Bản lĩnh cao
cường khi biết mười mươi chồng mèo mỡ vẫn bình tĩnh phủ nhận để bảo vệ hình ảnh
chồng. Lúc chồng vừa bị bắt, vị ấy cũng có những phản ứng rất quyết liệt, ở tầm
người ăn học.


Nhưng đến giờ này thì thất
vọng toàn phần. Những bơm vá mỗi ngày mỗi nhố nhăng, lòe mấy ẻm như Dân luận
hăng tiết vịt. Beo đọc Dân luận tả vụ vợ Kù con bị công an phường tịch thu hoa.
Nếu đúng là có người gửi những lẵng hoa ấy đến

, tại sao không  để trong nhà mình như những lời an ủi ngọt
ngào. Phơi trước cửa nhà một can phạm đang chờ ngày xét xử hoa bông nẹp
hàng chữ tổ cuốc và nhân dân mến yêu kính trọng kiểu ấy, ngang bằng đả đảo cộng
sản. Họ dẹp đi còn may, chứ họ cứ để thối ra trước cửa, thiên hạ thờ ơ đi qua
hay quan tâm theo kiểu buông một câu bố
đéll phải là nhân dân loại chúng mày nhá
(*)
, thì hẳn là bi kịch, bi kịch của sự cô độc.


Những nỗ lực tạo tiếng vang
từ vụ Kù con, dù mục đích PR cái văn phòng luật hay cứu đức ông chồng đều không
sai và nên làm. Làm thế nào- làm cái gì- tự biết mình là ai- mình đang ở đâu, đòi hỏi
sự bình tĩnh và thông minh, mới mong vừa đạt được mục đích vừa nhận được sự
kính trọng- một thứ phần thưởng tinh thần không dễ có. Không thể tìm cái phao
cứu sinh từ thế giới mạng xảo trá hay từ thế giới thật chẳng hơn gì. He has mental problem là nhận xét sau
lưng linh mục Lý của  một quan ông Mẽo
rất to. Cứ hành xử như vừa qua, khả năng quan ông bảo Kù con He is demented
ngay trước mặt là hoàn toàn có thể.


(*) Câu này nghe được từ một
anh nhân viên cửa hàng điện thoại



Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011

SUÝT NỮA THÌ CÓ TÂM HỒN

*** Ông suýt  làm bộ trưởng. Chính vì chữ suýt kia mà ông mất tất. Mất sạch. 10 người hết 9 biết ông oan, kể cả người đánh ông. Beo và một anh nữa, giờ là phó tổng tờ Bạn gi(đ)ường, hình như là hai người duy nhất của cơ quan cũ chẳng thay đổi tình cảm gì với ông, trước nào sau thế. Và Beo cũng là người duy nhất không phải thân nhân, thăm ông những ngày cay đắng nhất. Nhắc chuyện này mới nhớ, người chạy thủ tục cho Beo vào được trại lúc ấy là  Oshin Huy Đức.


Ông nhắn tin, hỏi có về Vịtnát không. Beo mà về đấy ông sẵn sàng đi làm không công cho dù hiện thời, Beo biết vài ba tờ vẫn trải thảm đỏ mời ông tư vấn cố vấn về chuyên môn, và ông chối từ.


Ông không phải người đầu tiên, mà thứ 12 nhắn tin hỏi chuyện ấy.


Người của Vịt nát, nào mật báo tài chính khá lắm tỉ lớn tỉ bé chị về đi, nào chị về em sẽ ở lại giúp chị dù có nát hơn nữa. Người ngoài Vịtnát chủ yếu thăm dò, xem tin ấy là thật hay chỉ là Trềnh A Sáng.


Chẳng trả lời ai.


Chửa thấy ai ngỏ lời mời mọc gì mà thật ra, có cõng khiêng kiệu võng thảm vàng gạch bạc cũng đừng mơ, Beo rời khỏi cái chỗ êm ái này đi đâu, chí ít vào thời điểm này.


*** Hai ngày cuối tuần. Không báo ai, lầm lũi ra Hà Nội.


Hồ Gươm mờ sương lạnh. Quán  càphê bên bờ hồ đông chật. Cậu phục vụ kê cho cái bàn sát cửa toilet. Mặc. Ngồi ôm cuốn sách không dòng nào vào đầu. Không phải vì rung động bởi anh giai già liếc trộm đôi ba lần, mà vì con bé bàn kế bên nói nhiều kinh khủng. Thằng bạn nó lâu lâu chen vào một câu, dạng như định hướng đề tài mới, để con bé nói. Lịch kịch tự kéo bàn ra xa, chớm ngồi xuống nhỏm phắt dậy, úi zời, nó đang nói về blog Beo. Ân hận kéo bàn xa quá không nghe rõ nó bình cái gì, chỉ chắc rằng, nó cười sằng sặc.


Đầu trống rỗng. Định diễn mặt buồn thiu cho ra mầu tâm hồn với anh giai già, thế quái nào một anh sư tản bộ sát bờ hồ với một nàng, cách đi sát vào nhau thế cách thi thoảng va hông vào nhau thế, rõ thật…Lôi máy ảnh ra chỉ chụp kịp sau lưng. Cũng chả phải mình Beo cười, tây cũng hi hi ha ha.




Định theo xem anh sư đi đâu, đi sát ven hồ mới phát hiện mấy bồn hoa nhựa trong hồ. Nhìn như quan tài thời thủy táng. Lầm bầm chửi bậy. Thôi thì đành chấp nhận làm con vô học vô tâm hồn, chứ không chửi bậy thì chỉ còn nước đâm đầu xuống hồ, cho nó mát.


Mất dạng anh sư. Một chị thợ ảnh dạo vừa mời chào nhiệt tình vừa đan. Hiếm khi nào người đàn bà biểu lộ nội tâm của mình nhiều như lúc đang ngồi đan. Mắt khi  ánh lên khi ngậm nước, miệng khi tủm tỉm khi mím môi nổi gân tận quai hàm…trông yêu không chịu được. Cũng định tám với chị, nhưng nghĩ mãi không biết nói gì, chỉ đãi bôi được một câu chị xinh quá. Mà bà ấy xinh thật, chỉ thiếu trẻ.


Bị thằng chú em túm được khi đang  chụp bệnh viện Dùa giữa hồ. Chấm dứt chuỗi  suýt nữa thì lãng mạn.


Đến nhà một bác họa sĩ. Nhà chật, tranh để trên tầng thượng, phủ bằng chiếu. Cả hai phì cười cùng lúc  vì cùng nghĩ tới từ đắp chiếu. Lấy 2 bức rất ưng tuy một bức bị xuống màu, có lẽ do bụi. Sàigòn ra, ăn mặc như con bán cá, nhẽ thế nên cả bác í lẫn bác gái  ngỡ Beo là con buôn chợ Bến thành. Đúng lúc thanh toán tiền thì một cú alô Beo ơi Beo hỡi, sắp về Vịtnát hử, lôi tớ về làm chợ lí cho cậu nhé. Bác họa sĩ, đến lúc ấy mới thèm ngước lên nhìn mặt ra thế đây là chị Beo phỏng. Được tặng thêm cuốn trường ca mới tái bản của bác, không rõ nhờ là blogger Beo hay bonus theo tranh.


Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

GÀO, VÀO ĐÂY BEO BẢO

*** Beo có hai cô bạn, xêm
xêm tuổi nhau. Xinh nõn. Một chồng quan lớn một không chồng. 20 năm trước đã nói
bậy như hát hay, nếu mặc định nghĩa nôm của các từ âm hộ, ngọc hành, giao hợp…là
tục tĩu.


Chúng nó bảo Beo, mày tập đi,
không cách gì xả stress nhiều bằng nói tục.


Họ nội hiền như  bụt, họ ngoại câu mắng chửi nặng nhất là Không dám, chào chị bằng một giọng
nghiến giữa hai hàm răng, Beo học nói tục mãi 
vẫn không thuận miệng, y như đứa học mót bắt chước, không phải vốn ngôn
ngữ bản năng của mình.


Beo không nhớ chính xác thời
gian. Có lần Phạm Thị Hoài đã viết, cực kỳ thú vị, về những từ của quý khi gọi trắng phớ nó ra.  Nguyễn Hưng Quốc có bài hưởng ứng. Mặc dù
Quốc viết dưới góc độ học thuật và cũng rất hay, bài của ông có khi còn sâu hơn
của Hoài, nhưng Beo cứ bò ra cười vì chưa bao giờ tưởng tượng, Quốc mà lại văng
tục.


Mật độ dùng các từ tục trên
blog An Hoàng Trung Tướng có lẽ là vô địch cấp thế giới, thế nhưng chưa bao giờ
Beo thấy hay cảm giác, chủ blog là người văn hóa thấp, thậm chí có phần ngưỡng mộ nhà
bác ấy về cách đặt vấn đề và cách diễn đạt nó, đọc không bị chán.


Theo Beo, trung thực với
chính mình, đã là phần có văn hóa nhất trong mỗi người.


*** Hai hôm nay thấy thiên hạ
ném đá Gào, một cô bé  cực xinh (theo
ảnh) đang hành nghề chữ nghĩa. Áp lực sao đó, cô bé  viết thư xin lỗi.


Tại sao lại phải xin lỗi hả
bé, nếu đó đúng là phong cách, là sở thích của em.


Em có quyền hồn nhiên bày tỏ
mình thay vì, nép theo lề thói giả dối của không ít các học giả (Vs thật) đạo
mạo quý phái cao sang ngoài đường, về nhà thì ụđ hết ông bà cụ kị tổ tông bên
vợ. Mà giả dối ở đây, Beo mới chỉ thuần nói về từ vựng thôi đấy.


Beo không hề quen biết Gào,
đọc sách của Gào sơ sơ. Gào xinh đến độ không cần thông minh và thông minh đến
độ không cần xinh đến thế. Hãy để cho cô bé được quyền sống đúng bản chất, sống
thật là mình. Chỉ như thế, đời mới thêm một cô bé vừa xinh vừa thông minh và
bớt đi một con, xạo thấy bà cố luôn.

Viết tặng Dùa

*** Xỉ vả Dùa. Nó zả nhời,
ngồi lặng một hồi, tự dưng thấy thương nó quá.


Nó mang cái án, nặng hơn tù,
là bị cấm nhập cảnh, lý do vì những việc làm hết sức Lục Vân Tiên (ấy là mình nghĩ thế) nơi xứ người của nó, với đất
nước. Không giúp được gì. Cũng chưa hỏi, nên không biết nó còn gia đình gì ở VN
không?.


Mình thực dụng, đặt sự tồn
tại lên hàng đầu. Con người ta phải tồn tại trước đã, rồi việc lớn việc nhỏ gì
cũng mới có thể làm được. Phải học cách sống chung với lũ. Người ta có thể dấn
thân, có thể hy sinh, có thể làm đủ thứ thật hào sảng thật yêng hùng…trên thế
giới ảo, vì có nhiều kiếp nick, nhưng
đời thực, phải biết khi bão to gió lớn thì leo lên đê tránh thay vì đâm đầu xuống
dòng nước xoáy, và khi trời trong biển lặng thì thênh thang đường cái quan mà
bước.


Nhưng nó đi xa lâu thế, làm
sao phân biệt lúc nào là bão gió hay trời trong, đâu là đê đâu là đường cái,
trong cái mớ bùng nhùng nhập nhẹm dở trắng dở đen, ở trong nước.


Và nữa, tại sao mình lại áp
đặt cách nghĩ, quan niệm của riêng mình, lên nó!


Ku Haw nó bảo mình sến. Với
entry này, thừa nhận ku Haw đúng. Nhưng buồn.


*** Có quá nhiều thứ, trên
vai, để không được phép buồn. Những cái này chép từ các diễn đàn, cũng về Dùa.


 


Cụ
rùa chắc chắn có mu
Cái thiếu duy nhất là cằm mới buồn!



Bây giờ cụ sợ hết hồn
Lâu lâu mới dám hở lưng cho xem


 


Thương thay thân phận con rùa
Lên đình đội hạc xuống chùa đội bia
33 thì gọi là Quy
Dùa cũng là Giải, Nude như mặc quần
Sắp chết cũng Kụ, cũng Thần
Cho bao ban bệ cùng mần, cùng ăn.

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN

*** Chuyện đốc tờ Lon. Trước
đại hội Liên đoàn. Đại khái  như này: một
Ẻm muốn thăng quan tiến chức. Từ muốn đến được thấy lâu lắc quá, Ẻm bàn với
chồng, đồng nghề và  đang giữ vai vế  thân cận với các tai to mặt nhớn, hy sinh cái
cuốc hoa của Ẻm cho đốc tờ Lon, ngay tại phòng làm việc. Sau đó Ẻm mang bài của
vợ Bá Kiến ra thực hành, tức là la toáng lên ối làng nước ôi thằng Lon nó  ấy ấy ấy
tôi. Sau đó nữa, chồng Ẻm, mang lá đơn kêu kíu bảo vệ tiết trinh đức hạnh vợ,
luồn vào ngăn kéo các vị, chức sắc to hơn đốc tờ Lon.


Sẽ không có gì ầm ĩ, vì cả
đốc tờ Lon lẫn Ẻm chả phải hót boi lẫn hót gơ, nếu chồng Ẻm trong lúc dẫn gái
(không phải Ẻm) vô khách sạn không ôm theo nguyên đống đơn, chưa kịp luồn hết. Dĩ nhiên, trong
biên bản  ký nhận vi phạm chế độ một vợ
một chồng có nèo thêm đống vật chứng tiết hạnh khả nghi kia.


Đốc tờ Lon cười to hơn  khi cười trên bục cuốc hội. Vu khống yếu nhân
hử, phen này biết tay Lon.


Mặc dù có đủ yếu tố cấu thành
tội phạm, thế nhưng viện kiểm sát yêu cầu
đốc tờ Lon phải có đơn tố cáo thì họ
mới phê duyệt lệnh khởi tố. Làng nhàng như Beo chả hạn, một phát ăn ngay, viết
cả trang báo còn được xá gì ba cái đơn lẻ tẻ. (Trềnh A sáng đang sợ dúm lại
trước cái sự xá gì kia của Beo). Đốc
tờ Lon khác Beo. Việt nam khác Mỹ. Tổng thống đương nhiệm Mỹ  cũng phải đối chất thừa nhận cái con loằng ngoằng
dính trên váy Monica là của mình trước các phán chứ Bụng To ta, không thể
chường mặt ra trước vành móng ngựa mà làm bên bị bên nguyên.


Tiến thoái lưỡng nan, đành lòng
vậy cầm lòng vậy.


*** Sáng nay, tám với một chú
công an, tự dưng chú ấy khen con Giết Rồng xinh gái. Beo hỏi sao quân chú lại
chọn một thằng chả biết oanhtẹcnét là gì cung nó, ví như bắt nó khai địa chỉ thằng cung cấp dịch vụ blog Cô gái Giết Rồng cho nó ở đâu. Nghĩ mà tức  Giết Rồng tối
dạ. Cứ số nhà 1600 đại lộ Pennsylvania NW, Washington, D.C, chủ thuê
bao tên White họ House, cho nó ghi vào biên bản, có phải vừa được tiếng thành
khẩn vừa có chuyện sau này câu pw trên blog không.


Âm mưu đưa Giết Rồng đi đếm
kiến, lại vướng đúng thủ tục như với đốc tờ Lon. Phải làm đơn tố cáo, rồi phải
chường mặt ra tòa xác nhận Giết Rồng nói điêu hay xâm phạm đời tư. Giờ này chứng
minh Giết Rồng điêu là khó rồi còn bẩu nó xâm phạm đời tư, phải trình thêm toa
bác sĩ chứng minh tinh thần bệ rạc đi bao nhiêu phần trăm, vì entry cà rỡn cà
tửng của nó.


Ỉm đi, cũng chết với bọn
bloggers.


Tiến thoái lưỡng nan, chả cái
ngu nào bằng cái ngu này.

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

TRÔNG NGƯỜI MÀ NGẪM


      Những hình ảnh về trận
động đất kèm theo cơn sóng thần khủng khiếp tràn vào nước Nhật hôm 11/3 đã làm
bàng hoàng cả thế giới. Thiên nhiên là cội nguồn tạo nên sự sống cho hành tinh
này nhưng sức tàn phá của nó cũng vô cùng to lớn
. Phải tới khi
xảy ra thảm cảnh mang tính hủy diệt, các quốc gia trên thế giới mới được tận
mắt chứng kiến người dân Nhật đã hành động ra sao để tồn tại ở một đất nước nằm
trên vành đai lửa của Trái Đất, nơi thường xuyên có nguy cơ xuất hiện thiên tai
với cường độ mạnh nhất. Chẳng ai trên đời này dám coi thường cái chết, song
cách mà người dân Nhật bình tĩnh ứng phó theo bài bản rõ ràng đã được tập luyện
thành thạo khiến chúng ta phải khâm phục. Họ không chạy tứ tán như ong vỡ tổ mà
di chuyển có hàng có lối, họ ẩn nấp dưới các vật che vững chắc, hoặc mở cửa vẫy
khăn chờ ứng cứu. Tính kỷ luật của những người gặp nạn chẳng những tạo thuận
lợi cho quá trình cứu hộ mà còn làm các đội cứu hộ thêm bình tĩnh và sáng suốt
hơn trong lúc đề ra các giải pháp xử lý tình huống. Hẳn nhiên để có được cách
ứng xử khi gặp thiên tai như thế, người Nhật không chỉ phát động phong trào tập
luyện trong một tuần hay một tháng.
Bản năng sinh tồn là thứ vũ khí mà tự nhiên trao cho con người để giúp tồn tại
“một cách tối thiểu” trên Trái Đất. Quá trình tồn tại và phát triển của con
người làm cho bản năng ấy trở nên mạnh mẽ hơn, có chủ ý rõ ràng chứ không tự
phát như thời nguyên thủy. Ở một mức cao, con người hiện đại tổng kết các kinh
nghiệm về bản năng sinh tồn và biến chúng thành kỹ năng sống. Tại các nước phát
triển, những kỹ năng này được dạy cho trẻ em với cách đặt vấn đề rằng muốn làm
được mọi việc từ nhỏ bé tới to tát thì trước hết cần phải học cách tồn tại cái
đã.
Việt Nam là đất nước thường xuyên gánh chịu nhiều loại thiên tai với mức tàn
phá chẳng kém gì các cơn sóng thần, nhất là khi tình trạng rừng đầu nguồn bị
chặt phá vô độ khiến các trận lũ ngày nay xuất hiện với tần suất lớn hơn, trở
nên hung hiểm và dữ dội hơn trước. Việc thiếu kỹ năng sống của người dân khiến
chúng ta chứng kiến không ít những cảnh tượng bi hài từng xảy ra, chẳng hạn như
người dân ào ào lội sông khi lũ đang đổ về để... vớt gỗ. Ngay cả khi chỉ gặp
tai nạn nhỏ, vẫn có người phải trả giá bằng cả tính mạng, như vụ thiệt mạng
thương tâm của hai người sống tại một chung cư ở Hà Nội do ngạt khói, hoặc cách
nay mấy năm là vụ cháy một tòa nhà không cao ở TPHCM. Dịp Đại lễ 1000 năm Thăng
Long vừa qua, có một tấm ảnh chụp theo kiểu góc rộng về quang cảnh buổi chiều
tối hôm khai mạc tại khu vực Mỹ Đình đã gây xôn xao trong dư luận, không phải
do bức ảnh đẹp mà do người ta cảm thấy kinh hãi trước dòng người đông tới hàng vạn
chen chúc nhau trong một không gian hẹp. Kinh hãi là vì lỡ mà xảy ra cháy nổ,
dù nhỏ thôi, cũng chẳng ai có thể thoát thân. Những cảnh chen chúc như thế có
thể thấy nhan nhản ở Việt Nam, đất nước có tới trên 8000 lễ hội trong một năm,
với hạ tầng giao thông nói chung còn chưa phát triển đủ đáp ứng các chuẩn mực
tối thiểu.

Dĩ nhiên, kỹ năng sống không chỉ bó hẹp trong phạm vi đối phó với thiên tai
địch họa. Về bản chất, đó là tập hợp những kinh nghiệm ứng xử của con người với
thiên nhiên và giữa con người với nhau. Dù vậy câu chuyện thời sự nóng hổi về
cách ứng phó của người Nhật trước thiên tai đáng được coi là bài học mẫu mực
cho chúng ta về ý thức trau dồi kỹ năng sống nhằm tiết kiệm của cải và sinh
mạng khi phải đối mặt với thảm họa. Chính điều đó, chứ không phải là những đạo
quân hùng mạnh, mới tạo nên sức sống trường tồn cho mọi quốc gia.


http://www.thethaohcm.com.vn/index.php?do=home&act=all&id=24400&des=0



NHÀI VÀ CỨT LỢN


Người Mỹ ngày nay mang những giá
trị văn minh của mình như rộng mở chính trị, tôn trọng nhân quyền, đi khai hóa
cho gần hết thế giới. Vậy mà, hôm 11, nàng thẩm phán Theresa Buchanan vẫn phải cho
phép các công tố viên liên bang được quyền sọc vào tài khoản twitter để điều
tra việc vi phạm pháp luật của Wikileaks và Assange. Đây là phán quyết chính
thức, chứ còn thực tế, họ đã làm việc này từ tháng 7 năm ngoái. Luật bảo vệ
quyền riêng tư rồi cũng phải chẽ ra một nhánh, cho phép cơ quan hữu quan kiểm soát
thông tin bắt buộc.


Người Mỹ chuẩn bị cho cách mạng
nhài ở Ai cập từ năm 2007. Những việc người Mỹ đã làm cho Ai cập thực sự không
thể chê vào đâu được bởi nó chứa đầy tính ổn định và hợp pháp. Mỗi năm Mỹ bỏ ra
trên dưới 75 triệu để hỗ trợ cho các đảng phái hoặc cá nhân có tư tưởng gần Mỹ,
xây dựng năng lực cho các tổ chức xã hội dân sự, kết hợp với các lãnh đạo bản
địa có tư tưởng cấp tiến nhằm nâng cao nhận thức về tự cử, về bầu cử công bằng
và minh bạch, đào tạo các bloggers…


Nhài diễn ra quá nhanh ngoài
dự kiến và vựơt tầm kiểm soát, dăm tháng tới liệu người Mỹ có chuẩn bị kịp một Mubama
hay là buộc chấp nhận một Mubarak phẩy, tiếp tục lãnh đạo Ai cập. Ấy là chưa nói
đến, máu đã đổ ở Libya
và Gaddafi, khăn khố lùng nhùng với một đám đông bu quanh ai lốp du,
nhức nhối tràn ngập ngay trên CNN, NBC. Dù thế, Beo vẫn cho rằng cách mạng nhài
là thành công, trên phương diện nhận thức được sự đòi hỏi phải thay đổi ở tầm
xã hội, của đám đông dân chúng.


Người Mỹ có chuẩn bị cách
mạng nhài cho xứ Vịt không? Nhìn  những
bài bản Mỹ đã và đang áp dụng cho Việt nam không khác gì so với Ai cập, cho nên
không thể nói rằng không. Nhưng những bức xúc về đời sống xã hội ở Việt nam chưa
phải là  nhân tố để cách mạng lật đổ phải
xảy ra.


Nói thêm, quan sát thực tế
những học trò đã và đang thực hành bài bản của thầy Mỹ, ví như ba  em đảng Việt tân về lãnh đạo hơn chục bác già
(toàn liền bà nữa chứ) đứng  bên lề đường
Võ Thị Sáu biểu tình… thể loại khiếu kiện đất đai, ăn chửi của không biết bao
người vì sợ kẹt xe giờ đi làm,  cũng có thể
nói ngay, cách mạng ấy, chỉ tầm hoa cứt lợn, đừng mơ ngát hương nhài.




Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

Copy từ Trương Nhân Tuấn

 Nhắc đến « quốc hoa », không thể không nhắc cái vụ  “tam thốn kim liên”, tức « ba tấc sen vàng » của người Tàu . Người Tàu ví hoa sen như gót chân phụ nữ (bó chân), tức « gót sen”, nhưng họ cũng ví hoa sen là bộ phận sinh dục của phái nữ. 


« Quốc thú » của phần lớn các nước là con chim đại bàng. Đặc biệt quốc thú của Hoa Kỳ là con chim ưng trắng. Của Đức là chim ưng đen. Ít hơn chim đại bàng là sư tử. Phần nhiều các nước có nền tảng quân chủ lập hiến thì lấy sư tử làm biểu tượng. Quốc thú của Anh là con sư tử. Điểm chung của chim ưng và sư tử là chúa tể của muôn thú. Con chim ưng là chúa tể các loài chim (chúa tể không gian). Con sư tử là chúa tể các loài thú (chúa tể sơn lâm).


 Việt Nam thì truyền thống « con rồng cháu tiên ». Biểu tượng của dân tộc ta do đó là con rồng. Dân Tàu cũng lấy con rồng làm biểu tượng nhưng rồng của dân tộc này khác hẵn rồng của dân tộc Việt Nam . Rồng Việt Nam là rồng nước, có màu xanh, là « Đông Hải Thần Long », tức con rồng thần ở biển Đông. Rồng của dân Tàu là rồng lửa, có màu đỏ, tức xích long. Rồng ta màu xanh phun nước, rồng Tàu màu đỏ phun lửa. (Nước chế lửa, chưa đánh đã biết rồng nào thắng !)


 Rồng là con thú linh. Rồng Việt Nam là chúa tể các loài thú trên biển. So với con chim ưng, con sư tử - biểu tượng của Hoa Kỳ, Anh và nhiều nước khác - con thì chúa tể không trung, con thì chúa tể sơn lâm. Rồng của Việt Nam cũng oai phong lẫm liệt không kém : chúa tể muôn loài dưới biển !


  Những con thú linh, biểu tượng của những dân tộc kia là những con thú kiêu dũng, chỉ một tiếng thét của nó cũng đủ làm muôn loài khiếp đảm. Đó là những con thú không cần phải săn mồi mà muôn thú phải tới nộp mạng cho nó. Cái oai dũng của nó được người ta tôn vinh là chúa tể muôn loài. Khi người ta lấy những con vật này làm biểu tượng cho nòi giống thì người ta mong muốn rằng nòi giông này cũng oai dũng như vậy.


 Như trên đã nói về « ba tấc sen vàng ». Bên Tàu họ ví là cái chân nhưng cũng là cái ấy của người phụ nữ. Như vậy cái ấy của phụ nữ Tàu là « quốc hoa » của Việt Nam . Ai chọn « hoa sen » làm quốc hoa sao mà khéo thế ! Biểu tượng bó lúa đang trổ bông từ lâu là biểu tượng về hoa của Việt Nam . Nên biết dân Việt Nam là dân từ thời lập quốc đã sống với cây lúa. Tại sao không lấy nó làm « quốc hoa » ?

A.Q PHỤ CH(TR)UYỆN

Vừa đọc bài của Lái gió trên Dân luận về vụ xử Kù con sắp tới đây. Phá lên cười rất bản năng, không nhịn được. Tinh thần A.Q đậm đặc trong bài phân tích dự đoán của Lái.


Kù con đếm kiến  quãng từ 5 đến 8 năm. Đấy là dự đoán của Beo.


Cái lối suy nghĩ lấy nhà tù làm chỗ vinh danh, có mà làm cách mạng hoa cứt lợn, hết kiếp, chả xong.


Nhà tù không thể đè bẹp một ý chí, một tư tưởng nhưng hoàn toàn có thể quây kín không cho nó lan rộng. Xã hội chuyển động với vận tốc ánh sáng như hiện nay, thiên hạ hà như khấp Kù con, sau ngần ấy năm. Ấy là chưa kể, cho đến giờ này đã ai chỉ rõ, tư tưởng chủ đạo của Kù con là cái chi chi. Ứng cử vào chính phủ đương thời, hẳn nhiên không thuộc diện đối lập về hệ tư tưởng; Kiện cáo chỗ nọ chỗ kia mà cao nhất là thủ tướng, chẳng qua chỉ là những sự vụ thường nhật trong thế giới văn minh. Việt ta, đang trong quá trình tập tành làm người văn minh, những sự vụ thường nhật mà Kù con đi đầu thực hiện kia, xứng đáng nhận được  lời hoan hô, chí ít  về lòng dũng cảm mang tính khai mở, nếu…


…Nếu như các  phát ngôn của Kù đừng dựa dẫm quá nhiều vào các phương tiện truyền thông được cho là chống đối nhà nước Việt Nam . Thời gian đầu xuất hiện, báo chí trong nước ủng hộ Kù không hề thiếu nhiệt tình. Càng về sau, những phát ngôn ấy càng đi quá đà theo sự điều khiển dẫn dắt của những  BBC, RFA…thì quốc nội mới ngãng ra. Nói dài dẫn tới nói dại(Vs tỉnh táo), dẫn tới thay vì  người nghe cùng tham dự vào vở chính kịch nghiêm túc với Kù, thì người ta chỉ còn đến xem Kù, như xem màn tấu hài quá lố trên sân khấu.


Beo sang Mỹ nhiều lần, có những lần ở rất dài ngày và thấm thía mấy chữ tự do trong khuôn khổ  tại xứ được cho là tự do nhất thế giới. Chính cái khuôn khổ kia là thứ bảo vệ tuyệt đối cho sự tự do. Trong khi luật ta chưa định vị rõ ràng được khổ của khuôn, một người được học hành cẩn thận và có chí lớn, hẳn phải biết tìm ra con đường để đạt tới mục đích thay vì bốc đồng để đâm đầu vào chốn lao tù, để tách biệt với xã hội rồi ngồi một mình tự sướng âm ỉ, nó bỏ tù mình như bỏ tù bố nó.


 

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011

ĐẠO DIỄN GIẤU MẶT

Sự thật đơn giản đến mức
không thể đơn giản hơn: một vụ mua-bán dâm. Bên bán là học sinh ở độ tuổi chưa
được phép bán cái đó, hình như nước mình tuổi nào cũng không được phép bán mặc
dù người ta mua bán công khai hà rầm từ trước công nguyên tới nay. Bên mua là
quan chức tỉnh. Tú ông là hiệu trưởng  trường
học của một xứ mà, đánh bủm một cái thì đầu tỉnh cuối tỉnh đã biết mùi. Thương
vụ thuận mua vừa bán này sẽ chẳng có gì ầm ĩ nếu như, nó diễn ra xa xa kỳ bầu cử
chức tước.


Những gì diễn ra trên báo chí
chính xác từng chi tiết, nhưng không phải chi tiết của sự thật kể trên, mà là
chi tiết kịch bản của kẻ đạo diễn ra
nó.


Quyết định cấm cửa luật  và nhà báo trong phiên tòa ngày hôm qua, Beo
cho là sự  đúng đắn (và dũng cảm) nhất
của tỉnh tòa Hà Giang. gì toàn
mang án đang làm ra PR cho mình, cả những chỗ thừa biết nếu PR ở đấy quá bằng tình tiết tăng nặng + + cho thân
chủ, như trên RFA chẳng hạn. Cù Huy Hà Vũ nhìn ra nhìn thấy những vấn đề rất
mới của tư pháp trong muôn ngàn sự kiện của đời sống đang diễn ra. Muốn bắt
chước Kù, chỉ tầm láu táu phê cái nọ phán cái kia ăn theo báo chí, quá bằng voi
đú chuột chù cũng nhảy xếch.


Nhà báo, diễn giải dài dòng
chút đỉnh.


Khi mà báo chí sinh đẻ nhanh
nhiều như nấm sau mưa, khi mà hầu hết báo chí mấp mé bờ phá sản thì phương thức
kinh doanh duy nhất là xem thằng bên cạnh nó bán gì chạy, mình bán đúng cái ấy thêm
chấm phảy à á ứ  bổ sung. Mặt hàng xôm tụ
nhất, kiếm được tiền dễ hơn cả là lấy nước mắt của bạn đọc. Ai biết xin chỉ
giáo dùm, nước nào trên thế giới này mà tử tù lên báo nhiều như ở Việt Nam . Từ buồng
biệt (cái gì?) giam, viên đạn ân huệ cuối cho tới chuyện tình của họ, lên báo
tất tật. Lâm ly bi đát nửa phim Đài Loan giang hồ giật gân nửa phim Mỹ và kết
luận một dòng theo đúng định hướng của Ban tuyên giáo, bài báo này dùng làm gương
cảnh tỉnh những người khoái…mua báo.


Cú knock-out chuyện tình của  Lượm mới đây của VTV, đừng hy vọng trông mong
nó là bài học kinh nghiệm cho bất cứ ai bởi, ngày nào Beo cũng thấy lềnh khênh các Lượm, lúc hào hứng lúc dật dờ, trên
các mặt báo. Đừng nói họ không có hay thiếu thông tin. Đủ cả, nhưng họ chỉ nhăm
nhăm khai thác theo hướng vị đạo diễn
vô hình kia chỉ giáo. Đạo diễn ấy
bảo, nếu đưa đúng sự thật, làm sao kéo được chục kỳ, làm sao bán được báo. Thế
là câu chuyện thành cả một hệ thống hành pháp hùa nhau vào trấn áp hai cháu vị
thành niên ngây thơ vô số tội. Ngắm nghía trực diện hình dong hai cháu, Beo chỉ nghĩ ra được mỗi câu thôi thì đành cắn rơm cắn cỏ lạy các anh chị
nhà báo
. Mà báo chí hải ngoại, đừng giàu óc tưởng bở là chúng tớ đang đấu
tranh cho sự công bằng xã hội. Sang trọng được đến thế, đã quý.

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2011

Mê tín dị đoan hay độc tôn tín ngưỡng

Bài này từ blog Đông A, copy để tặng một bác công an nhà
thơ đang làm báo.


Mê tín dị đoan thật ra là một
khái niệm cổ xưa dùng để bài xích các tín ngưỡng dân gian nhằm độc tôn Nho
giáo. Mê tín là tín ngưỡng tin vào thần tiên ma quái, mà Nho giáo không bàn
luận về quỷ thần. Các nhà Nho gọi những học thuyết không thuộc Nho gia hay không
chính thống là dị đoan. Quan niệm về mê tín dị đoan thật ra là một loại độc tôn
tư tưởng, chống lại và tiêu diệt các tư tưởng khác mình, không giống mình.
Ở thời hiện đại ngày nay, khái niệm "dị đoan" vẫn không khác xa với
khái niệm cổ xưa. Cái gì không chính thống, không giống với quan điểm của mình
là dị đoan. Khái niệm "mê tín" được nâng tầm khoa học và hiện đại hơn
cổ xưa. "Mê tín" là những niềm tin gây hại cho cá nhân mình hoặc/và gây
hại cho những người khác. Ví dụ, chẳng hạn, niềm tin chỉ cầu Chúa là khỏi bệnh,
không cần thuốc thang chữa trị, là một kiểu mê tín. Song ở đây cũng cần nhấn
mạnh rằng, khái niệm "mê tín" hay bị lạm dụng cho những mục đích
khác, chẳng hạn, để bài xích tín ngưỡng khác mình, người ta có thể sử dụng khái
niệm này để tạo ra hỏa mù và định kiến. Ví dụ, chẳng hạn, độc thần giáo như
Thiên Chúa giáo bài xích các tín ngưỡng thờ bái tượng là mê tín.
Một niềm tin hay tín ngưỡng không gây hại cho cá nhân mình cũng như không gây
hại cho những người xung quanh không phải là mê tín. Và cũng không có bất kỳ lý
do nào để cho rằng chúng là dị đoan. Ví dụ một người vào chùa, khấn Phật, xin
Phật ban cho nhiều tiền. Niềm tin này không thể gọi là mê tín, bởi vì nó không
gây hại cho bất kỳ ai. Xin Phật ban cho nhiều tiền khác gì với khấn Phật xin
được an lạc, sức khỏe hay hạnh phúc? Những kẻ cho rằng đi chùa nên để tâm hồn
thư thái, không bận bịu chuyện tiền bạc, mới là tín ngưỡng chân chính, còn
những người xin tiền bạc, chức tước là mê tín, thật ra chính là những kẻ độc
tôn tư tưởng, độc tôn tín ngưỡng, cho rằng niềm tin của mình mới chính thống,
còn người có niềm tin khác mình là mê tín dị đoan, là đáng bài trừ, là đáng
tiêu diệt. Đó chính là những kẻ độc tài trong tín ngưỡng và tư tưởng. Và thật
sự, chưa biết ai đi chùa chiền mới là người thật sự an lạc, người khấn vái xin
tiền hay người không khấn vái xin tiền, bởi vì an lạc là một trạng thái cá nhân
và chỉ có cá nhân đấy mới biết cách an lạc của mình. Đối với nhiều người, khấn vái
xin tiền là một hình thức an lạc. Chỉ có những kẻ độc tôn tư tưởng, độc tôn tín
ngưỡng mới coi cách thức an lạc của mình là duy nhất, là chuẩn, là chính thống,
còn cách an lạc của người khác, không giống mình là mê tín, dị đoan.
Những kẻ đi chùa chiền chỉ nhăm nhăm lắng nghe những người xung quanh khấn vái
gì thật ra là những kẻ vô văn hóa. Người có văn hóa đâu có bận tâm người khác
xin Thần, Phật cái gì, bởi vì đó là chuyện riêng tư và cá nhân. Thật ra những
kẻ lắng nghe người khác khấn vái, sau đó bài xích niềm tin của họ, chính xác là
một kiểu mật vụ và chỉ điểm về niềm tin và tín ngưỡng của dân gian, không khác gì
những tên mật vụ theo dõi những chuyện trong buồng ngủ nhà người ta.
Người ta
"hối lộ thánh thần" thì đã làm sao? Có làm hại cho cá nhân nào không?
Có làm hại cho xã hội không? Nếu không, sao lại là mê tín, dị đoan? Một nguyên
lý cơ bản của thời hiện đại là mọi người đều có quyền mưu cầu hạnh phúc cho
mình, nhất là mưu cầu đấy không gây hại cho bất kỳ ai. Sao phải ngăn cấm người
khác mưu cầu hạnh phúc cho họ với Thánh Thần?
Cách ứng xử với tín ngưỡng và với niềm
tin của người khác là một cách hữu hiệu lột mặt nạ những tên độc tôn tín
ngưỡng, những kẻ vô văn hóa và bọn đạo đức giả


 

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2011

THÁNG BA NGÀY TÁM

VỢ 1. Nếu như hỏi, ai là người
Beo muốn trở thành, muốn giống nhất, trong những người từng gặp trong đời? Beo
sẽ trả lời không cần chút nào suy nghĩ, đó là Giáng Tiên, vợ nhà thơ Trần Mạnh
Hảo. Lịch lãm với khách, vén khéo việc bếp núc, làm kinh doanh cũng không phải
tầm vừa, tinh tế trong cảm nhận thơ chồng và cực đẹp cho dù khi Beo biết, thì thời
xuân sắc của chị qua đã lâu. Một quý bà hiện đại. Chưa lần nào đến nhà Hảo mà Beo
không nghĩ, tại sao chị ấy lại lấy Hảo nhỉ? Bởi Hảo, một anh cộng-sản-nông-dân,
theo đúng nghĩa đen nhất có thể, khi xếp cạnh chị ấy.


Sau nhiều năm không gặp, theo
dõi trận huyết bút gần đây viết về tiểu thuyết Hội thề của Nguyễn Quang Thân, tác
phẩm đoạt cái giải thưởng hiếm hoi và hiếm danh giá nhất Việt nam, Beo thấy Hảo
ngày càng Hảo. Hội thề là cuốn đọc
được, chữ nghĩa câu cú  gọt giũa trong
sáng như thời Tự lực văn đoàn nhưng hồn văn thì cũ kỹ quá. Cũ đến mức đọc xong cảm
giác lên mốc lên meo cả. Tuy thế, phải tựa vào sự lụy Tàu (vùng nhạy cảm nhất của
công luận hiện nay) như một cái nạng để viết về cuốn sách cùng giải thưởng mà
nó nhận được, thì đúng là Hảo thật sự già mất rồi.


Trong đợt lên đồng mới nhất
của Hảo, có một bài khiến Beo giật mình. Đại khái Hảo bảo rằng nhà văn Nguyễn
Văn Thọ- một Việt kiều Đức, vào Hội bằng cửa sau. Beo không quan tâm Hảo viết gì
nhưng phần trả lời của NVThọ thật sự khiến Beo giật mình. Giật mình và coi lại
chính mình.


Beo quan niệm, nghề nào cũng
như nghề nào, móc cống hay viết văn thì giá trị con người như nhau. Viết văn hơn
ở chỗ cả triệu người mới có một có khả năng viết ra hàng trăm nghìn chữ, có khả
năng tạo ra một thế giới không có thật để ta sung sướng len lỏi vào đó, thám
hiểm họ suốt năm này tháng khác không chê chán.


Như phần đông những người Beo
biết, chẳng ai coi trọng Hội nhà văn. Cũng tự các nhà văn mà ra, toàn phơi công
khai giữa bàn dân thiên hạ những thiểu não nhếc nhác rị mọ… đôi lúc viết lách xấc
xược với họ mà Beo quên mất, số đó không phải là tất cả. Có những người, Nguyễn
Văn Thọ chẳng hạn, vẫn coi tấm thẻ hội viên như một chứng chỉ nghề nghiệp, một
nghề danh giá.


Hảo đã xin lỗi NV Thọ, một
kiểu xin lỗi chính hiệu cộng-sản-nông-dân, trong đó hiểu từ nào là tính từ,
cũng đều chính xác.


VỢ 2. Đây là người Beo không
bao giờ muốn trở thành, tuy nhiên lại đặc biệt quý bà này. Chị là vợ nhà thơ
Hoàng Hưng. Chị ấy khéo miệng nhưng chân thành, theo kiểu người Hà nội xưa.
Xinh nữa. Ly Hoàng Ly thừa hưởng rất nhiều ánh mắt trong vắt và gương mặt nhẹ
nhõm, từ mẹ.


Đọc đâu đó, thấy Người buôn
gió lý giải, Beo ghét một số nhà rân trủ vì chữ tình với công an. Chú Lái gió chọn
chữ không chuẩn, Beo KHINH BỈ chứ không phải ghét, và cũng chẳng bắt đầu từ
tình tọt gì hết, mà bắt đầu từ chính ông nhà thơ này. Đây là người lẽ ra phải
mang ơn cứu mạng, ơn đổi đời từ sự giúp đỡ của Beo, nhưng cũng là người lá mặt
lá trái kinh khủng nhất. Nói rõ lá mặt lá trái không phải với riêng Beo mà với không
ít các nhà rân trủ, dân chủ khác. Có những bằng chứng Beo không thể đọc đến hết
nổi, vì kinh (not sợ) quá. Nghèo hay gắn với hèn, nhưng nhát quá thì thành hèn
vô đối.


Quý bà vợ, nên Beo không kể
tiếp.


VỢ 3 HAY LÀ CHÂN DUNG TỰ HỌA
TRONG THÁNG BA NGÀY TÁM.


Ấm ức tấm tức suốt mấy ngày
nay. Beo đã tốn bao công sức lốp bi từ chiều hôm trước, nào là trịnh trọng hứa
với đứa tham ăn nếu cô bầu cho chị thì nguyên 50 nghìn tiền thưởng chị đãi cô,
rồi với đứa thích diện Beo cũng rỉ tai sẽ chỉ cho chỗ may đồ bữa trước đo bữa
sau lấy…Trăm sự tại cái lão chủ tịch công đoàn gươm lạc giữa rừng hoa, mất tinh
thần không điều hành nổi một lũ mồm đã to còn 
tranh nhau nói cùng lúc. Chúng nó biểu quyết, danh hiệu phụ nữ hai giỏi
(giỏi việc nước đảm việc nhà) chỉ thuộc về người đã có chồng, không có giúp
việc. Sau khi thấy 2 tiêu chuẩn này chưa đủ khắt khe vì số ứng viên  còn đông quá, nèo thêm vụ phải về nhà ăn cơm
trưa thay vì ăn cơm cơ quan. Rốt cục, người trúng phiếu cao nhất là chị bếp lại
dứt khoát không đi dự lễ trao giải vào ngày mai, lý do là không mặc được áo
dài. Lão Chủ tịch công đoàn nhìn Beo cầu cứu van lơn, Beo lờ lớ lơ. Cho chết,
ai bảo không chỉ đạo bầu người mặc gì cũng còn vừa, như Beo.


Giáo dục, huấn luyện bao năm
nhưng thất bại cay đắng, lão í khoái tặng quà mang hình lục phủ ngũ tạng trong
khi Beo thấy sến không tả được. Năm ngoái là bó hoa hồng hình trái tim
( mà theo thằng Tuanddk thì quả
tim nguyên mẫu
mại hình từ cái mông). Năm nay
rao trước cả tuần, thèm Mobiado quá đi. Im im thế rồi lại là tim gan phèo phổi
nữa cho mà xem.


Hám danh, khoái tiền, nét cơ
bản của chân dung Beo trong ngày phụ nữ vùng lên, vẽ gọn thế là đủ.

Ở ĐÂU THÌ BÌNH YÊN? (1)

Copy có sửa morat từ Trần Thị Ngự trên Dân luận


Viet Nam thường không công bố thống kê về tội phạm một cách có
hệ thống. Tuy nhiên, cơ quan United Nation Office of Drugs and Crime (UNODC) đã
dùng dữ liệu của WHO (World Health Organization) và Crime Trend Survey (CTS, thông
tin do cảnh sát cung cấp)để thiết lập thống kê về tình trạng bạo hành sát nhân của
các quốc gia.


Một số các quốc gia đã thống
nhất dùng rate/100,000 persons (tỷ lệ trên 100,000 dân) để đo lường mức độ tội phạm
và bạo lực. Theo UNODC thì homicide rates cho mỗi 100,000 dân ở VN và HK như
sau:


VN
2004 3.8 (WHO)
2005 1.7 (CTS)
2006 1.8 (CTS)


HK


2004 5.6 (CTS) - 6.0 (Public
Health PAHO)
2005 5.4 (CTS) - 5.8 (Public Health PAHO)
2006 5.5 (CTS) - 6.0 (Public Health PAHO)


Như vậy là trong năm 2004 ở
VN có 3.8 vụ bạo hành giết người cho mồi 100,000 người dân (hay 3,040 vụ cho
tồng số dân là 80 triêu). Còn tại HK thì có 5.6-6.0 vụ bạo hành cho mồi 100,000
người dân (hạy 15,689 vụ cho tổng số dân là 280 triệu).


Link:


http://www.unodc.org/documents/data-and-analysis/Crime-statistics/Pivot_by_Country.20100201.xls


http://www.unodc.org/documents/data-and-analysis/IHS-rates-05012009.pdf


Sự sai biệt về con số do WHO
và CTS có thể do chính phủ VN cố tình hạ thấp các con số vế tình trạng bạo lực
ở VN, nhưng cũng có thể do trình độ quản lý dữ liệu kém của ngành CA. Dù gì đi nữa,
nhìn vào con số to hơn từ WHO (3.8) thì tình trạng bạo hành sát nhân ờ VN cũng
thấp hơn ở Hoa Kỳ rất nhiều (6.0). Hoa Kỳ vốn được coi là có tỷ lệ sát nhân cao
nhất trong các quốc gia phát triển.


Tuy vậy tôi không ngạc nhiên
khi đọc bài báo của tác giả BCT. Theo tôi đoán thì BCT sống ở thành thị, mà
thông thường crime rate ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Ngoài ra, báo chí
thường có ảnh hưởng rất lớn đến nhận định của con người. Trong thời đại thông
tin bùng nổ, thông tin các loại đến với công chúng vô cùng nhanh chóng, và các phưong
tiện truyền thông thường khai thác các tin giật gân để câu khách và kiếm tiền.
Đọc hay xem các loại tin như thế khiến người ta có thể có nhận định sai lạc về
thực tế.


Chuyện này cũng xảy ra ở Mỹ
Thí dụ, bắt đầu từ khoàng 1985-1986, truyền thông Mỹ đua nhau đăng tin về tệ
nạn bạo lực và ma túy trong nước Mỹ, dùng những từ rất là giật gân. Đến 2000,
đài ABC làm một poll hỏi ý kiền dân Mỹ về tình trạng tội phạm tại Mỹ. Mặc dù tỷ
lệ tội phạm tại Mỹ đã giảm từ 1993 và 1994, những người trả lời poll vẫn cho
rằng tình trạng tội phạm nói chung trong nước Mỹ "ngày càng gia
tăng." Một điều đáng chú ý là hơn 80% nhửng người cho rằng tình trạng tôi
phạm ở Mỹ trầm trọng dựa vào truyền thông, và dưới 20% là dựa vào quan sát cá nhân.
Một điều đáng chú ý nữa là khi được hỏi về tình trạng tội phạm "nơi bạn
đang cư ngụ" thì đại đa số lại cho rằng không tồi tệ lắm, trong khi đa số
cho rằng tình trạng tội phạm "trên toàn nước Mỹ " thì rất tồi tệ (do
thông qua báo chí).

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011

LĂNG NHĂNG CÁI NHỐ NHĂNG

*** Father monkey. Đẻ ra bố
mình gọi bằng ông còn một con Dùa ghẻ lở hắc lào lang ben zời leo thối móng thì
gọi bằng kụ. Nhớ mang máng có lần ông 
záo xư Dùa Hoa Thanh Táo tuyên ngôn một điều tối quan trọng mang tầm học
thuật,  Dùa  hồ 
Hoàn Kiếm có  nguồn gốc từ  quê záo xư. Chửa biết záo xư đã về quê  tìm hiểu nghiên kíu thêm xem họ hàng hang hốc
nhà Dùa hồ Gươm chưa hay là vẫn tối ngày luẩn quẩn quanh bờ Hồ chờ Dùa nổi rồi
lật ba cuốn tử vi lý số xem, nó ứng với điềm gì để hôm sau tin lên báo. Cứu cấp
một giống rùa quý, âu là việc nên làm và phải làm. Nhưng những trò nhố nhăng từ
chính quyền tới người tự xưng nghiên nọ cứu kia, tới chót bảng là nhà báo, xung
quanh một con rùa già sắp chết, xin lỗi ngửi không nổi.


Có cái lạ  Dùa  trong
sử Việt tinh xúi dân mình đi đánh nhau, bằng chứng là toàn dúi binh khí cho vua,
kụ nỏ thần kụ gươm kiếm. Một xứ sở phải ngưỡng vọng kụ nào mang tiền tươi thóc
thật đến, cơ may mới khá lên được.


*** Hai vấn đề lớn nhất hiện
nay của kinh tế Việt là nhập siêu và chỉ số giá tiêu dùng. Beo không đủ kiến
thức để bàn sâu.Ý kiến riêng của Beo ngắn gọn: Giá đôla phải lên tới 25 mặt
bằng giá mới mới tạm ổn định, còn duy trì mặt bằng ấy được bao lâu thì chỉ
  chú thím  nhận 
mấy chục cái nobel kinh tế cùng lúc, may ra mới dự đoán chính xác nổi; Ý
kiến thứ hai quan trọng hơn: phải ngay lập tức cách chức thống đốc ngân hàng
nhà nước khi đặt quyền lợi của một nhóm lợi ích lên trên lợi ích chung của xã
hội. Dẫn chứng để chứng minh sự nghiêm khắc trên của Beo có lý là rất nhiều,
chịu khó Gúc vào mấy web ngân hàng sẽ thấy rất rõ, nếu ai có ý định biết kỹ.
Beo cho rằng động tác bác này đe dọa ra tay với các ngân hàng sáng nay trên báo
là màn diễn vụng, trước thềm cuốc hội bầu bán.


Nằng nặc đòi cho được kinh tế
thị trường, nay hẳn thấm cái lạnh lùng của kinh tế thị trường?


Sau đây là những ý kiến rất
nghiêm túc đầy chách nhiệm trước vận
mệnh dân tộc, của lũ nhà báo.


Tuan Tran: Tin Mật - Trước
tình trạng rải đinh trên quốc lộ, cơ quan chức năng đang dự thảo thông tư cấm
tư nhân buôn bán đinh. Việc cấm đinh sẽ được thực hiện theo lộ trình, tránh gây
sốc cho nền kinh tế.


HoangXuanSGTT: tương tự,
trước tình trạng giá cả tăng chóng mặt, cơ quan chức năng đang dự thảo quyết
định cấm người dân đi ị. Không ị thì chẳng cần ăn làm quái gì!


DaoTuan dao: Các báo thì áp
dụng mô hình Vietnamnet đề nghị PV làm việc tại gia, tiết kiệm 8 lít nước dội
toa-lét/người/ngày


Beo xinh: Ngược với
vietnamnet, toà soạn Thể thao thành phố Hồ chủ tịch quyết định hỗ trợ cho mỗi
nhân viên mỗi tháng thêm một ngày lương. Vì không có tiền mặt nên số tiền trên được
quy đổi tương đương số lần vào toilet trong ngày, tại cơ quan.

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2011

CHÙM CỔ TÍCH ĐƯƠNG ĐẠI

Trích của
Lê Vĩnh Tài, đăng trên Tiền Vệ



Nhân nói về làm thơ


 Xứ ấy một thời tao đàn
nhộn nhịp. Văn nhân dập dìu xe ngựa. Lúc an vui thì véo von ca hát, lúc lầm
than thì lên tiếng gọi bầy, đánh động cả trời xanh. Nhiều câu thơ viết như nước
mắt, đã đi với nhân
dân / thì thơ không thể khác / dân máu lệ khốn cùng / thơ chết áo đắp mặt..
.”

(*) Vì thế nên các quan trong triều không vui, họp bàn
cách xử lý.


Một ông nói: Ồn ào vậy, chi
bằng ta dẹp quách các Tao đàn đi là xong. Một ông khác lên tiếng: Không nên.
Dẹp vậy bọn chúng làm loạn, lại kêu gào đòi tự do cầm bút nữa, có mà ăn cám. Ta
cứ tập họp bọn chúng trong các trại sáng tác, cho ăn uống no say. Lúc say rồi thì
bọn chúng tất nói bậy, nhiều khi còn tranh nhau cả chỗ đi tiểu tiện. Ta lại còn
cho tiền tài trợ. Đứa nhiều đứa ít. Đứa có đứa không. Đứa nông đứa sâu. Thế nào
bọn chúng cũng cãi nhau, tranh giành chí choé, kiện tụng cả lên quan. Thế nào
cũng xong. Không phải chỉ chúng ta mà người dân cũng ớn.


Khi thi hành quả nhiên đúng y
như vậy.


 (*): thơ Phùng Quán


 


 Một chuyện ở trại sáng tác


 Sau một trận ăn uống no
say, các thành viên dự trại sáng tác ngồi lại nói chuyện gẫu với nhau.


Người đầu tiên là anh thợ
mộc. Mọi người cùng oà lên không biết vì sao anh lại có mặt ở đây. Hoá ra ngày
trước anh có bán mấy cái kệ tủ cho mấy ông thi sĩ, thấy họ cứ véo von vậy mà
sướng nên anh thử chuyển nghề. Quả nhiên từ ngày chuyển nghề cơm no bò cưỡi, không
vất vả như ngày xưa cưa cắt đục bào. Sau tới anh thợ giày. Lý do cũng như vậy
nên mọi người không oà lên nữa. Tới chị bán gạo, cô hàng bán nước, cán bộ về
hưu... thảy đều làm thơ, chẳng còn ai lơ ngơ nữa.


Cuối cùng có một anh có vẻ lơ
ngơ. Hoá ra anh này xưa nay vẫn làm thơ. Nhưng từ khi thời thế thay đổi, bạn bè
làm thơ của anh bỏ cuộc gần hết, anh vì ham vui mà ở lại. Có điều vì không phải
thợ cày, thợ giày, thợ mộc... nên anh không còn bạn. Lâu ngày quẫn trí nên bây
giờ ai nhìn anh cũng thấy hơi ngớ ngẩn lơ ngơ...


 


 


 

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2011

Cách Mạng Hoa Nhài

Copy từ
blog Trương Thái Du


Cách Mạng Hoa Nhài tại Trung
Đông vẫn đang tiếp diễn. Ở Tunisia ,
chính phủ “Cách Mạng” vừa sập, bạo lực vẫn diễn ra, người dân vẫn đổ máu. Tại
Ai Cập, chính phủ quân sự đang đảm bảo trật tự, liên hồi hứa hẹn sẽ không
chuyển đến một cơ cấu chuyên quyền. Libya đã chính thức bước vào cuộc
nội chiến, khói lửa bom đạn có khả năng được góp thêm vào bởi quân đội ngoại
bang.


Còn quá sớm để kết luận Cách
Mạng Hoa Nhài là cuộc Cách Mạng Dân Chủ theo kiểu mẫu mơ ước của phương Tây. Và
cũng không thật sự muộn để nghi ngờ Cách Mạng Hoa Nhài mở ra một vòng xoáy
bạo lực đầy máu và nước mắt.


Nhân loại nhìn vào Trung Đông
bằng con mắt khác trước rất nhiều, ngay sau khi sự kiện 11.9.2001 diễn ra.
Trong một lần chuyện phiếm, giáo sư triết học Nguyễn Hữu Liêm từng tâm sự với tôi:
“Hãy nhìn vào ánh mắt của người Hồi Giáo, tương lai nhân loại nằm ở
đó”.


Trong nhiều bài báo trên Tuổi
Trẻ Chủ Nhật gần đây, tác giả kỳ cựu Danh Đức cho rằng sự kiện ở Ai Cập nói riêng,
Trung Đông nói chung, là thất bại bất ngờ của người Mỹ, “gậy dân chủ” đập lưng
“nhà xuất khẩu dân chủ”. Thật vậy, khả năng nhân cơ hội này, các lực lượng
chính trị Hồi Giáo cực đoan nhảy vào “chiếm diễn đàn” một cách “hợp pháp” và
“dân chủ” là không nhỏ. Vị thế của Mỹ ở vùng Đông Bắc Phi đang bị thách thức.
Một khi mặt trận Hồi Giáo chống Mỹ liên kết từ Iran – Iraq – Pakistan –
Afghanistan đến Đông Bắc Phi, bàn cờ địa chính trị Trung Đông chắc chắn sẽ rung
chấn dữ dội. Còn quá sớm để nói rằng vũng lầy Đông Bắc Phi đang đợi người Mỹ,
song, viễn cảnh là có thật.


————————


Trái với sự bất ngờ từ đầu
của Mỹ ở Trung Đông, ước mong được thấy Cách Mạng Hoa Nhài diễn ra tại Trung Quốc
của họ thật là chảy bỏng. Chẳng ai nghĩ là đại sứ Mỹ Jon Huntsman lại “tình cờ”
cùng gia đình đi ăn fast food McDonald Vương Phủ Tĩnh trúng ngay địa điểm và
thời điểm ghi trên lời hiệu triệu Cách Mạng Hoa Nhài Bắc Kinh.


Trung Quốc, cũng như Nga
trong suy niệm giữa các tác phẩm của Kundera, là một nước lớn, một nền văn hóa
lớn, độc lập và riêng biệt. Các nước nhỏ có thể mạnh lên, lớn lên nhưng cũng có
thể yếu đi, sức ảnh hưởng giảm thiểu, song nước lớn thì mãi mãi là nước lớn,
sức ỳ của nó thật sự là vĩ đại. Do đó “ao ước” của ngài đại sứ Mỹ hay giới
truyền thông phương Tây quá ư lãng mạn. Cách mạng “gì đó” ở Trung Quốc
chỉ  diễn ra khi các yếu tố nội tại của nó chín mùi, chứ chắc chắn không
bao giờ chịu ảnh hưởng  ngay lập tức từ một hướng khác.


Với logic của Kundera, trong
thời điểm mà hầu như mọi người Việt Nam đều ý thức họ là nước nhỏ (trừ
tôi
), thì Cách Mạng Hoa Nhài ở Việt Nam còn vô phương hơn Trung Quốc ngàn lần.
Lịch sử đã chứng minh có sự liên quan hữu cơ giữa tình hình Việt Nam với Trung
Quốc ít nhất là hàng trăm năm nay.


Như vậy Cách Mạng Hoa Nhài ở
Việt Nam
sẽ không diễn ra đến hai lần.


——————–


Khổng tử cho rằng “Ái kỷ cập
nhân – Con người yên bản thân mình trước rồi mới đến tha nhân”. Nhận
định về Cách Mạng Hoa Nhài của tôi có lẽ xuất phát trước tiên từ nguyện
vọng yên ổn của cá nhân, trên cơ sở những luận điểm có căn cứ nhất định. Tôi
cũng tin rất nhiều người Việt Nam
có cùng cảm nghĩ với mình, ít nhất là với những người hằng ngày bên cạnh mà tôi
có dịp thăm dò.


Lần xem film Mỹ nọ, thành phố
thanh bình, mấy thế hệ chỉ có một biến cố đáng nhớ nhất, sâu đậm nhất là một vụ
sát nhân. Tôi bỗng thốt lên với bạn bè “Sao người Mỹ họ hạnh phúc thế!”. Thế hệ
chúng tôi, đất nước chúng tôi, thế kỷ vừa qua, đã chứng kiến hết biến cố long
trời lở đất này đến biến cố long trời lở đất khác. Hậu quả hiển hiện: đau đớn,
đói nghèo dai dẳng. Và ngược ngạo thay, chính Mỹ chứ không phải ai khác là tác
giả của rất nhiều “biến cố” đầy máu và nước mắt cho các vùng đất khác, dân tộc
khác, khắp nơi trên thế giới.


Phải sống đủ năm, đủ tháng
người ta mới đủ can đảm và dũng khí để xem mình là một kẻ bình thường. Biến cố
đó là sự bất thường. Biến cố là điều tôi đã chán ngán đến tận cổ. Do đó đừng hy
vọng ở tôi một tín hiệu cho Cách Mạng Hoa Nhài.

NÓI LẤY ĐƯỢC

Cái tít trên kia là Beo nói
về Bờ Bờ Cờ. Cũng khí lâu không đọc cái web này vì toàn tin bò nhai cỏ lại báo
chí trong nước. Đột xuất hiếm quý có tin riêng, thì lại tin bịa trăm phần trăm.
Bò nhai Cỏ viết thế này Bác sĩ Quế bị bắt
ngày 26/02 với cáo buộc "có dấu hiệu hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân". Nhưng sau sức ép của chính phủ Mỹ, ông được thả vào chiều Chủ nhật
27/02 mặc dù sẽ phải có các buổi "làm việc" với công an.


Sau khi ông Nguyễn Đan Quế ký
xác nhận chính mình soạn thảo những tài liệu kêu gọi dân chúng, đồng loạt xuống
đường biểu tình lật đổ chính phủ vào ngày 25/2, theo kiểu cách mạng mai lan cúc
trúc bên đông bên tây, thì công an đã thả ông cùng  đơn bảo lãnh của bà
vợ. Ký xác nhận như thế đồng nghĩa với ông Quế đã tự tra tay vào còng, cần  gì phải giam giữ một ông già bảy chục thế nữa.
Không có bất cứ ông Mỹ ông mẽo nào mở miệng xin cho ông một câu. Viên chức sứ
quán mà Bò nhai Cỏ dẫn trong bài, cấp vụ thấp đến mức không thể gặp được ai đủ
thẩm quyền phía Việt nam, để mà truyền đạt ý
chỉ
mẽo quốc.


Làm tin chính trị, điều tối
thiểu thế viết cũng sai hẳn nhiên, Bò nhai Cỏ 
sẽ bị cho là có dụng ý chống lại chính quyền thay vì làm báo trung dung.
  như thế, các điều kiện để trang web
này hoạt động như một tờ báo ở địa bàn trong nước sẽ  ngày càng khó khăn. Và như thế, trang web này
sẽ tệ hơn blog của một nhà báo quèn trong nước, vì nó chỉ là bản copy có thêm thắt
toàn thừa thãi.


Những chỉ giáo này về nghề
rất quan trọng cho Bờ Bờ Cờ nếu muốn tồn tại lâu dài nhưng Beo biết thừa, rồi
lại chỉ nhâu nhâu vào chỗ, bị Beo gọi là loài Bò nhai Cỏ.


Bổ sung


Còn đây là VOA, đưa tin khôn
chưa.


Phó Trợ lý Ngoại
trưởng Hoa Kỳ chuyên trách vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, ông Daniel
Baer, nói với VOA Việt Ngữ rằng nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Đan Quế ‘không
nên bị bắt vì đã thể hiện quan điểm chính trị một cách ôn hòa’.
Trả lời VOA Việt Ngữ hôm 1/3, khi được hỏi là liệu Mỹ có gây áp lực với Hà Nội
để ông Quế được thả, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Baer cho biết ông ‘không
thể bình luận’ vì chưa liên hệ với cơ quan đại diện ngoại giao Hoa Kỳ ở Hà Nội,
do ông mới trở lại làm việc sau chuyến công tác tới các nước ở Đông Nam Á,
trong đó có Việt Nam, hồi tuần trước.

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2011

MIỀN TRUNG-Nói thêm cho rõ

*** Ghi chép cho riêng mình
nên đôi khi không nghĩ đến chuyện phải viết rõ ràng cho người khác…hiểu với.
Nhấm nhẳn offlline hỏi đền Ông Hoàng Mười ở đâu. Đền thờ ông Hoàng Mười có tên
là đền Bến Củi tại Hà Tĩnh. Lăng mộ ông đặt tại Nghệ An. Đền và Lăng gần như
đối diện nhau hai bên bờ sông Lam, từ quốc lộ, sát cầu Bến Thủy, rẽ vào chỉ vài
trăm mét.


Còn chuyện đồng cốt, Nhấm
nhẳn chịu khó tìm các loại sách (dù các nhà ngâm kíu của mình viết thì…kinh
khủng khiếp, hiểu được chết liền) và xem thực tế thật nhiều, tự khắc thấm thía
ra chất văn hóa dân gian trong nó, cực kỳ thú vị. Hầu đồng nhiều nhất là tháng
Giêng, tháng Tư và tháng Bảy ở các đền-phủ ngoài Bắc.


*** Một bạn nhà văn đêm qua
nhắn tin mắng mỏ Beo tội truyền bá  kiến
thức sai lạc trong đoạn  kể sự tích chùa
Hương Hà Tĩnh. Rõ là oan Thị Kính vì Beo chỉ chép theo những gì Sở VH tỉnh
dựng ngay cổng chùa và Beo cũng phân trần khá rõ ràng ý kiến của mình bằng câu Dĩ nhiên là có hàng tỷ thứ bất hợp lý về
lịch sử, đã tin là linh thiêng thì nó là linh thiêng thôi.
Chả nhẽ lại
không biết Sở Trang Vương sống trước Đức Thích ca Mâu Ni tới 200 năm, thế quá
bằng bảo Beo hiểu ông Vua kia  họ Sở, giống…Sở Khanh nhà ta.


*** Còn đây là một đoạn chat
với một nường.


Quy: Em vừa đọc entry của chị
viết về những đền chùa chị vừa đến ở Miền Trung. Đền Cờn cách nhà em 5 - 6 km
thôi, vậy mà em cũng chưa bao giờ tới! Cảm ơn chị cho em biết chút chút về một
ngôi đền gần nhà mình nhé.


hong ho: đang viết tiếp nè


hong ho: tối qua mọi người
chửi quá


hong ho: bảo nói gì cũng lớt
quớt


hong ho: phải viết kỹ


Quy: Em chưa tới đền Cờn
thôi, nhưng Quỳnh Phương (xã có đền Cờn đóng trên đó) thì rất quen thuộc với
em. Hồi nhỏ, nhà em có người quen ở Quỳnh Phương, thỉnh thoảng em lại ra đó
chơi (vì biển Quỳnh Phương cũng rất đẹp). Sau này, anh trai em lại lấy vợ người
Quỳnh Phương, do đó tuy không còn ra Quỳnh Phương chơi nhiều nữa nhưng em được
ăn cá, mực... Quỳnh Phương suốt!


Quy: Vâng, nhưng đi nhiều
thế, điểm danh cũng mệt rồi!


hong ho: vì có đứa còn không
biết ông Hoàng Mười ở đâu


Quy: Em nói thật em cũng
không biết đền ông Hoàng Mười ở đâu


Tự
nhiên, thấy mình phải có trách nhiệm vụ và bổn phận sự hơn từ nay với những gì viết
trên blog này. 

Đúng như bạn nhà văn bắt lỗi lẽ
ra nó ghi sai, chị phải giáo hóa lại cho đúng. Mình lại sai theo nó chỉ vì cảm
xúc…đáng trách hơn nữa
.