Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2010

NHÂN QUYỀN


Copy chuyện bên Mỹ trước,
bàn chuyện Việt ta sau


Nước Mỹ đang trong giai đoạn
cải cách mạnh mẽ khi Tổng Thống Obama kí thành luật một văn bản dài 2300 trang
về thay đổi cấu trúc tài chính Mỹ vào ngày 16 /7 /2010. Hai tuần sau, tiểu bang
Arizona được
tòa án liên bang thông qua một phần về các biện pháp cứng rắn với người nhập cư
trái phép. Cả hai bộ luật được đưa ra với cùng một chủ đích là bảo vệ quyền lợi
người dân Mỹ, góp phần củng cố trật tự xã hội cũng như bảo toàn sự phát triển
bền vững đất nước. Mục đích của hai bộ luật trên là rất cần thiết đặc biệt
trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, thế nhưng phương thức thực hiện của
tiểu bang Arizona đối với vấn đề người nhập cư trái phép lại hoàn toàn đi ngược
với sự phát triển kinh tế lẫn chuẩn mực đạo đức cơ bản của xã hội.


Bộ dự luật về nhập cư trái phép
ở Arizona có những điểm chính như sau: 1) cá nhân hay doanh nghiệp nào thuê
những lao động nhập cư sẽ bị quy vào tội hình sự, thay vì xử phạt hành chính
như trước đây, 2) cảnh sát được quyền hỏi giấy tờ tùy thân đối với bất kì đối
tượng bị tình nghi là nhập cư bất hợp pháp, và 3) cảnh sát được quyền bắt, khám
xét bất kì đối tưong bị tình nghi là nhập cư bất hợp pháp mà không cần giấy cho
phép của tòa án.


Những người lao động bất hợp
pháp là những người nghèo, về cơ bản là những lao động cần cù và siêng năng.
Nếu chúng ta làm một thống kê sơ bộ (quan sát) về những công việc mà những
người nhập cư bất hợp pháp có thể thực hiện đều là những công việc bần cùng
nhất của xã hội như rửa chén, quét dọn, khuân vác, v.v…. Họ chấp nhận làm 12
tới 16 tiếng/ngày với mức lương rẻ hơn mức lương tối thiểu của tiểu bang. Thử
hỏi, làm sao bộ phận người nhập cư trái phép lại lấy đi công ăn việc làm của công
dân Mỹ khi trợ cấp thất nghiệp cho họ còn cao hơn thu nhập của những công việc
như thế. Ai sẽ đi rửa chén với mức lương 1200 USD khi nằm nhà nhận trợ cấp 1400
USD?   


Mức lương cơ bản ở tiểu bang Arizona là 8.25 USD/h.
Những người lao động trái phép mà tôi có dịp được tiếp xúc chấp nhận mức lương
là 5 tới 7 USD/giờ. Vì thế nếu mướn những người lao động trái phép thì các công
ty nhỏ có khả năng giảm tới 30% chi phí tiền lương cho nhân viên. Từ đây, chúng
ta có thể hình dung được khoản tiền có thể tiết kiệm được của các công ty vừa
và nhỏ, và đặc biệt là ở các công trường xây dựng khi khoảng cách giữa mức
lương cơ bản của công nhân Mỹ với lao động không giấy tờ còn lớn hơn nữa. Điều
này có thể thúc đẩy sự phát triển của các công ty vừa và nhỏ và từ đó thức đẩy
nền kinh tế đất nước khi hơn 90% trong tổng số doanh nghiệp Mỹ là vừa và nhỏ.


Ngoài những ảnh hưởng không nhỏ
về kinh tế, các biện pháp đối với nhập cư bất hợp pháp của Arizona còn vi phạm những điều cơ bản về đạo
đức xã hội.


Trong bộ dự luật, chính quyền Arizona cho phép cảnh
sát được quyền xét giấy tờ tùy thân, hay bắt giữ không cần giấy của tòa án đối
với những người bị tình nghi là nhập cư bất hợp pháp. Việc trao cho cảnh sát
những quyền hạn như thế sẽ dẫn tới nguy cơ phá vỡ các thành quả chống phân biệt
chủng tộc trong một thế kỉ qua. Lịch sử Mỹ đã chứng kiến các sự kiện tàn khốc
liên quan tới chủng tộc và nổi bật nhất là ở thế kỷ trước, nhóm tội phạm KKK
tước đi quyền được sống của bộ phận người da đen chi vì sự khác biệt về màu da.
Và giờ đây, chính quyền Arizona
cũng sẽ lấy đi quyền được sinh sống của những người nhập cư trái phép chỉ vì,
bề ngoài họ khác với những người Mỹ.


Chính phủ Arizona cam đoan sẽ huấn luyện đội ngũ cảnh
sát cách nhận dạng những người nhập cư bất hợp pháp một cách khoa học. Thế
nhưng, trong mỗi chúng ta đều có một cảm xúc riêng khi tiếp xúc với ai đó lần
đầu tiên, chưa kể những định kiến có sẵn. Liệu có thể làm xã hội tốt hơn
khi phát triển với những quyết định phi nhân đạo với một dân tộc khác?





Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010

HOA HẬU BIKINI



Nàng cực kỳ sạch sẽ, dứt khoát đi dép ra biển chứ không đi chân trần. Nàng đi học, hễ dây cái gì lên người là nàng lôi áo ra tự thay. Cô giáo dấu balô của nàng lên cao, nàng bắc ghế leo lên, phải thay áo cho bằng được.



Nếu như nàng đội phao lên đầu thì đừng ngạc nhiên bởi nàng luôn sáng tạo ra các công dụng mới của mọi đồ vật trong nhà. Chẵn hai tuổi rưỡi cách đây 10 ngày, nàng thường xuyên biên tập các câu nói của cả nhà và tự chế lời các bài hát.

Tô chủ tịch

Câu pw tý chơi chứ thực ra tớ
chẳng biết quái gì về Tô chủ tịch trừ việc có được dăm vài cái ảnh trông dơ dơ.
Nhưng vụ cái thư của chú nuật sư dọa kiện bác Huy Thơm thì phải ghi lại, mai
mốt có viết kịch bản hài  rút ra làm chất
liệu trong hài có bi trong bi có hài.


Chú đùng đùng bỏ công bỏ sức biên
một cái thư, lên án và đe nẹt lôi bác Thơm ra vành móng ngựa về tội, dám cấm
các báo đưa tin vụ Tô chủ tịch, ngăn chặn con đường bảo vệ công lý, bảo vệ nàng
tú bà kiêm Tô người tình của chú. Thế rồi, bằng một công văn ngắn chủn, ban
tuyên giáo zả nhời chả ngăn cấm ai. Thế rồi, chú nuật sư trở nên lố bịch, cái
thư rõ dài trở nên bóng nhẫy mầu PR rẻ tiền (vì bao nhiêu là các bạn lề chái
đăng cho miễn phí).


Nuật sư, khi chưa có bằng
chứng gì đã vội lu loa lên thế, có ngày chết bỏ mịa nó thân chủ chú.


Là người chuyên dự các cuộc
họp mà chú nuật sư đề cập, tớ bẩu thật, Tuyên giáo bi giờ người ta tế nhị lắm. Cái
gì cần cấm, bao giờ cũng nèo thêm câu, chiểu theo điều mấy điều mấy của bộ luật
nào đó hay giải thích lý do rất rõ ràng và thuyết phục, chứ người ta không bô
bô cấm cái này cấm cái kia. Cấm khơi khơi, dễ gì bọn tớ đã chịu chấp hành.


Si nghĩ tý xem bốt mấy cái
hình lên có phiền phức gì không đây?


Thứ Sáu, 23 tháng 7, 2010

ĐÓNG MỚI TITANIC RA SAO?


Bài này biên từ hôm kia, father monkey yahoo làm mất sạch.


Khởi thủy mối lương duyên giữa báo chí với chuyện nhân sự trước mỗi kỳ đại hội Đảng có lẽ bắt đầu cách nay 15 năm, bằng việc nhà báo đánh bật ông Nguyễn Bá Thanh ra khỏi danh sách đề cử BCH TW qua vụ làm cầu sông Hàn.


5 năm sau, ông Trần Mai Hạnh tan giấc mơ ngồi ghế bộ trưởng bộ Văn hóa thông tin, bằng vụ ông B quay năm 18 tuổi và chịu trách nhiệm về một bài báo, mà tác giả nguyên tổng biên tập báo Tin tức của TTX (mới mất) chứ không phải ông. Vụ  Sáu Quýt lừng danh này nghe đâu đang được từng bước lật lại.


5 năm sau nữa, ông Nguyễn Việt Tiến cay đắng ngồi trong trại giam chờ  chức bộ trưởng bộ giao thông mới yên vị, cái chức gần như trong tầm tay với của ông trước đó, trong vụ PMU 18 dây dưa đến giờ vẫn chưa làm xong.


Năm nay thì khác.


Trước tiên là bởi những cơ bắp óc bã đậu Schwarzenegger nhìn gương những người tiền nhiệm, đã bớt bã đậu trong đầu. Thứ nữa, các loại vũ khí Nói dối trung thực, cả đồng phạm lẫn nạn nhân, sau khi xơi trận đòn nhừ tử mất cả chức tước lẫn thẻ hành nghề, đã tỉnh ra (hay là khôn & ngoan hơn). Thế nên, có những đề tài mà  nếu như quay ngược 5 năm trước, hẳn sẽ gây nên bão chữ, quét  dăm vài đồng chí văng khỏi cái ghế đang ngồi thì năm nay chừng mực hơn, trừ duy nhất bạn Việtlamlét, nhưng bạn này lại chọn phong cách viết theo kiểu bà già nhà quê mất gà, nên hiệu ứng xã hội và uy tín với đồng nghiệp, vì thế mà thấp.


Sau vụ hí hửng hụt hỏa xa cao tốc, cơn hồ hởi với Titanic cũng chìm dần bởi sự thật, nó không vỡ đôi như một vài người mong đợi. Bạn xăng nhớt đánh tiếng miếng tái cơ cấu của Titanic ở Dung Quất ba năm nay chứ không phải gồng gánh nặng nhẹ gì. 200 (nói tròn) công ty con ở địa phương, mang tiếng lỗ lã, không quản lý nổi… nhưng các bạn Titanic cũng khôn vãi, các khoản lỗ từ các công ty này chả thấm vào đâu so với khối bất động sản mà nó đang sở hữu. Nợ đến 2016 mới bắt đầu phải trả, từ nay tới đó, khi kinh tế thế giới phục hồi, 16 hợp đồng đóng tàu lớn cho Hàn Quốc, Đan Mạch, Đức… và 46 tàu nhỏ trong nước tái ký, tàu Hoa Sen lôi về  Sàigòn hay Hạ Long làm khách sạn nổi… thì về cơ bản, giải quyết được hơn 50% số nợ sau cơ cấu.


Nếu không dính vụ lừa chính phủ mua tàu cũ, đội cờ nước ngoài chạy, thì chưa chắc bác chủ tịch ra nông nỗi, trong nay mai rất gần.


Bạn có thể tiếp cận với sự việc nhưng tiệm cận với sự thật lại không hề đơn giản, vì nó đòi hỏi cả tầm lẫn tâm, của tổng biên (là quyết định) và của phóng viên (là chủ yếu). Lối viết câu khách bằng cách bi thảm hóa sự kiện (hữu ý) hay nhìn sự kiện toàn thấy bi thảm (vô ý) đều sẽ khiến người trong cuộc nghi ngờ động cơ của người cầm bút. Người ngoài cuộc, hàng ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn bạn đọc đang ve vuốt bạn kia, không một ai xuất hiện khi bạn gặp hoạn nạn và thực tế đã chứng minh, sự nuối tiếc bạn từ họ, trôi đi nhanh lắm.



Không cần tinh ý mấy cũng có thể thấy các câu chuyện đã và đang đăng tải về Titanic nhắm vào ai, vào cái gì. Nhắm vào ai, tức là vết xe đổ 5 năm trước lại có người dẫm lên tiếp. Loại này Beo xếp vào dạng được ăn cả ngã về không, thiếu vô tư trong sáng, còn họ ăn gì thì vài tháng nữa biết liền, không cần diễn giải thêm, (nếu họ còn sống được tới lúc đó để ăn).


Bác sĩ, khi tiên lượng bệnh tình của một ca bệnh hiểm, hẳn không chỉ nhìn ngó  dăm ba biểu hiện lâm sàng, cho dù có kinh nghiệm cách mấy. Thế nên giữa các kinh tế gia tiên lượng cả hệ thống chìm theo Titanic và những người lái tàu lạc quan hết 2012 đã có thể đóng mới xong nó, phó thường dân như Beo, lại phải chờ xem.




Việt Mỹ, tay trong tay mắt trong mắt

*** Món quà
  bà Clinton
mang tới vượt quá cả sự chờ đợi của Việt Nam : Tổng thống Obama sẽ có chuyến
viếng thăm chính thức vào năm sau trong khi chưa chắc chắn về sự có mặt tại HN
cấp cao Asean ++ vào cuối năm nay. Về ngoại giao, có thể coi đây là một thắng
lợi khi nó định vị quyền lực Việt nam trong chiến lược toàn cầu của các thế lực
mạnh, phe phái lớn trên thế giới. Nó cũng cho thấy chính sách ngoại giao mềm
mỏng, khôn ngoan cân bằng  giữa Mỹ và
Trung quốc đã có tác dụng.


Và như thế có thể dự đoán,
món quà tiếp theo trong chuyến đi của ông Obama sẽ là Hiệp định đầu tư và Hiệp
định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, đi theo nó là hàng loạt
các ưu đãi cho doanh nghiệp ta khi vào Mỹ và các nước thân Mỹ, cùng những kiện
cáo tốn kém rắc rối cũng được giảm thiểu.


Thắng lợi thứ nhì trong các
cuộc họp vừa kết thúc ở Hà Nội và Đà Nẵng, ông Dương Khiết Trì phải ngậm bồ hòn
làm ngọt  với những bàn thảo khá gay gắt của
các đại biểu Asean xoay quanh Bộ quy tắc ứng xử biển đông.


Mình chỉ quan tâm đến hai vấn
đề ấy.


*** Bờ bờ cờ tiếng Việt, chắc
không có  tin trực tiếp, lấy lại của các
hãng. Bạn í nhấn vào chuyện bà ngoại trưởng đòi nhân quyền cho các nhà rân trủ,
ghép cả câu hỏi của AP thành câu trả lời. Kỳ thực, bà ngoại trưởng trả lời
giống y như …thủ tướng Việt vậy: Việt Mỹ còn có nhiều khác biệt trong một số vấn  đề, trong đó có việc cư xử với các nhà bất đồng chính kiến hoạt động bất
bạo động. Tuy nhiên, cả hai bên sẽ tăng cường đối thoại để hiểu biết nhau hơn, cùng
hướng tới một tương lai thắt chặt và bền vững.


Giả dụ, ngay cả khi bà ngoại
trưởng có đả đảo cộng sản, phải thả ngay các nhà rân trủ giữa Ba Đình, thì cũng
đừng nên mộng mà ảo. Nhìn sang Google rồi so sánh những phát ngôn có cánh cách
nay  chưa đầy qúy với hình ảnh  hôm 1/7  cun cút 
phủ phục trước Trung quốc, để khuyên rằng, bạn bờ bờ cờ nên đổi đề tài nào
mơi mới tí thay vì loa loa chuyện cũ rích, gửi gắm ông Obama ngay từ bây giờ,
may ra thì kịp.

Thứ Tư, 21 tháng 7, 2010

Từ chuyện míttơ Đờm

Báo Người Việt biên thế này


Đến sáng thứ Hai thì tin này được xuất hiện nhan nhản trên các tờ báo trong nứơc với những tít hấp dẫn như: “Đàm Vĩnh Hưng bị khủng bố tại San Jose”, “Đàm Vĩnh Hưng bị phản động xịt hơi cay vào mắt ở Mỹ”, “Đàm Vĩnh Hưng bị tấn công tại Mỹ”…


Tớ tìm đỏ con mắt bên phải mù con mắt bên trái thì chỉ thấy tít thế này trên những tờ báo lớn trong nước


Đàm Vĩnh Hưng bị khán giả ở Mỹ xịt hơi cay, Mỹ: Bắt và xét xử Lý Tống vì tấn công ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Đàm Vĩnh Hưng bị “tấn công” tại Mỹ…


Bọn tớ chửa bao giờ oánh giá cao míttơ Đờm vụ hò hát, cái chuyện tấn công bằng bạo lực mấy sao thị trường cũng hổng làm chúng tớ sốc siếc hay lạ lẫm gì. Chúng tớ cũng biết thừa chính chị chính em chống cộng chỉ là cái mũ chụp lên cho xang chọng, bên dưới nó là chuyện làm ăn tranh giành nhau của mấy bầu sô đói. Phải cất công căng cờ kẻ biển biểu tình chỉ vì một ku hát ba bài tình ái vớ vỉn, thì hẳn là đói lắm rồi. Chỉ có rân trủ là thừa nên mới phí phạm thế.


Tớ có nhiều bằng chứng về cái sự đói này, định biên ra từ  bài Lề chái, nhưng  ngán ngẩm các vị quá, cụt hết cả hứng.

Thứ Ba, 20 tháng 7, 2010

MUỐN HAY KHÔNG: MAI LÀ BIẾT

GARDEN GROVE - Vào lúc 12 giờ 40’ ngày hôm qua, thứ Bảy 17-7-2010, Dân Biểu Loretta Sanchez đã đến trước siêu thị Đàlạt tại góc đường Euclid và Garden Grove để tiếp xúc, giúp giải quyết một số nhu cầu cho cử tri trong phạm vi quyền hạn của bà. Nhân dịp này, phóng viên Viễn Đông đã phỏng vấn Dân Biểu Loretta Sanchez về việc bà sẽ tháp tùng Ngoại trưởng Hillary Clinton sang Việt Nam .

Viễn Đông: Trước hết, xin bà cho biết mục đích chuyến tháp tùng Ngoại Trưởng Hillary Clinton sang Việt Nam vào tuần tới?

DB. Loretta Sanchez: Mục đích của tôi qua Việt Nam để gặp gỡ nhà cầm quyền Cộng sản, yêu cầu chính phủ nước này phải tôn trọng tự do tôn giáo và chấm dứt vi phạm nhân quyền.

Viễn Đông: Lần này bà có hy vọng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam sẽ cấp visa cho bà đến Việt Nam không?

DB. Sanchez: Tôi hy vọng lần này có cơ hội cao hơn, vì
Ngoại trưởng Clinton cũng muốn có mặt tôi trong chuyến đi với bà.


*** Chuyên cơ với đoàn tùy tùng hơn 400 người của bà Ngoại trưởng mai mới cất cánh sang Việt nam, đợi xem em Chánchết đội tóc đeo râu giả  liền ông để lọt qua cửa khẩu Nội Bài như thế nào, nhé!

Thứ Hai, 19 tháng 7, 2010

Không cười không phải là người

Trám "Mông" cho Thánh Gióng


Copy của Tuanddk


Có vẻ như bức tượng Thánh Gióng sắp được đục thủng để trám vào trong đó một trái tim bằng vàng. Sáng nay, đã có 3 tờ báo đăng tải câu chuyện thêm tim cho Thánh Gióng. Lao Động: Đúc tim tượng Thánh Gióng. VNN giật tít: Tôn vinh khí phách dân tộc Việt. Còn Đại Đoàn Kết thì cho rằng việc đúc tim này là "Kết tinh lòng yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc".


Tại hạ ngồi trong cuộc họp giao ban đầu tuần tự hỏi không biết người ta sẽ làm thế nào để bà con dân chúng cô bác xa gần biết trong ngực Ngài có trái tim mà không phải móc ra làm đuốc như Đanko! Hay là phải tổ chức triển lãm trái tim Thánh Gióng trước khi trám trong ngực đồng? Hay là phải có thêm một tấm biển gắn dưới bụng Ngài, rằng: Nơi đây có trái tim Thánh Gióng bằng vàng nguyên khối do nữ tín chủ Nguyễn Thị Thoa, Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty Cổ phần tư bất động sản ATS cung tiến?


Trên Lao động, bà Thoa phát biểu: Đức Thánh mãi mãi sống trong lòng người dân đất Việt, sự sống ấy biểu hiện ở trái tim của Ngài. Vì thế, việc đúc tim tượng là thể hiện sự tôn kính người anh hùng của dân tộc.


Trên VNN, bà Thoa khẳng định: Tất cả các tượng đài từ trước đến nay người ta có thể không nghĩ đến việc đúc tim vì những lý do này khác. Nhưng đây là Đức Thánh Gióng, biểu tượng của cả dân tộc nên việc đúc trái tim là việc vô cùng quan trọng và nhất thiết phải làm. Tim tượng là tâm hồn, là linh hồn tạo ra sự linh thiêng cho bức tượng.


Đại Đoàn Kết nói cụ tỷ nhất: Ngài là nhân thoại được nhân dân tôn kính bằng huyền thoại dân tộc và tinh thần, ý chí của Ngài đã thấm sâu vào tiềm thức của mọi người dân đất Việt. Vì vậy, đúc tim Ngài là đúng đạo lý.


Cứ theo đạo lý trên Lao động thì những pho tượng không tim (mà hình như cổ kim đông tây chưa thấy ở đâu, chưa thấy thời nào nói đến chuyện tim tượng) thì đều là không có "sức sống". Hoặc, như lý luận VNN thì đó đều là những pho tượng không "tâm hồn", không nốt cả sự linh thiêng?. "Đúc tim ngài là đúng đạo lý", cũng có nghĩa không đúc tim cho ngài là vô đạo?


Thật rối như mớ bòng bong. Thật đúng là thứ lý luận: Tim nằm bên trái nên được gọi là trái tim


Ngoài chuyện "đúc tim", bà Giám đốc, từng nổi tiếng với dự án tâm linh Sen Việt cho rằng Công ty ATS thừa sức đúc một quả tim tượng bằng vàng nguyên khối, nhưng đã không cho phép mình làm thế... Bởi: Việc yểm tâm tượng và đúc trái tim Thánh Gióng là biểu lộ ý chí của toàn thể dân tộc ta, thể hiện việc làm đồng tâm hiệp lực của dân tộc Việt Nam . Do đó, sự đóng góp công của dù ít hay nhiều của mọi tầng lớp nhân dân vào công việc này là một yếu tố cần thiết thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc.


Xem ra đứa nào không góp vàng đúc tim đúng là phường bá đạo!


Một thông tin sốt dẻo nữa là từ nay, bản quyền mẫu tượng cũng đã được mua đứt. "Tôi mong muốn tượng Đức Thánh Gióng phải là duy nhất linh thiêng nên đã thống nhất với nhà điêu khắc Nguyễn Kim Xuân nhượng lại bản quyền mẫu tượng". Có lẽ sau khi đúc xong tim, bà Dung sẽ đặt thêm một tấm bảng để cảnh cáo những kẻ có ý định "đạo tượng", rằng: Mọi hành vi in sao dưới mọi hình thức là vi phạm pháp luật và có thể bị kiện ra tòa dân sự, thậm chí, trừng trị theo hình luật.


Lẩn thẩn trên gúc gồ, Tại hạ bỗng nhiên tóm được một cách lý giải về trái tim, nhưng, xét theo "lý luận trái tim Thánh Gióng", là cách lý giải vô cùng... "phản động". Một giáo sư của Đại học Salem, Mỹ, ông Galdino Pranzarone cho biết ông đã phân tích các bằng chứng lấy từ... thần thoại Hy Lạp và nhiều nguồn thông tin khác để rút ra kết luận biểu tượng trái tim có thể được lấy cảm hứng từ chính hình dáng của cặp mông người đàn bà (nhìn từ phía sau). "Biểu tượng trái tim gồm 2 thuỳ có thể tương ứng với 2 tâm nhĩ và tâm thất trong quả tim, nhưng bộ phận này chưa bao giờ có màu đỏ sáng và không hề có sự lõm vào ở đỉnh hay vuốt nhọn ở cuối". Pranzarone cho ra rằng người Hy Lạp và La Mã cổ đại có thể đã liên tưởng hình dáng cơ thể người phụ nữ với hình trái tim. Người Hy Lạp vốn thường gắn liền cái đẹp với đường cong cặp mông người phụ nữ. "Nữ thần sắc đẹp của Hy Lạp Aphrodite rất đẹp, nhưng đặc biệt cặp mông của nàng thì vô cùng quyến rũ... Đôi hình bán cầu tròn trịa của nàng được người Hy Lạp tôn sùng đến mức họ xây dựng ngôi đền mang tên Aphrodite Kallipygos, có nghĩa là 'Nữ thần với cặp mông tuyệt đẹp'. Đó có thể là công trình tôn giáo duy nhất trên thế giới dành để tôn thờ cặp mông".


Bá đạo quá. Không lẽ tượng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử lại là công trình tôn giáo thứ hai!?


Sách Đại việt sử ký, đoạn chép về Thánh Gióng, không một câu một chữ đao to búa lớn nói về trái tim, hay tấm lòng của Ngài. Hành động của ngài vĩ đại ở sự  giản dị, như việc đứng lên chống lại quân xâm lược đang giày xéo quê hương mình mà mỗi người dân đất Việt đều đã, đang, và sẽ làm. Bắt ngài phải có một trái tim, dù người có ý tưởng quái thai này là người có tiền, và cũng có thể có tâm, chả khác làm cho ngài lạc loài với cả trăm ngàn "đồng loại" khác.


Vả lại, chỉ vì có tiền mà người ta có thể kệch cỡm tới mức đúc nhét những quả tim, dù là vàng khối, vào những pho tượng thiêng liêng thì ai có thể dám chắc sẽ không có những ý tưởng khác. Chẳng hạn gắn thêm "tí nhau" để bà con biết pho tượng đó là nam, chứ không phải là nữ.

Chủ Nhật, 18 tháng 7, 2010

LỀ CHÁI

Đã lộ diện đối tác thứ ba trong nước mà  báo hình báo nói báo viết Little Sàigòn tại Mỹ, gạ bán với giá nhõn 3 triệu Obama. Bèo kinh. Chỉ bằng doanh thu quảng cáo mấy ngày của HTV và vài ba tuần của Tuổi trẻ. Hai đối tác đầu là Thông tấn xã Việt nam và VTC mới dừng ở bước hợp tác sản xuất chương trình nhưng bất thành, lần này chưa biết thành hay không, nhưng là bán tuốt luốt.


 

Định viết tiếp bài này, nhưng
thấy chuyện 
nghệ sĩ 
bị Lý Tống xịt hơi cay khi đang biểu diễn, hành động
thấp đến như thế mà lề chái cũng hoan hô được thì ngán ngẩm quá, họ không đáng để
viết tiếp nữa.



Duyên

Ngoại trừ cặp mắt và khoé miệng luôn lấp lánh ánh cười, không có bất cứ điểm nào của Whoopi Goldberg được gọi là đẹp theo tiêu chuẩn thông thường nhất. Nhưng cứ xem GHost, Sister act hay How Stella got her groove back thử coi, điều đọng lại khi hết film chính là …nhan sắc bà. Bà giấu béo, lùn bằng sự chuyển động cơ thể như diễn viên múa. Khóe miệng duyên chết người được tận dụng tối đa khiến người ta quên đi cái mũi sư tử của bà.


Theo dõi nhiều về văn hóa hẳn đoán ra Beo định so sánh ai ở Việt ta với Whoopi Goldberg.


Nàng giống Goldberg ở chỗ tài năng  nhiều đến độ không cần đẹp trong thế giới những mỹ nhân. Nàng khác Goldberg ở chỗ cố tình trưng cái xấu của mình ra, như một thương hiệu độc đáo. Thay vì khanh khách vào những  thời khắc hợp lý, nàng hô hố cười trong đoạn quảng cáo không cần cười hay giữa cuộc phỏng vấn không cần vui đến thế. Bên cạnh cái thanh mảnh mỹ miều của Ngô Thanh Vân hay khỏe khoắn trẻ trung của Đoan Trang, nàng hề hoá các vũ điệu với bắp tay nần nẫn, ba vòng bằng nhau chằn chặn cắm trên cặp đùi đã to còn ngắn. Thế nên, càng xem người ta càng thấy Goldberg đẹp còn nàng, càng coi càng thấy dị hợm.


Cái khác nhau cơ bản nhất giữa nàng và Goldberg, là fond là background là nền là tầm cấp VĂN HÓA.


Không nên trách nàng, vì nàng là thế và thực ra chỉ có thế.


Ủa, thế thì trách ai nhỉ,  vì thấy tất thảy đều vỗ tay đôm đốp, trước nàng.


Một bạn vừa biên cái thư rõ dài chỉ trích lỗi tiếng Anh của Beo, để Beo cha từ điển xem có nên sửa chữ fond (của Beo) thành font (của bạn) không đã nhé, chỉ sửa ngay chữ ghost như trên. Riêng việc Beo tôn trọng blog  An Hoàng Trung Tướng thì không thể chiểu theo ý thích của bất cứ ai mà thay đổi vì Beo đố ai truyền tải được thông tin và kiến thức bằng ngôn ngữ kiểu bác ấy, được như thế.


 

Thứ Bảy, 17 tháng 7, 2010

Hà Nội có khó xử ở ARF ?

ARF viết tắt của Hội nghị an ninh Asean, nằm trong chuỗi các hội nghị của năm VN làm chủ tịch.


Theo AFP, Nam Hàn nói họ muốn diễn đàn này phải lên án Bắc Hàn quanh vụ bị cáo buộc là tấn công bằng ngư lôi đánh đắm chiến hạm Cheonan của họ hồi tháng Ba, làm 46 thủy thủ thiệt mạng. Bình Nhưỡng luôn bác bỏ cáo buộc này.


Giới ngoại giao nhận định diễn đàn ARF sẽ chịu “áp lực rất nặng nề” là phải đề cập đến vấn đề này sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã lên án vụ tấn công, mặc dù không đổ lỗi cụ thể - khiến Bắc Hàn gọi đây là “chiến thắng ngoại giao lớn”.


Đoạn trích trên lấy của BBC, vì tìm không ra bản gốc trên AFP. Thanh minh thanh nga tý dự phòng khả năng, bạn bờ bờ cờ đôi khi dịch sai đầy chủ ý, làm mình sai theo.


Không biết giới ngoại giao mà AFP phỏng vấn là những ai, nhưng rõ ra là không phải giới tinh thông…ngoại giao. Thứ nhất, khi LHQ đã lên án và không đổ lỗi cụ thể, thì hà cớ gì Asean nói khác, thứ nhì đương kim chủ tịch Asean có quyền đưa hay không đưa vào nghị trình vụ Cheonan. Thế thì có gì mà ARF phải chịu “áp lực rất nặng nề”, nhể!


Riêng Beo không tin quả ngư lôi dã man kia của chú Bắc Hàn. Thử hỏi mấy chú Bắc Trym Sun lợi lộc nội-ngoại gì sau khi bắn quả ngư lôi ấy. Trong khi đó, nhãn tiền ngay lập tức Nhật và Nam Giun Kim tái ký cho sự hiện diện của Mỹ. Nga điều tra độc lập cũng tuyên bố chứng cớ là ngụy tạo. Môn võ gắp lửa bỏ tay người chả riêng gì Việt ta thuần thục. Điều duy nhất phải chửi toáng lên quân dã man lũ giết người, là để tưởng nhớ 46 vong linh, phận cái kiến con sâu.


Việt Nam lên án mạnh mẽ vụ tấn công tàu Cheonan của Hàn Quốc làm thiệt hại 46 sinh mạng và bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về hành động bạo lực này. Chúng tôi hy vọng tất cả các bên liên quan  kiềm chế để tìm kiếm các giải pháp trong hòa bình, góp phần giữ gìn an ninh khu vực cho sự phát triển dài lâu của khu vực và thế giới.


Các bạn thử kiểm chứng, bác Khiêm phát biểu trong ARF có khác câu trên của Beo không nhé!

Khập khiễng và chán

Lạ thật, chưa bao giờ mình thích Sing, lần nào sang cũng chỉ nhao lên muốn về dù đây là nước mình đến nhiều nhất và hầu như không có bất cứ điều gì để phàn nàn. Tăng trưởng 6 tháng đầu năm hơn 18%, giấc mơ của toàn thế giới. Số lượng những con bạc trong casino vừa khai trương cũng là giấc mơ của toàn thế giới casino cộng lại. Trong giờ cao điểm nhất của sòng bài ở Las Vegas hay Macao mình cũng chưa hề thấy cảnh không một chỗ chen chân như ở đây. Hai thằng sát nách, Thái nhờ đĩ điếm Sing nhờ bài bạc phất như diều, dìn dữ đạo đức mãi dư lày chã biết bao giờ mới đuổi kịp bọn thối nát tệ lậu.


Bước ra khỏi Sài gòn, chưa nói về tới miệt Vĩnh Long Trà Vinh đất hoang hoá mênh mông, vụ trồng vụ chơi lúa gạo ăn không kịp thở xuất cho không sang tận  anh Ku bên kia bán cầu, vậy mà làm mấy cái sân golf bằng mắt muỗi đã gào lên lấn hết đất lúa. Mà gào ngu không tả, sân golf phải lên bờ xuống ruộng vằn vện rõ nhiều mới là sân golf xịn, chứ  bằng trang  như đất trồng lúa chó nó đến chơi. Một lần một thằng  tỷ phú nó đến vụt vụt mấy que, tiền thu về bằng ba vụ lúa trên cùng bãi đất ấy. Rõ là già lừa ưa nặng, chỉ khoái tỷ cắm mặt xuống ruộng chổng mông lên  zời. Nông dân người ta nhìn ngắn biết ít đi một nhẽ, toàn bọn thơ phú chữ nghĩa ngập mặt mới thất kinh.


Sing cũng chán, nhưng theo hướng khác khi  nói chuyện đất cát. Họ phải chui bớt xuống đất,  dưới ấy bây giờ cũng chật như nêm. Tháng 12 năm ngoái mình đi tàu điện ngầm 5 phút/chuyến,  bữa nay còn 2 phút mà vẫn phải  dúi vào nách mấy ku Ấn. Với hơn 1 triệu mạng Ấn Độ cư ngụ, lượn Sim Lim Squaire nhầm đang ở Nam Phi. Cái khách sạn hoành tráng nhất nhì thế giới mới toanh mà mấy bạn được bao ăn ở thăm quan để PR cho nó í, thực ra  bạn nào beo béo tý thì giường chỉ đủ để 2/3 lưng và toilet  nhinh nhỉnh hơn trên máy bay chút đỉnh.


Học bổng phổ thông Sing gần như ngon nhất thế giới khi ngoài ăn ở còn có tiền tiêu vặt hàng tháng và tiền vé khứ hồi thăm nhà hàng năm. Anglo-chinese school  bỏ ra gần 10 triệu SD/năm để rinh trẻ con hàng xóm về học chung cho có bạn vì liền bà Sing lười  không chịu đẻ thêm mà trường lỡ xây to quá. Chọn toàn bọn vừa ngoan vừa học giỏi chơi với trẻ con mình lại được tiếng nhân đạo phóng khoáng, chả có cách nào cải tạo nòi giống khôn và rẻ hơn thế.



Việt, Lào, Cămpuchia, Indo...được dụ sang học, miễn phí toàn phần bo thêm tiền mặt. Trong nhà ăn của trường ACS.



Tranh trước cửa phòng học môn nghệ thuật, của một nhóc Sing.

Anh Cỏ làm cái thị xã Bắc Ninh đẹp thế, về Hà nội có mấy cái cổng chào vừa tè vừa run để cho mấy anh zai lười hét vang hoan hô rân trủ đại thắng lợi. Mình đồ rằng cả hai bố con Lý Quang Diệu cùng hợp lực  mà sang Việt ta dựng xây thì cũng teo cơ đồ sớm, với các loại chí trí, của ta.

Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2010

HỘI

Mục đích chính trị tiền thân của các hội nghề nghiệp là cánh tay nối dài của Đảng, thế nên quãng những năm 60-70, chỉ có hội của những giới Đảng khó bảo hoặc tiềm ẩn những nổi loạn bất ngờ, tập trung ở những người lắm chữ nghĩa. Điều này khá thú vị vì nó cho thấy đã từng có thời, chữ nghĩa mang giá trị đời sống và sức mạnh chính trị thực sự.


Thời ấy qua mất rồi.


Đổi mới, muôn hình vạn trạng hội. Hội Ăn mòn nhân (kim) loại  của cựu đệ nhất phu nhân họ Võ, Hội Sinh vật cảnh của mấy ông chủ vựa cá cảnh chủ tịch là một ông cựu ủy viên TW. Hội bao bì VN do các bác nhà in chủ xướng, Hội phân bón miền Nam , Hội làm vườn miền Bắc…gần nhất đệ đơn xin thành lập là Hội bắn ná VN. Hội theo cơ chế cũ vẫn được hưởng bao cấp từ nhà nước, hội mới chỗ có chỗ không, tùy tài thao lược ông chủ tịch hay Tổng thư ký. Hội có cơ sở vật chất lớn, hội chấm nhỏ trên bản đồ, hội biến mất sau khi phong tước hiệu cho dăm vài thành viên sáng lập. Cách kiếm tiền phổ biến hiện nay của nhiều hội là cho tư nhân mượn danh nghĩa để xuất bản báo và tạp chí, hưởng quản lý phí hàng tháng. Điểm chung nhất của tổng thể các loại hội là nội bộ lục đục triền miên xuyên mọi nhiệm kỳ.


Đông nhất là Hội nhà báo, cơ sở vật chất được nhà nước cho nhiều nhất là Hội nhà văn. Có thể đồng suy nghĩ và mức độ quan tâm, nhưng cách ứng xử công cộng với Hội và lãnh đạo Hội của các nhà báo có văn hóa hơn hẳn các nhà văn. Làm chuyên trách ở hội, mọi trường hợp hoàn cảnh đều có thể đúng với các câu như Làm dâu trăm họ, Vác tù và hàng tổng, Ôm rơm rặm bụng, Quyền rơm vạ đá…Không hiếm người, tố chất bẩm sinh rất phù hợp làm công tác hội. Hội là nơi muốn thì có thể làm rất nhiều việc nhưng không muốn làm thì cũng chẳng ai giết. Ai hăng hái nhiệt tình nhưng ngồi lỡ lâu một ghế, thì rất khó công sức nào của ông bà ấy được ghi nhận chưa nói đánh đổi được sự cảm thông và bao dung. Mà thời này rồi còn gọi dăm triệu bạc lương hay  những chuyến đi nước ngoài nhếch nhác mì ăn liền thịt chà bông là bổng lộc, để rồi từ đó thoá mạ nhau, ngẫm khí thảm hại.


Mình đọc đến dăm cái điều lệ hội, chả hội bao cấp nào thiếu câu đặt dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam . Ví như hội nhà văn ấy, chiểu theo những gì trên blog đang xa xả của các đại thi văn hào, thì cái hàng dằng dặc chờ vào hội phải giải tán nhanh và, ngừơi đang trong hội phải phản đối quyết liệt chuyện tiêu tiền từ thuế nhân dân, mới hợp nhẽ hợp thời thế đúng tinh thần blogger chứ nhỉ.


Đằng này, tinh bàn chuyện cái đít ông Thỉnh, chán mớ đời.


Và, chính vì chỉ quan tâm đến mỗi cái đít ông chief hội cho nên, thời của uy lực chữ nghĩa, qua là phải.


Thứ Tư, 7 tháng 7, 2010

TRẦN TRUỒNG

Beo đồ rằng các vị biên chuyện ông chủ tịch tỉnh Hà Giang mua dâm đều chưa thực sự dòm thấy  hơn chục bức ảnh trần như nhộng của ông khi tả nằm giữa giường trong nhiều tư thế rất tục tĩu. Đây là những bức  hình chụp bằng điện thoại chất lượng xấu, tâm thế người chụp cũng không nhằm mục đích để thủ thân khi gặp chuyện thậm chí, có thể còn thấy sự đồng thanh tương ứng thế nên, nó chỉ là nhiều góc máy trong một tư thế nằm ngủ bình thường của người không mặc quần áo.


Beo không có ý viết về hành vi mua dâm của ông chủ tịch vì chuyện này quá cũ, nếu muốn câu pw thì Beo đã tung loạt ảnh kia lên từ hồi xử ông hiệu trưởng kiêm tú ông họ Sầm. Beo chỉ muốn tán nhảm về cái sự trần truồng của con người.


Sinh thời, hoạ sĩ Lưu Công Nhân và nhà nhiếp ảnh Trọng Thanh đều hơn một lần đề nghị Beo khỏa thân làm mẫu cho họ. Nhưng rồi trong gần hai chục bức phác họa và dăm bức sơn dầu của họa sĩ, Beo thậm thượt áo dài quần chùng, ấy là chưa kể nó được thực hiện dưới sự giám sát của chồng. Với nhiếp ảnh gia cũng y thế. Beo không dán lên chuyện ấy những cái nhãn đức hạnh hay phi đức hạnh. Từ xưa, vốn đã lấy thế làm thường.


Hôm qua sang phá bĩnh Mỹ Nhơn Beo và ăn cơm miễn phí, mỹ nhơn xúi mình làm một cái trình diễn thơ mà nếu cái ý của thị mà tả lại ở đây có lẽ sẽ làm ối nhà đạo đức học thẹn thùng, đỏ mặt.
Thị bảo từ khi đọc xong một bài thơ về con đĩ của mình thị cứ liên tưởng về một tiết mục trình diễn thơ bạo liệt. Thị muốn trong một không gian bàng bạc, ủ mốc có con đàn bà mang gương mặt lạnh căm, vô cảm. Cái gương mặt của một ả đàng điếm bất cần đời, khinh khi thế sự. Chỉ từ cổ nó trở xuống thì mới tỏa ra một thứ ngôn ngữ khác để biểu thị những rung cảm mỏng manh, những khát khao cùng tận. Thị muốn ngay cái “ấy” của nó sẽ được trang trí, bày biện để làm thế nào nói lên được cái đẹp mà vẫn ý tứ…Thị say sưa một cách hung hăng trong khi mình đang mắc cỡ, nhủ thầm tưởng đời tục tằn như mình đã là hết số hóa ra vẫn còn có thị chịu tục hơn.
(Đoạn nghiêng nghiêng trích lại của  Cánh cung xanh).


Liên tưởng nghệ thuật hàng chiếu nhất với tang chứng một vụ án ấu dâm


Xem thiên hạ biết những gì về chuyện chú Tô đã, rồi sẽ biên tiếp