Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

CHÁN NGHỀ (2)

Viết theo đặt hàng của Tướng
Hưởng. (Hey, mấy Trềnh! Copy nhanh nhanh
kẻo Beo xoá dòng này )


  *** Chết cả cười với chuyện
ông Mật vàng xin thôi chức chủ tịch mặt trận vì, có mà thôi khối ra đấy. Hai
tháng nữa  hết nhiệm kỳ, trung ương rớt
đài rồi nên ông phải nghỉ. Phải in đậm
nha. Loanh quanh thế nào lên báo thành ông ấy xin nghỉ. Quan chức xin nghỉ, với
dư luận ngang phong thánh nhưng mà tội, có phải bạ ai cũng thành thánh được đâu.
Dân làm báo mà không biết ông Mật vàng thế nào, ra cầu Bình lợi đâm đầu xuống sông
cho rồi.


*** Thời nay sướng nhất là
chứng minh mình đúng rất nhanh, chả phải đợi đến 10 năm để trả thù như quân tử xưa.
Chuyện chị Ba Sương Beo đã một lần kể trên blog này, giữa thời điểm bão  thương cảm cho chị í tràn ngập thế giới mạng.
Hôm qua mới thấy NLĐ rón rén thực hư cái đơn xin ở tù thay. 110 người người ký.
20 không có thật. 85 đã ký, nhưng là ký xác nhận họ không ký cái gì trước đó cả.
5 còn lại là thân nhân chị Sương, nhưng cũng không phải xin tù thay, mà là xin
giảm nhẹ hình phạt nếu có. Chưa thấy báo nào 
biên chuyện chị Ba đứng tên 10 mẫu đất ở Sóc Trăng, 3 căn nhà ở Cần thơ,
2 căn nhà ở Sàigòn. Còn nữa, gần chục năm chính chị ký tên vào chỗ người nhận
trong bảng lương của cha mình, tính từ ngày ông mất. Vẫn còn nữa, hơn 600
triệu  chi việc tiếp đón các đoàn TW thì
phân nửa là cho nhà báo, nhiều khoản không phải bằng tiền, mà là bằng tôm khô
và gạo được quy đổi. Còn quy đổi theo biểu giá thời nào, đợi  Beo hỏi thêm biên sau.


*** HRW thực sự chả biết có
là một tổ chức thật không hay là một hội đồng chuột khi chưa đọc Nghị định quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí xuất bản mà dám ra
tuyên bố, nghị định này chống lại tự do báo chí.


“Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp
với lợi ích của đất nước và của nhân dân.”
“Những điều khoản mơ hồ và tùy tiện của Nghị định này là
công thức cho quy trình tự kiểm duyệt rộng khắp,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc
phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Lợi ích của đất
nước và của nhân dân được phục vụ tốt nhất là để cho các nhà báo đăng thông tin
trung thực, chứ không phải xử phạt họ.”


Beo tìm toét mắt 35 trang của nghị định này
không thấy dòng nào tương tự (chỉ cần tương tự thôi) hàng chữ in nghiêng được
HRW gán cho nghị định trên. Hay là thằng nào lỡm anh giai phó nhân quyền, dịch
đểu cho anh í như thế nhỉ?


Nghị định 02/2011/NĐ-CP trao thẩm
quyền cho rất nhiều ngành trong Chính phủ được xử phạt phóng viên và tòa báo
vào bất kỳ thời điểm nào, căn cứ trên các quyết định tùy tiện của lãnh đạo các
cấp và từ nhiều cơ quan, về điều gì cấu thành “lợi ích của đất nước và của nhân
dân.” Trong số đó bao gồm Thanh tra chuyên nghành Thông tin – Truyền thông, Chủ
tịch Ủy ban Nhân dân các cấp, công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, hải
quan, cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường, và nhiều chuyên ngành khác.


“Dù ở bất kỳ một đất nước nào thì
việc trao quyền cho các cán bộ của nhiều ngành, nhiều cấp kiểm soát nội dung
truyền thông và xử phạt cũng là một thảm họa, nhưng điều này đặc biệt nguy hiểm
đối với Việt Nam, nơi có nạn tham nhũng tràn lan và sâu rộng,” ông Robertson
nói. “Thay vì được áp dụng để cải thiện chất lượng báo chí, văn bản pháp lý này
sẽ lại trở thành một cách kiếm chác mới để quan chức địa phương ních đầy thêm
hầu bao của mình.”


Rõ là phó nhân quyền lập lờ đáng lận con đen.
Người ta ghi rành rành  có thẩm quyền xử
phạt hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình. Còn tại sao nhiều
ngành thế được phạt bởi nghị định này còn có các mục liên quan đến ngành in.
Tức là ngành có lắm thứ vật tư để buôn lậu để trốn thuế. Hay là ngành xuất bản.
Sách lậu ngênh ngang đầy phố phường kia còn trốn thêm tiền bản quyền. Không lẽ bộ
đội biên phòng đi  phạt báo chí tội trốn thuế
còn cơ quan thuế đi lùng bắt sách, mực in... lậu.


Điều 7 của Nghị định này quy định
xử phạt đối với các nhà báo không viện dẫn nguồn tin trên báo chí. Điều khoản
này cũng quy định mức phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đồng (tương đương 500 –
1000 đô la Mỹ) đối với các phóng viên và tờ báo trong trường hợp “Khai thác các
văn kiện, tài liệu của tổ chức, tài liệu, thư riêng của cá nhân có liên quan
đến
các
vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử
, các vụ việc tiêu cực hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật đang chờ kết
luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
mà không nêu rõ xuất xứ của các văn kiện, tài liệu, thư riêng.”


“Có vẻ Nghị định mới này về báo chí
đã được soạn thảo để dằn mặt những người tố cáo tiêu cực và những nạn nhân bị
ngược đãi để họ không hợp tác với báo chí,” ông Robertson nói.


Chị lại phải khai sáng cho chú phó nhân quyền
phát nữa. Chú chú ý những chỗ chị bôi đen trên nghe. Chú chưa biết chứ nước chị
hai thằng oánh nhau giành chức giành tiền, thằng nào mượn được tay báo chí dưới
chiêu bài chống tham nhũng là thắng to. Sau đó báo chí sổ toẹt trước cơ quan
chức năng, ấy là do thư bạn đọc  khuyết
danh gửi đến và chúng tôi đăng. Bên bị, giả dụ có được vạ thì má cũng đã sưng. Chuyện
chị Ba Sương chị biên ra nhằm dạy dỗ chú đó. Còn nếu chú muốn dẫn chứng thêm
thì tự Gúc hai vụ án đình đám Năm Cam và PMU 18 để rồi từ đấy mà thấy, vì sao
phải có điều khoản như thế trong nghị định.


Còn tiếp