Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

THANH MINH THANH NGA

Tính ra, Beo bỏ nghề báo cũng
khí lâu, vậy mà nghiệp đuổi tới tận giờ. Cứ hễ viết cái gì  gần gần xa xa đến văn nghệ là y như rằng  thư đi tin lại như bươm bướm.


Mấy nhời chình bầy lại về entry Ghi vụn về sách.


Đối với Trần Dần, hay là về khối nhân văn giai phẩm nói chung, ngoại
trừ duy nhất Đặng Đình Hưng, các cụ còn lại ôm giải Minh râu như một lời xin
lỗi chân thành của Đảng và Nhà nước là Ok rồi. Không biết trong ngăn kéo các cụ
còn cất giữ gì không, chứ chiểu theo những gì đã in ấn công khai, nếu không gắn
cái nhãn nhân văn giai phẩm, Beo thật, em cháu chúng nó bỏ xa các cụ lắm lắm. Đã
có cụ nào chạm tới tận đáy cùng của xúc cảm nhục dục được như Đỗ Hoàng Diệu hay
chỉ dừng ở mức hiện thực đờ-mi xã hội chủ nghĩa, đã có cụ nào chữ nghĩa giàu có
lung linh được như Phạm Thị Hoài hay chỉ dừng ở mức đèm đẹp sáng trong…


Sự kính trọng quãng đời khốn
khó và việc suy tôn tác phẩm của các cụ, Beo không đánh đồng.


Việc  iêu quý các tiểu thuyết gia lại cũng phải
thanh minh thanh nga thế này. Nguyễn Đình Tú là người duy nhất Beo chưa hề thân-
quen- biết trong 4 vị nêu trong entry. (Tầm này rồi giai trẻ khó bỏ bùa mê
thuốc lú được lắm bác Việt kiều ạ

). Beo chỉ nhận xét trên nền những gì Beo đã
đọc được và đọc kĩ. Đọc kĩ ở đây không có nghĩa đọc dăm vài lần  mà là  đọc
đủ những cuốn họ đã in ghi trên mỗi bìa sách (có người còn được đọc thêm cả
những cái chưa hoặc không được in).


Điều Beo đánh giá cực cao và
thích nhất ở Tứ vị là  họ có ý thức cách
tân và cách tân thành công tiểu thuyết Việt, đặc biệt kĩ thuật thể hiện, thoát
ra khỏi lối kể chuyện thông thường lâu
lâu vỗ đùi đánh đét vì một câu thâm thúy vặt. 
Hai chữ kĩ thuật, nghe thì
đơn giản và khô khan, nhưng trong văn chương nó đựng cả thế giới mà Tứ vị tạo
dựng ra, cho người đọc cái quyền tự tưởng tượng thêm thắt can dự vào thế giới
ấy thay vì chỉ dự khán như một người ngoại đạo (văn).


Beo không phản đối những ai ca ngợi
Nguyễn Xuân Khánh, Tạ Duy Anh hoặc dăm vài cái tên hay được báo chí điểm sách nhưng
đọc họ, Beo vẫn thấy chỉ dừng ở khối nhân
văn giai phẩm có tiến hóa theo thời cuộc (not đại).