Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

XĨ XỨ TA

Xuất phát từ việc, thế hệ cây
đa cây đề, một thế hệ  mà có người tên
tuổi lớn gấp mấy chục lần tác phẩm hay thành tích tác phẩm được cộng thêm với
các hoạt động chính trị nhưng, họ được sinh ra để làm cây đa cây đề, đã hết.
Nay chỉ còn bằng vai phải lứa, thế nên việc xét trao các giải thưởng cấp nhà
nước, phát sinh nhiều chuyện.


Nhóm một cho rằng, để giữ
lòng tự trọng, không làm đơn xin giải thưởng. Nhóm hai, vào danh sách rồi nhưng  xin rút, vì các lí do các kiểu. Nhóm ba, kiện
tụng tới cấp cao nhất, cho mình hoặc cho bạn mình, khi bị đánh rớt bỏ rơi ở cấp
cơ sở. Nhóm cuối, là cụ Phạm Tuyên.


Trường hợp cụ Phạm Tuyên, nó bày
ra tất cả sự lởm khởm từ phía cơ quan quản lí và khác biệt với cả ba nhóm còn
lại.


Nhóm một, vớ vẩn nhất. Bất cứ
một giải thưởng nào trên đời cũng đều có một vài thủ tục hành chính, việc anh thực
hiện hay không thực hiện các thủ tục ấy không làm anh sang lên  hay hèn đi. Định giá trị của nhân phẩm bằng
cách bám lấy lối suy nghĩ, của cho không bằng cách cho, lời chào cao hơn mâm cỗ,
là của người già, tự ru mình.


Nhóm hai. Chuyện bình thường.
Thậm chí ngay cả khi được trao tặng rồi không nhận, cũng không có gì đáng làm
ầm ĩ. Nếu như nhóm này là chuyện bình thường về mặt lí trí, thì nhóm thứ ba, hơn
cả bình thường, xét về mặt đặc điểm của   xứ
ta. Đã thế, lại của thời bằng vai
phải lứa.


Giải thưởng  cấp nhà nước, không phải của một tổ chức ABC
cụ thể và khác với tất cả các giải  thưởng cấp tổ chức đoàn thể khác, nó đại diện cho nhân dân theo nghĩa đại chúng nhất, trao tặng. Ghi
nhận lao động của các vị, nhân dân đồng ý lấy tiền thuế của mình, tưởng thưởng
cho. Nhìn từ góc độ ấy với giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước đang
diễn ra, để rồi hãy quyết định, nên trân trọng hay nhổ toẹt vào nó.


Copy từ blog Hoa Binh, liên  quan đến một bác rút ra rút vào, cho có tí màu
văn nghệ.


Đất nước...ngồi xuống


Thời kháng Pháp


Bác kể chuyện anh Núp bắn
giặc Tây chảy máu


Rồi buôn làng vùng lên chiến
đấu


Đất nước đứng lên,


Đánh đuổi giặc Pháp cút về


Và bác được cả nước biết tên


Tên bác gắn liền với đất nước
đứng lên


Thời kháng Mỹ


Bác không viết về anh hùng
Núp nữa


Nhưng “đất Quảng” với “rừng
xà nu”


Vẫn vùng lên


Bắn Mỹ chảy máu


Cả Việt nam vùng lên chiến đấu


Đất nước đứng lên


Đánh đuổi giặc Mỹ cút về


Còn bác, nhiều người vẫn biết
tên


Tên bác gắn liền với đất nước
đứng lên


Thời kháng Tàu 1979


Bác chưa viết gì, chắc vì
cuộc chiến quá nhanh


Giặc mới tràn vào đã bỏ chạy
ôm đầu máu


Cả Việt nam vùng lên chiến đấu


Đất nước đứng lên


Đánh đuổi giặc Hán cút về.


Còn bác cũng ít người còn
biết tên


Nhưng nhắc đến vẫn gắn liền
với đất nước đứng lên


Thời tranh chấp biển Đông
2011


Bác không viết, mà ra đường
hô đả đảo


Nhìn thấy bác có vài người
bảo 


Đất nước đứng lên kìa


Và nhân dân khoảng mấy chục
đến vài trăm


Cũng vùng lên nhưng không bắn
Tàu chảy máu


Vì giặc Tàu kia còn ở bên
nước nó


Nên đất nước đứng lên


Chẳng đánh đuổi ai, chỉ ra
đến Bờ Hồ


Rồi vào quán cafe


Đất nước ... ngồi xuống


Bác bây giờ cả nước lại biết
tên


Cái tên gắn liền với ... ngồi
xuống ... đứng lên

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

CÔNG AN KÉM NGHIỆP VỤ HAY NHÀ BÁO VÔ LƯƠNG TÂM


Vụ giết người cướp của kinh
hoàng ở một tiệm vàng Bắc Giang, thật may mắn, một cháu bé thoát nạn.


Cháu đã 9 tuổi, đủ  nhận thức để mô tả hung thủ cho cơ quan điều
tra. Và cháu, là nhân chứng đáng tin cậy nhất, nạn nhân duy nhất trực diện hung
thủ còn sống sót, của vụ án. Hung thủ, lại man rợ như súc vật, qua những gì
chúng đã làm với gia đình cháu và cháu.


Công an đang làm gì để bảo vệ
nhân chứng, khi mà nhất cử nhất động của cháu, kể cả hình ảnh, đều được trưng
lên báo.


Ở vào thời điểm hung thủ
không những chưa bắt được mà còn chưa xác định được này, nhà báo có đói khát
đến mức, kiếm ăn  trên sự an nguy của một  đứa trẻ.


NỬA KIA CỦA SỰ THẬT


Phàm đã nhận là trí thức, tệ nhất trong thâm tâm cũng tự xếp mình ngang hàng với chính quyền. Trí thức, như người
thiết kế ra bản vẽ, chính quyền chỉ là anh thợ hoàn công.


Do thấy chính quyền tắc đường
bí lối trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung quốc, do thấy chính
quyền hèn nhát, do thấy chính quyền có xu hướng bán nước…một nhóm trí thức, sau
tuần càphê sáng chủ nhật, tụ tập bên bờ Hồ Gươm, nơi tận hưởng thanh bình hiếm
hoi của người Thủ đô, để hú hét-gào rú (chính xác nghĩa đen) nhằm chống Tàu.


Sau đến 11 cuộc, quần chúng
thờ ơ quay lưng. Chính quyền thành phố, giữ chút sĩ diện cho nhóm, tổ chức một
cuộc gặp, với hai vị đứng đầu ra tiếp.


Dĩ nhiên, đến giờ này hiếm ai, cả người ủng hộ lẫn khinh thường nhóm, nuôi hi vọng trong
cuộc gặp, những người trí thức bằng cấp đầy mình kia sẽ quẳng ra bàn cho chính
quyền những cao kiến-khả thi, về ngoại giao, quân sự, kinh tế, khoa học sử…, để
ngắn thì ngay trước mắt giữ yên biển đảo bảo vệ ngư dân, dài thì vài ba chục
năm nữa lấy lại được đất đai đang bị cướp.


Cả tầm tri thức lẫn nhân cách
của nhóm trí thức, dừng ở mức này:


Tóm lại, những người tham gia và ủng hộ biểu tình vẫn
còn một số vấn đề cần làm rõ như:


1- Liên hệ với Bộ Tư pháp để làm rõ về tính pháp lý
của bản Thông báo của UBND TP HN;


2- Làm rõ về Quyền biểu tình của công dân được quy
định tại điều 69, Hiến pháp năm 1992; và có hay không mối liên hệ giữa Quyền
biểu tình với Nghị định 38 của chính phủ;


3- Tiếp tục đề nghị các cơ quan liên quan trả lời về
việc bắt giữ, khám xét và làm phiền một số công dân;


4 - Tiếp tục đề nghị làm rõ và cải chính xin lỗi công
dân tham gia biểu tình về các nội dung quy chụp ác ý đối với người biểu tình đã
đăng tải, phát sóng trên báo An ninh thủ đô, Hà Nội Mới và Đài PTTH Hà Nội. Mặc
dù sáng nay chúng tôi có chuyển tận tay Ông Hồ Quang Lợi "Thư yêu cầu
Đài TH Hà Nội xin lỗi và cải chính...
".


HẾT


(Trích blog một trong những
người tham gia cuộc gặp gỡ với chính quyền Hà nội, lấy qua RFA)


Beo giữ nguyên chữ HẾT, là có
lí do.


Bởi nửa kia của sự thật, tức
là phần trả lời 4 nội dung trên từ phía chính quyền, không hiểu tại sao không được
tường thuật nốt.


Về điểm 1, đại diện chính
quyền Hà nội khẳng định: thông báo của UBND TP HN về công tác bảo đảm an ninh
trật tự trên địa bàn thành phố  là hợp hiến và hợp pháp, có giá trị pháp
lí, có hiệu lực thi hành và UB hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông báo này.


Điểm 2. Điều 69 hiến pháp 1992
viết rõ, công dân có quyền biểu tình THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT.


Riêng điều này, Beo thấy kiến
nghị rất không đúng chỗ. Đi vặn vẹo người thừa hành luật tại sao lại viết ra luật
như thế.


Điểm 3. Việc cưỡng chế hay tạm
giữ một số người có hành vi gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành
công vụ là theo điều 9 nghị định 38 và, có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng
cấp.


Điểm 4. Với chính quyền, trả
lời điều 3 đồng thời có nghĩa trả lời luôn điều 4.


Với Beo, đây là điều thú vị
nhất vì nó vẽ lên không thể rõ ràng hơn, chân dung thật của  nhóm trí thức. Ông rất lớn tiếng đòi tự do
ngôn luận cũng như tự do biểu tình, vậy nhưng còn lớn tiếng hơn,
dùng chính chính quyền bịt mồm ai
luận những điều trái ý ông.


Cuộc họp kết thúc bằng một cú
xoa đầu rất cha chú: hãy bày tỏ lòng
yêu nước bằng những hành động thực tế và hữu ích hơn là biểu tình. Nếu còn khúc
mắc, ta lại đối thoại tiếp.


***Sáng nay, Huy Bom&Sam
offline thế này trí thức hân hoan vì
thắng chính quyền, chính quyền hân hoan dẹp yên biểu tình. Chỉ có Hoàng Sa vẫn
nguyên trong tay Trung quốc
.




Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

KIỀU THÁI (beo)

Nhà mình giàu nhất khu tập thể, có tới 2 cái quạt tai voi, bầu xam xám như cục chì với 3 cánh bằng cao su đỏ, 1 cái đài rất to và mình thì có 1 con búp bê nằm ngửa biết nhắm mắt úp sấp biết kêu mama.


Đưa ra chuẩn giàu nhất như thế để dễ hình dung, khi mình nói nhà cô nghèo nhất.


Cô không ở trong khu tập thể, nhà cô sát đường tàu điện, xây trên nền bãi đổ phoi bào của nhà máy Cơ khí Hà Nội, loại nhà tường bả bằng đất trộn rơm. Mình nhớ nhất cái ô cửa bé tí, cánh cửa được chống lên bằng một thanh nứa con.


Hầu như lúc nào đi ngang qua mình cũng thấy cô thò mặt ở ô cửa đó. Đậm người, da trắng tinh, tóc đánh bồng, khác hẳn tất cả các bà các cô khác. Mãi sau mình mới thấy kiểu tóc này ở Ái Vân trong bộ phim Chị Nhung.


Nhà cô thắp đèn dầu. Cô dùng nhờ nhà tắm, nhà vệ sinh trong khu tập thể. Mấy chục hộ chung một cái bể nước. Chồng cô Quỳnh đi Nam sao tháng này kinh trễ đến mấy hôm, nhà bà Cam ăn hai bữa đậu rán liền, con nhớn bà Nở vú bằng chũm cau, máy bay thứ …bị bắn rơi ở Thanh, Cánh buồm đỏ thắm chiếu ngoài sân ximăng rạp Đống Đa chiếu Cô gái bán hoa…người ta nói rất to, ngày này qua ngày khác những chuyện đại loại như thế, quanh cái bể ấy.


Cô chỉ vào giặt giũ, rửa rau, xin xô nước về khi cái bể ấy vắng nhất, lúc người lớn đi làm hết. Lỡ gặp ai cô đều cười rất tươi chào hỏi, mỗi bà ngoại mình là hay đáp lời cô. Có hôm cô sang tắm trễ, bà Thông tắm sau, múc nguyên xô nước dội lại nhà tắm, rồi mới vào.


Cô ở với mẹ, là nghe nói thế chứ mình chưa một lần thấy bà. Bố cô bị đi tù, cũng nghe nói, tội làm gián điệp, bị bắt tại trận. Khi máy bay đến ông cầm đèn pin hua hua lên trời chỉ chỗ cho Mỹ ném bom xuống nhà máy.


Khu tập thể có một cuộc họp không chính thức, dĩ nhiên địa điểm quanh cái bể nước, biểu quyết không cho cô dùng nhờ nữa. Mémé mình cũng là thành phần nòng cốt. Bà ngoại mắng cho một trận. Mình nghe mémé thanh minh, sợ bị lây bệnh giang mai.


Bà ngoại, lẩm bẩm như thầm với chính mình, học đến đại học bên Thái chắc hàng khá giả, vâng lời Ông Cụ, mà về…

DÂN TA ANH HÙNG NHẤT THẾ GIỚI

Chuyện bên Anh


Đậm đà bản sắc dân tộc, đi
mua cái xe mang  nguyên bọc tiền
mặt.  Xòe tiền ra, chưa đầy nháy mắt sau,
hai nhân viên bảo vệ dùi gậy lủng  lẳng
quanh thắt lưng, to cao lừng lững đứng đâu lưng sát ngay sau, lom lom dòm về
hai phía. Mà có nhiều nhặn gì cho cam, bọc tiền để gọn trong một cái phong bì
to.


Từ lúc ấy cho đến khi ra về,
được căn dặn năm lần bảy lượt từ hàng chục người, rằng thì là mà mày phải cẩn
trọng, không được mở túi chỗ đông không được đi tàu điện ngầm…


Chuyện bên Mỹ


Qua cửa khẩu, bị xét túi.
Tiền mặt chừng gần chục ngàn. Hỏi, mày mang bao nhiêu. Trả lời, chồng tao bỏ
vào, tao không biết chính xác. Mà đúng thế thật. Lôi tuột ra đếm. Ngay lập tức
chú nhân viên ấn cả tay lẫn tiền vào trong túi. Lại, mày phải cẩn trọng, không
được để ai thấy không được đi đêm một mình khi mang theo 
ngần này…


Chuyện Việt ta


Hãy đến bất cứ ngân hàng,
tiệm vàng nào cũng có thể thấy ngay, dân ta chở hàng bao tải tiền bằng xe máy. Ngân
hàng còn có bảo vệ lẫn công an, tiệm vàng
khơi khơi ta với mình. Đây là  bức
hình copy từ các báo hôm nay.



Dân Anh dân Mỹ hèn thật, đến
cướp mà cũng sợ.



Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Kiều Thái

copy từ blog an hoang trung tuong

Trung Tướng thân thằng Huổm
tự thuở 197x hai đứa hay bám thằng Bẩu Cẩu Mẩu đạica chợ Naan Twong trốn học đi
tắm truồng ở Bến Núa hoặc trộm sắn ở Bãi Truông hoặc rình gái đái đêm ở
Ngoạingữ Sưphạm (*).


Huổm không học cùng trường
Trung Tướng, cũng không gần nhà, nhưng Trung Tướng vẫn xoắn nó phết. Nó
xinh-non hệt thằng Tây Con, má phơnphớt tơ vàng, mép lạnhlùng ướt-rượt, tay
chân tròn dài mềm như mía. Tuổi Thiênđàng 12-14, Huổm đã quen đóng quần
ống-đứng, áo sơmi cắm-thùng, dép đủ quai, và tỉa đầu mai-nhọn (**).


Huổm chạy một xe-đạp Sterling xịn Mỹ, cổkính rất, đỏmdáng rất, giữgìn rất.
Trung Tướng viễndu thếgiới nhiều năm nhiều nhiều năm, chưa từng đụng con xe nào
naná. Trung Tướng hỏi cỏn từ đâu ra. Huổm bảo mới đẻ đã thấy rồi. Cỏn
nặng-chịch như-thể khung nhồi toàn chì đặc, ghiđông cồnphốt vành đĩa moayơ
boọcbaga mạ kền/cờrôm sáng-choác, phanh-đũa bóp kêu kịchkịch (***). Nếu tháo
béng cặp lốp Thống Nhất bầntiện, Trung Tướng phải ngỡ cỏn thuộc một bảotàng.


Huổm ít-nói rất. Nó kiệm-lời
đến bủnxỉn, hầu-như mạntính. Chơi nhau cả thậpkỷ, Trung Tướng vẫn chẳng biết
nhà nó gồm ai, pama nó làm nao, anh/em nó tên gì. Trung Tướng hỏi chị mày
côngnhân Dệt hả. Huổm bảo ừ. Trung Tướng hỏi quê mày Phúc Yên hay Phú Thọ. Huổm
cũng ừ.


Thăm Huổm, Trung Tướng luôn
và chỉ gặp mẹ với một chị nó. Mẹ Huổm nhansắc như quý-bà vũnữ hưutrí. Đẹp
mãnhliệt dù tuổi cao mãnhliệt. Bụng thẳng, cằm phính, tóc phidê nhẹnhàng. Chị
Huổm tên Huống, hoặc Tuống, hoặc Chuống, tuổi 20, hoặc 25, hoặc 30, hoặc bao-nhiêu
chả rõ, cũng đẹp như mẹ Huổm, hoặc hơn. Trung Tướng thích ngắm chị bước
chầmchậm trên cầu-thang, từ phía-sau phía-dưới, vải người chị sẽ mỏngmanh
phấpphới, khoảng cong-vồng giữa hai đùi chị sẽ bồngbềnh như một tình-yêu.


***


Trung Tướng quen thằng Quawn
đận 198x vừa duhọc Nga về.


Quawn hành-nghề chữa xe-đạp
vỉa-hè phố Sơn Tai. Chuyênmôn nó là Vá Chín, nhưng nếu khách nhucầu, nó có-thể
thựchiện cả những kỹthuật phứctạp hànlâm như Lộn Xích, Đảo Đĩa, Cân Vành, Nắn
Cổ (****). Một hộp-đồ, một ghế-cóc, một nón-cối, một điếu-cầy, ngày nắng, ngày
mưa, ngày dông, ngày gió, Quawn vẹo lưng nhặt hào rách xu méo, lầnmần
lươngthiện như ông kiến ông sâu.


Quawn tới xưởng (ie
hiệntrường hành-nghề, phố Sơn Tai) bằng một xe-đạp Sterling
cấuhình hoànhảo. Chính con Sterling này khiến
Trung Tướng quantâm.


Trung Tướng kêu, uigia, bố
kiếm đâu con Sterling đấy? Y xe thằng bạn con, nhưng thêm chuông, thêm đèn.


Quawn nói, xe Mỹ, nguyênbản
1936, mua Băng Cốc tháng 10 năm 48.


Trung Tướng ngạcnhiên, bố
Kiều Thái à? Năm 82-83 con tua Băng Cốc liêntục liêntục.


Quawn cười, Sávàtì hehe
(******).


Trung Tướng cười, Cọpcùnmà
hehe (*******).


Nó là Kiều Thái.


***


Pama chú bác anh chị Quawn,
tổng-thẩy 19 mạng, bỏ Lừa hồi 192x sang Thái, lúc nó hehe chưa tồntại. Tiểutộc
Quawn cặmcụi làm culy lônglốc Xứ Người suốt mấy chục mùa, không sungtúc, nhưng
yênổn. Hè 1948, Quawn trúng-tuyển Họcviện Hoànggia Thái, cha nó tặng nó con Sterling .


Trung Tướng hỏi, second-hand
nhở, bố?


Quawn không đáp, nó bận suytư.


***


Tốtnghiệp Kỹsư Quảntrị
Côngnghệ, Quawn được nhận vào Ty Giaothông Băng Cốc. Thu 1955, nó cưới vợ.


Vợ Quawn không phải Lừa. Ẻm
là Thái Gộc.


Trung Tướng liếc Quawn. Nó
giàhói quá đỗi, khắckhổ quá đỗi, nhưng nét tinhhoa vẫn ngờingời từng chút từng
chút.


Trung Tướng hỏi, sao bố không
chuyển qua chữa xe-máy? Trình bố chữa xe-máy khó quái?


Quawn không đáp, nó bận suytư.


***


Cũng 1955-1956, Ông Cụ giảiquyết
xong trọnvẹn đất Bắc Lừa, và phát lời hiệutriệu Lừa Kiều khắp phươngphương về
xâydựng tổquốc tựdo độclập (*). Hiệutriệu đấy lâmly lắm lắm, như cắt dạ xé
lòng. Mời các đồngchí điềmnhiên gúc tốt.


Họhàng Quawn họp nộibộ
gaygắt. Quawn tìnhnguyện làm áiquốc tiênphong. Theo kếhoạch, vợ-chồng nó về Lừa
trước. Nếu tổquốc nồngnhiệt chàomừng, nó sẽ đánh-điện báo "Em đã về
antoàn, chúng-em khỏe", và nhândân bầuđàn sẽ thuxếp về sau. Ngược-lại, bức
điệntín sẽ xóa câu "Chúng-em khỏe". Hãy thôngcảm, các chuyến tầu
hồihương chỉ hoạtđộng một-chiều, và cẩntrọng của Lừa nhấtđịnh là một đặcđiểm chínhtrị
truyềnthống (********).


Xuân 1960, Quawn xách nàng vợ
Thái, hai bébi lẫmchẫm lonton, con Sterling
1936, lận túi sáu lạng vàng, về.


Bức điện đánh đi không có
"Chúng-em khỏe".



***


Bữa nọ 198x Trung Tướng thăm
Huổm. Vẫn chỉ gặp mẹ với chị Huống (Tuống/Chuống) nó. Mẹ Huổm tóc úa đỏ chẳng
còn phidê, nhưng bụng vẫn chưa trĩu, cằm cũng chưa teo. Ẻm thết Trung Tướng món
giả-cầy lót rau-muống chẻ, canh cá-khoai, trứng tráng. Chị Huống (Tuống/Chuống)
đã 30, hoặc 35, hoặc 40, chắc vẫn chưa chồng, vẫn gầm mặt dệt giacông khăn len
xuyên sáng xuyên trưa, lầmlụi tànphai như chiếc ủng.


Trung Tướng đang phồng môi
gặm móng lợn giả cầy, thì lữngthững Quawn vào.


Trung Tướng ngạcnhiên, uigia,
chào bố.


Quawn gỡ nón-cối, lia mắt
hờhững, chào.


Huổm nói, cơm phần cậu trên
gác.


Trung Tướng cấu Huổm, cậu mày
à?


Huổm đáp, ông-già anh.


Trung Tướng thề, Trung Tướng
chưa hề biết cha Huổm chữa xe-đạp.


***


200x Trung Tướng thăm Huổm
nữa. Nhà nó bữa bửa, trái lệ, đông lạlùng. Trung Tướng hoảng, hỏi, nhà mày sao,
Huổm?


Huổm nói, giỗ ông-già.


Trung Tướng cuống thựcsự,
ông-già mất rồi á? Bao-giờ? Sao mày không gọi anh?


Huổm nói, ừ.


***


Quawn chết 199x. Cảm chết.
Khiêmnhường như làn bụi. Huổm bán con Sterling Kỷniệm cho dân buôn đồng-nát,
kèm vôvàn thứ khác, lấy bốn-mươi ngàn.


Trung Tướng kêu, mẹ mày, mày
chuộc con Sterling anh, anh trả mày hai-mươi triệu.


Huổm nói, mày điên.


Ui thằng chó. Nó, không, bẩy
anh-em nó, nhẽ chả đứa nào nhớ cha chúng đã là Kiều Thái, còn con Sterling 1936
đã là quà của Sinhviên Họcviện Hoànggia.


(@2006)


(*) Tên riêng Văn Bựa chỉ
nhằm minhhọa và không nhấtthiết khác tên thật.


(**) Thiênđàng: Ámchỉ Bắc
Lừa trước 1975, và Toàn Lừa trước 1988. Tại-sao Thiênđàng? Mời đọc Văn Bựa.


Quần Ống-đứng: Tức quần
ống-sớ được là/ủi cẩnthận.


Áo Cắm-thùng: Tức áo mặc
nhét vạt trong quần như bọn Khoaitây hoặc tríthức.


Dép Đủ Quai: Tức dép caosu
còn đủ bốn quai. Thường dép Lừa thời Thiênđàng được xẻo bớt hai quai cho
gọngàng tiếtkiệm.


Đầu Mai-nhọn: Kiểu tóc mốt
197x, mai tỉa nhọn như bút-chì.


Note: Bận quần ống-đứng
& áo sơmi cắm-thùng, dận dép đủ quai, là phongcách quýtộc Bắc Lừa 197x.


(***) Khung, Ghiđông,
Cồnphốt, Vành, Đĩa, Moayơ, Boọcbaga, Phanh: Các phụtùng xe-đạp Lừa.


Phanh-đũa: Phanh dùng
thanh-truyền, không dùng dây-phanh.


(****) Vá chín, Lộn xích,
Đảo đĩa, Cân vành, Nắn cổ: Các ngón-nghề xe-đạp Lừa. Mời gúc.


(*****) Hộp-đồ: Tức hộp
đựng toolkit chữa xe-đạp Lừa, bằng gỗ, có cánh-cửa, có khóa.


Ghế-cóc: Tức ghế tự-chế
kiểu Lừa, cao chừng 5cm, khi Lừa ngồi trông giống ông cóc ỉa.


Nón-cối: Tức nón đồngphục
Lừa, xuấtxứ Tầu, khi Lừa đội trông giống cái cối úp ngược.


Điếu-cầy: Tức điếu hút
thuốc-lào của bầnnông Lừa, bằng tre, rất tiệndụng khi đi cầy/cấy.


(******) Sávàtì:
"Chào", tiếng Thái.


(*******) Cọpcùnmà:
"Cám-ơn rất", tiếng Thái.


(********) Các chuyến tầu
chở Lừa Kiều hồihương 195x-196x đều do Ông Cụ bốtrí và tàitrợ, chỉ chạy one-way.



 

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Nó, ngày xưa đẹp nức tiếng.
Da mịn, mắt to, tóc hoe nâu.


Lận đận đường duyên, cứ sát
ngày dọn về ở với nhau thì tan. Thuở đẹp nhất, mua nhà sắm gối chung  một thằng rồi, chỉ đợi nó bỏ vợ. Li hôn xong,
nó lấy luôn mụ thẩm phán xử vụ nó. Mình dẫn cho một mối. Manly cực kì. Chàng mết,
vác hoa ôm dây chuyền tặng. Đi công tác mua cả nước mắm về cho. Không hiểu chẳng
chuộc thế nào, giờ chót cũng tan. Chàng kia, phi công quân sự, tướng tá hàng
hiệu chuẩn. Đằng đẵng hàng chục năm, lớn bé ai cũng vun vào, tự nhiên, Nó thôi.


Nó nói, người cõi âm phá. Nói
với lòng tin chân thật, không phải tự huyễn hoặc hay tự an ủi.


Nhận  con cô em gái về làm con. Cũng lạ, cả
nhà  thấp nhỏ, mình thằng bé cao vồng
lên, mặt mũi sáng trưng. Giờ đang học bên Sing, gọi mình bằng mẹ. Ngày nó còn
học ở trong nước, có hôm Hà nội lạnh căm căm, trong lúc đứng vỉa hè đợi đón con
đi học thêm, gọi cho mình, chả biết sau
này nhớn có nhớ đến bác...


Đêm, nghĩ Nó đơn lẻ, chảy
nước mắt. Có lần, Lão í thấy, tái mặt quýnh quáng xin lỗi. Khi biết lí do nửa
đêm nước mắt vắn dài, Lão í im lặng. Tận sáng hôm sau vẫn lấm lét chờ mình nói
mới dám mở miệng. Mà, lần nào như lần nấy, là Nó alô ngược, đêm qua nghĩ thương
cậu, chảy nước mắt. Chơi với nhau mấy chục năm, đôi khi cảm giác hai đứa nhập
hồn làm một. Mình bảo,
tôi nói trước cho
ông biết già tôi ở chung với nó đấy. Bố chịu thôi,
nói thế, nhưng  Lão tủm
tỉm cười.


Bạn bè bất kể thân sơ nhờ gì,
làm quá bằng việc của Nó. Đầu đội zời chân đạp đất. Tính thế, chẳng phải cậy
quen thân hàng tá ông to bà lớn mà dọa thiên hạ. Có ông sếp, lúc đương quyền cư
xử rất tệ. Ông chết, Nó vẫn còng lưng quét chùa trong lễ cầu siêu ông. Đấy chính
là người viết bài báo mà sau này, ông khác (bị ép) nhận thay trong vụ Năm Cam
dù bảng kí nhận nhuận bút còn lưu nguyên tên.


Sáng sớm, Nó nhắn tin, về già chúng mình ở với nhau nhé. Đêm
qua, mình soạn một cái tin  y chóc thế, chưa
gửi, vì lúc ấy đã  hơn một giờ.

GHI CHÉP VẶT LIÊN QUAN ĐẾN VĂN CHƯƠNG THƠ PHÚ

***Ông nhắn cho tôi một cái
tin khá dài và cảm động, …bao giờ sự có
mặt của em cũng mang tới sự tốt lành cho anh chị…


Vợ ông là nhà thơ, sau hoạn
nạn của ông, hay gọi hoạn nạn của cả gia đình ông cũng đúng, thơ chị hay bồng
lên. Dĩ nhiên, không ai mong một hoàn cảnh như chị để có những bài thơ hay
nhưng  có lẽ, đời con người không có
biến cố, văn chương thơ phú chỉ là những thứ gia vị không màu không mùi.


Hai nhiệm kỳ đã trôi qua, mọi
thứ trong ông, đau đớn uất hận tủi hổ, dường như đang lắng lại. Ông chấp nhận
sự nghiệt ngã của chính trị, giống như số phận sắp riêng đặt sẵn cho ông vậy.


Tôi nhắn tin gì cho ông, anh ơi lưới trời lồng lộng. (Trích từ một cuốn  sách vừa viết xong trang cuối)


*** Năm thứ nhất đại học. Lớp
mình được đổ tới nhà văn hóa quận Nhất bây giờ với một núi sách không biết thu
từ đâu về và tụi mình phải phân loại đồi trụy-đồng nghĩa với sách văn học- và
không. Dân văn khoa, chả đưa nào ngu gì không thủ dăm cuốn mang về. Mình 4: Thơ
Du Tử Lê, Dòng sông ly biệt của Nguyễn Thị Hằng và Cuốn theo chiều gió, Buồn
nôn. Nói thế nào nhỉ, những cuốn sách in trước giải phóng này tác động rất lớn
nhận thức của mình về nhiều thứ, vượt ra ngoài cả chuyện sách vở cho dù vào
thời điểm ấy, mình đã ngốn hết tất cả các bản dịch của hai cụ Tolstoi, cụ Đốt hay
các cụ Pháp quốc văn chương ngòn ngọt đường phèn. Nó hằn sâu vào tâm trí đến
mức sau này không thể đọc nổi bản dịch mới Cuốn theo chiều gió của Dương Tường
và cho đến giờ, vẫn thuộc lòng gần hết tập thơ –rất khó thuộc –của Du Tử Lê.
Lại nữa, có đến U60 thì mình có lẽ cũng không thôi mơ mộng về anh lính Hạ Long,
trong sách của Nguyễn Thị Hằng.(trích
blog cũ)


***Con bạn mọt sách, khi bắt
gặp mình đang đọc  tập thơ của ông giám
đốc một hãng dược, đã nói toẹt, con mẹ này vô văn hóa, đọc tạp không chịu được.
Mình bảo nó, tao đố mày chửi thơ ông ấy đấy. Chửi chứ sợ gì. Bọn có tiền có
chức mà làm mà in  thơ, rởm cái chắc. Thơ
hay người rởm. Tất. Liều kinh.


Nước mình, rất dễ đọc ra mẫu
số chung trong những lĩnh vực hết sức cần sự khác biệt. Bỏ công đọc một thứ
biết trước từ A tới Z, xét ra, mình ngu thậm, không phải nó liều.(trích blog cũ)


*** Suốt đêm qua xơi hết cuốn
Nước Đại nam đối diện với Pháp và Trung Hoa, của ông người Nhật Y. Tsuboi. Về
cơ bản không thất vọng nếu coi đây chỉ là luận văn tiến sĩ làm tại Pháp
của Tsuboi, được in giống như sách. Chọn thời điểm nửa cuối thế kỷ 18 để mong
vẽ được thể tạng nàng Đại Nam, từ đó tìm lời giải cho việc hoặc nàng bảo toàn 
trinh trắng hoặc ngã vào cả hai anh Tây –Tàu hoặc  chọn hẳn một anh ăn ở với nhau hết kiếp. Lấy
Tự Đức làm trục chính, có thể tài liệu tham khảo từ Trung Hoa và Pháp  thiếu và mới
quá nên để thuyết minh cho một nhận định thì quá đói chi tiết, thậm chí có phần
hời hợt. Mình khoái nhất  khi ông ấy viết
đại ý, cùng  thời gian, các nước như
Nhật, Triều Tiên, Trung hoa, trên bình diện tư tưởng, họ đã nghĩ ra các chiêu
thức để một mặt bảo vệ nền tảng đạo lí xã hội họ (đặt cơ sở trên Nho giáo), mặt
khác mở cửa tiếp thu những kiến thức lạ
tối đa có thể nhằm hưởng lợi. Một trong những chiêu thức ấy là giới trí thức
sinh đẻ ra những luận thuyết của nước họ, khả dĩ chống lại được Âu Tây. Nước Nam ta, đến
quái thai, cũng són ra không nổi.(đoạn
này vừa viết xong
)

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

NÓI LẠI VỚI NGUYỄN THANH SƠN

*** Có phải báo chí bị lá cải hóa là do tư nhân không được chính danh làm
báo?


Chỉ tính trên mạng truyền
thông chính thống, VTC là  tờ đầu tiên
đăng thông tin về con trai Phạm Nhật Vượng kèm clip màn tỏ tình. Bạn này còn
giữ lại chút tự trọng khi ghi nguồn lấy từ trang…Hihihehe.


Vietnamnet copy lại ngay sau
đó, và đĩnh đạc ký tên phóng viên bên dưới. Đây cũng chính là lí do ông Vượng
phản ứng trực tiếp với Vietnamnet. Tuy nhiên, nếu đọc  cái đính chính này, hẳn người ngoài cuộc
sẽ  nghĩ, ông Vượng mượn uy tín của
Vietnamnet để nhờ cải chính thông tin bịa đặt, từ những tờ báo khác.


Và, những “thông tin” như thế
này được  truy cập nhiều nhất trên tờ báo
mạng chính  thức của cấp Bộ sáng nay::



Tờ báo mạng đáng xem nhất hiện nay là vnexpress. Nhiều
đầu tin, ngắn gọn, tương đối khách quan do ít chen các  bình phẩm hay cảm quan cá nhân vào tin. Cướp
giết hiếp mông ngực, dừng lại ở mức độ chấp nhận được so với các báo mạng chính
thống. (Chính thống ở đây được hiểu là do chính cơ quan chủ quản thực hiện,
không bán giấy phép cho nhóm người nào đó). Nhấn mạnh: vnexpress là của FPT.


Hoa mặt trời có thể được coi là công ty làm báo tư
nhân (trá hình) thành công nhất hiện nay. Những ấn phẩm của họ hướng về đối
tượng nội trợ bình dân và họ làm “lá cải” rất sạch sẽ, có nghề. Công ty Nguyễn
Văn Vinh (không biết có phải công ty NVV trong entry của Sơn không), hiện đang
làm một tờ đứng đắn và đẹp vào hàng chiếu nhất, so với cả làng báo.


Báo giấy, chịu áp lực của 2 cái đe và búa kinh doanh
và các cơ quan quản lí, nhiều hơn gấp bội lần so với báo mạng. Nhìn lại quãng
thời gian chừng 1 năm trở lại đây thật công tâm, phía cơ quan quản lí chỉ chấn
chỉnh những việc làm sai luật định hai năm rõ mười. Mà những việc “làm sai luật
định” ấy, nó không sang trọng ở những chỗ họ bày tỏ chính kiến (trái chiều
chẳng hạn) về những vấn đề chính trị đâu. Ví dụ gần nhất, báo Tuổi trẻ dựng
đứng chuyện Bộ giáo dục có chủ trương đưa các chữ cái WZFJ vào bảng chữ cái
Việt, đến hôm nay Beo không theo dõi (vì ngại đọc) xem đã đính chính chưa. Tuổi
trẻ, còn thế. Hãy hình dung các báo khác, sự sai sót tương tự nhiều đến thế
nào.


Chỉ lấy
hai tờ tiêu biểu nhất là Tuổi trẻ và Thanh niên, không thể cho rằng họ không có
“thái độ rõ ràng dứt khoát, có chính kiến về các vấn đề xã hội hay kinh tế nóng
hổi”, nếu không muốn nói, họ thường xuyên có những phản biện quyết liệt với các
quyết sách của Đảng và nước trong các lĩnh vực này. Dĩ nhiên, trừ chính trị.
Một vùng cấm, nhưng nói thật ra, nó lại khó có người đủ tầm để bày tỏ hơn là
khó bày tỏ.


Áp lực thứ hai, mãi lực kinh doanh. Điều này công bằng
cho cả  chính thống lẫn phi, vì người mua
báo không chọn nhà sản xuất để đọc báo.  
đây trừ ra  hệ thống báo của Đảng và các tờ
báo của Thông tấn xã đang nhận bao cấp của nhà nước. (Thế nên nó gần như không
có mặt trên thương trường). Trước các quyết định mang rất nhiều chất Hamlet (to
be or not to be) như hiện nay của nhiều tờ báo chính thống, Beo không tin còn có
vùng cấm nào khiến họ sợ hơn việc báo ế. Khả năng đóng cửa báo vì không bán
được cao gấp hàng chục lần so với vì những bài viết hiệu triệu đa đảng.


Beo đưa ra những dẫn chứng cụ thể như trên để thấy,
tình trạng lá cải thối (dùng từ này tuy kém nhã nhưng để phân biệt với thể loại
báo lá cải-vốn hoàn toàn có quyền tồn tại ngang hàng với tất cả các thể loại
khác), không  phải lỗi do thiếu sự chính
danh của tư nhân đẩy tới. Khi các nhà báo còn cực sốc, còn choáng váng… trước một
cái xe hơi rẻ tiền hay màn tỏ tình quê kệch như trên đầu bài, thì làm gì có “tình
thế” để phải tiến thoái lưỡng nan.


*** Mạng xã
hội có phải là báo chí và liệu có thay thế được báo chí?


Về điều này, Beo viết lẻ mẻ trên blog nhiều lần rồi,
nên không viết thêm nữa. Chỉ  máy khéo
bạn Sơn, các bloggers bạn Sơn nhắc trong bài, không phải nhà báo thì cũng là
columnist- không chỉ cho một tờ báo.

BÀI CỦA NGUYỄN THANH SƠN

Có hai hình ảnh tiêu
biểu của báo chí Việt Nam
thời kỳ trước, đó là cái loa phường và bản tin khu phố. Tôi còn nhớ cứ mỗi buổi
sáng, trong khi các cụ tổ hưu cặm cụi cắm mắt vào đọc mục xã luận trên trang
nhất của tờ báo Nhân dân (được dán vào một ô xi măng che bằng lưới mắt cáo), lũ
trẻ con chúng tôi lại chen dưới nách các cụ để xem chương trình truyền hình
buổi tối ở trang thứ tư. Nếu so sánh hình ảnh của thời kỳ đó với hình ảnh trình
bày bắt mắt của các sạp báo hiện nay, khối lượng
thông tin khổng lồ trên Internet và số lượng hùng hậu của các kênh truyền hình
Việt Nam, người ta có thể cảm thấy khâm phục về sự “tiến bộ vượt bậc” của báo
chí Việt Nam trong thời gian vừa qua. Thực tế thì như thế nào?


 Giai đoạn “cởi
trói” trong thời kỳ đổi mới đã đem lại một sinh lực mạnh mẽ cho báo chí Việt Nam . Trong thời
kỳ đó, những phóng sự của các tờ báo T.T, L.D, T.P thậm chí cả V.N hay V.N.T đã
góp phần thúc đẩy một xã hội minh bạch hơn về thông tin, có trách nhiệm hơn
trong phát ngôn và thực sự hình thành một “quyền lực thứ tư” của công luận.
Chính trong thời kỳ ấy, một trong những chủ đề thường được đề cập nhất trong
những cuộc thảo luận của giới trí thức Việt Nam
là “khi nào ở Việt Nam
sẽ có báo chí tư nhân?”. Giới trí thức Việt Nam hi vọng rằng, việc hình thành
báo chí tư nhân sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quá trình dân chủ hóa và thể chế
hóa xã hội dân sự, tạo thành tiếng nói phản biện mạnh mẽ và qua đó, thúc đẩy sự
phát triển về chính trị, kinh tế và xã hội của Việt nam.


 Tuy vậy, tháng
11 năm 2006, trả lời phỏng vấn trên báo Nhân Dân về vấn đề báo chí tư nhân, thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh Việt Nam sẽ “không cho phép bất kỳ hình thức
tư nhân hóa báo chí nào cũng như không để bất cứ ai sử dụng báo chí cho lợi ích
cá nhân”. Cuối năm 2009, khi phê duyệt “Đề án qui hoạch báo chí cho đến năm
2020”, Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ quan điểm qui hoạch là “đảm bảo để báo
chí thực hiện tốt chức năng là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng; cơ quan Nhà
nước, tổ chức xã hội và diễn đàn của nhân dân; không để tư nhân chi phối hoạt
động báo chí; không để các thế lực thù địch lợi dụng hoạt động báo chí để chống
phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.


 Các tuyên bố
cứng rắn này lại không hẳn thống nhất với chủ trương của Bộ Thông tin Truyền
thông muốn “xã hội hóa” hoạt động báo chí, trong đó có việc cho phép các công
ty tư nhân tham gia vào các công đoạn xây dựng nội dung, phụ trách phát hành và
tiếp thị cho các tờ báo và tạp chí. Chủ trương này đã dẫn đến việc ra đời của
các nhóm, sau này là các công ty tư nhân, tham gia trực tiếp vào việc sản xuất,
phát hành và tiếp thị cho các ấn phẩm, các chương trình phát thanh, các kênh
truyền hình, các mạng thông tin và thậm chí, cả các đài truyền hình. Có thể kể
đến công ty NVV, công ty SFM, FPT, BHD, DV và sắp tới được hứa hẹn là “người
khổng lồ” AVG.


 Trừ AVG, được
coi là công ty có cơ sở hạ tầng và kế hoach phát triển bài bản, được đầu tư
hoàn hảo, ở buổi ban đầu, các công ty tư nhân tham gia vào hoạt động báo chí
thường phải chấp nhận hoạt động dưới giấy phép báo chí của một cơ quan, tổ chức
nhà nước nào đó, hay nói một cách khác, cho dù họ hoàn toàn khống chế quá trình
sản xuất nội dung, điều hành bộ máy phát hành và tiếp thị các sản phẩm truyền
thông, họ cũng không thực sự “sở hữu” ấn phẩm đó, và thỏa thuận hợp tác của họ
với cơ quan chủ quản của ấn phẩm hay kênh truyền hình này hoàn toàn có thể bị rút
lại vào bất cứ lúc nào. Sự “chênh vênh” về sở hữu khiến các công ty tư nhân này
chịu áp lực lớn về việc thu hồi đầu tư và khai thác thương mại “ngay lập tức”,
nên họ thường quan tâm tới việc thu hút quảng cáo và thương mại hóa các sản
phẩm của mình hơn là tạo dựng uy tín thông qua chất lượng bài viết và tăng số
lượng phát hành. Hệ quả của vấn đề này là xu hướng “lá cải hóa” hàng loạt các tờ
báo, tạp chí, kênh truyền hình, mạng thông tin Internet và tạo ra áp lực “bình
dân hóa” thông tin lên các ấn bản hay các kênh truyền hình truyền thống khác.


 Báo chí tư
nhân, chính vì vậy, ở điều kiện hiện nay, chắc chắn không thể trở thành tiếng
nói phản biện mạnh mẽ. Tình thế “danh không chính” khiến họ bắt buộc phải thỏa
hiệp cùng với các cơ quan chủ quản, và họ sẵn sàng bỏ qua các tiêu chuẩn đạo đức
nghề nghiệp để đạt được mục tiêu thương mại ngắn hạn (xét cho cùng, họ là các
doanh nghiệp tư nhân có công cụ làm ăn là các cơ quan báo chí chứ không phải
một cơ quan báo chí có mục tiêu cao cả nào). Sự thỏa hiệp này sẽ tạo cơ hội cho
họ tiếp tục tích lũy về mặt tư bản, và sự tham gia của các nhóm lợi ích và các
tập đoàn kinh tế tư nhân vốn có quan hệ chặt chẽ với chính phủ sẽ đẩy mạnh hơn
nữa quá trình tư hữu hóa truyền thông theo hướng phục vụ lợi ích thương mại của
họ, dẫn đến cái mà ta gọi là “sự xuống cấp của đạo đức nghề báo” trong thời gian
vừa qua. Nếu như quá trình này tiếp tục được đẩy mạnh, thì hi vọng báo chí tư
nhân trở thành một kênh truyền thông mang tính phản biện sẽ càng ngày càng trở
nên xa vời.


 Rất may là, sự
thay đổi mạnh mẽ của công nghệ và các phương tiện truyền thông mới đã đem đến
một hi vọng, dù có mờ nhạt, cho báo chí Việt Nam . Một nghiên cứu gần đây nhất
của khách hàng của chúng tôi, công ty Yahoo! Vietnam cho thấy, tính tới thời
điểm này, có đến hơn 30 triệu người Việt Nam có khả năng tiếp xúc với mạng Internet,
và tại bốn thành phố lớn là Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ,
lần đầu tiên thời gian của người Việt Nam dành cho Internet đã nhiều hơn thời
gian họ dành cho các ấn phẩm. Sự xuất hiện của các mạng xã hội như Facebook,
ZingMe, Linkedin…đã thay đổi cách thức người ta tiếp nhận và phổ biến thông
tin. Sự tham gia tích cực của người Việt Nam vào các mạng xã hội (trung bình
mỗi một người Việt Nam là thành viên của tám mạng xã hội khác nhau, và mỗi một
người trong số họ có trung bình là 82 người bạn trên mạng xã hội) đã thúc đẩy
sự phát triển của một nền “báo chí công dân”. Chúng tôi thường nói, mỗi một người
có một tài khoản facebook, một trang blog trên Yahoo!360 hay thậm chí chỉ một
tên lóng trên một mạng thảo luận nào đó đã có thể được coi là một phóng viên.
Nếu người đó có một chiếc điện thoại có chức năng chụp ảnh- anh ta đã trở thành
một paparazo, còn nếu chiếc điện thoại đó có chức năng quay phim, và anh ta lại
có một tài khoản trên YouTube hay Clip.vn, bạn phải coi anh ta là một phóng
viên truyền hình rồi đó. Hình thức mạng xã hội cũng cho phép những nhà báo lành
nghề và giầu kinh nghiệm, những người không chấp nhận thỏa hiệp với các vấn đề
xã hội, chính trị hay kinh tế, tìm được công chúng cho các bài viết của mình. Trang
blog của một số người như nhà báo H.D (trang Osin), nhà văn NQL (trang Quê
Choa), nhà văn T.H thu hút hàng chục nghìn lượt người xem mỗi ngày- không kém
gì một tờ báo trung bình ở Việt Nam .


 Cái kẹt lại ở
giữa là các cơ quan báo chí truyền thống Việt Nam . Một mặt, nó chịu áp lực sức ép
“thương mại hóa” của báo chí tư nhân- cạnh tranh về nguồn thu quảng cáo, “chẩy
máu chất xám”, “bình dân hóa” nội dung, cạnh tranh về bạn đọc; mặt khác, nó
chịu áp lực của “báo chí công dân”- uy tín nghề nghiệp phải dựa vào thái độ rõ
ràng dứt khoát, có chính kiến về các vấn đề chính trị, xã hội hay kinh tế nóng
hổi. Đây quả thật là một tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” không dễ gì giải
quyết của báo chí truyền thống Việt Nam .

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

ĐẶC SẢN TÂN THỜI HÀ NỘI

Đời mình, rời cán bộ đường
lối ra, lạc tức thì. Từ Lý Thường Kiệt tới Bờ hồ phải hỏi đường hai lần. Lần
đầu do không lường tình huống, bác chỉ đường đi ngược chiều, phải của bác
là…trái của mình.


Hiếm khi được thảnh thơi lang
thang Hà nội, mà lại một mình. Món đặc sản hấp dẫn nhất, dĩ nhiên là biểu tình
việt dã rồi. Công an đến trước tiên, biểu tình nhóm sau mình. Chừng ba bốn chục
người. Công an phát loa liên tục, đọc nghị định 38 (quy định chuyện tụ tập đông
người) và kêu gọi mọi người giải tán. 30 phút sau, xe bus trờ tới. Cực nhanh,
cực gọn, mình canh đồng hồ chưa đầy 3 phút, gần hết nhóm người bị đẩy xong lên
xe. Nhóm bên dưới đưa tay vẫy vẫy. Xe bus thứ hai tới, chuyển từ vẫy sang ù té
chạy. Không một ai thoát với cách khóa đầu khóa đuôi rất bài bản của công an. 9
phút sau thông đường.


Mình thật tình khuyên những
bạn bài xích món đặc sản biểu tình này không nên viết thêm nữa. Không đáng.
Thực sự không đáng. Chứng kiến tận mắt, mình có mấy cảm nghĩ thế này.


Tại sao đã qua hàng chục lần
(quá nhiều) rồi mà không lôi kéo được quần chúng nhân dân. Số lượng người tham
gia không được nhân lên, chỉ vẫn ngần ý gương mặt với nhau.


Nhìn vào tổng số vụ chống
người thi hành công vụ trong 6 tháng đầu năm, Hà nội tiên phong 260 vụ với gần
400 người vi phạm thì thấy, lí do không phải người Hà nội sợ công an. Thân nhân
của những liệt sĩ trong cuộc chiến tranh biên giới 79, chắc chắn cư ngụ ở Hà
nội không ít, họ đã sạch hết nỗi đau mất chồng mất cha mất anh em vì Trung quốc
rồi sao, mà không góp mặt?

Bởi vì, cái cách gào thét hô hào,
cách biểu lộ thái độ, nó du thủ du thực sao đó, khó có thể định nghĩa thuộc thể
loại gì. Người tử tế sẽ rất hãi khi lại gần. Buổi sáng, lại là sáng chủ nhật,
người đi bộ rất đông, mình thấy hoặc dạt sát bờ hồ hoặc đánh võng sang bên này
đường, để tránh. Ngay như mình, từng đứng vào giữa đám biểu tình đằng đằng sát
khí chống thủ tướng ở Washington ,
cũng chỉ dám đứng bên này đường nhìn sang.


Ý nghĩ thứ hai, mình tự buồn
cười chính mình vì nỗi đặt hi vọng vào những
cái ao làng
. Thuở Đàn chim việt chưa tan đàn làm đôi như bây giờ, mình từng
đặt nhiều hy vọng vào các bạn được ăn học tử tế trời tây, lại có lòng với tổ
quốc, sẽ thổi một cái nhìn văn minh và phóng khoáng về nước. Hóa ra có bay đi bốn
phương trời rồi vẫn nguyên hình trym
Việt. Mình tự biện minh lí giải cho sự thất vọng, có lẽ các bạn chủ biên này
già quá. Lại đặt tiếp hi vọng vào Dân luận, trẻ hơn, không phóng khoáng chí ít
cũng văn minh. Tụ bạ dăm vài bloggers lớp già cỗi lớp thất nghiệp, nói một
giọng duy nhất, còn dở hơn cả Đàn chim việt ở chỗ, nói lải nhải mãi một chuyện như
những bà lão lắm mồm. Hỉ nộ ái ố, tất tật quẩn quanh bên trong một cái ao tù.


Món đặc sản thứ hai, như các
bạn phóng viên ngoài ấy nâng quan điểm
thành văn hóa Hà thành, phở chửi cháo quát. Cực rẻ, cực ngon. Bà chủ mắng người
làm luôn mồm, không biết lúc khác có chửi khách không nhưng hỏi mình ăn gì khá đon đả. Lúc tính tiền, con bé
con cầm tiền bảo cháu xin ạ, nghe yêu
không tả được.


Với 20 nghìn thì được nguyên
khay bún đậu rán mắm tôm thế này.



Chưa cần tây tàu xa xôi, chỉ
cần từ Sài gòn ra thôi, là có thể so sánh ngay được sự nhếch nhác của Bờ hồ. Hồ
gươm mùa không hoa nhưng lá xanh rợn. Không thể phóng tầm mắt mà tưởng thưởng
cho mình sự lãng mạn bởi, mắt sẽ vấp ổ voi ổ gà liên tục.


Có lẽ để tránh tiếng những
cái đèn lồng đỏ trông như phố nhà thổ, người ta treo những quả cầu buổi tối
điện đóm vào còn khả dĩ, ban ngày trông rất bẩn.



Trong một entry, mình đã miêu
tả những quan tài thủy táng tênh hênh dưới hồ. Bữa qua lại phát hiện một dãy
hoa đột biến gien. Mình đồ rằng ku (not kụ) Dùa có khi chết mất đất rồi nên
bệnh viện dã chiến buồn không muốn tháo dỡ.


Hai cái bảng quảng cáo điện tử y
như hai cái mụn mủ to tướng trên mặt nàng hoa hậu đền Ngọc sơn.



Gạch lát mỗi khúc một màu một
kiểu, lở lói, ấy thế nhưng khi thay mới đồng bộ lại chống đối tới cùng. Mình
xếp luôn sự chống đối rất lạ này vào món đặc sản tân thời của thủ đô ta.



 


Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011

CÁI GIÁ CỦA ÂM TÍNH

Chiều giai đẹp nhờ tư vấn chuyện gái Ngọc Trinh, rằng cớ
vì sao em í bị ném đá dữ dội thế sau khi đăng quang một cuộc thi hoa hậu Việt
Nam toàn cầu (cuộc thi mà bạn Thể thao văn hóa cứ ngỡ mang tầm cuốc tế thế là
nghĩ cho nó to ra, vĩ đại ra để rồi sau đó làng báo ôm hận vì nó chỉ ngang một show
ca nhạc).


Mình bảo thế này, dân tộc Việt Nam
là dân tộc âm tính (nói thẳng ra là đàn bà). Âm tính nên hay ích kỷ, hờn ghen.
Thấy ai hơn mình là đố kỵ, khó chịu rồi báng bổ vào họ. Cái tư duy khỏe khoắn,
trượng phu và văn minh như các nước phương Tây không phải cứ muốn là có, nhất
là đối với một đất nước có số phận, bởi sở hữu một dĩ vãng đau đớn, chẳng lấy
gì làm vẻ vang cho lắm (ở đợ lâu năm). Đất nước bất hạnh sẽ sản sinh ra những
công dân bất hạnh, yếu đuối và cực kỳ thiếu tự tin. Trong khi để sống văn minh,
người ta cần đến cái lòng tự tin rất lớn. Phải đủ tự tin người ta mới bình tĩnh
để vượt qua được những giá trị tầm thường, bé mọn. Phải thực sự khỏe mạnh người
ta mới chiến thắng được cái bản năng ngất ngưởng luôn muốn làm quản trị hệ thần
kinh trong đầu của mỗi con người.


Và khi
không văn minh, chẳng còn cách nào khác là họ buộc lòng phải bé lại, họ sống co
cụm trong cái bản năng ích kỷ, nhỏ mọn, đớn hèn. Họ tự lừa phỉnh mình bằng
những giá trị mà chắc chắn họ chả bao giờ có để tự sướng, tự thỏa mãn, thậm chí
là kiêu hãnh nhằm che đậy, lấp liếm cho cái yếu kém, dốt nát, thua thiệt của
bản thân. Bằng chứng là rất hiếm các thể loại đàn ông ở An Nam dám nhận mình vô
dụng, bất tài, đàn bà tự nhận mình xấu xí, đen đủi, bẩn thỉu càng hiếm hơn. Thế
là cả một dân tộc gồng lên ta giỏi giang, ta xinh đẹp. Ta không giỏi chỗ này
thì ta giỏi chỗ khác, ta không đẹp ở nhan sắc thì ta đẹp hình thể, chả hình thể
nữa ta đẹp ở tâm hồn. Kiểu gì cũng phải giỏi, kiểu gì thì cũng phải đẹp chứ
không thể dở hay xấu được. Thực ra là đang tự lừa mị nhau cả.


Bởi giỏi
giang, xinh đẹp kiểu gì mà đi ném đá một đứa cỡ Ngọc Trinh. Khỏe khoắn thực sự,
xinh đẹp thực sự thì phải nâng đỡ người khác, chả đỡ thì thôi chả thèm nhìn, nó
làm gì kệ nó chứ để ý gì đến một đứa đã tự nhận mình là nữ hoàng đồ lót. Ấy thế
mà cả làng báo cùng thần dân của họ nhao nhao chạy đi thắc mắc một nữ hoàng đồ
lót về những khoản chiều sâu, trí tuệ, tâm hồn…và cho rằng não ngần í thì không
thể đại diện cho trí tuệ, tâm hồn dân tộc. Bệ rạc không biết chứa vào đâu cho
hết. Thử hỏi thế giới này có dân tộc nào mang nữ hoàng đồ lót, thậm chí hoa hậu
ra để làm đại diện cho tâm hồn, trí tuệ không hả giời? Trừ An Nam .


Sự âm
tính ấy cũng đầy não của các thể loại nhân sĩ trí thức. Từ chỗ mặc cảm năng lực
yếu kém, từ chỗ cảm thấy mình thua thiệt và khi bị vứt bên lề thời đại, từ chỗ
bất mãn khi các quyền lợi cá nhân không được thỏa mãn thế là chuyển sang trạng
thái chống đối giới cầm quyền, chống đối chính phủ.


Dân Anh
khi nổi loạn chúng nó dám nói thẳng là chúng nó chống chính phủ, chúng nó muốn
khẳng định chúng nó có giá trị, không phải là loại vứt đi. Khoan bàn chuyện
đúng sai đã thấy tầm vóc của lũ bạo loạn bên Anh đã hơn nhân sĩ, trí thức An
Nam mấy bậc. Ấy là chúng nó dám nói thật, nói thẳng cái điều mà chúng nó muốn.
Thậm chí chúng nó cướp bóc, tức là làm một việc rất tồi tệ, rất đáng xấu hổ
nhưng vẫn dám ghi hình mang khoe. Có nghĩa chúng nó chả sợ đếch dư luận xung
quanh. Chúng khoe cả cái xấu xí của mình một cách đầy kiêu hãnh. Đừng bảo dân
Anh nó không ý thức được việc ăn cướp là xấu xí nhé, chỉ có điều khi chúng nó
muốn nổi loạn, chúng nó muốn khẳng định mình thì chúng nó chả còn sợ bất kỳ
điều gì. Ở góc độ nào đó, phải thấy dân tộc Anh là một dân tộc dương tính mà để
có được điều đó, dân tộc ấy phải mạnh mẽ đến cỡ nào.


Nhìn lại đám
nhân sĩ An Nam thấy tệ hại và âm tính đéo biết chất vào đâu cho hết. Toàn lũ
vô  tích sự cứ thích gắn những cái mác như giáo sư, tiên sĩ, nhà thơ,
nhà văn, nhà sử học lên mặt mình (bởi sợ quần chúng cho là ngữ vô học nên chả
ai tin), chống chính quyền nói mẹ nó ra là chống chính quyền lại nói trẹo đi là
chống Trung Quốc để được cái tiếng yêu nước cho thơm tho, bóng bẩy (và cũng sợ
mang tiếng là quân phản động vì như thế thì chính quyền chúng hốt).


Cái âm
tính cuối cùng và đáng tiếc nhất nó nằm ở sự lưỡng lự, thiếu chuyên nghiệp của
chính quyền khi xử lý đám rách việc nhân danh lòng yêu nước í. Đứa nào gây rối
trật tự công cộng, đứa nào thóa mạ, làm nhục người thi hành công vụ thì nhẽ ra an
ninh phải xử lý nghiêm khắc mà không cần phải lăn tăn bất kỳ điều gì bởi không
có bất kỳ đất nước nào trên thế giới hiện nay mà công dân có quyền nhân danh
lòng yêu nước để muốn làm gì thì làm. Nếu vẫn còn thỏa hiệp với đám người ấy,
chẳng khác nào chính quyền Việt Nam đang làm mất lòng tin ở trên dưới 85 triệu
dân còn lại và tự khẳng định Việt Nam là xứ vô pháp, quê mùa.


Dân chủ
như Mỹ kia, bảo giơ tay mà không giơ, an ninh nó đánh cho môi to bằng mông. Dân
chủ như Anh thì nó còn bắn chết dân và hiện đang giam 700 đứa  nổi loạn
kia kìa.


Một dân
tộc âm tính, chỉ để làm thơ. Mà thơ ở thời này, chỉ để chùi đít.


Copy từ  đây

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

Kính gửi Nhà nước

Copy từ blog Hoa Binh


Tôi là một người dân, xin lưu
ý không phải dân thường, mà là người dân yêu nước. Trước khi đưa ra một số đề
nghị, tôi xin có vài lời về hai từ “yêu nước”. Thời buổi này làm gì thì làm, cứ
phải thêm cái chữ yêu nước vào là chắc ăn. Vì như đi đường ngang qua Sứ quán
Tàu mà có mắc tiểu tiện quá, vạch trym ra thì các chú bảo vệ cũng chỉ dám nhẹ
nhàng nhắc nhở bác làm ơn ra chỗ khác, đừng ấy chỗ này. Chứ các chú mà xông vào
khóa tay kéo đi thì tôi sẽ la làng lên là “ối giờ ơi công an bóp dái người yêu
nước này”. Rồi clip đưa lên mạng, vài giờ sau là cả thế giới biết chuyện bóp
dái người yêu nước ngay. Yêu nước quả là một từ bảo bối.


 Sở dĩ tôi dài dòng như
thế về 2 từ “yêu nước” là nhằm nhắc nhở Nhà nước hết sức lưu ý trước các đề
nghị đầy tính yêu nước của tôi dưới đây.


 1. Tôi đây hiểu Nhà
nước ta muốn giải quyết  tranh chấp biển Đông với Tàu bằng con đường ngoại
giao hòa bình, êm thấm, nhưng tôi không thích thế, tôi thích đào mả bố chúng nó
lên mà chửi cơ. Đề nghị Nhà nước không  được ngăn cản tôi chửi bới. Cấm
thế là cấm tôi yêu nước.


 2. Tôi đây biết Nhà
nước không muốn dân Việt mình phải thêm một lần đổ máu, vì dân ta đã đổ máu
nhiều rồi, Nhà nước muốn nước Việt mình ổn định mà làm ăn. Nhưng với tôi
  chuyện dân  mình được ổn định thì làm ăn có khấm khá tôi không
quan tâm, tôi chỉ  đoán là các quan của nhà nước thì sẽ khá lên là tôi
thấy ghét. Tôi ghét sự ổn định đó. Tôi thích đánh nhau với Tàu cho các quan nhà
nước hết đường khấm khá, chứ dân thì sướng khổ thế nào chả được. Nên tôi thích
hung hăng, đổ máu thì đổ máu. Đề nghị nhà nước không được ngăn cản tôi bày tỏ
sự hung hăng. Ngăn cản tôi là ngăn cản lòng yêu nước.


 3. Tôi đây biết lịch sử
ông cha ta có lúc nhu lúc cương, đánh thắng Tàu rồi vẫn phải sang cống nạp,
chấp nhận tiếng tiểu quốc mà giữ để giữ hòa hiếu, dân an. Nhưng tôi chỉ thích
nhớ Hội nghị Diên hồng, các cụ già đồng thanh hô “đánh” thôi, tôi không thích
nhớ chiêu các cụ cống nạp cầu hòa, tôi thấy thế là hèn. Nên tôi cứ hô to đòi
đánh Tàu, đòi xé Tàu ra từng mảnh. Đề nghị nhà nước không được cấm tôi kích
động chiến tranh. Cấm thế là cấm lòng dũng cảm, cấm yêu nước.


4. Cuối cùng, trong khi không
cấm cản 3 nội dung yêu nước trên đây của tôi, đề nghị Nhà nước cử an ninh đến
nói chuyện riêng với tôi hoặc mời tôi lên đồn công an làm việc. Có như vậy lòng
yêu nước và tinh thần dũng cảm của tôi mới được trọn vẹn và sâu sắc.


 Rất mong nhà nước trả
lời những đề nghị trên đây của tôi, không trả lời là Nhà nước thờ ơ trước lòng
yêu nước của người dân.


 Xin cảm ơn.

ĐÃ NHỚN

Người mẫu quảng cáo vali



Siêu Games thủ



Nghe thuyết minh phim, tiếng
Anh à nha.



Shoping, niềm đam mê.

CHIA BUỒN

Đọc bài này xong, muốn rơi
nước mắt. Xin thắp một nén nhang vái vọng ông, MỘT CON NGƯỜI, dù không quen biết.


 một người khác, cả
quen lẫn biết, cũng vừa đi. Chỉ chia buồn với chị, người đàn bà tử tế nhất trong
muôn ngàn người đàn bà tử tế đến khốn khổ, trên đời.


Làm người tốt, sống sao khó
thế!

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2011

VỀ PHÁT BIỂU CỦA GIÁO SƯ CHU HẢO

Beo đi vắng, sự thể ra sao không
nắm cụ thể. Nguồn nội bộ kể rằng, các phát biểu trong cuộc gặp gỡ giữa
Tổng Bí thư với Liên hiệp Các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam sáng 13/8
, chán,
cũ lắm lắm. Không thể bình trên nguồn thông tin không chính thức, vậy nên chỉ
xem cái cũ cái chán ấy trong một ý kiến được đăng trên Bee.net.vn ra sao.


Dấu ấn thứ nhất mà chúng tôi thiết tha mong muốn ông
sẽ để lại là tư tưởng chiến lược được thể hiện trong việc sửa đổi Hiến pháp Năm
1992 đang chuẩn bị tiến hành. Nếu ông chỉ đạo để lần sửa đổi này không phải chỉ
là sửa những điều không thật quan trọng và cấp thiết lắm như bỏ HĐND cấp Huyện,
hay người dân được trực tiếp bầu Chủ tịch Xã… mà hai điều khác mang tính đột
phá là:


1) Nhất thể hoá chức danh Chủ tịch Nước với chức danh TBT
của Đảng cầm quyền;


2) Trả lại quyền phúc quyết những vấn đề hệ trọng nhất
của Đất nước cho nhân dân thông qua trưng cầu dân ý trực tiếp.


Không thể hiểu nổi, nói cách dân
dã hiểu được chết liền, tại sao ông Chu Hảo -một trí thức tiếng tăm- lại quan
niệm về sự quan trọng phi thực tế đến vậy. Dẹp bỏ một cấp trung gian vô thưởng
vô phạt đông đúc rải khắp nước như HĐND huyện, đỡ tốn biết bao nhiêu tiền thuế cho
dân. Dân được bầu trực tiếp cấp chính quyền thấp nhất, một việc liên quan trực
tiếp và mật thiết đến cuộc sống hàng ngày của hàng mấy chục triệu con người,
một biểu hiện cụ thể nhất để chính quyền thuộc về nhân dân. So ra, việc
ghép hai chức danh cao nhất bộ máy nhà nước, là vô bổ nhất.


Cái lợi thấy ngay  của việc một
người hai chức là giảm bớt vài chục biên chế phục vụ. Cái lợi thứ hai, khi giao
tiếp quốc tế, TBT sẽ được đón tiếp theo nghi thức chủ tịch nước vì, ngoại trừ
dăm ba nước anh em xã hội chủ nghĩa xưa, cả thế giới bây giờ không xếp TBT vào
hàng nguyên thủ.


Và hết. Không thể tìm thấy gì
thêm trong việc nhất thể kia những động lực thúc đẩy sự phát triển đất nước. Cũng
không thể tìm thấy gì thêm trong việc điều hòa, kiểm soát quyền lực của hai nhóm
lập pháp (quốc hội) và hành pháp (chính phủ).


Thực chất, những quyết định
quan trọng bậc nhất, như ban bố tình trạng khẩn cấp chẳng hạn, chủ tịch nước
chỉ là người thay mặt Bộ chính trị hoặc Ban chấp hành TW để kí tá. Ý chí cá
nhân, hay nói như Chu Hảo, dấu ấn cá nhân, hầu như không có khả năng phát huy
tối đa trong thể chế hiện hành. Chưa kể, với thực tế nhân sự cụ thể, việc tập
trung quá nhiều quyền lực vào một con người, có khi lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.


Ý hai nhỏ trong mong muốn tha
thiết đầu của ông Chu Hảo, Beo sẽ tra cứu thêm xem trong UN, có nhà nước nào
quyết việc hệ trọng bằng hình thức trưng cầu dân ý  hay, họ chỉ dùng hành động này như một hướng
tham khảo.


Dấu ấn thứ ba mà chúng tôi tha thiết mong Tổng bí thư
để lại là một Chiến lược tổng thể và bền vững trong quan hệ đối với Trung Quốc,


Đọc đến đây thì không thể
nghiêm túc được nữa, đành gọi ông là chí
thức thôi. Chiến lược tổng thể và bền
vững trong quan hệ đối với Trung Quốc
cả ta lẫn Trung đều đã có cả có từ
lâu, không phải đợi đến đời TBT này mới xây dựng để tạo dấu má. Vấn đề bây giờ
vận dụng chiến lược tổng thể kia uyển chuyển thế nào cho phù hợp với tính khí
thất thường của ông hàng xóm xấu tính.


Nhìn sang Philippines làm
ví dụ, nếu chỉ đọc báo Việt (có lẽ mục đích ngầm ý so sánh) sẽ thấy  những tuyên bố phát ngôn rất hùng hồn, rốt
cục hàng nguyên thủ phải lóc cóc sang tận Trung nam hải cầu hòa chuyện biển
Đông. Ngoại giao thế giới những năm này, tính thực dụng được đặt lên hàng đầu.
Thể diện quốc gia nỗi gì dăm ba câu khí phách mà để máu chảy đầu rơi.


Chúng tôi cũng tin tưởng rằng, với tư cách một người
từng làm công tác nghiên cứu khoa học, ông sẽ mở đầu cho một thời kỳ mới, thời
kỳ các cấp lãnh của Đảng thực sự tôn trọng tư duy độc lập; chấp nhận sự đa dạng
trong sinh hoạt tinh thần – tư tưởng; lắng nghe và sẵn sàng trao đổi, đối thoại
với mọi cá nhân và tập thể có các ý kiến đề cập đến những vấn đề hệ trọng của
Đất nước một cách nghiêm túc và xây dựng, kể cả các ý kiến trái chiều.


Thật ra ý này rất hay, nếu…


… trí thức ta có tư duy độc lập.


… trí thức ta có ý kiến trái chiều.


Nhưng đào đâu ra những của
hiếm như thế, để cho đảng tôn trọng.


Bày tỏ một tư duy độc lập, buộc
phải kèm theo những luận cứ khoa học bảo vệ sự độc lập của mình. Lấy hai ví dụ.


Phản đối việc khai thác bôxít
thì phải trưng ra các công trình khoa học cho thấy tác hại về môi trường, về
kinh tế tương lai …với các thông số cụ thể. Lập nguyên trang mạng tập hợp mấy
chú chí, toàn thấy hết chửi bố chính quyền lại chuyện Thị Beo ngủ với giai. Độc
lập hay bô shit ?


Ai cũng có thể phê phán ngành
giáo dục nhưng chưa thấy ai công bố một đề án cải tiến ra tấm ra món nào cho
ngành này. Trong khi đó, người (duy nhất sau nhiều năm) đưa ra lí thuyết nền
tảng cho mọi sự cải cách: sự trung thực, bị chính các nhà chí thức dập cho tới bến. Hàng loạt các kết quả tệ hại các môn phơi
bày  sau các cuộc thi, chí thức tìm đủ mọi lí do để đích cuối
phải chịu trách nhiệm: Đảng độc quyền và nhà nước, trừ lí do nó là hệ quả tất
yếu của sự thiếu trung thực triền miên hàng thế hệ của chính giới trí thức. Độc lập hay bầy đàn?


“Bản thân phê phán, nhiều
nhất có thể, làm yếu đi uy tín của một lí thuyết cho trước, và với việc đó làm
mềm sự phản kháng trí tuệ đối với một lí thuyết mới. Nhưng chẳng bao giờ có thể
dẫn tới việc đánh đổ một lí thuyết đã được chấp nhận. Thế chỗ cho một lí thuyết
cũ chỉ một lí thuyết mới, nếu chuyên ngành được thuyết phục rằng nó có thể dùng
được tốt hơn” (Kornai Janos-Nguyễn Quang A dịch).


Phải tay Beo, sẽ không dịch
như ông Quang A, mà Việt hóa nó thế này: hãy trưng trí tuệ ra đi cho bàn dân
thấy trong óc não có gì khá khẩm. Cứ lăn đùng ngã ngửa la làng mãi, chán lắm,
cũ lắm.

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

ĐI CHƠI

Viết nhân mùa báo hiếu


Đi chơi, là nói nghĩa bóng. Nghĩa đen, nó như thế này:


Thương phụ huynh lụi đụi ở nhà, gái con thi thoảng dắt đi du lịch đây đó. Và để phụ huynh được đi đây đó, hai gái con phải phối hợp lên phương án tác chiến, chuẩn xác đến từng chi tiết, bởi chỉ cần một sơ xuất, coi như ý định kia bất thành.


Bước một, diễn ra trong vòng một tuần, bằng mọi hình thức giao tiếp thông tin khôn khéo sáng tạo nhất, thông báo cho phụ huynh sẽ có chuyến đi. Sau khi được chuẩn thuận, một cách đầy kênh kiệu hoặc ái ngại tùy ước lượng độ chi ra của chuyến đi, sang bước hai không kém phần cam go: sắp xếp hành lí.


Với 3 ngày, Dédé sẽ mang theo 2 đôi dép, 1 cái quần đùi. Mémé, 6 chân váy 7 áo 2 bộ vét và một cơ số gấp đôi đồ phụ tùng. Đặc biệt, phải cảnh giác vì trong túi sách tay Mémé (cấm sờ) ngoài cơ man các loại trái cây ăn dở trong tủ lạnh thể nào cũng có không con dao Thái lan thì chai nước, loại lít 2 đầy hự nước tự đun sôi trăm mấy độ. Chưa thoát khỏi bị tịch thu ở cửa kiểm soát sân bay lần nào, nhưng lần nào cũng không nguôi hi vọng, máy soi nó không thấy.


Lên máy bay. Ngăn cách bởi hai gái chí chóe nhau khó, muốn bắt nẹt tiếp viên xả choét lại phải qua  thông dịch mặt lạnh băng mắt lừ lừ, nên ngoan hẳn. Mémé tranh thủ giữ eo, nói như lệnh, ngủ-không ăn. Khi xe đẩy đồ ăn còn cách đến 5 hàng ghế,  cưỡng không nổi cám dỗ, lịch kịch hạ bàn ăn hỏi, nó có những món gì hả con. Vừa ăn vừa đồng lòng chê, nhưng là chê đối ứng với máy bay của Việt, biết bao giờ mới cho ăn ngon thế nhiều thế lại có cả kem tráng miệng thế…Gái em thầm thì: sặc mùi Việt tân.


Sì tai Việt tân còn theo suốt hành trình. Sân bay đẹp như Mỹ con hả (làm như đi Mỹ suốt không bằng). Đấy, năm sao là phải thế, sạch như lau như li, ai như 5 sao mình (đã thấy rác ở Mélia, Furama bao giờ chưa không biết). Âm mưu lấy gối che đèn cho bớt chói vì không biết tắt đèn chỗ nào, đóng rèm cửa nâng nhiệt độ cũng không biết thay vì hỏi lại mắng vốn, cái bọn điện tử bất tiện (sĩ diện )


Có mỗi cái xe đẩy, người ngồi xe hân hoan người đi bộ, ôi chân trái mất cảm giác rồi, trong khi xà nẹo rõ ràng bên chân phải. Người này khoái xem nhạc nước người kia dứt điểm muốn đi ngủ. Người kia thích chụp hình người này nguýt rách mắt…Chỉ có hai gái con là giống nhau: làm oshin kiêm cửu vạn cộng căng thẳng thần kinh, bạc thếch mặt.


Rồi là còn khoe chán với các ông bà bạn cho tới tận…chuyến đi sau. Khoe khoang ngoài việc mở mang kiến thức nước ngoài cho người nghe, mình biết thừa còn có ý cho bạn bè  ghanh tị, con cái tao thế chứ đâu như …hix.


*Những chữ in nghiêng là ức quá nghĩ thầm thế.




Sing, đúng ngọ




Mã, giờ tí




Sàigòn, giờ nào mình thấy cũng yêu như nhau.

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

NHẮN GẤP GIÁO XƯ CÙ TRỌNG XOAY

Đúng là thời đại điện tử, định mà không viết ngay, sau một đêm ngủ dậy thành đề tài cũ. Câu chuyện 
vô phương đỡ nổi
này hôm nay đã tràn ngập
trên các website, forum, blog với sự đồng lòng gần như tuyệt đối -điều cực hiếm
diễn ra trong thế giới ảo- xếp nó vào dòng
nghệ thuật
hài hước.

Mình có nhời nhắn, giáo xư Cù
Trọng Xoay nên lấy luôn làm kịch bản dựng thành vở Táo quân cuối năm cho VTV, khỏi
phải sáng tạo thêm bất cứ tình tiết khác. Bạn Vượng Râu mà vào vai
này thì, chẹp chẹp,  ngọt thôi rồi.


Cóp một đoạn trong Trường
ca của loài quạ đêm
của Bùi Ngọc Long, để cân bằng sinh thái, chứ không đứt
ruột thành mấy khúc và suốt sáng giờ không khép được quai hàm.


Trái đất tròn rạn vỡ


Tôi trở lại thế giới này bằng giấc mơ


Vẫn thấy lũ quạ đen đậu bên khu vườn hòa bình


Đợi chờ ngày bão tố


Tiếp quản di xản games bạo lực nở như hoa mùa Xuân,
báo sex mọc như nấm sau mưa…bác để lại, ngoài bác bộ trưởng còn có một thứ
trưởng mới. Hai người này năng lực điều hành vĩ mô ra sao, mình biết không
nhiều nhưng có một điều chắc chắn, đây là hai truyền nhân (từ đại tướng sư phụ)
hiếm hoi của chính trị bàn tay sạch. Thời đại tướng, muốn bẩn đôi khi cũng …khó.
Thời truyền nhân, chỉ cần sạch thôi,
liệt vào hàng danh nhân.



.

 


 

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

í a… ối à…Việt tân.

Tại Úc và Mỹ, không ít lần
mình bị các bạn Việt kiều hỏi ngược: sao công an trong nước coi Việt tân ghê
gớm quá vậy, ngoài này chúng tôi xem họ chỉ đáng thế lọ thế chai…


Zời ạ, công an Việt thì đến
Mỹ cựu còn chả gớm, gớm gì  đến Việt tân.
Lịch sử hình thành và phát triển của Việt tân gắn với đổ quân đánh biệt kích,
với đặt bom sứ quán… Giờ có chuyển hướng hoạt động bất bạo động, cũng muộn, Việt
đã liệt vào danh sách tổ chức khủng bố. Ghép các chú vô bảng, chả phải oai, mà
là bảng tử thần, không chối tội được, khi đứng trước vành móng ngựa. Bắt cởi trần phải cởi trần, Cho may-ô mới
được phần may-ô.


Trong phiên tòa xử ông thầy
giáo Phạm Minh Hoàng sáng nay, có lẽ biết điều này, nên ông nhắc đi nhắc lại mình
đã từ bỏ Việt tân sau khi về VN. Tuy thế, ông lại thừa nhận có sang Mã dự lớp
huấn luyện do Việt tân mở và sau đó, mở lớp “dạy thêm”  ngay tại nhà, có cả nữ tu sĩ dự học. Mình thì
mình đồ rằng các em tu không chót đời này ham vui, theo học như khóa mở mang vi
tính nhằm chát chít đong giai chứ nước chúa, bạo động đâu ra mà phải học cách đấu
tranh.


Phạm Minh Hoàng hình như là
người có học cao nhất từ trước tới giờ của Việt tân bị bắt.


Có học, mà tham gia một đảng
phái chính trị chẳng cần tìm hiểu kĩ. Bạn dẫn vô là…vô.


Có học, mà tỉnh bơ nói không
biết những gì mình viết ra là phạm luật. Đòi nhà nước phải pháp quyền trong
khi, tầng lớp trí thức cao nhất xã hội, không biết pháp là gì?


Dĩ nhiên, mình thừa hiểu, việc
không tìm hiểu kĩ Việt tân hay đổ lỗi hành động do thiếu hiểu biết, chỉ là một cách
(hèn nhát) để xin tha bổng. Nhưng vụ này thuộc về lĩnh vực nhân cách, miễn bàn.


***


Mình sang Los Angeles đúng cái đận đang diễn ra  biểu tình việt dã chống tờ nhật báo Người
Việt, lí do thân cộng. Không thể không liên hệ với các cuộc  chống tàu việt dã chủ nhật, bên bờ Hồ Gươm.
Từ hình thức đến  bản chất hành vi, không
khác nhau mấy.


Chuyện Trạng, được cho là
biểu hiện tinh hoa của trí tuệ Việt. Đọc kỹ mà xem, toàn những chuyện khôn lỏi
khôn vặt, đôi khi còn pha cả màu ti tiện.


Thằng Tầu gian (cứ cho là Tầu
đi) Trọng Thủy, đã quay lại ôm xác Mị Châu nhảy xuống giếng. Người Việt huyền
sử, có ku nào chung tình đến thế. Ấy là chưa kể, có ku bỏ cả bố cả mẹ cả người
ơn, để tếch về giời, vui thú điền viên (chữ mượn của bác Lục Gío).


***


Sự thảm hại, mang tính truyền
thống, không phải đặc sản của riêng phường í
a… ối à…Việt tân.

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

KHÔNG GIỐNG AI


đọc mãi vẫn đéo hiểu chị đứng bên
trái hay bên phải, hay đứng giữa đường rồi thò chân ra ngáng cả hai
bên,cẩn thân rồi gãy chân thì bỏ mịe.


Hôm
nhận được cái tin nhắn kia, mình đã cười suốt buổi sáng, giờ đọc lại vẫn phì
cười. Lão í nhà mình cũng hay lằn nhằn, sao em toàn nghĩ không giống ai.


***
Dạo cuốn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư bị một ông tuyên giáo tỉnh phê
phán nội dung, báo chí Sàigòn bảo vệ bạn Tư bằng cách phang ông  tuyên giáo kia tới bến Thượng Hải. Trong đó
có một bài đăng trên Tuổi trẻ của bác mới đây hân hoan tụng ca việc khắc Bút
Tre lên bia đá, thôi rồi là thê lương. Mình, lúc đó tổ chức trên TTVH 2 bài, 1 ca
ngợi cái hay của cuốn sách, và 1 của nhạc sĩ Dương Thụ.


Vị
nhạc sĩ chân truyền Hà nội này viết đại ý: Đây là một cuốn sách hay, nhưng cũng
nên tôn trọng ông tuyên giáo vì ông cảm nhận tác phẩm bằng nhận thức và thẩm mỹ
của ông ấy. Không chỉ sự điềm tĩnh bao dung, Dương Thụ còn dạy cho mình bài học
lớn về góc quan sát  (cao, bằng hay thấp
hơn) một sự việc, một con người.


Nhưng
đận ấy, cả làng, thay vì Dương Thụ, nhè mình chửi: con mẹ tuyên giáo.


***
Chuyện mới toe trên oép bạn Lê Thiếu Nhơn.


Nhạc
sĩ xinh đẹp Trương Tuyết Mai thở than, năm 95 cho bà giải B trong giải của Hội
nhạc sĩ, năm nay cho 0 điểm trong giải thưởng nhà nước cũng ca khúc ấy, cũng Ca
Lê Thuần chấm. Với cách dẫn dắt của người viết, in như 0 điểm có mùi lí do từ
việc bà kiện cáo.


Không
cần sang oép LTN cũng biết, tổng thể các kiểu còm tập trung xỉ vả ông Ca với
cái hội đồng chuột kia. Mình mình một giọng (cho đến sáng nay), mình biên thế
này:


“Từ năm 1995 đến nay chưa phải là một
khoảng thời gian quá dài, nhưng cũng đủ để một đứa trẻ trở thành người lớn”.
Vậy thì sau 16 năm, người ta có quyền thẩm định lại giá trị thật của ca khúc
ấy. Sự thật khách quan nằm ở chính chỗ đó. Việc tự phủ nhận mình trong nhận thức
là điều hết sức bình thường, nếu không nói là văn minh và dũng cảm.
Tôi không bênh vực ông bà Hội đồng nào, nhưng muốn phê phán trước tiên phải nhắm
cho đúng chỗ và chân thành. Có ai trong tất cả các bác, kể cả LTNhơn, đã nghe
ca khúc ấy chưa. Và nếu đã nghe xin các bác cho lời đánh giá, nó đáng điểm 0
hay  B.



ngay bác gọi mình là lưỡi gỗ.


Chẳng
loại trừ khả năng, trong mười mấy cái lưỡi thịt kia, năm 95 không có ai từng
chì chiết 5, 10 năm nữa ai hát ai  nhắc nhớ bài giải B kia,  cho biết


Mình
kể chuyện này, tuyệt nhiên không có ý chê bai bài xích gì nhạc sĩ Trương Tuyết
Mai vì mình chưa hề một lần nghe bài hát vừa B vừa 0. Nghĩ cũng lạ, mình có thể
nhớ gần hết tên các giải thưởng Làn sóng xanh, Cống hiến… từ lần trao giải đầu
tiên, thế mà tịnh không nhớ một tác phẩm tác giả nào của Giải Hội nhạc, nơi chất
lượng chuyên môn nghiễm nhiên được xem là anh Cả chị Hai.


***
Mình rất ngưỡng mộ cách giới thiệu sách của blog Nhị Linh. Bạn ấy chọn cách khó
nhất để miêu tả một cuốn sách: phần
tinh thần của tác phẩm hoặc tác giả. Viết thế, lại bằng một cách rất nhẹ nhõm
thảnh thơi, hẳn phải hiểu sách ghê gớm. Ví von thế này, bạn ấy chỉ tả làn khói
thuốc vẩn vơ thoang thoảng, rồi đứa nào thấy điếu thuốc vuông tròn ra sao,
thằng hút thuốc mặt ngang mũi dọc thế nào, ngay cả cái khói thuốc kia thơm hay
hôi, ông là ông mặc xác, chúng mày tự tìm sách đọc mà phán lấy.


Ngoài
đời, chưa có một ai, trong ngoài giới, ủng hộ sự ngưỡng mộ của mình. Một chú
lính mới, mình đẩy link sang bảo nó, đọc đi và hãy mơ học được cách viết giới
thiệu sách như thế. Hôm sau, nó nói tỉnh bơ: cháu thấy ông này viết lăng nhăng.
Một bác nhà văn nhà kịch lừng danh nói như mắng nó mang mấy cái tiếng Tây ra
lòe chứ có gì đâu mà em bốc thơm thế.


***
Cải tạo mình để cho “giống ai đó’, tầm tuổi này khí khó thế nên, mình kể ra đây
mấy chuyện, nhỏ nhặt nhất trong các lần mình gây chuyện, để xem có ai giống
mình không.

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2011

DÂN NÀO-NGHỊ NẤY

***


"Tại buổi thảo luận của
Quốc hội chiều 5/8, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng, tình hình biển Đông có diễn biến phức tạp, Chính
phủ đã chủ động đấu tranh ngoại giao, có các biện pháp đồng bộ để nêu cao chủ
quyền, phản đối những hành vi gây hấn. Chính
phủ cũng đã có báo cáo hoành tráng (*)về vấn đề này."


Tuy nhiên, đại biểu vẫn chưa hài lòng, chưa yên tâm khi tình hình biển Đông còn
rất phức tạp. Đại biểu kỳ vọng nhiệm kỳ
nàycố gắng lấy lại quần đảo Hoàng Sa”.


Cái
này copy trên Dân trí.


Bữa
trước đọc đâu đó, thấy nàng Hồng Ánh trả lời phỏng vấn đại để, tự dưng bị ấn
tên vào danh sách ứng cử đại biểu cuốc hội, có trúng thì vô đó trình bày các
tâm tư nguyện vọng cá nhân mình, đã bật ngửa xém chấn thương sọ não. Bữa nay
lại đọc thấy ý kiến trên của tân nghị. Ngất hẳn.


Chưa
bàn đến việc làm thế nào để trong 5 năm tới lấy lại được Hoàng sa, bằng cách
mang quân ra tử chiến với Tàu, Phi ,Mã, Đài Loan chiếm lại, hay dùng bùa yêu
(đương) mang gái sang đổi đất (để thêm tên đường Chân dài XYZ cạnh đường Huyền
Trân Công Chúa), mà chỉ nói về trình bác nghị, đến báo cũng không hề đọc. Nỗ
lực  bền bỉ của Asean để đi đến thực thi
DOC, bác là bác nhổ toẹt vào, tất.


(*) Hai chữ hoành tráng đã bị Dân trí cắt đi sau
mấy tiếng đăng lên..


***  


Giật thót sướng tưng người
khi thấy SG tiếp thị đăng tin phát hiện hai cái bình gốm Chăm thế kỷ thứ 7/8
vì, mình cũng có 1 cái, không khác tí ti gì. Mình mua nó ở phòng chờ sân bay
Quy Nhơn, giá 280 nghìn…Obama. (
nổ tí cho vang).


Một web của phụ huynh các bé
bị tự kỷ đã phản ứng với một chương trình của VTV do em Kiều Trinh dẫn dắt. Em
í bảo bé bị
tự kỷ là do thiếu sự quan tâm của gia đình. Diễn đàn ấy đã trưng ra
tài liệu của WHO not ai, định nghĩa thế nào là bệnh tự kỷ. Nếu Tổ chức y tế thế
giới đúng, thì em Kiều Trinh kia chả có tẹo kiến thức gì về căn bệnh này, và
ngược lại. (Nói nước đôi cho nó mang tính trung dung).


Blogger
khá nổi tiếng viết một entry dài (chưa hỏi xem đã đăng trên báo bạn í chưa),
mượn lời hết ông tây nọ đến ông tây kia, chứng minh Việt là nơi lắm sân golf
nhất thế giới so với tổng thể  2000 cái
trên toàn thế giới. Chả bình bàn gì cái vụ mượn áo làm sân golf để đầu cơ bất
động sản, vì mình không biết rõ, nhưng những con số kia rất đáng ngờ. Ví như
Thái Lan hiện có 260 sân golf, theo con số trên chiếm 13% toàn thế giới, và họ
đang có chủ trương xây dựng thêm để khuyến khích loại hình du lịch golfers. Du
lịch giờ rẻ bèo, bạn tuanddk bữa nào vù sang Mã, chạy một vòng tròn (taxi cực
rẻ) quanh khu vực Hoàng cung, rồi đếm xem chỉ riêng KL đã có mấy cái sân golf?


Vụ
này đã bị xoá mất ngay sau khi mình còm bên dưới (cached còn), nếu chưa xoá cũng
không nỡ nêu đích danh vì chàng là phóng viên đồng lứa với mình: ca đĩa nhạc mới
của Mỹ Linh, chàng  bình giọng của diva
đã được thể loại mang nhiều âm hưởng dân
ca Bắc bộ acoustic
làm cho thăng hoa.


Chấm,
chấm, chấm


***


Dân
thế, nghị thế, chỉ có bọn cực phản động mới bảo, nghị ta không đại diện cho dân.

***


Hậu khảo cổ viết: Về "2 bình gốm Chăm cổ",  lọai gốm mỹ nghệ ấy bây giờ làng Gốm Bàu
Trúc đang sản xuất... hàng lọat, dù vẫn nặn bằng tay và vẫn nung ngòai trời ko
có lò :)). Nhân đây cũng xin nói thêm, du lịch và báo chí ta cứ bẩu làng Bàu
Trúc làm gốm Chăm bi giờ là cổ xưa nhất, duy nhất... Nhưng mà khắp ĐNA còn vô
số những nơi làm gốm bằng tay và nung ngòai trời. Thậm chí nhiều nơi họ còn
sống sung túc vì nghề này vì kết hợp với du lịch và quan trọng là họ thay đổi
mẫu mã liên tục, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, kể cả việc họ có quy
trình cho du khách tham gia tự làm gốm nữa cơ, như là một bảo tàng mở về nghề
gốm cổ truyền.


*** Ms Beo cần phải đúng.
Phi, Mã thì liên quan gì tới Hoàng Sa!? (mr Do)


Thanh kìu MrDo, thị Beo nhầm
lẫn gộp cả Trường vào Hoàng. Còn tại sao trong Trường có cả Mã, Beo sẽ viết kĩ sau.

TRUỒNG (CÓ) VÌ MÔI TRƯỜNG ?

Bài copy của Thao
thức sàigòn. Tựa do Beo đặt


Ý nghĩ về trí thức Việt Nam
đến với tớ khi đọc bài viết "Chúng
tôi đi gặp Bộ Ngoại giao"
của GS Nguyễn Huệ Chi. Trong bài viết này GS
Nguyễn Huệ Chi kể lại câu chuyện ông cùng với bạn bè của ông là các nhân sỹ trí
thức (tất nhiên) như GS Phạm Duy Hiển, GS Hoàng Tụy, TS Nguyễn Quang A, TS
Nguyễn Xuân Diện…đi gặp Bộ Ngoại giao để nghe giải đáp về những kiến nghị mà
các trí thức này đã ký gửi Bộ Ngoại giao. Tuy nhiên cuộc gặp bất thành vì Bộ
ngoại giao chỉ mời 04 người trong số 18 người đã ký tên dưới Bản kiến nghị; Bộ
Ngoại giao đã không cử người sang tận quán Café Trung Nguyên (đối diện với Bộ
ngoại giao) để mời những người đã cùng ký tên vào Bản kiến nghị sang cùng làm
việc; Người trả lời những vấn đề kiến nghị là ông Trần Duy Hải - Phó Ban Biên
giới - chứ không phải là Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn….
Đọc xong câu chuyện này tớ cảm thấy thật buồn vì những người được gọi là trí
thức ở trên đã làm tớ thất vọng. Với tâm huyết cao cả của mình với tinh thần
cao thượng của mình như vì dân vì nước, đại diện cho nhân sĩ trí thức của đất
nước (mặc dù chả ai nhờ họ đại diện cả)…họ đã ký vào một bản kiến nghị yêu cầu
Bộ Ngoại giao phải cung cấp những thông tin về việc Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn đã
bàn thảo những gì với Trung Quốc (đấy là tớ tạm gác chưa bàn việc kiến nghị ấy
đã hay chưa, đã đúng chưa…). Và tất cả những tâm huyết ấy, tấm lòng cao thượng
ấy đã bị chính họ sổ toẹt chỉ với những lý do tầm thường như trên. Và cũng
chính những lý do để từ chối cuộc gặp với Bộ Ngoại giao của họ đã cho tớ thấy
chính họ cũng thật "tầm thường" và "thực dụng". Mặc dù so sánh
luôn là khập khiễng nhưng chính những việc họ đã làm ở trên khiến tớ chợt nghĩ
đến một sự kiện vừa mới đây được giới truyền thông VN ầm ĩ, dư luận xã hội lao
vào mổ xẻ: "Người mẫu Ngọc Quyên nude vì môi trường".
Thay lời kết cái note này, tớ xin dẫn lại ý kiến của một nhà văn nữ đã từng
phát biểu về trí thức Việt Nam từ năm
2000:
"Về chủ quan, người Việt Nam không có truyền thống đem cả
một dân tộc ra mà tự phê bình. Một trong những lý do vì sao như vậy cũng là ở
chỗ, khi người ta đã suốt cả một số phận luôn luôn đội sổ thì lòng tự tin thực sự
chẳng còn gì lớn lắm. Ðấy là tôi muốn nói đến một lòng tự tin thực sự, chứ
không phải cái thứ tự tin theo kiểu vừa đánh võ mồm vừa run trong lòng, hoặc là
thứ tự tin lưu manh, cứ kích nhau lên để hòng vụ lợi cho mình. Rõ ràng là tự
phê bình đòi hỏi một lòng tự tin lớn. Tôi cứ nhìn cái cách tự tra vấn mình, tự
hành hạ, tự truy tội, tự xỉ vả mình của một dân tộc như dân tộc Ðức này mà phải
nhận ra rằng: phải là một dân tộc đã đạt được nhiều thành tựu đến mức nào mới
dám làm cái việc cũng rất ư quí phái là tự phê bình mình như vậy... Vậy dân tộc
Việt trọn gói thì không có lỗi gì đáng kể, nhưng một bộ phận, bộ phận đầu sỏ
của nó thì bao giờ cũng luôn luôn là đầu mối của mọi tai họa. Bộ phận đó, như
chúng ta thường xuyên được nghe nói, bao giờ cũng là chính quyền, là lực lượng
thống trị... Lúc thì chính quyền Bắc thuộc, lúc thì là vua quan nhà Nguyễn chịu
trách nhiệm, lúc thì chính quyền thực dân Pháp chịu trách nhiệm, lúc thì bè lũ
Mỹ-ngụy. Và bây giờ, không có chính quyền nào khác hơn là chính quyền cộng sản,
thì chính quyền cộng sản chịu trách nhiệm. Bảo đúng thì tất nhiên là đúng.
Nhưng như vậy có kỳ cục lắm không? Chẳng lẽ trước năm 1945 nạn đói xảy ra là do
phong kiến thực dân, còn bây giờ nạn đói xẩy ra là do cộng sản hay sao? Chẳng lẽ
cái thói chạy chọt, vây cánh, cửa quan, cửa quyền, bợ đỡ... rất nổi tiếng từ
thời cụ Ngô Tất Tố cũng tại cộng sản hay sao? Chẳng lẽ văn chương Việt Nam cả
một thế kỷ 15 chỉ được một ông Nguyễn Trãi, cả một thế kỷ 16 hầu như cũng toàn
nhạt nhẽo và trung bình cả thì cũng tại cộng sản hay sao? Một trong những nhà
phê bình văn học sắc sảo nhất của Việt Nam ở hải ngoại, anh Nguyễn Hưng Quốc,
hiện là giảng viên của trường Ðại học Victoria tại Úc, cách đây 10 năm có viết
một cuốn sách nhan đề Văn Học Việt Nam Dưới Chế Ðộ Cộng Sản. Trong đó anh đi
tìm câu giải thích cho tình trạng kém cỏi tẻ nhạt của văn học miền Bắc trong những
vấn đề của chế độ xã hội chủ nghĩa và hệ thống lý luận mác-xít. Ðiều đó tất
nhiên có nhiều phần đúng, nhưng chưa đủ. Những năm sau này anh Nguyễn Hưng Quốc
đi đến một nhận xét hết sức khổ tâm là văn học Việt Nam ở hải ngoại tồn tại ở
các chế độ dân chủ, tự do, hoàn toàn không phải dính líu đến hệ lý luận
mác-xít, hệ kiểm duyệt cộng sản, hoàn toàn không liên quan đến bộ máy tuyên
truyền chính trị chính thống, nhưng cái văn học ấy cũng không khá gì hơn, cũng
trì trệ, lạc hậu, bảo thủ và tẻ nhạt. Tất nhiên là tẻ nhạt theo một kiểu khác.
Vậy lời đáp nằm ở đâu?

Việc phê phán cái xã hội nghèo đói, loạn tặc, nhiễu nhương, tạm bợ, không có
phương hướng ở Việt Nam, tất nhiên có thể gắn với việc phê bình chính quyền
lãnh đạo. Thế cái xã hội của người Việt ở ngoài nước, tại cộng đồng hải ngoại,
không có mặt sự lãnh đạo của chính quyền cộng sản mà cũng đủ những phẩm tính
tương tự thì chúng ta biết phê phán trên cơ sở nào? Rõ ràng có những vấn đề
thuộc về văn hoá Việt Nam, những vấn đề nghiêm trọng, không thể qui vào một
chính thể, tập đoàn hay đảng phái thống trị nào, nó là những hằng số xuyên suốt
cả số phận dân tộc Việt Nam, bắt đầu thậm chí từ Lạc Long Quân, nếu như có ông
ấy và bà Ấu Cơ.."...