Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

NÓI LẠI VỚI NGUYỄN THANH SƠN

*** Có phải báo chí bị lá cải hóa là do tư nhân không được chính danh làm
báo?


Chỉ tính trên mạng truyền
thông chính thống, VTC là  tờ đầu tiên
đăng thông tin về con trai Phạm Nhật Vượng kèm clip màn tỏ tình. Bạn này còn
giữ lại chút tự trọng khi ghi nguồn lấy từ trang…Hihihehe.


Vietnamnet copy lại ngay sau
đó, và đĩnh đạc ký tên phóng viên bên dưới. Đây cũng chính là lí do ông Vượng
phản ứng trực tiếp với Vietnamnet. Tuy nhiên, nếu đọc  cái đính chính này, hẳn người ngoài cuộc
sẽ  nghĩ, ông Vượng mượn uy tín của
Vietnamnet để nhờ cải chính thông tin bịa đặt, từ những tờ báo khác.


Và, những “thông tin” như thế
này được  truy cập nhiều nhất trên tờ báo
mạng chính  thức của cấp Bộ sáng nay::



Tờ báo mạng đáng xem nhất hiện nay là vnexpress. Nhiều
đầu tin, ngắn gọn, tương đối khách quan do ít chen các  bình phẩm hay cảm quan cá nhân vào tin. Cướp
giết hiếp mông ngực, dừng lại ở mức độ chấp nhận được so với các báo mạng chính
thống. (Chính thống ở đây được hiểu là do chính cơ quan chủ quản thực hiện,
không bán giấy phép cho nhóm người nào đó). Nhấn mạnh: vnexpress là của FPT.


Hoa mặt trời có thể được coi là công ty làm báo tư
nhân (trá hình) thành công nhất hiện nay. Những ấn phẩm của họ hướng về đối
tượng nội trợ bình dân và họ làm “lá cải” rất sạch sẽ, có nghề. Công ty Nguyễn
Văn Vinh (không biết có phải công ty NVV trong entry của Sơn không), hiện đang
làm một tờ đứng đắn và đẹp vào hàng chiếu nhất, so với cả làng báo.


Báo giấy, chịu áp lực của 2 cái đe và búa kinh doanh
và các cơ quan quản lí, nhiều hơn gấp bội lần so với báo mạng. Nhìn lại quãng
thời gian chừng 1 năm trở lại đây thật công tâm, phía cơ quan quản lí chỉ chấn
chỉnh những việc làm sai luật định hai năm rõ mười. Mà những việc “làm sai luật
định” ấy, nó không sang trọng ở những chỗ họ bày tỏ chính kiến (trái chiều
chẳng hạn) về những vấn đề chính trị đâu. Ví dụ gần nhất, báo Tuổi trẻ dựng
đứng chuyện Bộ giáo dục có chủ trương đưa các chữ cái WZFJ vào bảng chữ cái
Việt, đến hôm nay Beo không theo dõi (vì ngại đọc) xem đã đính chính chưa. Tuổi
trẻ, còn thế. Hãy hình dung các báo khác, sự sai sót tương tự nhiều đến thế
nào.


Chỉ lấy
hai tờ tiêu biểu nhất là Tuổi trẻ và Thanh niên, không thể cho rằng họ không có
“thái độ rõ ràng dứt khoát, có chính kiến về các vấn đề xã hội hay kinh tế nóng
hổi”, nếu không muốn nói, họ thường xuyên có những phản biện quyết liệt với các
quyết sách của Đảng và nước trong các lĩnh vực này. Dĩ nhiên, trừ chính trị.
Một vùng cấm, nhưng nói thật ra, nó lại khó có người đủ tầm để bày tỏ hơn là
khó bày tỏ.


Áp lực thứ hai, mãi lực kinh doanh. Điều này công bằng
cho cả  chính thống lẫn phi, vì người mua
báo không chọn nhà sản xuất để đọc báo.  
đây trừ ra  hệ thống báo của Đảng và các tờ
báo của Thông tấn xã đang nhận bao cấp của nhà nước. (Thế nên nó gần như không
có mặt trên thương trường). Trước các quyết định mang rất nhiều chất Hamlet (to
be or not to be) như hiện nay của nhiều tờ báo chính thống, Beo không tin còn có
vùng cấm nào khiến họ sợ hơn việc báo ế. Khả năng đóng cửa báo vì không bán
được cao gấp hàng chục lần so với vì những bài viết hiệu triệu đa đảng.


Beo đưa ra những dẫn chứng cụ thể như trên để thấy,
tình trạng lá cải thối (dùng từ này tuy kém nhã nhưng để phân biệt với thể loại
báo lá cải-vốn hoàn toàn có quyền tồn tại ngang hàng với tất cả các thể loại
khác), không  phải lỗi do thiếu sự chính
danh của tư nhân đẩy tới. Khi các nhà báo còn cực sốc, còn choáng váng… trước một
cái xe hơi rẻ tiền hay màn tỏ tình quê kệch như trên đầu bài, thì làm gì có “tình
thế” để phải tiến thoái lưỡng nan.


*** Mạng xã
hội có phải là báo chí và liệu có thay thế được báo chí?


Về điều này, Beo viết lẻ mẻ trên blog nhiều lần rồi,
nên không viết thêm nữa. Chỉ  máy khéo
bạn Sơn, các bloggers bạn Sơn nhắc trong bài, không phải nhà báo thì cũng là
columnist- không chỉ cho một tờ báo.