Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

THẦY CỦA QUAN TA



Nhời nói đầu: Thầy PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính của Học viện hành chính Quốc gia - nơi (gần như) chuyên đào tạo ra các quan chức đương quyền hoặc sắp quyền của toàn thể quốc gia ta.
Beo chân chọng chép về blog này một đoạn thầy vừa dạy trên báo Đất Việt, để liu chuyền hậu thế lời vàng ý ngọc của thầy.
Tôi đã nhiều lần đặt câu hỏi cho các lớp học khi tham gia giảng bài ở đó rằng tại sao lại phê phán việc chạy chức chạy quyền. Trên thế giới này chạy chức chạy quyền nhiều chứ (?!). Obama phải ‘chạy’ vào Nhà Trắng, Putin phải ‘chạy’ vào nhà đỏ thì việc chạy vào chức, quyền của Việt Nam cũng là dễ hiểu.
Ai muốn có chức, có quyền và điều này chưa thể khẳng định là xấu. Bản thân tôi cũng từng nói với nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu rằng tôi cũng muốn chạy để có chức. Vào để tôi có cơ hội đóng góp được nhiều hơn. Cho nên đừng nhầm lẫn giữa cái người ta muốn chức với mục tiêu vào chức ấy để lời dụng, kiếm lời cho cá nhân, có hại cho cái chung.
Sở dĩ tôi kể lại câu chuyện này là vì cũng xuất phát từ quan điểm cơ chế thị trường. Chúng ta nói nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường là theo quy luật cơ bản của cơ chế thị trường bởi vì cái gì cũng có quy luật của nó tức là cung cầu, cạnh tranh, giá trị.
Như vậy, trong tổ chức, trong cán bộ cũng phải theo cơ chế thị trường bởi nó không có gì xấu vì vẫn là quan hệ cung cầu.
Thế nhưng, chúng ta không quan niệm cơ chế thị trường trong công tác tổ chức cán bộ nên mới dẫn đến tình trạng để cho nó phát triển ngầm của quy luật này, mới sinh ra chạy chức, chạy quyền.
Vì chúng ta không thừa nhận nên mới để nó chạy ngầm để rồi phê phán. Thậm chí còn phê phán cả tư tưởng chạy chức, chạy quyền. Thử hỏi trên trái đất này có ai không muốn chức quyền(?!). Chúng ta đừng nhầm lẫn khi làm yếu kém rồi quy kết ngược trở lại như vậy.
Nếu chúng ta thừa nhận cơ chế thị trường thì chính những người làm quản lý lãnh đạo phải chủ động thiết lập theo luật định cho nó chạy. Chạy công khai thì tiền sẽ nổi lên, Nhà nước quản lý được. Nếu đụng vào luật thì sẽ xử lý và sẽ không có những khoản ngầm chảy vào túi ai hết.
P/S: Bà là bà mách với đám học trò thầy, chúng nó tinh quan to, chúng nó sẽ bắt bỏ tù, bắt vào trại tâm thần đứa nào dám cười thầy chúng nó đấy.

TỐT MÃ RẺ CÙI ( tiếp)



Xem ra, cuộc chanh luận với một bạn bên FB cũng có ý vui vui, đưa về đây giữ làm tư liệu mai mốt cần đến.

Bạn ý mắng như vầy

1. ý kiến của ông Phan, đơn thuần là ý kiến của 1 blogger, của một ông già lấy viết blog làm niềm vui. nó ko phải là ý kiến tham vấn chính thống cho chính phủ. do đó ko cần đặt ra vấn đề đúng hay sai. chính các báo đã trích đăng lại từ blog của ông này dẫn đến nâng tầm quan điểm....
2. Toàn bộ bài viết của chị cũng thiên về giải pháp cứu bds. vậy nếu cứu thì cứu ai:
 
a) như câu hỏi của Thiên Tân, cũng như chị xác định trong bài viết là người cần mua nhà để ở ko nhiều. vậy ko lẽ thả tiền để cứu người mua đi bán lại????  
b) thực sự, nếu có cứu thì chính là cứu thị trường tài chính chứ ko phải là bds. vì tài chính chi phối bds và tất cả các thị trường còn lại. 
 c) bds là một thị trường đặc thù nhưng ko thoát khỏi quy luật cung cầu. một khi bị đầu cơ, giá đẩy quá cao, theo suy nghĩ ngây.thơ hồn nhiên trong sáng, thì nó phải điều chỉnh phù hợp cho đến khi bên mua gặp bên bán. thì âu cũng là một phần của bàn tay vô hình.  
3. Chị mắc phải một lỗi hồn nhiên của dân xứ Vịt trong tranh luận, phản biện đó là đi tìm yếu điểm trong đời tư, sự nghiệp.của người ta để đảm bảo sự chắc chắn.của luận cứ của mình. phép so sánh giữa alan phan với alan delon, cho thấy điều đó, cũng như viện dẫn lại vụ kiện của Sec đối với cty của ông Phan (nhằm hàm ý tay này.cũng lưu manh) như vậy là ko fairplay. vụ này.cũng giống như báo chí đang đánh trầm bê vì.ổng đc dán hình ở chánh điện.các chùa mà ổng cúng dường. Tóm lại, trong mục 3, em nghĩ khi ta phản.biện, tranh luận thì nên thực hiện với thái độ hồn nhiên ngây thơ, ko cần biết đời.tư.đối thủ ra sao, mà chỉ cần chứng minh quan điểm của đối thủ là sai.

Beo cãi lại như vầy:

1. Khi ông Phan chấp nhận cho báo chí đăng lại bài trên blog mình, thì vấn đề ko còn đơn giản bất cần đúng sai. Entry của blog và một bài báo, khác hẳn nhau về bản chất dù thông tin có giống hệt nhau đi chăng nữa.
2. Toàn bộ bài viết của Beo không thiên về giải pháp cứu bds, cũng như chưa hề đưa ra bất cứ giải pháp nào về tình hình BĐS hiện nay. Toàn bộ phần 1, Beo đưa ra các thông tin về những vướng mắc có thật hiện nay của chính phủ trong việc “giải cứu” BĐS và chỉ đưa ra một nhận xét của cá nhân Beo rất nhỏ: “Hướng thứ nhất, vấp phải những vấn đề, nguyên là hệ quả từ lối điều hành một thứ kinh tế trọng cung không trọng chứng và không có một cơ quan thống kê dữ liệu hay điều nghiên xã hội đáng tin”
2, Cả 3 ý a, b, c của THoan có thể trả lời thế này:
a) Đứng ở góc độ người làm kinh doanh, việc thả tiền để “cứu người mua đi bán lại????” tốt hơn việc thả tiền cho người mua nhà để ở vì như vậy, dòng tiền “động” nhiều hơn trong quá trình lưu chuyển.
b) Câu này THoan đặt ra do ko đọc kĩ entry của Beo, vì ngay mở đầu Beo đã viết: “Giải cứu bất động sản, song hành với việc giải thoát phần lớn khối nợ xấu khổng lồ cho ngân hàng”
c) He he, cái này thì Beo phải bỏ bóng đá chú phát chớ tự ái. Lý thuyết “bàn tay vô hình” của A. Smith đặt trong bối cảnh khủng hoảng, không phải bối cảnh phát triển bình thường của thị trường để mà hồn nhiên với trong sáng.
3. Không biết ý nào của Beo dẫn chú đến suy luận Beo dùng điểm yếu trong đời tư, sự nghiệp của người ta để đảm bảo sự chắc chắn của luận cứ của mình. Ông Phan, thay vì tranh luận với HH BĐS trực tiếp những vấn đề do chính ông ấy khơi ra, lại bỏ bóng đá người khi lên mặt dạy dỗ họ đạo đức kinh doanh. Vụ SEC nhằm chứng minh rằng ông ấy không đủ tư cách để dạy điều đó. Nhấn mạnh hai chữ tư cách nghe
.

Khi nghèo mạt rệp mà ra sức dạy thằng tỷ phú cách làm giàu, khi đi ăn cắp mà rao giảng sự trung thực...có đánh bóng cách nào, xảo ngôn cách nào thì rồi cũng có lúc hiện nguyên hình.

Bạn Beo còn thừa hàng đống chuyện đời tư sự nghiệp Alain Đờlông Phan, đặc biệt việc mang các mối quan hệ bên Trung cộng ra lòe Vịt ta ra sao. Cứ đợi đấy, còn ba hoa xích tốc nữa là bạn Beo bóc mẽ, bất chấp bạn THoan có cho Beo Fair play or not.

TỐT MÃ RẺ CÙI



***
Giải cứu bất động sản, song hành với việc giải thoát phần lớn khối nợ xấu khổng lồ cho ngân hàng, đã được đặt lên bàn nghị sự của chính phủ từ tháng 8 năm ngoái. Cho đến thời điểm này thì công cuộc giải cứu vĩ đại ấy vẫn chưa đâu vào đâu. Nó, cũng như hàng trăm công cuộc vĩ đại trên đất nước này, đang dàn hàng ngang nằm im lìm trước đèn đỏ. Nó, vì sao phải chờ lâu thế khi nước ngập tới mũi rồi? Câu trả lời cả nước biết: vì binh tướng còn tập trung gân cốt vào võ đài tỉ thí cuối tháng 5 tới (tuy nhiên công cuộc này thuộc đề tài khác nên chưa đề cập ở đây).
Ý kiến chung tư vấn cho chính phủ có hai hướng chính: một là bơm tiền ra xã hội thúc đẩy sức mua, hai là mau chóng vận hành Công ty mua bán nợ.
Hướng thứ hai cơ bản đã xong vì không quá phức tạp khi đã có mẫu hình bài bản từ nhiều năm tại các quốc gia khác.
Hướng thứ nhất, vấp phải những vấn đề, nguyên là hệ quả từ lối điều hành một thứ kinh tế trọng cung không trọng chứng không có một cơ quan thống kê dữ liệu hay điều nghiên xã hội đáng tin. Chứng ở đây là tập quán trong đời sống xã hội và nhu cầu thị trường.
Nay thúc đẩy thị trường bất động sản bằng nhã ý cho người nghèo vay tiền mua nhà,  những ổ voi không hề mới  nảy sinh: 
Các công trình xây dựng được chia thành 5 cấp, bao gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV. Cấp III và IV đương nhiên không được duyệt ngay từ  trong quy hoạch tổng thể chung. Như vậy, hiện nay tuyệt đại đa số hàng tồn kho là cấp I và II.
Chính phủ sẽ phải ưu đãi cho người nghèo trả góp trong bao lâu để thu hồi vốn của mình khi họ mua những căn nhà ấy.
Cũng đã có ý kiến (ngoại đạo) đề nghị chia nhỏ diện tích hiện trạng để giảm giá bán nhưng điều này vướng vào quy định (đã thành luật xây dựng) trong thiết kế đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của khu vực dự án. 10 người ở phải có tối thiểu 10 mét đi tè 100 mét cây xanh... chẳng hạn thế.
Ổ voi thứ nhì, xét về tập quán, tỉ lệ người vô gia cư Việt nam có lẽ vào hàng thấp nhất thế giới. Ai dám khẳng định hàng chục ngàn công nhân  của các khu công nghiệp, hàng ngàn người ăn xin ăn mày, đang chui rúc thuê mướn trong những khu ổ chuột hay vạ vật vỉa hè gầm cầu kia, ở quê họ cũng không tấc đất cắm dùi?
Người tối nghèo đã vậy, nói gì đến giới trung lưu và nhà giàu. Giới mà  mua nhà gắn với việc lên đời nhiều hơn là nhu cầu để ở.
***
Trong bối cảnh cả doanh nghiệp lẫn chính phủ đang rối bời bời như thế, Alain Đờlông Phan buông một lời gọn hơ, như ban thánh chỉ: hãy để nó (các doanh nghiệp bất động sản ấy) chết đi. Không mới, gần nhất với  ý tưởng nhà nước bỏ mặc thị trường, hay gọi theo sì tai Beo chết tuốt, của Alain Đờlông Phan, là bàn tay vô hình của bậc cụ tổ lí thuyết kinh tế thị trường Adam Smith. Nhưng  hàng thập kỉ nay, trong các trường kinh tế, người ta dạy học sinh rằng lí thuyết ấy đã được chứng minh là sai trong thực tế.
Và vì, Alain Đờlông Phan không nói rõ cách giải quyết những hệ lụy để lại khi chết và cũng không đưa ra được những luận cứ khoa học khả tín nào cho quan điểm chết tuốt của mình, nên Hiệp hội BĐS mới nêu ra các câu hỏi xoay quanh 2 vấn đề chính yếu trên, thêm dăm câu đá đểu sự nghiệp kinh doanh của tiến sĩ Alain Đờlông Phan. 15, cả thảy.
Đây ra cơ hội kim cương để Alain Đờlông Phan bộc lộ kiến thức tiến sĩ tây học và bộc lộ tư duy của một doanh nhân tầm xuyên quốc gia ( như Alain Đờlông Phan vẫn tự khoe trên blog).
Nhưng, Alain Đờlông Phan đã không trả lời được (nói ngay thế cho vuông) cả hai vấn đề và hướng sự quan tâm của công luận vào đạo đức doanh nhân, thứ mà tuyệt nhiên  Alain Đờlông Phan không có.
Một người có tiền án lừa đảo, chính xác vụ Sở chứng khoán Hoa kì kiện Alain Đờlông Phan phải gọi như thế (link  ĐÂY), đã lộ nguyên hình sau bài trả lời ba lăng nhăng về kiến thức cũng như thực tế thị trường BĐS Việt nam và thừa mứa sự ma lanh vặt.
P/s: Thế hệ Beo, hẳn đàn bà con gái không ai không biết đến gã trai Alain Delon điển mã mê hồn. Gã, sống ở xứ sinh ra những trào lưu điện ảnh lớn cho thế giới, xứ có  cái liên hoan phim mà siêu sao ta đứng cạnh ku bảo vệ thảm đỏ đã phớn phở phun tràn ảnh về nước...Nhưng trong gần trăm phim gã đóng, chịu không để lại dấu ấn nào trong đầu để nhớ ra tên.
Còn cái tên Alain Đờlông Phan là Beo cọp từ một bạn nào đó trên mạng có edit chút chút cho ra màu lổn nhổn tây-ta. Cáo lỗi ko nhớ ra tên tác giả và cáo lỗi Alain Delon.