Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

MẶC VÁY VÀO CHO EM ĐI


Này anh.
Đừng giả vờ ngây ngô với em như thế
Chẳng đàn ông nào trên đời này thấy khó
Khi cởi một cái váy đâu
Anh lần tay sau lớp áo sâu
Bung nụ hoa tím
Mùa rơi nghiêng xuống
Một phiến môi hoa
Váy của đàn bà
Cởi ra đâu có khó
Nhưng sau tất cả những đam mê, nồng nàn mơn man gió
Anh có dành một vài phút nhẹ nhàng mặc váy lại cho em không?
Tình yêu của đàn ông
Không phải từ trước khi người đàn bà để lộ vai trần sau buông váy
Mà ở những phút giờ đằng sau ấy
Khi biết mặc lại váy vào cho người phụ nữ mình yêu.
By: Trà My

THẾ HỆ XÍCH VÀ LÍP-1

Lẩn khuất đâu đó trên mạng là chia sẻ của một thày giáo Hà Tĩnh, sau kết quả khảo sát với chính học trò lớp 12 của mình. Cứ tạm tin là việc khảo sát đó có thực, và kết quả đó là đúng cái đã.
Vấn đề là, đọc những gì thày giáo này đã nói và đã được một đôi tay nhà báo bơm thổi, thì hình như niềm tin về bọn con nít mới lớn nơi thày không còn nhiều nữa thì phải?
Nếu không nói là hết sạch?
Khảo sát của thày đại loại, học sinh không phân biệt nổi líp và đĩa, săm và lốp, không biết sửa xe đạp, lười nấu ăn, lười rửa bát, đại loại thế. Và thày chốt status của mình bằng kết quả khảo sát rằng em nào cũng thích làm cán bộ nhà nước, để rồi hờn mát bóng gió rằng kiểu gì ước mơ các em cũng thành hiện thực, vì bọn cán bộ giờ nó thế!
Cậu cho đó là tầm nhìn hạn hẹp, và ích kỷ,
Bọn trẻ có thể cóc cần biết săm, và lốp, nhưng chúng có đủ khả năng sử dụng google để biết được tất tần tật những gì liên quan đến hai thứ đó trong vòng 5 phút, điều mà thế hệ như các thày vĩnh viễn không làm được!
Mỗi thời đại cần có một chuẩn khác nhau để đánh giá về sức lao động của nhau, rõ ràng bọn trẻ bây giờ không thể nào bắt một lớp người như thày, biết sử dụng thẻ tín dụng thùm thụp, biết lập fanpage tự PR cho việc thày có một tủ sách miễn phí hoặc thày đang có nhu cầu dạy thêm, không thể yêu cầu thày sử dụng một lúc dăm ba tài khoản mạng xã hội để thuận tiện cho công việc và khai thác tài nguyên mạng. Đại khái thế.
Cậu mong con cậu sau này lớn lên, và các em cậu đang ở quê, nếu có thể quên được săm và lốp, xích và líp, hãy quên khẩn trương.
Và phải biết thèm thuồng. Cuộc đời còn dài và trường đời mới là quan trọng, rồi sẽ va vấp và học được đầy đủ cả, nhưng dứt khoát phải có sự thèm muốn. Làm lính ra trận mà không mong một ngày trở thành đại tướng, hoặc bét nhất cũng được tổ quốc ghi công hehe, thì xung phong làm đéo gì cho tốn cơm phí đạn bố mẹ!
Sự thành công của học trò có thể chưa nói trước được điều gì, nhưng sự thất bại của thày giáo thì đã rõ. Thật tiếc cậu tin rằng với một thày giáo có kiểu trải lòng như thế này, thì bọn học trò xứ miền Trung í, nó cũng dzí  vào quan tâm, nổ thế cho nét.
Dạy học, cần phải có niềm tin. Học trò càng yếu, thì niềm tin càng phải mãnh liệt để vun vén và thôi thúc động cơ người thày mỗi sáng mai đến lớp, ít nhất là trong khả năng của mình. Học trò là đối tượng và là thành quả công việc của mình, là phản ánh tương lai của mình chứ không phải là nơi để bóng gió gửi gắm sự bất mãn xã hội và ích kỷ cá nhân. Chưa nói đến, để xảy ra như thế, sao không tự vấn vai trò của mình trước, mà đã vội la làng đổ vấy đổ thừa cho thiên hạ?
Phần này copy của DG DG