Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

DẠY ĐỜI TÍ ĐÊ……

*** Trên Tiền vệ có một loạt
bài vạch ra những lỗi dịch thuật tiếng Pháp của Cao Việt Dũng. Beo đánh giá đây
là loạt bài hết sức tốt, thậm chí có thể coi như cour miễn phí, về tiếng và về
văn hóa Pháp, cho những người học tiếng Pháp.


Beo mà là Cao Việt Dũng. Beo
sẽ làm hai việc, một là xin lỗi bạn đọc. Không phải xin lỗi khơi khơi, mà xin
lỗi quyết liệt bằng cách bỏ tiền ra in một cái thư và kẹp vào từng cuốn sách.


Thứ hai, Beo sẽ cảm ơn Hà
Thúc Lang  và đề nghị ông ấy  hiệu đính lại giùm toàn bộ, nếu có tái bản đề
tên ông ấy là đồng dịch giả.


Beo tin rằng nếu ứng xử thế,
uy tín về nghề nghiệp và nhân cách (của Dũng) sẽ khiến không ít người kính
trọng, thay vì viết một bài trả lời Tiền vệ hết sức tầm bậy và sau đó là im
lặng.


Mở ngoặc, Beo đọc được sách
Pháp ngữ nguyên bản chứ không cảm tính khi đứng về phía ông Hà Thúc Lang.


*** Khốn khổ cho nữ đại
gia  Nguyễn Thị Liễu ở Hương Sơn Hà Tĩnh,
làm đám cưới cho con mà bao nhiêu báo bâu xâu vào rỉa róc. Giật những cái tít
dạng Đại gia trần tình…đại gia giãi bày…


Beo mà là bà Liễu. Beo sẽ xắn
quần, bắc loa chửi cho cái đám bâu xâu kia bằng những ngôn từ tục tĩu nhất mà
từ điển có và Beo sáng tạo thêm, đừng có mơ trần tình với giãi bày. Chưa hết,
Beo sẽ kiện ra tòa, sẽ làm đơn  kiến nghị
gửi tất cả các cơ quan đoàn thể trong ngoài nước cần nữa tới Hội cuốc liên vì
bâu xâu kia đã soi mói việc riêng tư gia đình, nhân danh thứ mà bâu xâu không
đủ tư cách, đó là đạo đức xã hội.


Nhà ông da đen Xì mít, người
thêm vào chuẩn đạo đức cho dân Mỹ một tiêu chí: lắm tiền và được xã hội hân
hoan chấp nhận.  Hân hoan ở đây bao gồm cả bọn nhà văn nhà báo nhà phim nhà kịch…Hai
thế kỉ sau, vẫn có một đám triển dương, khuyến khích người ta  khinh khi sự giàu sang. Dùng từ rị mọ, không thể
diễn đạt hết ý.


***


VIỆT TRUNG-ĐẪM LỆ MỘT CHUYỆN TÌNH ĐẮM SAY

Mình trên cả  thân với ông Vinh Tàu, HLV Thể công ở thời
điểm huy hoàng nhất của đội bóng này, ngoài miền Bắc.


Đặt cái tựa entry thế cho nó
song hành cùng trào lưu sến sặc sụa báo mạng, chứ tuyệt chả có tình tọt gì với
nhà ông Vinh Tàu này, lại còn gọi bằng chú mới kinh.


Lôi vào đây vì đời ông ấy có
một chi tiết, giờ nhắc lại vẫn  đau.


Hãy hình dung, đang thét ra
lửa, sáng sáng đến cơ quan lính gác đứng nghiêm bồng súng rốp rốp chào thì một
sáng, vẫn những thằng lính gác ấy cấm cửa ông với một lời khẩn khoản, lệnh cấp
trên, chú thương chúng cháu thì dừng ngoài cổng này.


Cái biệt danh của ông đã nói đủ
căn nguyên.


Cơn bão bài Hoa ngày ấy  càn quét xác xơ các china town Hải phòng và
Hà nội.


Sàigòn, không phải tâm bão
nhưng dư chấn không hề nhẹ nhõm hơn.


Ông là Tiêu Khánh Nha, nằm
trong lứa những phi công đầu tiên của Hàng không Việt. Và không thuộc trường
hợp ngoại lệ.


Bị cho nghỉ ngang, đơn vị lại
dứt khoát không cấp bất cứ thứ giấy tờ gì để ông ra ngoài kiếm sống. Phải đặt
trong bối cảnh 30 năm trước mới thấy, đấy là những cách dồn ông và gia đình vào
cửa tử.


Vượt biên bằng cách ăn cắp
máy bay là kế do chính những đồng nghiệp Việt bày ra và thực hiện gần hết các
công đoạn ăn cắp phi thường- đến giờ
vẫn là phi thường- cho ông.


Nguyên tắc, khi máy bay đưa
vào hanga phải rút toàn bộ xăng. Chiếc máy bay ấy được phép rời hanga với đầy
đủ thủ tục nhiêu khê ai cũng biết trừ lãnh đạo không biết, sẽ bay với mục đích thật là gì.


Tiêu Khánh Nha cùng vợ và hai
con được các chị cantin xưởng máy bay giấu trong bếp. Tới gần giờ phi thường trốn tiếp bên bờ rào gần
hanga, mé mạn Gò vấp bây giờ.


Tiêu Khánh Nha đã cất cánh
ngay tại sân đỗ của sân bay Tân Sơn Nhất, không chạy ra đường băng.


Dĩ nhiên là náo loạn, ra tận
Hà nội.


Lệnh máy bay quân sự đuổi
theo bắn hạ được thực thi. Thế nhưng, bình thường, một phi công quân sự từ trên
giường nhảy xuống, đóng đầy đủ lệ bộ 
bùng nhùng áo quần mũ mãng và sẵn sàng trong buồng lái, chỉ mất 9 phút.
Lần ấy, chuông báo động hỏng ...cầu chì  gần 20 phút.


Tiêu Khánh Nha hạ cánh an
toàn xuống sân bay Thái Lan và ngay lập tức được Hàn quốc chào đón.


Toàn bộ kíp trực Việt hôm ấy
lên bờ xuống ruộng và toàn bộ tổ bay cùng Tiêu Khánh Nha, trong đó có chồng bà
dì Beo, phải về nhà nuôi lợn theo đúng nghĩa đen.


Không một ai, nửa lời than
vãn hay hối hận về việc đã làm, cho Tiêu Khánh Nha.