Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

NHẤT KHÁC DŨNG CHỖ NÀO HAY LÀ NGHIỆP NGỨA MỒM



(Trả lời Blogger Đong A theo yêu cầu của Quy Hien Le)

*** Beo có những mối quan hệ, tự thấy đã hơi kì lạ.

Quan điểm trên mạng ảo khác nhau một trời một vực, thậm chí...chửi nhau, nhưng ngoài đời thật là bạn bè chí thiết. Dăm vài bloggers mà mỗi chữ các bạn ấy xì ra, đám rân trủ bán khai như Dân luận của Công Huân và Hồ Gươm, hứng không xót dấu phẩy, nằm trong danh sách kì lạ này của Beo.

Gây nhau ngoài đời, nặng lắm cũng chỉ mức sao mày choảng anh tao nặng thế, mợ vừa phải thôi...sau đó là oánh chén bù khú.

Số bạn này rải từ Anh sang Mỹ, Úc, Phạm Chí Dũng và Trương Duy Nhất và một hai tù nhân dự bị sắp tới đây, nằm trong friends list đó.

*** Dũng thua Beo nửa giáp, yêu quý nhau hơn cả người tình. Dũng không có mối quan hệ trực tiếp với các tai to mặt lớn (như Nhất từng có thời còn làm báo) như nhiều người lầm tưởng, nhưng Dũng có một điểm tựa cực kì vững chãi, gõ được mọi cửa để cứu Dũng trong lúc hoạn nạn: cha Dũng.

Dũng cũng không  viết lách chửi bới cá nhân nào, chửi chế độ lại càng không. Dũng bị bắt vì tham gia viết bài cho trang Quan làm báo của Đặng Thị Hoàng Yến. Âu cũng xui xẻo vì trong số tham gia viết bài, Dũng là người duy nhất bị bắt quả tang. Na ná như 4  người vượt đèn đỏ chỉ mỗi 1 bị cảnh sát thổi vậy.

Nhất, đơn thương độc mã. Chống lưng Nhất, chỉ có vợ dại con thơ.

Nhất không có tư duy, kiến thức sâu như Dũng để có thể bình luận, nhìn nhận những vấn đề thuộc về nội chính. Nhất phải bám chặt vào nguồn tin, gốc rễ đầu tiên làm nên một nhà báo giỏi. Rời môi trường ấy, Nhất trở về với bản năng nguyên thủy. Nói như một bạn trên facebook của Beo: “Cứt có thối mấy thì thối. Nhưng chỉ có ở trong cứt mới viết đúng, nói đúng, nghĩ đúng về cứt.”

Có người chữa Một góc nhìn khác thành Một góc nhìn lác. Nói lúc này không hợp tình hợp cảnh, nhưng đúng là lác thật. Lác nặng. Blog lề trái điển hình. Dăm vài anh em viết lách có máu mặt trong nước,  không thấy ai nể trọng blog của Nhất.

Nhất bị bắt vì đả kích (vô cớ) tổ  chức nhà nước và cá nhân, thế nên bị ghép vào điều 258 thay vì 88 như thường lệ. Một ví dụ để diễn giải chữ vô cớ nó thế này: Nhất chửi vung tàn tán, lấy cả “phiếu tín nhiệm” từ bạn blog của mình hạ bệ thủ tướng, nhưng Nhất không chứng minh được Thủ tướng đã làm những gì đến  nỗi  phải mạt sát đến thế.

Nhưng, Nhất không chơi với bất cứ tổ chức nào. Nhất không nhận nhuận bút từ hải ngoại. Nhất, chỉ là người ngứa mồm...

Thêm một điểm khác xa nhau giữa Nhất và Dũng.

*** Mấy đêm nay, chat chít với nhau, tâm trạng đứa nào cũng trĩu buồn.
Chẳng đứa nào lo sợ. Chỉ buồn.

Đào Tuấn bảo, chắc em phải kiếm thêm nghề dự phòng...

Nghề gì, nghiệp ngứa mồm, liệu có thoát?

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

CHÓ MÁ-CŨNG KHÔNG LÀM THẾ




Phần 1 này lấy lại của Lê Minh Hạ.
Cách đây mấy năm, từng có những ồn ào bàn loạn về nhan sắc của Người đẹp Bình Dương.
Mấy hôm rồi thấy xôn xao chuyện có bài trên báo mạng về Thẩm Thúy Hằng, ban đầu cứ ngỡ là lại lôi tấm hình chụp cô Thẩm Thúy Hằng được tung lên diễn đàn mạng cách đây mấy năm và một ngày nọ, bỗng trở thành đề tài “dày xéo” của một bài báo mạng (à không, chỉ là một bài viết chứ không đáng là bài báo) theo kiểu phán xét loạn xạ trịch thượng về nhan sắc của Người Đẹp Bình Dương một thưở của một kẻ viết nghe nói chưa đáng tuổi con cháu của cô. Nhưng té ra, lại là những loạt hình mới. Và chuyện không dừng lại ở trường hợp một tấm hình vô tình bị rò rỉ trên mạng, mà là cả một “âm mưu” khôn nhưng không ngoan được toan tính trước.
Thẩm Thúy Hằng đã ở ẩn, đọc kinh bằng tiếng Phạn từ rất lâu rồi. Thi thoảng trong những cuộc gặp gỡ của giới văn nghệ sĩ , những dịp như ma chay hiếu hỉ với những người cùng thời với mình, Thẩm Thúy Hằng cũng góp mặt, người ta có chụp hình kỷ niệm với cô khá nhiều, kể cả báo chí. Có thể, nhan sắc của nghệ sĩ là một trong những chuyện được bàn ra tán vào, nhưng vẫn chỉ trong khuôn trong những câu chuyện về trà dư tửu hậu nghệ sĩ, chưa bao giờ những chuyện này xuất hiện trên mặt báo, và hình ảnh lại càng không, dù ku tí tui biết có một số anh chị báo chí và nghệ sĩ lưu khá nhiều hình kỷ niệm với cô. Hẳn nhiên, mọi chuyện sau này với những thị phi quanh mình đã không còn là mối bận tâm của Thẩm Thúy Hằng. Nhưng tiếc là, chính chủ nhân không bận tâm nhưng đám hậu sinh đáng tuổi con cháu lại bận tâm, vì nhiều lý do khác nhau. Chắc cô cũng chẳng ngờ trong các nghệ sĩ hậu bối ưng chụp hình kỷ niệm chung với cô, lại có người “mưu đồ” cho lý do khác.
Mà “mưu đồ” này rất đơn giản, đi ăn đám tiệc có mặt cô, xin chụp hình chung, rồi “xin” được lên báo mạng có chi phí với mớ hình đó.
Nghe cứ như fan bỏ tiền để được đưa thần tượng lên báo, nhưng buồn thay, thực tế lại không phải vậy!
Thật là bất kính đối với một người phụ nữ đã ở tuổi ngoại thất tuần đáng tuổi bà ngoại- bà nội mình, và nhai lại –dù không phải động vật ăn cỏ nhai lại- một chuyện cũ rích không đáng có, chỉ vì một, hai trăm ngàn đồng (có thể thấp hơn) nhuận bút thôi sao? À mà không, nghe kể là “nhiều” hơn! Bị zì để được lên mạng nhân dịp này, nghệ sĩ “nửa mùa” kia đã chi “toàn mùa” để cái gọi là bài báo kia được chĩnh chệ trên mạng.
Tự nhiên nhớ ông bà xưa có câu, làm gái bốn phương cũng chừa một phương để lấy chồng!
Còn tiếp

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

I CRY



 I’m sitting on the porch

Wind blowing through my hair

The ducks are frolicking in the pond

But I just can’t seem to care


Life goes on around me

I don’t participate

I go through all the motions

But what I really do is wait



I don’t want to go out

I don’t want to have fun

I don’t want to do a thing

Until all is said & done


They arrest you in the summer

Now fall is almost finished

Winter will be here very soon

And then the year will have diminished


You have no idea how much I cry

I never let you know

It’s so hard out here without you

But I’m not allowed to let it show


I must pretend all is fine

Everyone thinks all’s okay

But what I never ever tell them

Is that I cry for you every day


                           Copy có cải biên.

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

NICK VÀ NGU-sờ


Phương diện kinh doanh, Nick là phi vụ đại thắng của Tôn hoa sen. Lê Phước Vũ- đã chứng minh cho các cổ đông  thấy mãi lực THS vẫn tốt thế nào bất kể thị trường địa ốc, bạn hàng lớn nhất của THS, đang chết dậm chết dụi.

Mình, ngược với nhiều người,  không đánh giá cao phương diện làm truyền thông trong vụ Nick. Chi bằng ngần ấy tiền -trên 10 tỷ theo lời đại diện THS- thì việc thu hút được ngần ấy khán giả hoàn toàn là chuyện bình thường, nếu không muốn nói chỉ ở mức trung bình cộng, so với thời lượng chiếm sóng TV hay mật độ bài vở trên báo in báo mạng. Ông Vũ bỏ thêm dăm tỉ nữa, không loại trừ khả năng hàng loạt chuyên san Nick tràn ngập sạp báo, kiểu như các chuyên san chào mừng ngày thống nhất 30/4 hay quốc khánh 2/9 vậy, chả đùa.

Tạm định nghĩa, khuyết tật do bẩm sinh còn tàn tật do tai họa, hai thứ tật ấy giống nhau về hình thức nhưng khác hẳn nhau về bản chất. Và mình, ngược nốt với nhiều người, hầu như không mấy chút thương cảm với người khuyết tật. Mình thấy họ không có bất cứ khác biệt nào so với người bình thường ngoài việc thiếu một số thứ gây bất tiện hơn trong sinh hoạt hàng ngày, trong hoạt động xã hội... Họ được làm quen và chấp nhận sự thiếu một số th ngay từ lúc chào đời.
Hãy so xem, Nick (danh từ chung) và một cô gái đủ tay chân nhưng trời bắt xấu ngang Thị Nở, ai sẽ bất hạnh hơn ai. Người đời dồn quan tâm ưu ái cho Nick, hay cho cô Thị Nở.

Thế nên, việc mình không thích Nick chả liên quan gì đến chuyện hình dong anh chàng, lại càng không dính dáng gì đến tiền bạc nhà ông THS.

Đứng ở góc độ một diễn giả diễn thuyết về nghị lực, lí tưởng sống với giáo cụ trực quan đặc biệt sinh động và thuyết phục là cơ thể chính mình, Nick có lợi thế hơn hẳn tuyệt đại đa số diễn giả khác. Có lẽ cũng tại trước đó mình đã xem đến dăm bảy lần Nick diễn qua you tube nên khi xem cận hơn trên TV, chàng tạo cho mình cảm giác một thằng khí ba hoa một tấc đến giời. 
Chấm hết về Nick.

Giờ sang Ngu-sờ, nghĩa là ngu số  nhiều. Kể lan man theo trí nhớ các ngu-sờ ăn theo Nick.

Ngu-sờ làm từ thiện bằng tiền người khác đông vô đối. Bất cứ khoản tiền gì của ai miễn không phải của mình, cũng dễ dàng quy ra lọ ra chai cho người nghèo người khổ.

Tự dưng nhảy ra một ngu-sờ cha căng chú kiết tự nhận mình vừa là diễn giả vừa siêu tiếng Anh, kể lể vì lí do chính chị nên mất xuất  thông ngôn cho Nick. Dân làm ăn tối kị loại không ăn được thì phá cho hôi rồi tự thối này.

Một blogger, mình ko nêu tên để tránh tăng view, làm nghề y mà ông nhìn khuyết tật của Nick một cách không thể bất nhân hơn. Ngu-sờ này không cần viết gì thêm nữa vì đã quá đông người chửi ủng mả cho rồi.

Mình đang cố gắng tìm cách diễn đạt  nhẹ nhất để nói về phát biểu của ông chủ THS, bởi ngoài đời ông vốn nhỏ nhẹ ăn chay trường. Ông thanh minh việc lẽ ra không cần bất cứ sự thanh minh nào: “Đó là sự đồng cảm dành cho Nick bởi Việt Nam cũng có khoảng 15% dân số là người khuyết tật (Beo: tàn tật), do hậu quả chiến tranh”.

Người tàn tật là những người có đủ tư cách nhất nói về nghị lực sống, vì họ là hiện thân của những nghị lực phi thường để tồn tại như khi còn lành lặn.

Họ, tàn tật bởi chiến tranh, có cần tìm sự đồng cảm hay học hỏi  từ một chú nhóc ngồi xe lăn đặc chế vợ đẹp con khôn, ba hoa về tình yêu cuộc sống.

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Cold Wind....


Cold wind is blowing in the dark night
Why am i so lonely in this life?
Wishing you were here by my side
One more try...i may i make it right

Cold wind is blowing through my face
why am i believing in this love's fate??
Hoping tomorrow will be a better place
We can stay happy for many days...

Cold wind is blowing too strong
Why can't it end like a lovely song
Cause when i make up at dawn
Everything i had , will be gone..!!


(KHÔNG NHỚ TÊN TÁC GIẢ)

SAO VỚI CHẢ GIĂNG



Cọ, phải sang Mã, nó phủ các cành dương xỉ che cái thân cây quê kệch đi, mới đã mắt. Thế nên, đến 3 lượt nghệ xĩ Vịt xải bước trên thảm đỏ ở xứ cọ xấu hoắc ấy, mình chả buồn biên viết.

Vả lại, những kinh nghiệm của mình với Cannes cũng khí cũ. Tuy thế, như tất cả các lễ-hội văn hóa khác ở xứ châu Âu già nua, nó ít chịu đột phá lí luận mà thay đổi tận gốc lắm. Biên ra đây, cái gì còn trúng thì trúng cái gì trật, bỏ.

Trước tiên  chuyện mời. Tất cả các nhà tài trợ cho Liên hoan đều có một số xuất vé mời. Thằng lắm tiền có cả  vé mời hai buổi lễ trọng nhất  khai và bế mạc, thằng ít hơn thì chỉ các buổi công chiếu các phim dự liên hoan...Thằng chi lắm nhất còn được nó tổ chức cho một buổi ăn tối với các sao. Thời buổi thóc cao gạo kém, Cannes mấy năm nay có tới  vài ba buổi tiệc đêm như thế thay vì chỉ của một nhãn hàng duy nhất như hồi xưa. Nghĩa là một gói tài trợ, đến mấy thằng chia để chịu.  

Thằng tài trợ, nó đem các xuất mời ưu đãi, chia ra  khắp thế giới cho những thằng điện ko ảnh. Đương nhiên, bắt thằng hãng nhậu bình chọn người đi Cannes cho xứng tầm danh tiếng nước nhà, nó mà chuyển cho Hội hay Cục Điện ảnh bình chọn hộ, lạy hồn, thách đứa phóng viên văn hóa nào dám nghĩ tiếp.

Thế nên, mình ủng hộ mấy em gầm cao váy dài, tha thướt ra thế giới, mát mắt hơn mấy bác vận com lê Tàu ngực đẫy huân chương lụm cụm trên thảm đỏ.

Ngắm nghía những tấm hình tự chụp nhau bằng máy ảnh du lịch của sao ta, thoáng chút xót xa. Thương ở chỗ, khách mời loại này, thường phải vào khán phòng trước bọn sao là khách mời chính thức của BTC Liên hoan ít nhất ...một tiếng đồng hồ. Ngồi tít tắp phía sau và hầu như các hoạt động bên lề nặng tính trình diễn váy áo chính thức của LH, không được tham dự.

Công nghệ tổ chức của Cannes siêu hạng. Sao ở lung tung trong thành phố nhưng hạ cánh xuống thảm đỏ duýt từng phút. Thảm đỏ không lúc nào vắng và cũng không đạp chân nhau vài ba ẻm. Bên ngoài, cũng không có cảnh xếp hàng dài dằng dặc chờ đến lân mình được xướng tên như LH cuốc tế Hà nội. Chừng  30 phút, khi sao cuối cùng bước vào là nó tò te tí khai màn,  luôn và ngay, không nói nhiều.

Giữ đúng chất màu mè riêu cua của bọn quý tộc châu Âu, Cannes có cả một đội quân trang điểm, váy áo miễn phí của BTC, phục vụ loại khách mời diệu như quân ta.

Có một điều, nói thể nào cũng bị ném đá, nhưng im lặng ngứa mồm không gãi được.

Em Phạm Băng Băng, thực ra cũng chả có phim phiếc gì tham dự sất nhưng đầu ngẩng mặt vênh và cả thế giới phải like điên đảo. Cái váy ẻm mặc cách nay hai năm, đẹp đến mức  được đưa vào bảo tàng  Victoria and Albert bên Anh, nơi lưu giữ vĩnh viễn những kiệt tác về thời trang của thế giới.
Nó cho thấy, người Tàu coi trọng việc xuất khẩu gái xứ mình ra thế giới ra sao, nó mang tính biểu tượng quốc gái.
Và, không biết mua bán mặc cả hớ hênh hay thế nào, mà cái váy ấy chỉ ngang giá với cái em Lí Kì Kì mặc bữa rày.