Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

KHÔNG GIỐNG AI


đọc mãi vẫn đéo hiểu chị đứng bên
trái hay bên phải, hay đứng giữa đường rồi thò chân ra ngáng cả hai
bên,cẩn thân rồi gãy chân thì bỏ mịe.


Hôm
nhận được cái tin nhắn kia, mình đã cười suốt buổi sáng, giờ đọc lại vẫn phì
cười. Lão í nhà mình cũng hay lằn nhằn, sao em toàn nghĩ không giống ai.


***
Dạo cuốn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư bị một ông tuyên giáo tỉnh phê
phán nội dung, báo chí Sàigòn bảo vệ bạn Tư bằng cách phang ông  tuyên giáo kia tới bến Thượng Hải. Trong đó
có một bài đăng trên Tuổi trẻ của bác mới đây hân hoan tụng ca việc khắc Bút
Tre lên bia đá, thôi rồi là thê lương. Mình, lúc đó tổ chức trên TTVH 2 bài, 1 ca
ngợi cái hay của cuốn sách, và 1 của nhạc sĩ Dương Thụ.


Vị
nhạc sĩ chân truyền Hà nội này viết đại ý: Đây là một cuốn sách hay, nhưng cũng
nên tôn trọng ông tuyên giáo vì ông cảm nhận tác phẩm bằng nhận thức và thẩm mỹ
của ông ấy. Không chỉ sự điềm tĩnh bao dung, Dương Thụ còn dạy cho mình bài học
lớn về góc quan sát  (cao, bằng hay thấp
hơn) một sự việc, một con người.


Nhưng
đận ấy, cả làng, thay vì Dương Thụ, nhè mình chửi: con mẹ tuyên giáo.


***
Chuyện mới toe trên oép bạn Lê Thiếu Nhơn.


Nhạc
sĩ xinh đẹp Trương Tuyết Mai thở than, năm 95 cho bà giải B trong giải của Hội
nhạc sĩ, năm nay cho 0 điểm trong giải thưởng nhà nước cũng ca khúc ấy, cũng Ca
Lê Thuần chấm. Với cách dẫn dắt của người viết, in như 0 điểm có mùi lí do từ
việc bà kiện cáo.


Không
cần sang oép LTN cũng biết, tổng thể các kiểu còm tập trung xỉ vả ông Ca với
cái hội đồng chuột kia. Mình mình một giọng (cho đến sáng nay), mình biên thế
này:


“Từ năm 1995 đến nay chưa phải là một
khoảng thời gian quá dài, nhưng cũng đủ để một đứa trẻ trở thành người lớn”.
Vậy thì sau 16 năm, người ta có quyền thẩm định lại giá trị thật của ca khúc
ấy. Sự thật khách quan nằm ở chính chỗ đó. Việc tự phủ nhận mình trong nhận thức
là điều hết sức bình thường, nếu không nói là văn minh và dũng cảm.
Tôi không bênh vực ông bà Hội đồng nào, nhưng muốn phê phán trước tiên phải nhắm
cho đúng chỗ và chân thành. Có ai trong tất cả các bác, kể cả LTNhơn, đã nghe
ca khúc ấy chưa. Và nếu đã nghe xin các bác cho lời đánh giá, nó đáng điểm 0
hay  B.



ngay bác gọi mình là lưỡi gỗ.


Chẳng
loại trừ khả năng, trong mười mấy cái lưỡi thịt kia, năm 95 không có ai từng
chì chiết 5, 10 năm nữa ai hát ai  nhắc nhớ bài giải B kia,  cho biết


Mình
kể chuyện này, tuyệt nhiên không có ý chê bai bài xích gì nhạc sĩ Trương Tuyết
Mai vì mình chưa hề một lần nghe bài hát vừa B vừa 0. Nghĩ cũng lạ, mình có thể
nhớ gần hết tên các giải thưởng Làn sóng xanh, Cống hiến… từ lần trao giải đầu
tiên, thế mà tịnh không nhớ một tác phẩm tác giả nào của Giải Hội nhạc, nơi chất
lượng chuyên môn nghiễm nhiên được xem là anh Cả chị Hai.


***
Mình rất ngưỡng mộ cách giới thiệu sách của blog Nhị Linh. Bạn ấy chọn cách khó
nhất để miêu tả một cuốn sách: phần
tinh thần của tác phẩm hoặc tác giả. Viết thế, lại bằng một cách rất nhẹ nhõm
thảnh thơi, hẳn phải hiểu sách ghê gớm. Ví von thế này, bạn ấy chỉ tả làn khói
thuốc vẩn vơ thoang thoảng, rồi đứa nào thấy điếu thuốc vuông tròn ra sao,
thằng hút thuốc mặt ngang mũi dọc thế nào, ngay cả cái khói thuốc kia thơm hay
hôi, ông là ông mặc xác, chúng mày tự tìm sách đọc mà phán lấy.


Ngoài
đời, chưa có một ai, trong ngoài giới, ủng hộ sự ngưỡng mộ của mình. Một chú
lính mới, mình đẩy link sang bảo nó, đọc đi và hãy mơ học được cách viết giới
thiệu sách như thế. Hôm sau, nó nói tỉnh bơ: cháu thấy ông này viết lăng nhăng.
Một bác nhà văn nhà kịch lừng danh nói như mắng nó mang mấy cái tiếng Tây ra
lòe chứ có gì đâu mà em bốc thơm thế.


***
Cải tạo mình để cho “giống ai đó’, tầm tuổi này khí khó thế nên, mình kể ra đây
mấy chuyện, nhỏ nhặt nhất trong các lần mình gây chuyện, để xem có ai giống
mình không.