Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

CHÍNH TRƯỜNG VÀ SÂU-BÍT-1


Khi post bài của một ông Tây nói tiếng Việt, Beo đã căn dặn các bạn  đừng comment. Lý do, gần như không một dòng nào đúng. Nó không chỉ sai do thiếu thông tin, mà còn bày tỏ sự dốt nát do thiếu hiểu biết. Nhưng hình như, nó được dùng cho một think-talk tanh-tưởi nào đó và đó là lý do Beo mang về nhà.
Ông Đần phán ngay mở đầu, HNTW thường không minh bạch. HNTW có quyền không công khai những gì thuộc về công việc nội bộ đảng người ta, Đần quá đần.
Và đây, Đần hí hửng với những bất ngờ  mà Đần cho rằng ở mức độ cược cao thắng lớn, liên quan tới cả vận mệnh quốc gia lẫn khu vực.
Bất ngờ thứ nhất xuất phát từ quy trình và các kết quả được cho là đã đạt được nhưng không kiểm chứng được của một vòng lấy phiếu tín nhiệm khác thường và bí mật trên danh nghĩa...
Quy trình chuẩn bị nhân sự cho khóa tiếp theo, từ thời Nguyễn Văn Linh tới giờ vẫn thế, chẳng có gì khác thường. Thời điểm  một năm trước hội nghị chính thức, hình thức có thể bỏ phiếu kín, giơ tay công khai hay “bình bầu” như năm nay.
Bất ngờ thứ nhì: Thay vì được lặng lẽ trôi qua như một “công việc nội bộ”, việc lấy phiếu tín nhiệm đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng...dù phần lớn người dân Việt Nam không theo dõi sát sao hoạt động chính trị của đảng...
Các bạn thấy sao, chứ Beo rất bất ngờ về cái bất ngờ này của nhà anh Đần, trình độ thế này mà dám đi dạy học nhận là giáo sư, bà con nào định cho con du học Hong Kong nhớ tránh ra nhé.
Ở Vn, từ bà bàn chè chén đến anh xe ôm cũng có thể say sưa bàn chuyện chính trị, tận tường nhân sự từ trung ương đến địa phương. Lượng truy cập (do chính Đần nhắc đến) trang mạng Chân dung quyền lực là một ví dụ.
Rốt cục, Chân dung quyền lực cũng chẳng mới mẻ gì, nó là sự tiếp nối của Quan làm báo, nhưng ở tầm cao hơn.
Nếu Quan làm báo sử dụng mấy cây bút quèn ngồi luận suy phóng tác nhắm vào những ân oán thù hằn cá nhân thì, Chân dung quyền lực trưng ra những bằng chứng sởn da gà, nhắm thẳng vào những vị trí đầu não cao nhất. Hiện nay, rất khó để xác định nó thuộc phe nhóm nào khi một trong hai nhân vật bị “lên thớt” là cận thần trung tín nhất của Nguyễn Tấn Dũng. Không như phân tích ẩn ý của  Đần quá đần.
Âu cũng là hệ quả. Khi Quan làm báo, tạm coi là  mở màn cho hình thức dùng mạng xã hội đánh nhau, xác định được kẻ chủ mưu cũng như những người thực hiện, không xử lý cương quyết và dứt điểm. Giờ, có há miệng cũng mắc quai.
Thứ nữa. Quan làm báo có thể  cấu thành tội vu khống, nhưng cứ hình dung ghép tội danh ấy cho Chân dung quyền lực xem, hoàn toàn không có bất cứ sự tương đồng nào.
***
Cuộc bỏ phiếu vừa qua, kết quả của nó chỉ dừng ở mức tham khảo uy tín của các vị đương nhiệm. Việc Nguyễn Tấn Dũng thắng tuyệt đối từ quốc hội đến TW, nói lên điều gì?
Thứ nhất, nó cho thấy Thủ tướng có một đội ngũ quân sư rất giỏi. Khi truyền thông tới tấp hoan hỉ với những đồng chí X, chuột bình, nhúng chàm...thì ông dứt khoát không  “lèm bèm”  mà đáp trả bằng cách bình tĩnh chèo lái kinh tế vượt qua khó khăn, không chỉ bình ổn mà còn có hướng khấm khá lên. Ông cũng chọn những thời điểm để phát ngôn, cương-nhu đúng lúc đúng chỗ về mối quan hệ nóng nhất năm 2014 Việt-Trung...
Thứ hai. Thời nay, tín nhiệm cao hay thấp mang rất ít giá trị định vị vị trí trong tương  lai. Bởi giá trị của kim tiền ngày càng lớn, nó là một thứ quyền lực có thật, nhưng ngầm. (dân gian gọi là nhóm lợi ích). Chính vì ngầm, nên việc dựa phiếu xếp chỗ là điều ngây thơ.

Còn tiếp