Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

GIẤC MƠ MỸ-15

Dăm bẩy đứa con gái Mỹ tầm 20-30 thân quen, ko thể kết luận  chung chung về người Mỹ nhưng, thật lạ, sao lại tụ đủ xung quanh mình những đứa ý nhị, chân phương đến  thế.
Nói ngay, nền nếp truyền thống gia đình giờ, người Mỹ  trân quý giữ gìn và giữ được, hơn hẳn gia đình Việt. Con gái Mỹ nhiều chất Á đông hơn hẳn con gái cùng tầm Việt. Ko tin, bạn cứ đến cổng bất cứ trường học nào quan sát chừng 5 phút thôi, bạn sẽ thấy cảnh các nàng oang oang  cười nói, vít đầu, tung cước…đá mông mấy thằng con trai. MC Thùy Minh của Những kẻ lắm lời xem có   chục phút cô vung vẩy tay, rung chân, ha há cười mà mình ám ảnh  suốt một ngày, vì  hãi quá. Hình như, chúng ta đã và đang bỏ quên việc dạy con gái mình những giá trị của nền nã, ý nhị.
Ko chỉ bỏ quên, chúng ta còn bỏ phứt việc dạy chúng nó sự chân thành với người ngòai xã hội. Thanksgiving với một gia đình Mỹ trong ngôi nhà họ ở từ thời lập quốc, ấm cúng, nồng hậu một cách vừa phải nhưng cực yên tâm vì ko cảm giác bất cứ một sự  giả tạo khách sáo nào. Gia đình nắm tay nhau  vòng tròn cầu nguyện, một lời nhẹ nhàng tưởng nhớ người vừa khuất trong năm trước khi ăn, người đàn ông-gia chủ cắt miếng gà đầu tiên, con  gà mà bà vợ nấu nướng suốt từ 9h sáng cho đến 5h chiều mới xong…
Hàng xóm, cũng yêu như thế. Tản bộ quanh làng, sau  những câu cửa miệng chào hỏi chúc tụng nhân ngày lễ trọng là mời mọc đến nhà nhau, dùng những món ăn thuộc hàng bí kíp gia truyền mà mình, tiện mồm hỏi công thức chế biến, gia chủ đã …rơm rớm nước mắt vì cảm động.
Câu này ko phải của mình mà chép lại của Huong Vu đang ở Thụy Sĩ: “… mình thẳng thắn nói luôn nếu chọn về VN chơi để tận hưởng biển xanh cát trắng mình ok. Nhưng duy nhất yếu tố con người làm mình chùn bước và sợ. Cũng vì đi nhiều rồi, chưa bao giờ đi đâu phải có tâm lý đối diện với các thủ đoạn của con người như ở Vn. Cũng chưa từng ở đâu người tốt người xấu khó phân định như tại VN cả.”
Gần 60 tuổi đầu, mình thấm những điều con em nói, tận xương tủy.


Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

CHIỀU VỘI Ở PROVINCETOWN

Thú thật, mình chả hiểu quái gì tranh của Pollock, có xoay ra 4  chiều thì nhìn trường phái trừu tượng biểu hiện của ông, bức nào cũng như đống tinh trùng bơi ko đích đến. Ấy thế, nhưng chịu rét quắt tai để đi bằng được Provincetown, thành phố biển nổi tiếng bởi vị họa sĩ yểu mệnh (chết năm 44 tuổi) đã từng đến và hòan thành những họa phẩm hiện đắt vào hàng tốp 5 thế giới.
Và, ngay lập tức mình quên phắt Pollock khi tới Provincetown. Đây là nơi những người ngọai quốc đầu tiên đặt chân lên nước Mỹ, bằng đường biển-những cư dân Anh khốn khổ chạy trốn khỏi đế chế già nua nghiệt ngã của mình.
Đây cũng là thành phố cởi mở bậc nhất nước Mỹ, chấp nhận cho các phá cách sống thay đổi tầm thế giới, những cuộc cách-mạng-bản-năng-con-người, lưu trú và phát triển: hippy, đồng tính…đều từ đây mà tiến ra công khai.
Thành phố chỉ sống một mùa hè, nhờ biển. Mùa đông buồn hiu nhẹ nhàng thanh cảnh, rất dễ chịu.
1 Tiệm ăn nơi Anthony Bourdain từng rửa bát, sau này được nhấc lên làm người chiên cá. Từ một lần đứng chiên cá như thế, ông chợt nghiệm ra “liên minh ma quỷ” giữa văn hóa sống và ẩm thực. Ông hiện là phóng viên về du lịch ẩm thực được trả lương cao nhất nước Mỹ. Việt mình biết đến ông nhờ hai phóng sự về ẩm thực Huế phát trên CNN.
2. Quán Bar cho người đồng tính đầu tiên của nước Mỹ. Thành phố này rất nhiều đồ lưu niệm của đồng tính. Hàng chữ in trên áo Con yêu 2 cha, Con yêu 2 mẹ…
Hai bạn trông yêu cực này vừa từ tòa thị chính ra. Không  có từ nào đủ để tả  ánh mắt hạnh phúc của họ.
 
3.  Có lẽ Provincetown là tòa thị chính duy nhất có…toilet công cộng đặt ở…lầu 2.
  4. Từ “bảo tháp” này có thể ngắm tòan cảnh thành phố, và biển, và những ngôi nhà rực rỡ trong chiều muộn.

 

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

AI CƯỚP CỦA AI ?

Tướng cướp và lâu la xông vào một ngân hàng quốc doanh, rút súng ra hô to:
- Tất cả nằm, úp mặt xuống đất. Tiền là của nhà nước, tính mạng là của mình.  Đừng  dại dột mà chết oan gia.
Mọi người đều răm rắp tuân theo. Do váy ngắn quá, cô kế toán trưởng cứ ngọ nguậy kéo váy che  quần lót. Thấy vậy, Tướng cướp liền quát:
- Cô kia nằm im. Đây chỉ cướp, không hiếp!
Vét sạch tiền trong két sắt, trước khi bỏ chạy, Lâu la hỏi:
- Có cần đếm tiền không đại ca?
Tướng cướp lớn giọng:
- Hỏi ngu như bò. Lát nữa đọc báo  là biết ta cướp được bao nhiêu. 
Đúng như Tướng cướp nói, các báo đồng loạt đăng ngân hàng nọ bị cướp trên mười tỷ đồng. Cả Tướng cướp lẫn Lâu la  đồng thanh gào lên:
- Bố láo! Báo chí toàn là bọn nói láo. Chưa đến 2 trăm triệu mà chúng  thổi phồng tới cả chục tỷ.
Bọn cướp đâu có biết khi chúng bỏ đi thì giám đốc ngân hàng hỏi kế toán trưởng:
- Bị cướp bao nhiêu ?
Kế toán trưởng đáp:
- Hai trăm triệu.
Giám đốc:
- Còn gần chục tỷ chưa có chứng từ thanh toán, gộp vào đó luôn đi.
Nói rồi, giám đốc lẩm bẩm:
- May quá. Đỏ vận thế chứ !.


DÂN NHẬU (copy có sửa chữa từ nhà lão Tâm già)

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015

TƯ CHẤT LUẬT SƯ & XƯ

1. Chuyện năm nẳm bên Mỹ cuốc.
Có ẻm kia, nhẽ điên điên, tắm cho mèo xong, ẻm bỏ nó vào lò vi sóng xấy  cho nhanh khô khỏi lạnh.
Mèo chết. Ẻm muớn luật sư đâm đơn kiện nhà sản xuất cái lò, công ty điện lạnh nhất Mỹ hồi hổi là GE, ra tòa. Lý của ẻm: không ghi rõ trên sản phẩm là đút mèo vào quay sẽ chết tốt.
GE thắng. Thắng lớn nhất là luật sư của cả hai bên vì vụ kiện kéo rất dài. Mà luật sư Mỹ, bố tổ, ăn bẩn 400 đô cho 1h. Riêng hỏi  mày tên gì nhiêu tuổi ở đâu, nó câu hết 400 đex ngoa.
Vụ kiện đi vào lịch sử tư pháp Mỹ, bởi sau đó Hiệp hội luật gia Mỹ (có vẻ tương đương  với Liên đòan LS VN) thêm vào một quy định đạo đức thuộc về tư chất con người.
Để có chứng chỉ hành nghề do HHội cấp, tốt nghiệp trường luật ra phải trải qua 2 vòng thi tuyển.
Vòng 1 là đạo đức. Có bằng đạo đức rồi mới đăng kí thi vòng kiến thức. Giỏi- dốt ko quan tâm, hiệp hội luôn luôn tuyển ko quá 50% số dự thi.
Thằng nào bẩm sinh đẻ ra, tức là tư chất thiên nhiên nó thế, thik xoắn lọai án xấy lông mèo hay thik câu view lọai án bụi Chương Mỹ đĩ Đồ sơn lừa, nó đuổi thẳng cổ. Tức rớt từ vòng gửi xe, trước cả khi vào phòng thi món đạo đức.
2. Có 2 nhánh, một nhánh  chuyên làm tư vấn. Bọn luật sư tư vấn đa phần giỏi vãi, trên tài Trâu đồng, ý như bọn chính trị-kinh tế ra  bài tóan, nhóay phát phải giải tới đáp án nhanh đúng trúng hay. Nhánh này, tiền nhiều như buôn thuốc phiện vì hay ăn theo phần trăm dự án. 
Beo biết khá rành rẽ một dự án, cầm đầu là tinh hoa Há-vợt gần 1/3 là luật sư. Đề bài: cải cách thể chế chính trị và kinh tế VN. Quần quật làm, tâm tư lắm mà tâm huyết  lắm hơn vạn tỷ lần. Sau gần 10 năm, giờ cả nhóm còn mỗi tâm tư.
Beo xúi, đừng làm ko công thế, kí HĐ mịa nó 100triệu Obama, sau đó  đưa trước cho tui tung lên  phây: nhà nước đã lãng phí 10 tỷ đôla cho tư vấn ra sao? Thề, không thành công cũng thành chuyện.
Lão nào lão nấy nhìn Beo mắt lồi tới mũi. Cười khẩy dạy, tư chất dân tui nó thế, phi Chí Phèo bất thành nhân cách.
Nếu như nhánh tư vấn não như da bà lão vì là tốp dọn đường cho bọn từ giỏi đến siêu giỏi nó đi, thì nhánh làm tố tụng, tối về nhà biên tiếp...

(còn tiếp)

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

GIẤC MƠ MỸ- 14, NGƯỜI MỸ LÀM TỪ THIỆN RA SAO?(hết)

 @. Beo sống đủ lâu và đủ quảng giao để thấm câu này (cấm cười): trái đất tròn và bé tẹo.
TaiLong và con cái ít chịu ăn đồ Việt nên lâu lâu Beo mới đi chợ Tàu. Ông đứng ở quầy tôm cá tươi. Tầm 60. Nhớ mặt ông từ lần  làm Beo tức ứa gan. Nhờ ông cưa (người Mỹ ko chặt dao như ta vì tạo đầu xương nhọn nguy hiểm) con cá. Ông nói tiếng Anh rất tệ, mồm pạc pạc pạc tay ra dấu chặt chặt chặt đúng 3 cú, quay lại lấy cá, ông cưa mỏng dính thành  gần chục khứa. Nhìn mặt mình, ông buông một tràng tiếng Hoa, tự hạ hỏa chắc là xin lỗi.
Những lần sau, nhác Beo từ xa, ông đã hớn hở đứng chờ phục vụ. Và, rất lạ, dù biết mười mươi Beo người Việt, nhưng ông dứt khóat không nói tiếng Việt nên tòan phải pạc pạc chặt chặt, cho đến một hôm…
@. Có lần trong inbox, một bạn hỏi xoay quanh chuyện phá thai khi ko có bảo hiểm, ko thạo đường, ko biết ngọai ngữ…Đóan là du sinh mới sang, Beo chỉ dẫn tận tình và ngỏ ý, nếu cần  Beo có thể giúp đưa  đến cơ sở y tế.
Bạn từ chối. Bẵng đi. Rồi quên.
@. Phụ cận Boston có một vùng sát biển. Đây là nơi hứng  gió bão đầu tiên và mạnh nhất mỗi khi  anh zời khó ở. Mà bão tuyết thì kinh lắm, kinh gấp đôi bão ở nhà bởi thêm màu tuyết trắng chói mắt, xói vào tận óc, đau buốt thái dương.
Rất nhiều ngư dân Hải Phòng cư trú ở vùng này, lai rai từ đận 79 đến tận giờ vẫn dắt díu bảo lãnh nhau sang.
Trong một trận bão như thế, khi bão chưa tan, nhóm thiện nguyện tự phát kêu gọi nhau trên FB, đã góp tiền xong.
XONG, bởi theo quy định của luật pháp, khi số tiền quyên lên đến 10 ngàn đô thì chủ tài khỏan phải ra sở thuế  làm thủ tục khai báo. Thủ tục  khó  và lằng nhằng đến mức, tại Mỹ có hẳn một nhánh luật sư chuyên “cò” khai thuế. Thế nên, cứ tới 9.9 ngàn các nhóm tự động dừng, ko tiếp nhận thêm.
Luật nào cũng có kẽ hở. Ở đâu chẳng có người gian. Các lọai Hila-Đàm sẽ xuất hiện khi có nhà hảo tâm cho bằng tiền mặt. Theo thói quen, người Mỹ ít khi dùng tiền mặt. Người Việt ít khi dùng thẻ. Và chúng ta đã tòan thắng ngay trên đất Mỹ trong cuộc chiến tranh tiền tệ này.
Mối quan hệ ba bên người hảo tâm-người đứng ra quyên góp-người nhận quyên góp, được xếp vào lọai giao dịch dân sự. Nếu có tranh chấp, chiểu theo các quy định  giao dịch dân sự mà hành.
@. Quay lại với chuyến đi đến vùng tâm bão. Khởi xướng là một facebooker gốc Đức, tên cô nàng đọc trẹo lưỡi viết rất khó nhớ, Beo đặt tạm là Tóc Hoe.
Họat động của các nhóm này, cũng hệt Việt nam, muôn hình vạn trạng cách tụ họp nhau. Báo cáo tài chính  công khai trên mạng xã hội hay  như nhóm Beo tham gia, Tóc Hoe khi kết thúc chuyến đi đã gửi  email cho từng người đóng góp bản kết tóan, cẩn thận chụp kèm cả các hóa đơn mua hàng.
Gần 50 người đóng góp, 7 người đi tận nơi. Tòan trẻ con 18, 20. Tổng số tiền được đổi thành áo lạnh, chăn và nước suối. Tới nơi, số  hàng này đã được các nhà cung cấp chờ sẵn. Nhóm chọn cách mang tới từng nhà vì tại nhà mở của thành phố, đồ cứu trợ đã tràn ngập. Hai  bạn nữ cảnh sát da đen hỗ trợ đi cùng.
Căn hộ đầu tiên, 3 phòng. Hai anh em thuê chung. Hộ em 4 người, hộ anh gồm 2 vợ chồng và …6 đứa con, lít nhít tầm mẫu giáo nhà trẻ.
Ông anh, lần đầu tiên nói tiếng Việt với Beo, Cảm ơn bà. Cũng chỉ nói đúng câu ấy.
Vợ ông cực xinh. Trẻ măng, mịn màng tròn trịa. Nhận ngay ra Beo, em là người hỏi chị chỗ phá thai….
Beo, sau lần gặp ấy, không quay lại chợ Tàu lần nào nữa.

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

GIẤC MƠ MỸ -14, NGƯỜI MỸ LÀM TỪ THIỆN RA SAO ? tiếp theo 2

Lọai thứ hai. Các quỹ từ thiện.

Khác biệt với các  doanh nghiệp phi lợi nhuận, Quỹ từ thiện được tài trợ bởi chính người sáng lập.  Hiện tại Mỹ có hơn 78 ngàn Quỹ lọai này, Bill & Melinda  Gates là lớn nhất (thế giới) với số vốn  (tính đến thời điểm 2015) hơn 42 tỷ đô la, trong đó  gia đình Gates góp 31 tỷ.
Quỹ từ thiện là nguồn tài trợ nhiều nhất cho các trường đại học: xây sửa trường lớp, hỗ trợ thực hiện các đề tài khoa học, làm học bổng…
Bạn có thể gặp nhan nhản trong các trường  top 20 các khoa mang những cái tên ông bà tài trợ  lạ hoắc, ko liên quan gì đến danh-vĩ nhân hay chuyên môn văn sử tóan lý. Và cũng ko như rất nhiều người nhầm tưởng, trường đại học Mỹ ko có học bổng, nguồn học bổng là từ các Quỹ từ thiện này, thông qua trường lựa chọn phân bố.
Khác biệt thứ hai với Doanh nghiệp phi lợi nhuận, Quỹ từ thiện hầu như không sử dụng thiện nguyện viên. Có chăng là những người tình nguyện  tuyên truyền quảng bá không công cho Quỹ, như Thị Beo  đang viết blog đây chẳng hạn.
Lọai thứ ba. Từ thiện tự phát và các khả năng nảy sinh Hila-Đàm.
***Trong một tài khỏan FB, Beo đã chọn hỏi 60 bạn người Mỹ gốc và  có 56 bạn trả lời. Câu hỏi như sau: Nếu để giúp đỡ một người  đói khổ, bạn sẽ cho tiền hay vật dụng cần thiết? Tại sao lại cho như vậy? (To help the less fortunate, do you prefer to donate money or material things? And why?)
56 người, ko ai cho tiền.
Việc  một cá nhân  tự đứng ra quyên góp, vận động từ thiện, so sánh trong phạm vi  cực hẹp tại 2 tài khỏan mạng xã hội cùng xấp xỉ số Folowers và cùng nhóm đối tượng Friends của Beo, Mỹ ít hơn hẳn VN.
Dĩ nhiên, 56 người ko phải là cả nước Mỹ và, càng ko có nghĩa ở Mỹ  thì đứng danh nghĩa cá nhân sẽ ko quyên được tiền từ thiện.
*** Ở góc độ quản lý nhà nước, hầu hết các tiểu bang đều có luật giới hạn các hình thức kiện tụng và giảm nhẹ hình phạt cho các tổ chức phi lợi nhuận, như đã  viết ở phần 1. Ví dụ, Luật Doanh nghiệp bảo vệ các giám đốc, quan chức, thành viên Hội đồng quản trị bằng cách tách riêng tài sản của họ với doanh nghiệp, và doanh nghiệp phải bồi thường/chi trả cho các vụ kiện tụng cá nhân có liên quan tới doanh nghiệp. Hay như Luật Bảo vệ Người Tình Nguyện. Trong Luật này có quy định chi tiết giảm tội hoặc giảm mức án cho người tình nguyện, nếu gây án trong quá trình thực thi công vụ.
Có rất nhiều điều khỏan quy định cho thiện nguyện viên, tùy thuộc vào từng tổ chức từ thiện. Đa phần là những yêu cầu bảo đảm tính nhân văn cho các họat động thiện tâm. Có nơi bắt kí tá thành hợp đồng, có nơi chỉ nói miệng. Tuy nhiên, việc nói miệng này nếu kiện tụng vẫn có giá trị pháp lý nếu có  2 người khác làm chứng.
Xem ra, người Mỹ trọng câu  Lời nói đọi máu hơn tỷ lần người Việt.
*** đang biên tiếp cụ thể  chuyện theo chân một nhóm từ thiện cho ...người Việt

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

GIẤC MƠ MỸ -14, NGƯỜI MỸ LÀM TỪ THIỆN RA SAO? (tiếp)

Phần trước, Beo viết về mô hình tổ chức của các doanh nghiệp phi lợi nhuận, phần này, cho bạn nào tò mò muốn biết, các doanh nghiệp ấy làm những gì. Beo lấy hai ví dụ một cực lớn một nhỏ xíu, chứ triệu rưởi doanh nghiệp, nó phong phú đa dạng thánh ai rành rẽ hết.
Goodwill là một tổ chức cực kì lớn với mạng lưới 165 địa điểm, họat động tại 15 quốc gia. Nó có nhiều họat động: dạy tiếng Anh (hoặc tiếng sở tại) cho người nhập cư, trẻ em thất học, người lớn mù chữ…; Tìm kiếm việc làm cho người thất nghiệp; Nhà mở cho người vô gia cư cư trú qua đêm; Cứu trợ cấp thời cho những nơi thiên tai…
Goodwill có một hệ thống thùng thu gom đồ cũ tại những nơi công cộng và lọat cửa hàng chuyên tiêu thụ lọai đồ thu gom được này. Không thiếu thứ gì cho  sinh họat gia đình, từ đồ gỗ tới chén dĩa, từ sách vở tới giày dép. Thi thỏang, có thể lụm được ở đây bình, lọ, chân nến, sách, tranh, băng đĩa nhạc…giá một vài đô, sản xuất từ những năm thế kỉ trước của châu Âu, đẹp và độc mê man. Làm việc trong những cửa hàng này đa phần là tình nguyện viên ko lương. Sọan đồ ra kệ, dán giá, xếp lại đồ khách vứt vương vãi…nói thì nhẹ nhàng nhưng nếu đứng hết ca 6 tiếng, ỏai về ko nuốt nổi cơm vì ám mùi đồ cũ. Tuy thế, tình nguyện viên xin làm rất đông, phải “xếp hàng” mới đến lượt.
Hẳn nhiều bạn biết khu chợ quần áo cũ khổng lồ gần miếu Bà Chúa Xứ ở An Giang. Nó có nguồn gốc từ lọat cửa hàng Goodwill này, cứu trợ cho Campuchia sau khi chế độ Pol Pot sụp đổ. Còn tại sao nó vượt biên sang cứu trợ thêm dân Việt, Beo ko biết.
 Năm 2012, vụ  nổ súng trong trường cấp một tại Newtown  cướp đi sinh mạng của 20 đứa bé, trong đó có Josephine Gay. Mẹ của Joey, bà Michele Gay, ngay sau đó đã lập ra tổ chức Safe and Sound Schools, chuyên giáo dục, tăng cường nhận thức về an tòan trong trường học.
Beo đã gặp bà, một vẻ đẹp Mỹ điển hình, trông giống hệt cô đào lừng danh Michelle Pfeiffer, hơn con lớn Beo tý tẹo tuổi. Bà đi khắp nơi, bằng nhiều hình thức, tuyên truyền rằng, trẻ và nhà trường phải học cách cứu mình trước khi đợi cảnh sát cứu. Cùng đi với bà, thường có một quan chức cảnh sát, chỉ dẫn luôn  các cách tự cứu cụ thể ra sao. Bà quyên góp tới nay được hơn nửa triệu đô.
còn tiếp.

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

GIẤC MƠ MỸ- 14, NGƯỜI MỸ LÀM TỪ THIỆN RA SAO ?

1. 
Có rất nhiều hành xử trong đời sống phụ thuộc vào văn hóa địa phương, ko thể đem lối nghĩ của mình áp vào rồi phân định đúng sai đen trắng. Các cách làm từ thiện thuộc vùng khu biệt này.
Nhưng, có một nguyên tắc tối thiểu, cả thế giới này ai có chút thiện tâm đi làm từ thiện đều nên-phải-buộc nằm lòng: tôn trọng nhân phẩm người nhận. Đặc biệt trẻ con và  người tâm thần là những đối tượng không có khả năng tự vệ, thì còn cần được tôn trọng gấp đôi.
Người điên, nếu bạn coi đó là con người và nếu chính bạn không phải lọai bất nhân, thì ko bao giờ  public những tấm hình họ trần truồng bò bốn chân, như facebooker Lan Đàm đã làm với các bệnh nhân, trong vụ lùm xùm đang diễn ra ở Nghệ An.
2. 
Lỗ hổng lớn nhất của thể chế tư bản là khỏang cách chênh lệch giàu-nghèo cực lớn. Xã hội công nghiệp cũng khiến các giao tiếp xã hội của các cá nhân bị thu hẹp lại.
Thiện nguyện có ý nghĩa như cầu nối, giảm thiểu những tác- hại- tinh- thần của hai điều trên.
Dĩ nhiên, Beo đang nói về Mỹ, chứ xã hội ta ông cũng như thằng thằng cũng hệt ông. Lại nữa, dân “công nghiệp cao” ta, bạn nhậu bạn càphê đông như quân Nguyên Mông, chưa đến nấc cô đơn hoang hỏai cần làm thiện nguyện giải khuây hay tầm kẻ tri âm.
Vậy người Mỹ làm thiện nguyện ra sao? Beo sẽ kể từ từ trong phạm vi hiểu biết của mình, từ các tổ chức  chuyên nghiệp cho tới thể lọai Hila-Đàm.
3.
Lọai thứ nhất. Lớn nhất và sẽ rất ko hấp dẫn bạn đọc Việt, như lọai Hila-Đàm.
Tòan nước Mỹ có  1triệu 500 ngàn (tròn số) tổ chức từ thiện họat động theo hình thức doanh nghiệp phi lợi nhuận, chịu sự chi phối của các bộ luật Doanh nghiệp, luật Lao động…và đương nhiên, nó được những ưu đãi.
Tổ chức phi lợi nhuận thường được quản lý bởi luật tiểu bang, chỉ một số trường hợp đặc biệt mới được quản lý bởi luật Liên bang (Hội chữ thập đỏ, Ủy ban Olympic…). Tổ chức phi lợi nhuận được định nghĩa là doanh nghiệp, có thể được thành lập dưới hình thức doanh nghiệp, công ty một thành viên, hiệp hội bất hợp nhất, công ty vài thành viên, tổ chức từ thiện. Tòan bộ họat động của tổ chức này y hệt  doanh nghiệp bình thường và có vài khác biệt như sau:
     - Tất cả các thành viên sáng lập không được phép hưởng lợi nhuận.
     - Nhân viên làm việc trong các tổ chức này thuộc các lĩnh vực tôn giáo, nghiên cứu khoa học, an ninh công cộng, văn học, giáo dục, công tác phòng chống ngược đãi trẻ em hoặc động vật, phát triển thể thao quốc gia hoặc quốc tế sẽ được miễn giảm (chứ không miễn trừ) thuế thu nhập cá nhân. Ngòai các lĩnh vực trên ra, phải đóng thuế như bình thường.
     - Nếu bị kiện tụng, các tổ chức này được giới hạn các hình thức kiện tụng và được giới hạn trần nộp phạt. (Tại MA, mức phạt trần là 20 ngàn  đô la).
Việt hóa dòng chữ:  Một đồng cũng là nhiều  ạ, xin cảm ơn. Giai  đang đọc cuốn truyện trinh thám




Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

THÔI, EM Ạ !

1. Trong FL của chị có non  trăm anh chị rất hay đi làm thiện nguyện, chị chứng rằng, điều em nói ra sau đây, đúng tuyệt đối về họ: "Các cô biết kinh nghiệm để nhìn 1 nhà từ thiện chân chính là gì không?
Là họ rất thu mình và kiệm nói. Luôn cực kỳ thận trọng trong những phát ngôn. Đặc biệt phát ngôn liên quan tới người khác." (Huong Vu).
Trên các tuyến đường gian nan đến những vùng héo hắt nghèo khổ, làm sao ko gặp cảnh, chỉ muốn chửi bậy, nhưng, chị tuyệt đối chưa thấy ai phán xét, ai hùng hổ tố cáo thay công an thay tòa án, như chuyện đang diễn ra với một trại bệnh ở Nghệ An.
2. Lớp học trống trước hở sau, bàn ghế cái gẫy cái nát,  kinh phí  rót cho…hai cái đàn organ điện, lọai đàn dân chuyên nghiệp thấy còn thích.
Chị mở hộp đàn. Thầy cô vây quanh háo hức. Thật lòng khi ấy, chị chỉ muốn khóc thật to. Làm gì có điện mà chơi. Thầy cô vẫn ko thôi háo hức, nghe nói năm sau điện kéo lên đây rồi chị, học đàn này chừng  hai tháng (nghỉ hè) chơi được chưa chị ?
Câu chuyện ấy, thêu dệt thêm chút mắm muối thê lương, có lẽ cũng câu like ko ít.
Cả đòan, ko ai nói gì. Vì  tất cả đều hiểu rằng, sau cú nhấp chuột của mình chưa biết điều gì sẽ giáng xuống đầu những người ở lại từ nơi cấp phát. Riêng chị  nghĩ, giữa vùng cô quạnh ấy, cây đàn giữ  được sự háo hức chờ đợi…điện được kéo tới của hơn chục con người. Hạnh phúc của họ là đấy, không được phép mang nhãn- quan- trưởng- phòng- tài- chính-  thị- thành để tước đi của họ.
Lần khác. Chị thấy một cái TV đặt trang trọng trong đồn biên phòng, đề tặng của một vị bộ trưởng. Thời điểm ông tặng, nơi đây cũng chưa có điện, khi có điện thì do để lâu ẩm thấp hay chuột cắn gì đó, TV hư.
Phê phán bộ trưởng quan liêu vừa hợp thời- trang- số- đông vừa sướng miệng ? Nhưng, chuyến ấy cũng ko ai viết gì vì, ông là cấp lãnh đạo cao nhất  duy nhất chịu lặn lội vào tận nơi thâm sơn cùng cốc thăm bà con, tính từ ngày…thống nhất  Bắc-Nam.
Lồng cơm trẻ con, đứa  khá giả  có quả trứng hiếm lắm, tòan cơm với muối, với măng rừng luộc. Đoàn đến, trường ngả nguyên một con heo tiếp đón. Một em buột miệng, mang  biếu có tý quà vặt, lại ăn của trường thế này áy náy quá…Cô hiệu phó ghé tai chị, lợn  dân bản bán rẻ lắm với lại chúng em hiếm khi có khách. Tiếp đón ko chu đáo, anh chị về chúng em áy náy lâu lắm. Trong tình cảnh thế, nỡ nào mang phản xạ của thanh tra tài chính ra soi mói tiền mua heo từ  nguồn nào.
3. Luật bất dung tình. Cốt lõi trong câu chuyện Nghệ an, nằm ở chỗ, ko ai thật sự đóai hòai đến luật cả. Nhà báo, nghe qua một facebooker, phóng thanh lên ăn chặn của người tâm thần. Ông đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc, có lẽ đọc mỗi cái tít báo, leo theo căm phẫn. Dư luận, một luồng theo dẫn dắt của báo chí chửi như nhập đồng. Một luồng khác, yếu ớt hơn, đã từng một lần đến trại tâm thần, chia xẻ nỗi  khốn khổ  của những người làm việc trong môi trường “kịch độc”. Nhưng, suy cho cùng, cũng chỉ là những điều khỏan “khoan hồng”, sau luật.
4 Chị chẳng định bàn chuyện luật. Bởi chị, em hay cô Lan Đàm nào kia, không phải là những người thực thi luật pháp. Lại càng không phải là nữ thần công lý đi bảo vệ kẻ  cô yếu. Chúng ta chỉ làm những việc cỏn con, mang dăm vài khỏanh khắc  ấm áp cho đồng lọai. Nếu chúng ta để lại sau lưng mình nước mắt, cách chức, tù đày…cho những người vốn ngày ngày đã tận cùng khốn khó, âu cũng là cách tạo nghiệp chướng.
Oan khuất hay không, cũng là nghiệp chướng.
Cạnh luật người, còn có luật trời.
Thế nên, bỏ đi. Thôi, em ạ !
 P/S: Năm nay, chị đi theo một đòan thiện nguyện sang Libya và Mexico. Họ giao kèo bằng giấy tờ ngay từ đầu: các thành viên tuyệt đối ko đưa lên truyền thông - nhất là mạng xã hội- bất cứ hình ảnh hay thông điệp, thông tin gì.
Sòng phẳng thế, đâm hay.

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐI TÌM MẶT TRỜI

Thông tin tôi nói đây là các dữ kiện từ năm 2011, thời tôi lăn lê các trại tâm thần viết về người điên.
Ghi theo trí nhớ, số liệu có thể xê dịch chút xíu.
Các cô nên nhớ, súc vật gia cầm còn có thể sinh lời. Người điên thì ko. Vì lý do dư luận mà đảng chính phủ ko thể ban phát cho người điên 1 tô thuốc chuột. Nhưng không vì thế mà chế độ dành cho người điên ở các trung tâm bảo trợ xh có quyền cao hơn 1 ông súc vật. Nhân viên y tế ở đó cũng vậy.
Tiêu chuẩn của 1 ông điên là 17 ngàn Ông Cụ chia cho 3 bữa ( năm 2011). Khoảng 100K Cụ cho tuốt tuột nhu cầu khác xà phòng dầu tắm thuốc men cào bằng cho cả bệnh nan y mãn tính như huyết áp tim gan phèo phổi.
Khi 1 ông điên chết, tiêu chuẩn là 4 chẹo cho tuốt tuột chi phí ván thiên thiêu tro mai táng.
Nhân viên y tế trình trung cấp, khi mới công tác tại 1 TTBT tâm thần như thế thời 2011, lương tháng được 1,7 chẹo Cụ, cộng tất cả chế độ độc hại các cái tổng nhỉnh hơn 2 chẹo chút.
Bác sĩ thạc sĩ giám đốc Tâm thần Bến Tre có hơn 20 niên công tác lương cao nhất là hơn 7 chẹo Cụ.
Ở đâu công chức chen chân vào đéo biết, riêng nhân viên y tế tâm thần 80% bỏ việc ngai tháng đầu tiên. Họ luôn trong tình trạng khát nhân sự đéo phét.
Chính vì mức lương chết đói như thế nên đa số nhân viên y tế trại tâm thần thường sống trong các phòng tập thể dăm ba người 1 phòng ngay trong bệnh viện, cuối tuần mới đá qua nhà dù nhiều người nhà chỉ cách bệnh viện chục cây số. Nhân viên trẻ đéo dám có bồ vì nghèo. Nhân viên có gia đình, hầu hết nương nhờ tài chính vợ chồng mình. Mỗi nhân viên nếu tính theo tỷ lệ đầu người thì thường phụ trách phục dịch cho vài ba chục bệnh nhân.
Bất chợt ghé qua trúng 1 bữa ăn của họ đi, các cô sẽ rớt nước mắt ngay và luôn đéo nịnh, các bữa cơm công nhân Bình dương báo chí thường lấy đề tài khóc lóc chỉ là muỗi. Cho nên để cải thiện bữa ăn cho bệnh nhân và chính bản thân họ, họ thường trồng trọt rau xanh ngay trong khuôn viên các bệnh viện, các bệnh nhân tỉnh táo nhất thường được gọi phụ giúp nhổ cỏ tưới cây.
Công việc đặc trưng của các nhân viên y tế tâm thần là tạp phí lù. Ngoài chăm sóc y tế cho bệnh nhân như các bệnh viện khác, họ phải lo cả tắm táp phục dịch đút ăn cho các bệnh nhân nặng. Mà bệnh nhân tâm thần, đôi khi ỉa ra đó rồi đút miệng ăn tại chỗ, hoặc trét cứt đái trây trất khắp nơi. Ngoài họ ra, ai dọn???? Thỉnh thoảng cuối tuần có các hội đoàn tới giúp 1 tay cắt tóc tắm rửa cho bệnh nhân là đỡ cho họ rất rất nhiều. Cũng chính vì vậy mà hầu hết các trung tâm tâm thần đều cấm khách tới thăm quay phim chụp ảnh, đề phòng những hình ảnh nhạy cảm của bệnh nhân họ bị phát tán.
Nhưng thứ các nhân viên y tế tâm thần kinh sợ nhất là canh me bệnh nhân tự tử trong các ca trực đêm. Người điên rất có xu hướng ưa tự tử, và khi họ đã âm miu thì kiểu gì cũng có lúc họ thành công và trách nhiệm đổ trên vai người nhân viên trực sẽ rất rất nặng.
Tới thăm 1 bệnh viện tâm thần, các cô sẽ đượccác bệnh nhân dúi tay vô số thư từ khiếu nại bác sỹ hiếp dâm, ngược đãi, lạm dụng tình dục... Người trao đơn chân thành thuyết phục tới nỗi các cô sẽ không thể nghi ngờ và quay ra ác cảm với đội ngũ y tế tâm thần cực kỳ, tin tôi đi. Cũng nói thêm, khoảng 90% bệnh nhân tâm thần không bao giờ có thân nhân tới thăm hỏi nhé.
Như đã nói ở trên, 80% nhân viên tại các trung tâm bảo trợ tâm thần đều nghỉ việc trong những tuần đầu tiên còn lại rất nhiều nhân viên đang công tác có kế hoạch nhảy việc. Và những người còn lại, tôi chỉ có thể khẳng định, họ làm việc với cái tâm thánh thiện và lòng bao dung bao la như biển cả.
Vì công việc trước đây, tôi có quan hệ gắn kết với khá nhiều lãnh đạo các trung tâm tâm thần nhà nước. Ngoài việc quản lý và chuyên môn, các anh thường đôn đáo chạy chọt các Mạnh Thường Quân tìm tới trợ giúp thêm bữa ngon cuối tuần cho bệnh nhân, hay năn nỉ các cơ sở ma chay làm ơn nhón tay mai táng cho bệnh nhân mình với tiêu chuẩn mai táng 1 ông chó hoang mà nhà nước trợ cấp...
Chỉ có thể nói các anh ấy là thiên sứ hiện thân khi với hoc vấn và trình độ có thể hoàn toàn kiếm gấp nhiều lần ở những bệnh viện tư bên ngoài, các anh vẫn chấp nhận công tác trong một môi trường kinh khủng và sự đãi ngộ chính xác phải gọi là bạc đãi tới vậy. Tôi xin trân trọng hôn lên gót giầy các anh.
Tôi nhắn các cô từ thiện, các cô tìm tới trại tâm thần để chia sẻ gánh nặng với họ là việc rất đáng hoan nghênh, nhưng tới để phát tán hình ảnh của họ câu lai và bới lông tìm vết là điều cực kỳ khốn nạn. Hãy để yên cho họ sống và cống hiến cho cộng đồng, các cô ạ.

Lâu rồi tôi không biên note dài, đôi trải nghiệm của mình về những người làm nghề phục dịch bệnh nhân tâm thần mà tôi luôn nặng lòng khi nghĩ về họ, nhân dịp bần nông vàng vẩu đang sòn sòn lên án 1 trung tâm tâm thần nào đó bị cho rằng làm thấy thoát 800 chẹo trong vòng 5 năm, aka 160 trẹo mỗi năm. Các cô ạ, với mức tham ô như thế ở trình độ các bác sỹ trưởng trung tâm đéo bõ chua mép so với thu nhập của họ nếu bỏ trung tâm ra ngoài xã hội làm công việc chuyên môn đâu, hãy tỉnh táo và bớt tính chó đàn đi. Nhân viên y tế trong các trung tâm tâm thần đã luôn luôn hiếm, họ mà bỏ đi bọn đạo đức giả các cô đéo thể cáng đáng được nhu cầu của những bệnh nhân tâm thần đâu.
#
Hãy ngẫm lời tôi.
Copy của HUONG VU