Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

GIẤC MƠ MỸ -13 TIẾP


  
Mua hộp, được miễn phí đồ ăn
 Cả đời bạn, sinh ra và lớn lên ở Pháp, ở Anh…thì bạn vẫn là người châu Á, người đến từ xứ sở khác nước Pháp nước Anh nhưng, ai cũng có thể là người Boston. Đây là điều đặc biệt của đặc biệt Boston. Dịch ra ngoài thành phố  yêu kiều này khoảng cách  có khi chưa bằng một cuốc  xe đi làm mỗi sáng, cảm nhận đó ko còn nữa.

Cuối cùng cô ấy cũng học được cách lắc ko quật vòng vào em bé.


















Mình chưa gặp nơi nào mà hai hoạt động đọc sách và chạy thể dục bất kể mọi nơi, bất kể thời tiết ra sao, nhiều như ở Boston.
Những đứa bé này ko chỉ học đan lát như những bà  nội trợ Mỹ cổ điển hay học diễn kịch, học múa hát, còn ẵm ngửa chúng đã nhìn đã nghe trên khắp các đường phố ngày hè, về quyền con người, về bình đẳng giới, về niềm tin vào Chúa trời và về sự biết ơn với những ngày đang được sống.

Ai cũng có thể là người Boston, trừ người uống bia rượu và hút thuốc lá.
Đừng tưởng Mỹ ko có tổ dân phố. Đầu tháng trước, một tờ thông báo dán ngay cổng, mời đi họp để lấy ý kiến xem có đồng ý cho các cửa hàng tạp hóa được bán bia hay ko. Căng thẳng phết, mọi người quây tròn trên thảm cỏ bên hông nhà thờ, và cuối cùng biểu quyết bằng cách giơ tay. Mình, mải ngắm hai con chuồn chuồn nhấp nhổm duỗi nhau, lúc giơ tay ko rõ đang Yes hay No, nhưng kết quả là No. 
Cũng chẳng quan trọng. Bề gì  mình cũng quyết ko uống thứ nước trái cây lên men sủi bọt nhạt thếch ấy. (Nói vậy chưa chắc phải vậy. Cầm ly bia trên tay chỗ công cộng thể nào cũng được mấy anh cảnh sát đẹp thôi rồi nhìn lom lom).










Mùa hè, gần như cuối tuần nào cũng có những lễ hội đường phố. Cả thành phố là một sân khấu khổng lồ đa sắc, hớn hở và trang nhã. Mình, dĩ nhiên chả tuần chay nào thiếu nước mắt. Chỉ có điều, thi thoảng cảm giác thiêu thiếu một cái gì đó, ko định vị được.
Nói với Gái đẹp. Nàng cười, nhẹ nhàng như vẫn: thiếu mùi khô mực nướng, mẹ ạ!





Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG

- Trần Quốc Toản bóp cam... bằng tay nào?
Câu hỏi đó không phải do tôi rắn mắt trớ trêu bày ra đâu, mà là ở một diễn đàn nọ, do các bạn trẻ đôi mươi đặt ra đó!
Sặc cười với những lời giải đáp của họ. Người bảo thuận tay nào bóp tay nấy; kẻ lại lý giải chi tiết hơn, rằng cứ theo thói quen… quay tay mà suy ra thì biết thuận tay nào! Nhưng thuận tay nào thì thuận, các bạn cùng nhất trí: phải là trái cam thúi thì mới dễ dàng bị Hoài Văn hầu bóp nát như vậy, he he!
Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục chép: "… Lúc ấy có Hoài Văn hầu là Quốc Toản cũng theo xa giá. Vì còn ít tuổi, không được dự bàn việc quân, Quốc Toản lấy làm hổ giận lắm, trong tay cầm quả cam, không biết bóp nát ra lúc nào; khi đã lui về, cùng với hơn ngàn người gia đồng và thân thuộc sắm sửa binh khí, chiến thuyền, kéo cờ đề sáu chữ: Phá cường địch báo hoàng ân (强敵报皇恩). Kịp lúc quan quân đánh nhau với quân Nguyên, Quốc Toản thường xông pha đi trước quân lính, quân giặc trông thấy là phải tránh lui, không ai dám đối địch".
Chuyện quân giặc khiếp sợ viên tiểu tướng này không biết có thật hay không, nhưng theo Nguyên sử thì Quốc Toản bị họ giết ở sông Như Nguyệt trong cuộc kháng Nguyên lần thứ hai. Sử Tàu mà, có khi họ ghi nhầm viết bậy không chừng, mà tôi đoán láo: chắc họ còn chả biết Trần Quốc Toản thiếu niên anh hùng của Nam quốc là… đứa nào, hơ hơ!
Nên nhớ, quân đội thời Trần chủ yếu là gia binh, do các nhà có của tự thành lập, tự trang bị quân nhu hậu cần, triều đình không cung cấp hỗ trợ cho đồng xu cắc bạc. Cậu thiếu niên Trần Quốc Toản có thân thế mờ mịt mơ hồ, mỗi sách nói một phách, thôi thì tôi theo thuyết cho rằng Trần Quốc Toản là con của Trần Bá Liệt, cháu gọi Trần Thái tôn bằng chú ruột, gia tư giàu có đi, nhưng thử hỏi ức vạn cỡ nhiêu mà có được cả ngàn gia binh, kiêm cả thủy lục, để thành lập đội “thiếu niên quân”, đủ sức góp công cùng các bậc vương hầu đánh giặc?
Thử gẫm mà xem, mỗi lần quân Nguyên kéo sang, vua quan đều chạy tháo thân bỏ cả kinh thành cung điện, khiến dân gian cũng hoảng hốt bỏ nhà bỏ cửa mà trốn, cái đó sau này sử ta gọi là kế “thanh dã” (vườn không nhà trống); rồi sau này có tụi cũng làm y chang vậy, kêu bằng “tiêu thổ kháng chiến”. Chỉ khi quân giặc rút đi, ta mới đuổi theo đánh vài trận vuốt đuôi, vậy đội quân kia của thiếu niên Quốc Toản có được mấy cơ hội đụng độ, mà khiến đoàn quân của các danh tướng Thoát Hoan, Ô Mã Nhi phải kiêng sợ đến nỗi... không dám đối địch?
Thôi thì kệ chuyện oai phong của viên tiểu tướng, cái chính tôi muốn nói là về lá cờ có thêu sáu chữ vàng kia. Không biết ở thế kỷ 13, nghề thêu ở nước ta phát triển như nào; nhưng cờ trận thời xưa thì hiếm có lá cờ nào ghi nhiều chữ như vậy, đây có lẽ là một kỷ lục, lá cờ trận có nhiều chữ nhất Á Đông thời xưa chăng?
Về cờ, người ta thường nghĩ đến vuông vải ngoài tiệm chạp phô, giá sáu chục bạc. Cái đó là quốc kỳ nha mấy cha. “Cờ” không phải chỉ thứ đó đâu, mà còn nhiều loại lắm: Cờ quốc gia, cờ tổ chức (như cờ Hồng thập tự, cờ Mặt trận chẳng hạn), rồi cờ đạo (là cờ của các tôn giáo: cờ Phật, cờ Vatican, cờ Cao Đài, cờ Hòa Hảo, v.v…). Còn thời xưa, ta học theo thói Tàu, cũng có nhiều loại cờ lắm, ra trận lại càng phải cờ xí quy củ để phân biệt.
Thoạt đầu, cờ trận chỉ thêu hình hổ báo hung hãn để thị oai, về sau, để giản tiện, người ta mới thêu chữ. Khi ra trận, cờ phải thêu quốc hiệu, ví dụ: bên Tàu thì thêu chữ Hán chữ Đường, bên ta thì đề quốc tính là Lý hoặc Trần.
Ngoài ra, có "mao tiết" là đại kỳ do nhà vua trao cho soái tướng ra quân (ý phó thác cho trọng trách cầm quân toàn quyền định đoạt việc binh), Cờ “mao” () là cờ có cắm lông đuôi con bò tót vào cán; cờ “tiết” () cũng tương tự như cờ mao, có thêm tua ở đầu ngọn. kèm theo đó thường là lá cờ soái thêu họ của viên chủ soái. Ví dụ Nhạc Phi của Nam Tống, ra trận thì giương cờ có một chữ “Nhạc” ; cũng có khi người ta không thêu họ mà thêu tên hiệu hoặc chức tước của mình lên đó, như Sấm vương Lý Tự Thành, người diệt Sùng Trinh nhà Minh, cờ đề một chữ Sấm (). Tùy theo oai danh ông tướng, có khi quân địch chỉ nhác thấy chữ thêu trên cờ là đã rủn lòng nản chí rồi.
Mỗi viên chiến tướng chỉ huy một đạo binh cũng được phép có cờ thêu quý tánh của mình trên đó, cờ này gọi là “xí” (), tức cờ phiên hiệu của mỗi đơn vị tác chiến, nhưng thường thì các viên tướng lục lục thường tài chưa mấy ai nghe danh, họ thích dùng cờ của soái gia hơn. Lá cờ của Trần Quốc Toản, nếu có, ắt phải thuộc loại cờ “xí” này. Mà có khi cờ xí, cờ phiên, không cần phải thêu chữ thêu hình, chỉ dùng màu sắc theo ngũ hành để bày trận trước sau tả hữu (Rồi trong quân ngũ, còn đặt ra “cờ hiệu”, nhỏ hơn, thường có hình tam giác, dùng để ra hiệu lịnh tiến thoái. Thời xưa, kiếm đâu ra bộ đàm với điện đài, toàn chỉ nhờ vào trống chiêng và cờ hiệu để điều động quân lính mà thôi).
Cờ xí thuở xưa, là để đưa ra thông điệp về lai lịch của đội quân, càng giản tiện càng oai phong. Mục đích của nó cốt để PHÂN BIỆT với các đội quân khác, chứ không phải chỗ để đặt TUYÊN TRUYỀN hay quảng cáo. La Quán Trung kể lại, quân Tào thấy cờ đề chữ “Quan” chữ “Trương” bên Thục là xôn xao, bớt đi mấy phần nhuệ khí rồi. Cờ chiến tối kỵ thêu nhiều chữ, vì một lẽ đơn giản: đọc không được. Chẳng lẽ người ta đọc xong chữ này, lại phải căng mắt ra chờ gió lật tiếp chữ kia để đọc hay sao, ai mà rảnh dữ? Qui cách cờ tôi không rõ chính xác bao lớn, nhưng phải vừa tay cho một người cầm mà khỏi bị... té ngã khi có gió mạnh.
Người lính cầm cờ là linh hồn của đạo quân, chung quanh anh ta luôn có người để bảo vệ và thay thế. Chẳng những vậy, anh lính cầm cờ kia ngoài sức khỏe, còn phải có kỹ năng riêng, dùng luôn quân kỳ làm vũ khí giao tranh. Cờ thêu chữ nhỏ quá thì sút hẵn oai phong, thời đó lấy đâu ra ống nhòm để đọc chữ trên cờ?
Mà cờ của Hoài Văn hầu có những sáu chữ, làm thành cặp câu đối luôn, lại phải thêu cỡ to, cho người ta đọc được từ xa (ít ra cũng phải nhỉnh hơn tầm tên bắn chút đỉnh), thì quân ngũ nào mang vác cho nổi? Vác cờ ra trận là để đánh giặc, chứ phải đâu căng biểu ngữ mít-tinh tuần hành mừng quân ta giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước?
Cho nên, xin lỗi quý vị nha, “Phá cường địch báo hoàng ân” chỉ là slogan dùng để quảng cáo, như kiểu các khách sạn tửu điếm dùng để treo trước cửa hiệu thì được, chứ mà mang ra trận, ai coi cho? Nên có thể nói như vầy: Hoài Văn hầu trong cơn phấn khích, đã thốt ra lời thề như trên để tỏ ý quyết ra trận lập công, vậy còn nghe lọt; chứ thêu luôn sáu chữ vàng ra trận thì còn khuya nha, nghỉ cho khỏe đi Tám Tàng, kekeke!
By: VINHHUY LE


Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Chúc Đại tướng khỏe !

Dạo này thiên hạ quan tâm đến ông cũng nhiều, theo những cách nhiều khi cũng không hay mấy. Thôi thì ngồi trên cao thì gió cũng lạnh, chuyện ấy ông chắc rõ hơn ai hết.
Nhưng xét một cách công bằng thì tôi thấy ông cũng là một đại tướng hợp cách. Ông xuất thân từ những bậc thấp nhất trong quân ngũ. Đọc tiểu sử thì ông từng làm tiểu đội trưởng, trung đội trưởng từ ngày đất nước còn chiến tranh. Với những cấp bậc quân ngũ đó, ông phải trực tiếp cầm súng đánh trận thật sự với những người lính trơn chứ không thể làm sỹ quan văn phòng được (tôi đọc sách, xem phim nhiều tôi biết ^^). Ông cũng được phong danh hiệu anh hùng quân đội vì thành tích chiến đấu ngay từ thời chiến, lúc mới chỉ là trung đội trưởng, chứ không phải sau này khi chức ông to, nhà nước mới xét tặng, vậy nên tôi tin danh hiệu anh hùng của ông là hàng thật - tuy rằng như tiểu sử chép lại thì số lính Mỹ bị ông giết cũng hơi nhiều, có thể do công tác tuyên truyền thời đó cũng quá, nhưng trực tiếp cầm súng giết địch thì đúng là sự thật.
Tiến trình sau đó của ông trong quân đội, tôi thấy rất tiêu chuẩn. Ông đi qua lần lượt các vị trí chỉ huy: đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng, tư lệnh sư đoàn rồi tư lệnh quân khu, cũng học hành bài bản trong các học viện quân sự, kết hợp với những giai đoạn làm sỹ quan tham mưu. Xét về mặt công tác trong quân đội, ông là một quân nhân rất toàn diện.
Từ ngày ông làm Bộ trưởng Quốc phòng đến giờ đã gần 10 năm, Quân đội Nhân dân VN vẫn được người dân tin tưởng. Đầu tư hiện đại hoá quân đội, hai quân chủng được ưu tiên nâng cấp vũ khí là Phòng không - Không quân và Hải quân, chứng tỏ ông có cái nhìn khách quan, không thiên lệch cho Lục quân là nơi ông xuất thân.
Nhiều người ông ưa ông mấy, vì cách phát ngôn của ông không làm người ta khoái, thậm chí còn chửi ông "thân Tàu". Tôi cũng không thích mấy cái phát biểu của ông mấy, vì nó "không chính trị gia", lại thật thà quá. Nhưng ông là tướng, không phải chính khách, nên cũng chả sao. Là dân đen, tôi sợ nhất là quân đội ta có loại tư lệnh lẻo mép, mị dân, nên chân phương một tí như ông lại thấy yên tâm hơn. Ít ra ông sẽ không húng chó muốn lập công gây chiến với láng giềng để kiếm thêm danh vọng cho mình - nhất là với dạng láng giềng phương Bắc đông tới 1,3 tỷ người như TQ.
Điểm lại những gì quân đội đã làm được trong hai nhiệm kỳ bộ trưởng của ông, tôi thấy rất ổn. VN đã xây dựng được quan hệ hợp tác quốc phòng tốt với quân đội Hoa Kỳ, Nhật Bản, nhưng vẫn duy trì được liên hệ truyền thống với người Nga và giữ quan hệ với TQ không xấu đi. Chúng ta không bị mất đảo nào, cũng không có trận chiến nào buộc phải đánh. Với nhân dân, thế là được.
Mấy hôm nay, nghe những tin đồn về ông, tôi cũng rất sợ nếu nó là sự thật. Nếu đúng, nó có thể là dấu hiệu của những cơn bão tố dữ dội mà người thiệt hại vẫn lại là nhân dân. Hôm nay đọc báo, thấy ông bình an về nhà, tôi lại tiếp tục tin tưởng thế hệ con cái tôi sẽ có một tương lai không buộc phải ra trận, như những gì chúng tôi đang được hưởng từ năm 1989 đến nay.
Đại tướng là để cầm quân, quân đội ta dù tinh nhuệ nhưng nếu không cần phải đánh trận vẫn là tốt nhất. Ông cũng không cần phải trở thành danh tướng lưu vào sử sách để sau này được đặt tên trên đường phố đâu ông ạ. Vì mỗi danh tướng được tạo ra đều kéo theo cái chết của nhiều binh sỹ lắm.
Chúc ông khoẻ 

 By Hoang Trong Hieu

CHUYỆN "NÀNG THƠ"

Số mình cũng lạ, rất hay được làm "nàng thơ".
Mình "vào thơ" lần đầu tiên trong đời là của thằng bạn cấp 3, tả mỗi da mình trắng mà chiếm chỗ tới 4 câu. Bài này dài, vẽ chân dung hết cả lớp. 
Lên đến đại học. Ngày ấy ngố, ko chú ý nhiều đến nhan sắc như giờ. Anh lớp trên dắt bài thơ vào vở, đại khái mơ màng chàng nàng. Sau vài lần đong đưa chả thấy anh lấn tới, nên cũng thôi luôn, chỉ hơi mắc míu, tên mình gắn gì đến mùa Xuân...
Riêng bài thơ thì trân trọng nâng niu, giữ mãi. Gặp lại anh sau 1 thập kỉ. Mang mắc míu hỏi. Anh ngẩn ra một tẹo rồi bảo, con khỉ, hồi ấy tao mê con Xuân Dung (cháu cố nhà văn Anh Đức), thế ra tao nhét lộn vào vở mày à?
Sau này toàn bạn gái tặng thơ. Đứa nào cũng tả mình trong sâu thẳm là người hiền lành, yếu đuối, buồn bã, cô đơn...trong khi mình vẫn chửi bậy xa xả như hát hàng ngày trên blog.
Khoảng cách giữa hai đời chồng ngắn, nhưng cũng kịp cho một anh tặng vài bài, rất nghi  tỏ tình. Ko dám chắc bởi anh viết toàn nước đôi, bảo yêu cũng phải mà bảo ko  cũng ko sai. Anh hiện vẫn đang là người của công chúng nên ko tiện trích lên đây.
Có một xấp thơ chép tay nhưng, trái lệ thường,  chưa đọc hết bao giờ. Không phải vì  đương kim có chồng nên đoan trang. Gì chứ ngoại tình tư tưởng thì mình thường trực mà mối tình bền bỉ nhất là với công tước Bolkonsky của Chiến tranh và hòa bình. Ngất ngây chàng cho đến 17 khoảnh khắc mùa Xuân hết rất lâu. Ngay giờ U60 nhắc lại, vẫn xốn xang với hình ảnh chàng cô đơn một mình trong rừng bạch dương tuyết phủ.
Tiếp chuyện vì sao ko đọc hết xấp thơ.
Chàng mang đến cơ quan tặng. Nghĩ chàng gửi bài đăng báo, dúi vào  xấp bản thảo trên bàn, bẵng đi mất. Đoàn vào Sài gòn diễn lần sau mới lục tìm, để có cái ăn nói. Lúc xé phong bì  tá hỏa  đề tựa Riêng tặng em yêu. Nhớ đại khái đến bài thứ một chục gì đó,  chàng còn vẫn ngất ngây  ngày nhớ đêm mong hoa Hồng. Bài thứ 11 thì có chuyện: chép y sì bài trước, chỉ chữa những chữ  Hồng nhung thành  Cúc vàng.
Mình và nghệ sĩ Hoàng Cúc phe nhau trách chàng. Cũng là nhẹ nhàng trách yêu thôi, vì chàng cực hiền (lại còn đẹp trai nữa-vẻ đẹp manly mà  showbitch giờ tuyệt chủng).
Từ ngày chơi phây, số người tặng thơ bằng tổng quá khứ nhân đôi.
Biết rất ít nhau ngoài đời thật, vậy mà hiểu mình hơn nhân tình lưu niên, toàn làm mình khóc.

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

BA MƯƠI CHƯA PHẢI LÀ TẾT

Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn tưởng như đã tới hồi kết. Nhưng những thông tin tường thuật phiên toà xét xử vụ giết người của Lý Nguyễn Chung khiến cho tôi có cảm giác hình như vụ án chưa thể dừng lại. Đúng như ông bà ta thường nói "30 chưa phải là tết".
1.
Trong phiên toà này, dư luận rất quan tâm tới nhân chứng mới xuất hiên là bà Nguyễn Thị Thu Hà. Thực ra lời khai của bà Hà trước Toà chưa đáng tin cậy bởi không có bằng chứng cụ thể nào nhưng có nhiều điều rất đáng suy nghĩ. Thứ nhất, tại sao bà Hà lại tự nguyện đứng ra làm chứng lật lại một vụ án giết người khi mà hung thủ đã đứng ra nhận tội? Động cơ nào, lương tâm, trách nhiệm công dân hay thù hằn cá nhân? Thứ hai, nếu bà Hà khai đúng thì được gì, phải chăng chỉ được tiếng thơm "gió thoảng mây bay", đổi lại là phải đối mặt với nguy hiểm bởi sự hận thù của các thế lực muốn vụ án đi theo sắp đặt của họ. Còn như khai sai thì hậu quả cũng rất khó lường, không những bị cả xã hội chê cười, bưới móc, xỉa sói mà còn có thể phải lãnh sự trừng phạt của pháp luật. Xét cho cùng, đằng nào bà Hà cũng thiệt nhưng bà vẫn làm. Lý giải ra sao về vấn đề này?
2.
Gác qua chuyện bà Hà, không có chuyện này thì vụ án còn lắm chuyện phải bàn.
Tại toà, bị cáo Chung tỏ ra rất bình tĩnh, tự tin khai mình là hung thủ duy nhất. Chung khai mang sẵn con dao trong người, thấy nạn nhân có tiền nên nảy sinh ý định giết người để cướp. Chung không chỉ đâm nạn nhân mười mấy nhát mà còn đuổi theo túm tóc nạn nhân rồi đập đầu xuống đất, nhúng đầu nạn nhân xuống nước, lấy gối đè lên mặt... Lúc gây án Chung mới 14 tuổi, một thằng bé nhà quê chừng ấy tuổi có đủ lực, đủ ý thức, đủ ý chí để thực hiện hành vi giết người một cách chuyên nghiệp như vậy?
Câu hỏi cần đặt ra là lúc đó Chung cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu, nạn nhân cũng cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu mà Chung có thể giết nạn nhân quá dễ dàng? Nên nhớ những người buôn bán ở nông thôn thường là "thứ dữ", hiền lành khó làm nghề này. Dù thế nào đi nữa, nạn nhân cũng có phản kháng, không chịu bó tay để cho một thằng bé mới 14 tuổi tha hồ đâm chém, đánh đập, nhất là lúc phải đối mặt với cái sống cái chết.
Đánh giá qua khía cạnh tâm lý cũng rất khó hiểu việc Chung ra tự thú khi vụ án đã kết thúc sau 10 năm, hung thủ đã bị bắt và bị kết án, không còn bị áp lực bức bách bởi sự truy đuổi của cơ quan pháp luật. Có đúng là do lương tâm cắn rứt? Rất khó tin. Theo những gì thể hiện tại toà, mới 14 tuổi mà Chung đã rất hung dữ, sau vụ giết người Chung còn hăm doạ giết người thân vì không cho mượn tiền. Môt con người vốn có bản năng như vậy thì câu chuyện cắn rứt lương tâm cũng có thể có nhưng thật sự là khó như "đi lên giời".
Người đời thường nói "hổ dữ không ăn thịt con". Tuy nhiên trong vụ án này lại nảy ra cái chuyện người thân của Chung chỉ chăm chăm quy tội cho Chung. Tai sao thế nhỉ? Vì cái gì mà họ lại làm trái với luân thường đạo lý?

3.
Tất cả những điều nêu trên cũng là nhưng vấn đề cần được giải quyết bằng khám nghiệm hiện trường, thực nghiêm lại hành vi giết người của Chung, bằng so sánh khám nghiệm tử thi, thu hồi vật chứng (nhất là con dao), đối chiếu lại hồ sơ của bản án cũ và cả việc lý giải về tâm sinh lý. Đáng tiếc là cho tới giờ những điều này chưa đươc đặt ra mổ xẻ trước toà, nếu có thì cũng rất lớt phớt, mờ mịt.
LÊ THANH TÂM

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

CƠ KHỔ CHO Á THÁNH

Thấy cần-lao-mạng-ảo lại sôi nổi chém-zó về vụ có ông nào đó biên lá thư tâm huyết dài tận 5 trang lên chị Ngân đề nghị đổi tên sân bay Long Thành thành Võ Nguyên Giáp và đã được anh Thanh cục hàng không phúc đáp.
Việc lấy tên lãnh tụ, danh nhân, nhân vật lịch sử,... đặt tên cho các đơn vị hành chính lẫn nhà, điện, đường, trường, trạm cũng chẳng có gì mới mẻ trên thế giới và An-nam. Có những cái tên vẫn đang trường tồn, nhưng cũng có những cái tên đã bị xóa xổ (như vài địa danh ở thể chế liên bang xô viết cũ chẳng hạn).
Tướng Giáp được hầu hết cần-lao An-nam xem như á-thánh, nhiều địa phương đã lấy tên ông để đặt cho các đối tượng nêu trên. Thế nên có kiến nghị đặt tên ông cho sân bay Long Thành nghe cũng khả dĩ.
Thế nhưng vẫn có nhiều thông tin nghi ngờ về công trạng của ông Giáp, và các phím-sĩ-mạng-ảo đã mất không ít phím lực để tranh cãi về vụ này gần chục năm trở lại đây. Dĩ nhiên cuộc tranh cãi chẳng đi đến hồi kết vì các bên đều thiếu tư liệu để minh chứng hoặc có tư liệu nhưng chủ quan từ một phía.
Gần đây nhất có bài viết của ông Bùi Anh Trinh nào đó có trích dẫn mấy tài liệu mật của tình báo Pháp do Berna Fall sưu tầm và tài liệu từ hồ sơ của quân đội Trung Quốc do Quang Zhai sưu tầm cho rằng ông Vi Quốc Thanh mới là người vạch ra chiến lược trong trận ĐBP cuối cùng sau khi ông Giáp thất bại nặng nề trước đó. Tác giả này cũng trích dẫn những tư liệu về ông Hoàng Tùng từ tác phẩm Đèn Cù và cho rằng ông Hoàng Tùng không xem ông Giáp là tướng (ông Tùng chính là người được BTC đảng CSVN cử làm phái viên lên để làm việc với ông Giáp và ông Vi Quốc Thanh sau thất bại của cuộc chiến trước ngày 6/4). Dĩ nhiên ông này cũng chỉ tổng hợp từ các tài liệu nêu trên chứ cũng chẳng có chứng cứ để thuyết phục luận điểm đưa ra.
Thời gian gần đây có vẻ mối quan hệ với bạn vàng không được tốt cho lắm. Ngoài bể Đông thì thi thoảng cần-lao 2 bên va chạm nhau, truyền thông chính thống thì xé rào (hoặc được bật đèn) gọi thẳng tên quân xâm lược, đặc biệt là chuyến công du xứ Cờ-hoa của cụ tổng. Nghe có vẻ cơm không lành, canh không ngọt.
Đặc tính của cả ta lẫn tàu là "yêu nhau yêu cả đường đi/ ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng). Không may (là tôi giả sử) hai bên lại ghét nhau, và trong thời buổi thông tin được chia sẻ trên toàn thế giới, với mức lan tỏa và cập nhật bằng giây, mà bạn vàng lại tông tốc bạch hóa tất cả các thông tin bí mật thì lại khổ. Cũng không may những nghi ngờ về thần tượng của cần-lao là đúng thì tôi chưa tưởng tượng lúc đó xứ này sẽ ra sao? Gớm, mỗi 2 ku con là nghi phạm giết có 6 mạng người mà còn lên đồng như cháy nhà sạt mả, nói gì đến tượng đài dân tộc.
Thế nên các quan ạ, thời gian vàng bạc các quan nên dành cho việc quản lý, phát triển đất nước, đừng sợ truyền thông mà cứ phải mất thời gian xoa dịu dư luận, như vụ anh Bá í, chỉ từ nhàm đến nhảm mà thôi.
Còn các ông bà cần-lao thối-tai-khai-bẹn ạ, các ông bà bớt chém-zó đi cho các quan nhờ, để họ còn đầu óc làm việc có ích. Với đặc tính lá mặt lá trái của các ông bà, nếu thần tượng trong lòng các ông bà mà sụp đổ thì các ông bà lại chổng mông vào mặt thần tượng ngay cho mà xem. Chứ còn lâu các ông bà mới có lòng nhân từ để tha thứ cho lịch sử.
Thế nên, đặt tên mấy cái đường, mấy cái trường thì được, vì thay tên đổi họ những cái đó đơn giản. Chứ đừng lên đồng mà đặt cho cái sân bay tầm quốc tế này. Đến Lenigrad, Staligrad còn bị xóa xổ nữa là.
Cơ khổ!

By: BAU X TRINH

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015

GIẤC MƠ MỸ-13

Trong loạt bài cực hay về nước Mỹ, Phó Đức Tùng thoáng đến và kịp nhận ra “Boston giấu những người nghèo, người thường trong những lâu đài. Ở đâu ta cũng ít thấy sự chênh lệch, phân biệt một cách thô thiển đẳng cấp. Ở đâu, sự bình đẳng cũng tương đối, đủ giữ thể diện, nhân phẩm cho tất cả mọi người cũng được đảm bảo”.
Lịch sử phát triển đô thị Boston, như tất cả các thành phố khác, bắt đầu từ khu trung tâm với tứ giác trọng tâm rất đặc trưng châu Âu: Nhà thờ, Tòa thị chính, Thư viện và Chợ. Thuở ban đầu, người giàu có chiếm lĩnh toàn bộ những con đường bao quanh tứ giác trọng tâm này, sau loang dần ra, nhường những kiến trúc yêu kiều cho tầng lớp trung lưu  hay nghèo hơn.
Chỉ vài miles cách Quảng trường Copley, nơi gần đây nổi tiếng bởi vụ bombing marathon, theo những đường cây đan thành vòm gotic xanh rợp, là tới nơi cư ngụ của tầng lớp thượng lưu Boston hiện nay, những dòng dõi quý tộc lâu đời nhất nước Mỹ. 
 
 
Không có bất cứ sự lặp lại nào, đi miên man cả ngày chưa ra khỏi thiên đường có thật nơi hạ giới. Trong không gian lặng lẽ, ngập ngừng thoang thoảng tiếng piano của trẻ mới học đàn. Đâu đó trên vạt cỏ nắng trước sân, cặp vợ chồng già tựa lưng nhau  ngồi đọc sách. Beo cất tiếng chào. Cả hai cùng gỡ kính, bỏ sách xuống đáp lời. Người đàn bà đứng dậy hái cho chùm mận chín đỏ. Bà bảo ngọt lắm. Tiếc vì đẹp, không ăn. Ông cười, hái thêm cho một quả lẻ.
Mỗi ngôi nhà, chứa trong nó một câu chuyện như cổ tích về thành phố này, về những thăng trầm biến trải của những thế hệ đàn ông. Duy những người đàn bà, là vẫn thế, xưa giờ vẫn thế. Vẫn những công việc muôn thuở trong nhà, đọc sách, đan len, tỉ mẩn cầu kì gấp  quần áo cho cả nhà. Tối tối, tam đại đồng đường quanh bàn ăn. Cái cảm giác gia đình máu thịt thật sự đến khi  vòng tròn nắm chặt tay nhau, nhắm mắt đồng thanh cầu nguyện, Cảm ơn Chúa đã cho gia đình chúng con no đủ và hạnh phúc. Bữa nào cũng có món khoai tây nghiền ngầy ngậy béo.


(còn tiếp)

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Boston: Trong lâu đài và giữa đồng hoa, nghĩ về tự do (kì 1)

(Bài Phó Đức Tùng copy từ Soi, ảnh Beo thị)
Boston là một trong những đô thị cổ nhất nước Mỹ, từng thịnh vượng trước Philadelphia, rồi phải nhường bước cho Philadelphia, nhưng nay thì có vẻ ổn hơn.
Nếu Philadelphia là một đô thị của sự bình đẳng, của dân lao động, thì Boston lại đặc trưng của một đô thị được dẫn dắt bởi tầng lớp tinh hoa, với những danh gia vọng tộc lâu đời, nổi tiếng. Chỉ nhìn vào bản đồ khu trung tâm Boston, ta có thể nhận ra ngay sự khác biệt. Nếu như Philadelphia có dạng bàn cờ trải khắp, thì trung tâm Boston có hình như một trái tim, rất hữu cơ, với các ngăn, các mạch chủ, mạch nhánh rõ ràng. Hiện nay, Boston là một trong những thành phố có mật độ cao nhất, đắt đỏ nhất, nhưng cũng được coi là thuộc loại tiềm lực nhất và đáng sống nhất, hấp dẫn nhất ở nước Mỹ.
Ngày đầu tiên tới Boston, tôi tham quan nhạc viện, vì có cậu em họ học sáng tác ở đây sẽ trình bày các tác phẩm giao hưởng tốt nghiệp của cậu.
Berklee danh giá
Khu vực nhạc viện nằm ở phía Tây của trung tâm. Vừa lên khỏi bến tầu điện ngầm, trước mắt đã mở ra một cảnh quan đô thị khác hẳn Philadelphia. Những dãy phố sang trọng kiểu như Paris của Haussmann, với nhà cửa đồng đều ở mức 4-5 tầng. Kiến trúc tân cổ điển, không quá rườm rà, nhưng mạch lạc, chắc chắn, và vẫn còn một số chi tiết trang trí riềm mái, cửa sổ, ban công, cửa chính nổi bật sự xa hoa. Tầng trệt có nhiều cửa hàng cửa hiệu, không liên tục như một cái chợ mà xen lẫn nhà ở, nhưng đủ mật độ, độ đa dạng để hấp dẫn. Ngân Hàng Mỹ (Bank of America) cũng nằm trong một tòa nhà cổ kính, xây gạch đỏ để trần. Một góc phố thấy đề biển siêu thị, nằm ở tầng trệt một tòa nhà cổ, trông không khác gì một tiệm tạp hóa nhỏ trong phố, nhưng bước qua cửa thì mở rộng ra thành một siêu thị rộng mênh mông. Tòa nhà Apple cũng bốn tầng, tối giản, mặt kính trong suốt, như một cái cầu nhiều tầng nối giữa hai ngôi nhà cổ hai bên; không gian bên trong hòa lẫn với bên ngoài, tấp nập người như là một mảng vỉa hè mở rộng.
 Nội thất tòa nhà Apple

Đi mấy bước thấy mở ra một quảng trường rộng, với tòa nhà thờ mái tròn romanic bề thế ngự ở chính giữa. Phố xá có đường thẳng đường chéo, đi vài bước lại nhìn xuyên được qua những ngõ hẻm vào những sân rộng, yên tĩnh, ngập tràn ánh nắng. Dạo một đoạn nữa là ra tới mặt nước, để tự nhiên, lau sậy mùa đông vàng rực, còn chưa ra lại màu xanh. Dõi mắt ra xa hơn, là một vòm cầu thấp, xây đá tảng chắc nịch mà thơ mộng như La Mã cổ. Một góc phố khác, quán nhậu bày bày ghế kín vỉa hè, khách đông nghịt, cười nói rộn ràng…Nhìn chung, có cảm nhận ta rơi vào một đô thị rất chau chuốt, giàu có, ổn định, như là ở Zuerich, Bern hay Muenchen. Cấu trúc đô thị chặt chẽ, hữu cơ như một bức tranh Cezanne, như bàn tay nắm chặt, không có những lỗ trống phải vá víu, cũng không có chỗ cho nhưng công trình đương đại quá khổ, nhảy bật ra khỏi bối cảnh như ở nhiều đô thị xộc xệch khác. Người đi lại trên phố không quá đông, nhưng đủ độ sầm uất, và dáng đi sinh động, nhanh nhẹn chứ không phờ phạc, dặt dẹo như ở những khu ngoại vi Philadelphia. Và đặc biệt rất ít người béo phì.
Nói chung, từ nhà cửa, hàng hiệu, cho tới xe cộ, con người, đều cho ta cảm giác như rơi vào giới thượng lưu, toàn người giàu có, thanh lịch. Đến đây, ta có cảm giác đầy đủ, và chỉ muốn ngồi xuống một chỗ, nghỉ ngơi sưởi nắng, ngắm cảnh phố phường, bởi vì không gian xung quanh, nhịp điệu xung quanh cung cấp đủ độ đa dạng, độ trù phú cho một nhu cầu tinh thần đói khát. Trong khi đó, ở Philadelphia, chân ta không muốn dừng, mắt ta không muốn dừng, vì những thứ ta thấy ở xung quanh một chỗ vẫn chưa đủ đô, cần phải đi rạc cẳng để có thể lượm lặt đủ những ấn tượng, những trải nghiệm cho ta đỡ cơn khát. Còn nếu chân ta lười, ta sẽ ngồi một chỗ, buồn chán và trở nên béo phì.
Nhà hát Boston nổi tiếng thế giới, nằm một bên quảng trường. Nhưng nếu không để ý, chưa chắc đã nhận ra là nhà hát. Kiến trúc nhà hát nhỏ bé, giản dị. Trước mặt nhà hát chẳng có cột trụ hoành tráng, mà chỉ là một mái hiên mỏng thấp che mưa nắng cho người xếp hàng mua vé. Đi vào sát tận nơi mới thấy dán giấy chương trình biểu diễn ở trước cửa. Có cảm giác đây là một câu lạc bộ bi-da ấm cúng của một cụm dân cư hơn là một nhà hát tầm cỡ thế giới.
Quảng trường trung tâm Boston

Tương tự, nhạc viện Boston và đại học nhạc Berklee – những cái tên danh giá hàng đầu thế giới về âm nhạc – cũng nằm trong những tòa nhà khiêm nhường như tất cả các nhà khác trong dãy phố, chỉ khác mỗi một cái băng rôn hẹp chạy dọc ghi tên phía trước. Ngay cạnh tòa nhà chính nhạc viện là những tòa nhà dân cư khác, sang trọng và cổ kính tương đương. Trước cửa một số nhà có treo một lá cờ xanh của nhạc viện, thì đó là ký túc xá sinh viên của nhạc viện, để phân biệt với những nhà dân bình thường.Thế mới biết, nếu ở Philadelphia, âm nhạc, nghệ thuật được tôn sùng tuyệt đối, đặt vào thánh đường Acropolis, trong những lâu đài hoành tráng, khiến dân thường phải khiếp hãi tôn thờ thì ở Boston, âm nhạc, nghệ thuật đỉnh cao lại ăn vào từng tế bào, từng thớ thịt đô thị, trở thành sinh hoạt câu lạc bộ hàng ngày, bình dị như những sự hiển nhiên.
Thế người nghèo, người thường thì ở đâu? 
Tất nhiên cũng trong những tòa nhà sang trọng, lộng lẫy đó, như những sinh viện nhạc viện Boston. Nếu như Philadelphia ép danh nhân cũng phải ở bàn cờ, ăn cheesesteak thì Boston giấu những người nghèo, người thường trong những lâu đài. Ở đâu ta cũng ít thấy sự chênh lệch, phân biệt một cách thô thiển đẳng cấp. Ở đâu, sự bình đẳng cũng tương đối, đủ giữ thể diện, nhân phẩm cho tất cả mọi người cũng được đảm bảo. Nhưng ở Philadelphia, thước đo là của bình dân, còn ở Boston, thước đo là của quý tộc.
Nhà thờ đầu tiên trên thế giới treo cờ đồng tính
Câu hỏi đặt ra: Boston sang trọng như thế, đắt đỏ như thế, liệu người nghèo có sống được không? Hãy xem cậu em họ tôi, một sinh viên Việt Nam, đến từ gia đình bình thường của một nước nghèo loại nhất thế giới, phải đóng một phần tiền học, tự túc tiền sống, tiền nhà, mà vẫn sống được, và chẳng muốn về, thì hiểu rằng người nghèo cũng có thể sống. Nhưng họ sống thế nào? 
Bước qua cửa căn nhà 75 Westlane, một ngôi nhà phố bề thế, hoành tráng và cổ kính như tất cả những ngôi nhà quý phái khái trong dãy phố, tôi leo lên thang tới tầng 3, nơi cậu em thuê phòng trọ. Bước qua cửa vào tầng 3, quang cảnh thay đổi hẳn. Từ không gian cầu thang cổ điển, cao vút, tương đối rộng rãi, ta vào một hành lang nhỏ xíu, ngoắt ngoéo. Cậu em ở trong một căn phòng, bé hơn tất cả những căn phòng cho công nhân và sinh viên thuê ở Việt Nam mà tôi từng thấy, chắc chỉ khoảng 5-6m2. Cậu thanh niên to lớn, ngồi thu lu giữa đống vali, chăn chiếu, quần áo, sách vở ngổn ngang, hôi hám, nhưng cũng ấm cúng, như một cái ổ chuột của người vô gia cư góc phố, chỉ thiếu con chó và cái bát xin tiền. Tầng này có 5-6 căn phòng, cho sinh viên các nước thuê, chủ yếu sinh viên âm nhạc. Toilet nhà tắm chung cả tầng, cũng nhỏ hẹp như hành lang. Bếp ăn chung ở cuối hành lang, xộc xệch lộn xộn như một góc kho, có vẻ chẳng mấy ai dùng. Cậu em mượn cho tôi phòng bên cạnh của một cậu sinh viên Hong Kong đang về nghỉ phép, phòng vẫn mở cửa, vào ở được. Phòng này to gấp đôi phòng cậu em, có cử sổ lớn hơn, thoáng hơn hẳn. Tôi hỏi giá thuê phòng, nó bảo phòng nó 820 USD một tháng, còn phòng này hơn 900. Tôi bảo chênh nhau có một ít, sao không thuê phòng to mà ở. Nó tròn mắt ngạc nhiên: ở thế đủ rồi mà, sao phải rộng hơn?
Sáng hôm sau, bà mẹ ở Việt Nam sang hì hục nấu cho cậu con trai đủ thứ món, từ cơm, gà rán, trứng rán, rau xào, thịt bò bít tết v.v. để cậu lấy sức cho buổi biểu diễn quyết định của cả 4 năm học. Cu cậu ngồi vào bàn, chỉ nhúng đũa mỗi thứ một miếng, rồi ngồi thừ ra, vì bao nhiêu năm chỉ ăn sáng ngũ cốc đạm bạc, không thể nuốt được từng ấy thứ vào buổi sáng.
Một lát, cậu vào thay đồ để đến trường, sơ mi đen, complet đen, giày da bóng lộn, dáng cao ráo thẳng thớm, tay cầm đũa chỉ huy, nom bảnh bao lộng lẫy như một quý tộc thực thụ.
(Còn tiếp)

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

GIẤC MƠ MĨ - 12

1. 
Quy ra mét, nó cao 1.96, lại to. Bếp tiệm 1 bé, nhìn rất  vướng. Giai Xinh chuyển  nó qua tiệm 2, mà rằng rộng rãi với chính nó hơn.   
Vài lần nó đi làm muộn. Cũng chỉ dăm ba phút, nhưng với xứ cờ hoa, là  bất thường ko nhỏ. Rồi mình phát hiện, ko có xe, nó phải bắt 3 lần bus gần 2 tiếng đồng hồ mới tới chỗ làm. 
Đưa lại về chỗ cũ, mình hỏi, sao mày ko nói để con tao nó  xếp thuận tiện cho mày. Nó  cười, nụ cười như trẻ con mới lớn, Ko có gì, cảm ơn bà rất nhiều.  Phải ở Việt nam thì mình đã tốc lên hỏi gia cảnh, sao  cái xe 3/4 ngàn  cũng ko có tiền mua, kể cả trả góp.  
Nó khoẻ, tỷ lệ thuận với chiều cao. Chồng 4 cái ghế sắt bê gọn hơ. Chậm nhưng cẩn thận, kỹ lưỡng. Nói gì cũng chỉ cười, nhẹ nhàng với câu cửa miệng, cảm ơn bà rất nhiều.
cuối ngày, theo quy định Mĩ, thực phẩm chín tiêu thụ ko hết buộc phải đổ bỏ. Bắt gặp nó lấy  mang về, thực ra cũng chẳng còn gì ngoài  súp và dăm ba loại rau củ, mình bảo, mày lấy thêm tôm thịt...ăn ngay tại đây cho nóng sốt. Tôi mang về cho mẹ. Vậy mày càng phải lấy thêm tôm thịt, ko được để cho mẹ biết mày mang đồ thừa về. Tao ko tính tiền đâu. Cảm ơn Ao-ty (dì) rất nhiều
Mình để ý, nó vẫn chỉ lấy đồ ăn thừa. 
2. 
Nhà nàng có hồ nước riêng, khoảng gần gấp đôi Hồ Gươm. Tóc vàng dài quá nửa lưng, mắt xanh trong, người tròn lẳn vóc đồng hồ cát với vòng eo size 0. Nàng đang là sinh viên năm đầu ngôi trường danh giá nhất hành tinh, Berkeley, học về nông nghiệp. 
Hôm  nàng đến, cả tiệm ngẩn ngơ ngắm. Anh dấu ngay mũ đồng phục vào túi để khoe tóc đẹp,  anh  mang thuốc lá hối lộ Giai xinh để được xếp chung ca, chen nhau chỉ dẫn cho nàng. Nàng im lặng  nghe, dạ rất ngoan. 
Một tiếng đồng hồ sau ca làm đầu tiên, gió đổi chiều, tất cả các anh im lặng nghe và dạ rất ngoan. Nàng làm giỏi hơn tất cả, ở mọi khâu trong nhà hàng.  
Từ thực tế công ty của Gái đẹp đến nhà hàng của Giai xinh, mình thấm thía vì sao nước Mĩ giàu có: người Mĩ đã  đào tạo thành công những thế hệ người trẻ, ko chỉ có kĩ năng làm việc thuần thạo, mà còn rất yêu thik và đầy trách nhiệm trước công việc làm, coi lao động là vinh quang thật sự (dù  mình chưa gặp chỗ nào căng  câu này lên thành khẩu hiệu). 
Ko có bất cứ sự ngang hàng bình đẳng nào, chỉ có thứ bậc giữa người làm công và người trả tiền, rành mạch sòng phẳng. Cho dù ngoài xã hội anh là ai, bước qua cổng, anh buộc phải tuân thủ ngueyn tắc ấy.
Chuyện gì đến phải đến. Nàng chấm  ku bếp trưởng xấu đui, mồm miệng như tép tươi tong tóc. Sự thật  đã từ lâu lắm, mình mới bắt gặp một thiếu nữ giàu vẻ trong trắng đến thế, e lệ, ngượng nghịu  trước một thằng oắt, nhìn thik không chịu được. 
Ku kia bày tỏ quyền lực sở hữu, khểnh ra sai nàng lấy chai  dầu ăn ngay sau lưng. Nàng làm một cách rất lễ phép, nhìn ngoan cực, mặt đỏ  rựng khi  bị cố ý  quẹt vào người. 
Nghỉ lễ quốc khánh, hai đứa xin nghỉ thêm 2 ngày dẫn nhau đi chơi. Hôm qua, chúng nó về. 
Gió, một lần nữa lại đổi chiều. 
Nàng, đường bệ trong dáng dấp đàn bà đầy quyền lực sở hữu. Ku kia, chả đợi  sai, hở việc mình ra lại lút cút đi múc súp cho khách phụ nàng. Nhìn ngoan cực.

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

GIÁ TRỊ và GIÁ CẢ

Bài tập thể dục cho não.
Albert Einstein và J.K. Rowling cả 2 cùng sống bằng nghề viết. Công cụ của họ là bút chì và giấy.
Einstein là nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại, Time chọn ông là The man of the Century. Ông đặt nền móng cho Vật lý hiện đại, thay đổi quan niệm của loài người về không gian, thời gian và vật chất. Từ cái iPhone bạn đang cầm đến bom nguyên tử đều được làm trên cơ sở các lí thuyết của ô.
Khi công bố 4 công trinh căn bản nhất vào năm 1905 ông đang là nhân viên quèn ở phòng bản quyền Thụy sỹ. Khi sang Mỹ định cư với tư cách là nhà khoa học số 1 thế giới, ông có mức lương 25 usd/ngày. Cả đời ông kiếm được không quá 1 triệu usd từ tiền thưởng của giải Nobel Vật lý năm 1921 và tiền giảng dạy tại trường ĐH. Với đóng góp của mình cho KH, Einstein xứng đáng nhận 4 giải Nobel.
Sau này những ng thừa kế của ông nhận được khoản tiền khá lớn do Disney và Nestle trả do sử dụng tên ông trên các SP Baby Einstein, hoàn toàn ko liên quan đến các công trình khoa học mà chỉ vì tất cả các ông bố bà mẹ đều muốn con mình sẽ thông minh như ông.
Dù sao ông cũng đủ tiền nuôi gia đình và sống bình thường như 1 ng Mỹ trung lưu. Sự kính trọng mà nhân loại dành cho ô như một con người và như một nhà khoa học là tuyệt đối.
Rowling là nữ nhà văn Anh, ng đã viết bộ truyện Harry Porter nổi tiếng. Bà kiếm được hơn 1 tỷ usd từ tác phẩm này và các SP liên quan ( phim, hàng hóa mang nhãn hiệu HP...). Thương hiệu HP hiện được đánh giá 15 tỷ usd, bà còn tiếp tục kiếm được tiền từ bản quyền HP dài dài.
Tôi rất kính trọng Rowling và ko hề muốn hạ thấp giá trị các tác phẩm của bà nhưng rõ ràng GIÁ TRỊ các nghiên cứu của Einstein đối với nhân loại cao hơn nhiều lần so với các tác phẩm của Rowling. Vậy tại sao nhân loại trả GIÁ cho các ngiên cứu của Einstein chưa đến 1 phần ngàn so với GIÁ trả cho các tác phẩm của Rowling? Có sự khác biệt rất lớn giữa GIÁ CẢ và GIÁ TRỊ ở đây. Tại luật bản quyền chăng?
Ko phải. Einstein và Rowling đều được luật sở hữu trí tuệ bảo vệ như nhau. Luật bảo vệ Einstein còn tót hơn đối với Rowling. Chưa có ai bị kiện vì vi phạm tác quyền của Einstein.
Với Rowling thì khác. Nhiều người kiếm tiền bằng cách in lậu sách, đĩa phim HP. Nếu ko bị ăn cắp tác quyền thì R kiếm được hơn 1 tỷ usd nhiều.
Tương tự như vậy ca sĩ Mĩ Tâm chỉ cần hát 1 đêm cũng kiếm được số tiền ngang với giải thưởng Fields của GS NBC.
Đấy là bản chất của thị trường. Giá cả chẳng liên quan gì đến giá trị. Giá do người mua và người bán quyết định độc lập với giá trị.
Điểm sai căn bản của học thuyết kinh tế Marx khi cho rằng giá PHẢI xoay quanh giá trị.
RIP Cụ.

By Minh Triết

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

KHÔNG THÊM ĐƯỢC THÌ BỚT

(Nhân một sự kiện sắp diễn ra)
Chắc không còn nhiều người kỳ vọng vào một Đại hội đổi mới, hiệu quả, thực sự tạo được ảnh hưởng lớn trong giới và xã hội. Có rất nhiều thứ khiến người ta nản lòng, nói điều gì cũng thừa.
Mình thì chỉ mong, nếu không thể thêm được những điều tốt đẹp thì hãy bớt đi những thứ đã khiến Hội và các thành viên mất dần sự nể vì của xã hội, nếu không muốn nói là mất nhiều hơn nữa. 
Bớt đi những chuyến đi thực tế trong xe du lịch hạng sang, ngủ phòng máy lạnh, ăn tiệc thay cơm, bao cấp đến cả bàn chải đánh răng, và sản phẩm chủ yếu là những bài tụng ca, thù tạc với những lời có cánh.
Bớt đi những ham hố quyền lực, những "nhóm lợi ích", hiện hình từ giải thưởng đến những chuyến đi nước ngoài, trên mặt báo, trong phòng hội thảo,... 
Bớt đi sự dựa dẫm, xin xỏ vào các tổ chức, cá nhân từ trung ương đến địa phương để tồn tại và coi đó như những niềm tự hào mà không biết rằng trong mắt họ chúng ta đang tồn tại như những kẻ chỉ biết đòi hỏi và làm phiền. 
Và cuối cùng, bớt đi sự tự phụ luôn coi mình là quan trọng nhất. Sứ mệnh cao cả không có nghĩa là những người thực thi nó cao cả. Đấy là thực thi thật sự, còn không thì đừng lừa dối công chúng và chính mình.
Biết là rồi sẽ không bớt được gì đâu, sẽ vẫn thế và còn hơn thế nữa. Nhưng viết ra một chút này cũng là có trách nhiệm, ít nhất với bản thân mình. Bớt cảm giác day dứt khi cầm giấy mời.

By Thuy Quynh Nguyen

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

MUỐN NHANH CŨNG PHẢI TỪ TỪ



1.
Trong các sản phẩm văn hoá, phát hiện hàng nhái thời trang dễ nhất và, không thể chối cãi. (Nếu có, chỉ cãi xem ai copy của ai).
Tội đồ duy nhất -nhấn mạnh- là người sử dụng hàng nhái. Bỏ ra 5 ngàn đô để diện cái váy copy, trong khi váy thật  giá chưa bằng 1/2. Theo bạn, ai đáng buồn cười, đáng thương hơn ai?
(Ấy là Beo dùng thông tin báo chí, chứ thâm tâm Beo chả tin tẹo nào cái giá 5/10 ngàn Obama kia).
Có hai khả năng xảy ra.  
1. Nhóm khách hàng cho nhà thiết kế mượn địa vị danh tiếng để quảng bá hàng Việt nam chất lượng không thể tin nổi. Mặc một lần "cho mượn" ấy rồi vứt.
2. Quý vị thành lòng là khách hàng của nhà thiết kế và ko biết hàng nhái.
Khả năng 1. Việc cả một thời gian rất dài "ko biết" hàng ăn cắp bản quyền, vô tư quảng bá, theo Beo là cực kì... thú vị. Họ đại diện cho một tầng lớp đồng tiền đến nhanh hơn văn hoá. Danh tiếng-địa vị, tiền có thể dư sức mua trong giai đoạn xã hội nhâp nhèm các giá trị hiện nay. Dư sức mua, việc gì phải coi trọng, phải giữ gìn. Mất danh tiếng-địa vị này bỏ tiền mua cái khác. 
Riêng phông văn hoá-muốn nhanh cũng phải từ từ. Ko tiền nào sau một đêm ngủ dậy, biến mái ghẹ mái dầu thành phượng thành công được.
Khả năng 2. Beo có câu chuyện thật thế này.
Có lần, Beo lượn chợ Tân định, An đông... thấy bán đầy mẫu áo dài cách tân của nhà tạo mẫu có tiếng. Tốc đến, nói toẹt với chàng, chị thik thế.  Copy em, nó còn giáo dục thẩm mĩ cho công chúng tốt  hơn chán vạn họ tự sáng tạo.
2.
Lần nào Piere Cardin sang VN, Beo đều tìm cách gặp ông cho bằng được, kể cả dùng mưu hèn kế bẩn. 1h với ông bằng hàng ngàn h học về văn hoá, ở cả trường đời và trường lớp.
Khi người truyền bá cái đẹp, truyền bá văn hoá mà vô văn hoá, hay dân dã bảo ăn nói như thằng mất dạy, còn được tung hô, thì muốn nhanh cũng phải từ từ.

Từ từ vá víu cái phông thủng, dùng tạm.