Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐI TÌM MẶT TRỜI

Thông tin tôi nói đây là các dữ kiện từ năm 2011, thời tôi lăn lê các trại tâm thần viết về người điên.
Ghi theo trí nhớ, số liệu có thể xê dịch chút xíu.
Các cô nên nhớ, súc vật gia cầm còn có thể sinh lời. Người điên thì ko. Vì lý do dư luận mà đảng chính phủ ko thể ban phát cho người điên 1 tô thuốc chuột. Nhưng không vì thế mà chế độ dành cho người điên ở các trung tâm bảo trợ xh có quyền cao hơn 1 ông súc vật. Nhân viên y tế ở đó cũng vậy.
Tiêu chuẩn của 1 ông điên là 17 ngàn Ông Cụ chia cho 3 bữa ( năm 2011). Khoảng 100K Cụ cho tuốt tuột nhu cầu khác xà phòng dầu tắm thuốc men cào bằng cho cả bệnh nan y mãn tính như huyết áp tim gan phèo phổi.
Khi 1 ông điên chết, tiêu chuẩn là 4 chẹo cho tuốt tuột chi phí ván thiên thiêu tro mai táng.
Nhân viên y tế trình trung cấp, khi mới công tác tại 1 TTBT tâm thần như thế thời 2011, lương tháng được 1,7 chẹo Cụ, cộng tất cả chế độ độc hại các cái tổng nhỉnh hơn 2 chẹo chút.
Bác sĩ thạc sĩ giám đốc Tâm thần Bến Tre có hơn 20 niên công tác lương cao nhất là hơn 7 chẹo Cụ.
Ở đâu công chức chen chân vào đéo biết, riêng nhân viên y tế tâm thần 80% bỏ việc ngai tháng đầu tiên. Họ luôn trong tình trạng khát nhân sự đéo phét.
Chính vì mức lương chết đói như thế nên đa số nhân viên y tế trại tâm thần thường sống trong các phòng tập thể dăm ba người 1 phòng ngay trong bệnh viện, cuối tuần mới đá qua nhà dù nhiều người nhà chỉ cách bệnh viện chục cây số. Nhân viên trẻ đéo dám có bồ vì nghèo. Nhân viên có gia đình, hầu hết nương nhờ tài chính vợ chồng mình. Mỗi nhân viên nếu tính theo tỷ lệ đầu người thì thường phụ trách phục dịch cho vài ba chục bệnh nhân.
Bất chợt ghé qua trúng 1 bữa ăn của họ đi, các cô sẽ rớt nước mắt ngay và luôn đéo nịnh, các bữa cơm công nhân Bình dương báo chí thường lấy đề tài khóc lóc chỉ là muỗi. Cho nên để cải thiện bữa ăn cho bệnh nhân và chính bản thân họ, họ thường trồng trọt rau xanh ngay trong khuôn viên các bệnh viện, các bệnh nhân tỉnh táo nhất thường được gọi phụ giúp nhổ cỏ tưới cây.
Công việc đặc trưng của các nhân viên y tế tâm thần là tạp phí lù. Ngoài chăm sóc y tế cho bệnh nhân như các bệnh viện khác, họ phải lo cả tắm táp phục dịch đút ăn cho các bệnh nhân nặng. Mà bệnh nhân tâm thần, đôi khi ỉa ra đó rồi đút miệng ăn tại chỗ, hoặc trét cứt đái trây trất khắp nơi. Ngoài họ ra, ai dọn???? Thỉnh thoảng cuối tuần có các hội đoàn tới giúp 1 tay cắt tóc tắm rửa cho bệnh nhân là đỡ cho họ rất rất nhiều. Cũng chính vì vậy mà hầu hết các trung tâm tâm thần đều cấm khách tới thăm quay phim chụp ảnh, đề phòng những hình ảnh nhạy cảm của bệnh nhân họ bị phát tán.
Nhưng thứ các nhân viên y tế tâm thần kinh sợ nhất là canh me bệnh nhân tự tử trong các ca trực đêm. Người điên rất có xu hướng ưa tự tử, và khi họ đã âm miu thì kiểu gì cũng có lúc họ thành công và trách nhiệm đổ trên vai người nhân viên trực sẽ rất rất nặng.
Tới thăm 1 bệnh viện tâm thần, các cô sẽ đượccác bệnh nhân dúi tay vô số thư từ khiếu nại bác sỹ hiếp dâm, ngược đãi, lạm dụng tình dục... Người trao đơn chân thành thuyết phục tới nỗi các cô sẽ không thể nghi ngờ và quay ra ác cảm với đội ngũ y tế tâm thần cực kỳ, tin tôi đi. Cũng nói thêm, khoảng 90% bệnh nhân tâm thần không bao giờ có thân nhân tới thăm hỏi nhé.
Như đã nói ở trên, 80% nhân viên tại các trung tâm bảo trợ tâm thần đều nghỉ việc trong những tuần đầu tiên còn lại rất nhiều nhân viên đang công tác có kế hoạch nhảy việc. Và những người còn lại, tôi chỉ có thể khẳng định, họ làm việc với cái tâm thánh thiện và lòng bao dung bao la như biển cả.
Vì công việc trước đây, tôi có quan hệ gắn kết với khá nhiều lãnh đạo các trung tâm tâm thần nhà nước. Ngoài việc quản lý và chuyên môn, các anh thường đôn đáo chạy chọt các Mạnh Thường Quân tìm tới trợ giúp thêm bữa ngon cuối tuần cho bệnh nhân, hay năn nỉ các cơ sở ma chay làm ơn nhón tay mai táng cho bệnh nhân mình với tiêu chuẩn mai táng 1 ông chó hoang mà nhà nước trợ cấp...
Chỉ có thể nói các anh ấy là thiên sứ hiện thân khi với hoc vấn và trình độ có thể hoàn toàn kiếm gấp nhiều lần ở những bệnh viện tư bên ngoài, các anh vẫn chấp nhận công tác trong một môi trường kinh khủng và sự đãi ngộ chính xác phải gọi là bạc đãi tới vậy. Tôi xin trân trọng hôn lên gót giầy các anh.
Tôi nhắn các cô từ thiện, các cô tìm tới trại tâm thần để chia sẻ gánh nặng với họ là việc rất đáng hoan nghênh, nhưng tới để phát tán hình ảnh của họ câu lai và bới lông tìm vết là điều cực kỳ khốn nạn. Hãy để yên cho họ sống và cống hiến cho cộng đồng, các cô ạ.

Lâu rồi tôi không biên note dài, đôi trải nghiệm của mình về những người làm nghề phục dịch bệnh nhân tâm thần mà tôi luôn nặng lòng khi nghĩ về họ, nhân dịp bần nông vàng vẩu đang sòn sòn lên án 1 trung tâm tâm thần nào đó bị cho rằng làm thấy thoát 800 chẹo trong vòng 5 năm, aka 160 trẹo mỗi năm. Các cô ạ, với mức tham ô như thế ở trình độ các bác sỹ trưởng trung tâm đéo bõ chua mép so với thu nhập của họ nếu bỏ trung tâm ra ngoài xã hội làm công việc chuyên môn đâu, hãy tỉnh táo và bớt tính chó đàn đi. Nhân viên y tế trong các trung tâm tâm thần đã luôn luôn hiếm, họ mà bỏ đi bọn đạo đức giả các cô đéo thể cáng đáng được nhu cầu của những bệnh nhân tâm thần đâu.
#
Hãy ngẫm lời tôi.
Copy của HUONG VU