Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

PHẤN SON


CHÉP CỦA  CÁNH CUNG XANH
Vừa đọc xong bài của nhà thơ khế ngọt, đại khái nhà thơ tả về “live show” nhà thơ
và những người bạn trong buổi biểu tình sáng nay đã gặp sự “cản trở” của một số
then chốt Sài Thành. Cuộc “đối thoại” có vẻ như khá gay gắt, ý chúng tôi yêu
nước còn đám then chốt thì không, xổ toẹt ra là đám í sợ hãi nên ve vuốt khựa.
Ý chúng tôi đã tỏ thái độ thế thế, phản kháng với đám then chốt thế thế. Thẳng
ra chúng tôi dũng cảm, chả dũng cảm thì đã chả “đốp chát” với chính quyền. Và
hình như, thú vui cũng là niềm kiêu hãnh của không ít trí thức rồng
lộn hiện nay là vớ được những "mẻ" dũng cảm như thế.

Biểu
tình sáng nay
mình có mấp mé , vu vơ rằng mình có bị chút đỉnh phiền toái vào
sáng nay. Định sẽ không kể chuyện này vì mình thấy chả đáng, đó là câu chuyện rất
vặt vãnh so với cục diện chung của buổi biểu tình sáng nay và mình cũng chả dư
hơi mà đi đôi co với các thể loại quê mùa, ấu trĩ. Ấy là khi mình đang loay hoay
chụp ảnh thì một nường cỡ trên dưới 40 mặt trông quê một đống, mặc thường phục
(công an chìm?) bước tới kéo tay mình ra và hỏi em ở đâu? Việc gì chụp ảnh?
Mình chưa kịp giả nhời thì nường ngoắc ngay một giai khác xêm xêm tuổi cũng mặc
thường phục và giao mình lại cho giai này giải quyết. Giai này lôi mình đến
trước cửa thành đoàn, giai hỏi giấy tờ tùy thân mình móc chứng minh thư đưa
cho. Đang nói qua nói lại thì một giai khác ăn mặc chỉn chu lăm lăm đến
hỏi làm báo thì đã sự chấp thuận của ban biên tập chưa mà đến đây? Mình bảo đi
ủng hộ những người yêu nước thì việc gì phải xin ban biên tập? Giai này bảo đám
đó đi gây rối chứ yêu nước nỗi gì. Mình bảo mình thấy bình thường chứ chả gây
rối gì . Đứng nói qua nói lại một hồi, giai kia ghi lại số chứng minh thư
rồi giả lại cho mình. Hẳn nhiên nhận xong chứng minh thư thì mình lượn sang chỗ
khác.

Hẳn là, không thể nói là đoàn biểu tình không bị kiểm soát nhưng nhìn chung là những
người biểu tình vẫn tương đối thoải mái bày tỏ thái độ của mình. Họ mang cờ đỏ
sao vàng, đi qua một số con đường, lúc hô vang khẩu hiệu, lúc hát những khúc ca
truyền thống. Hẳn là với lực lượng an ninh khá dày nên không phải ai cũng cảm
thấy dễ chịu nhưng so với vài năm trước thì bầu không khí đó đã có sự thay đổi
theo một hướng cởi mở và tích-cực-hơn. Rõ ràng, ở lần này người ta nhìn thấy có
sự mở cửa ngầm của chính quyền VN cho đoàn người biểu tình. Nếu người có cái
tâm trong sáng và biết nghĩ về cái chung thực sự phải nhìn thấy được điều đó.

Khi bạn thấy được điều đó thì mọi sự cản trở bạn nó thành ra bé nhỏ và tầm thường.
Bạn thử hỏi lại rằng bạn đến đó là vì cái bầu không khí chung hay chỉ vì cá
nhân mình? Và khi lòng bạn không đủ rộng, bạn chỉ biết nghĩ mình là nhân
vật quan trọng, là nổi tiếng và chăm chăm đến việc người ta cư xử với
bạn ra sao. Nếu không được cư xử theo cách mà bạn  mong muốn thì y
như rằng bạn quay sang xổ toẹt vào cái bầu không khí ấy, bạn phủ nhận luôn
những tích cực của nó thì khác nào bạn tự tầm thường và bé mọn hóa chính mình.
Rất khó để hiểu khác rằng bạn đến đó để mưu cầu cho mình một điều gì
đó chứ không phải là lòng yêu nước bởi chả có lòng yêu nước nào lại chỉ
biết chăm chút cho cái cảm giác bản thân. Và điều đó lại càng không nên có
ở những bậc cha chú. Nói ra thì mang tiếng xấc xược nhưng cái khốn nạn cho đám
con cháu xứ này là có quá nhiều loại cha chú rất thiếu khả kính như thế. Mà nói
thật, trong những cái tên í thì tài cán gì lắm đâu. Ối giời, không dưới 2 vị
trong tốp í năm nào mà chả bám vào cụ Trịnh mà nhai đi nhai lại đến
mòn răng, mỏi lợi, mình nghe mà chán đến tận tủy.

Chuyện tốp nhân vật quan trọng-nổi tiếng kể trên bị dăm then chốt Sài
Thành gắt gỏng mình nhìn rất đơn giản. Chủ trương của chính phủ Việt Nam là hòa bình,
ổn định nhưng vẫn kiên định chủ quyền. Đấy! Nói thì nghe đơn giản thế nhưng
thực ra lại khó hiểu vô cùng bởi người xứ mình, khi đứng trước một khái niệm
thì thường là mỗi người sẽ hiểu theo một kiểu. Tỷ như như với khái niệm hòa
bình, ổn định thì tùy theo năng lực nhận thức mà cách hiểu về nó cũng khác
nhau, thậm chí chỏi nhau. Với chú này biểu tình ôn hòa cũng là một dạng của hòa
bình nhưng với chú khác thì chỉ được xem hòa bình khi trên đường chả có đám
đông nào tụ tập. Với ông A thì việc bày tỏ quan điểm, thái độ cũng chả làm ảnh
hưởng gì đến an ninh khu vực và hòa bình thế giới nhưng với ông B thì việc đó
cũng ngang với việc gây rối (như giai nào đó nói với mình về đoàn biểu tình
sáng nay) hay hòa bình chưa đúng “phương pháp”…Hay như Việt Nam muốn giải quyết
vấn đề biển đảo qua thương lượng, đàm phán, đa phương hóa thì với kẻ này thì đó
là sự lựa chọn khôn ngoan nhưng trong mắt của không ít người khác thì đó là dấu
hiệu của cái sự xu nịnh, hèn kém và cách giải quyết tối ưu đối với họ là phải mang
quân đáp trả kẻ thù…. Bi kịch ở đây dừng lại ở chỗ vài nhân vật tự cho mình là
những trí thức hạng sang vốn đã có ít nhiều thành kiến với chính quyền và muốn
được thể hiện thái độ theo kiểu của các vị nhưng không được rồi thành chuyện. Chấm
hết.

Ngẫm mà xem, trong khi đám thanh niên máu lửa như thế, họ vô tư phản đối và hồn
nhiên nhễ nhại mà không màng nghĩ gì cho mình trong khi một đám cụ già đi chống
Trung Quốc thì ít mà lo trưng trổ hình ảnh cá nhân mình thì nhiều.  Thế
nên đôi khi, sự dũng cảm cũng chả khác thứ phấn son để ai đó dặm lên mặt mình
mà mục đích rất gần với chỗ: họ sợ bị thời đại lãng quên.