Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

SAU LUẬT BIỂN LIỆU CÓ LÀ …?

<!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

--><!--[if gte mso 10]>

table.MsoNormalTable
{
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}

-->

*** Mình rất  phục 
blogger Trương Nhân Tuấn ở kiến thức uyên sâu sử cận và hiện đại. Thế
nhưng không ít bài của ông, không,  phải
gọi là công trình nghiên cứu mới chính xác, hay gặm phải cục sạn do việc thiếu
hiểu biết hay thiếu thông tin, mà lại toàn những sự thiếu hiểu biết những cái rất
lặt vặt. Nó khiến cho bài viết giảm rất nhiều sức nặng của sự khách quan.


Mới đây nhất, ông viết về
Luật biển, có một câu thế này: Việc chưa
công bố bộ Luật Biển Việt Nam, mặc dầu nó đã được Quốc Hội thông qua, là một
yếu tố thiếu minh bạch.


Từ việc chưa thấy công bố ông
dẫn tới nhận định thiếu minh bạch, rồi suy đoán tiếp ra việc chính phủ vẫn sợ
Tàu.


Thực tế, nó thế này.


Theo các quy định hiện hành,
các bộ luật khi quốc hội đã thông qua, phải chờ 15 ngày sau, tính từ ngày kết
thúc kì họp, chủ tịch nước kí ban hành mới công bố chính thức.


Việc ra được bộ Luật Biển là
một sự đối đầu, đáp trả  rất kiên cường
của chính phủ Việt bởi, ngay từ khi còn ở dạng dự thảo, Trung quốc trực tiếp gây áp lực 19 lần, từ cấp thấp cho tới  cấp nguyên
thủ,
chủ yếu buộc Việt nam phải bỏ  điều khoản xác định chủ quyền vùng biển đang
tranh chấp.


*** Trung quốc đã phản ứng
cực kì dữ dội sau khi Luật biển được thông qua. Mạnh nhất cho tới giờ này là đang
xem xét trừng phạt Việt về kinh tế, bên cạnh những việc đã và đang làm như
thành phố Tam sa, đấu thầu khai thác dầu khí 
hay tăng mật độ xuất hiện tàu hải giám…như báo chí đã đưa. 


Hiện mới chỉ duy nhất Nhật có
ý ủng hộ Việt. 5 nước liên quan trực tiếp đến vùng biển tranh chấp chưa tỏ thái
độ.


Các hoạt động ngoại giao nhằm
tìm kiếm sự ủng hộ của  quốc tế và đấu
tranh trực diện với Trung quốc, đang diễn ra rất cấp tập.


Chiến tranh  súng đạn giữa hai nước chắc chắn khó có thể
lặp lại, nhưng, nếu chiến tranh
thương mại diễn ra…


Trả miếng
Trung quốc bằng cách cấm nhập hàng  Tàu? Dễ
rồi, nhưng chiều ngược lại, lượng hàng nông sản của ta sẽ  xuất đi đâu khi Trung quốc cấm nhập?


Chưa kể đến, làm cách nào
bình yên một dải dài biên giới với Campuchia, anh bạn láng giềng đại cơ hội,
chỉ hữu hảo với tiền.


Hàng chục vấn đề chưa kể đến, tầm quốc gia như thế, ai sẽ
là người đủ tầm, đủ cơ mưu để giải đáp, để đối mặt?

Một câu hỏi, không cần lời đáp.