Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

ALAN PHAN MUA BẰNG TIẾN SĨ?

Tại sao Beo đặt nghi vấn vậy?
Vì nếu là  bằng tiến sĩ thật thì không thể viết  thế này: http://dantri.com.vn/su-kien/mua-nha-nguoi-my-sau-15-thang-con-viet-nam-mat-33-nam-995116.htm?mobile=true
 “ở Mỹ, ….diện tích căn nhà khoảng 200m2 (tại Cleveland-Ohio) chỉ có giá khoảng 65 - 97 nghìn USD.  Trong khi đó, thu nhập trung bình của một người Mỹ thống kê năm 2013 khoảng hơn 81.000 USD”  Sau đó ông  suy ra: Một người Mỹ có thu nhập trung bình có thể mua căn nhà này sau 15 tháng làm việc
Cách lập luận như trên, Beo khẳng định rằng, ở Việt nam chưa đầy 14 tháng thu nhập là mua được nhà, ngắn hơn người Mỹ- của- ông- Alan Phan một tháng.
Bạn chia thử, thu nhập bình quân đầu người Việt 1 922usd/ năm, bạn mua căn nhà tình nghĩa ở Bạc Liêu, xem có ra 14 tháng không.
Chính xác thì ông Alan đang tính theo  cách ấy đấy. Lấy thu nhập bình quân đầu người trên tòan nước Mỹ đi mua nhà ở khu vực rẻ nhất, lọai nhà rẻ nhất nước Mỹ. Sau đó, ông so sánh rằng, giá nhà Việt nam là bất cập.
Giá bất động sản, chia ra nhiều phân khúc. Giá chính căn nhà có cực sang, sang, trung bình và rẻ. Giá vị trí địa lý…Các phân khúc này có các biến động giá khác nhau, trong các hòan cảnh kinh tế cụ thể.
Nếu có ý định so sánh thu nhập và giá bất động sản, cũng buộc phải tính theo các phân khúc tương đương. Không ai tính theo kiểu, bác chạy xe ôm chạy xe trong bao năm thì sở hữu căn hộ Vincom và ngược lại, thu nhập trong mấy tháng thì ông Alan Phan mua được căn nhà cấp 4 Gò Vấp.

Thu nhập bình quân của một người có bằng đại học-đã có gia đình- làm việc cho Apple là 50 ngàn usd/năm, sau thuế  (13% đã có gia đình và 37% nếu còn độc thân tại bang California) còn 43.000 usd. Để mua một căn nhà  y hệt ông Alan Phan miêu tả, nhưng tại Sillicon Valley chứ không phải Cleveland, anh ta phải nhịn tòan phần từ 8 đến 12 năm, tùy từng thành phố trong thung lung này. Còn mua căn nhà như trong hình, phải sống như chết rồi  22 năm chẵn.
Beo ko có ý định mở rộng nội dung entry về bất động sản, cũng như ko có ý định bình về cái bài báo tòan tiến sĩ  đưa ra những lập luận sai lổn nhổn từ đầu tới cuối. Chỉ ngứa mồm với ông Alan Phan từ lâu, lẩy ra một ý dạy ông vậy thôi.

SỰ KHÁC BIỆT CỦA MỘT TÊN VÔ LẠI VÀ MỘT QUÝ ÔNG

Vào trang của bạn, định viết nốt “phản biện” vui vui với một bạn về Apec. Thấy một bạn “phản pháo” phần đầu hôm qua mình còm. Bạn ý và mình khác quá xa nhau, một bên bình luận dựa vào phỏng đóan, một bên (mình) dựa vào những gì đã biết và đang có trong tay. Nản kinh. Ra luôn.
Copy cái này từ một blog Pháp, coi như một góc nhìn của mình về một sự việc, thật ra rất ko đáng để bàn luận. Bạn Yuri Yuzhanin dịch, mình chỉ sửa chút đỉnh cho sát nghĩa và gọn lại. Nguồn đây nhé.
Đây là chuyện về P.L tên nhà báo đần độn (xin lỗi, đây là từ ngữ lịch sự nhất tôi có thể tìm thấy), ở AFP (viết tắt từ Agence France-Presse, blogger chơi chữ thành Association des Fripons Propagandistes- Hiệp hội những kẻ tuyên truyền bịp bợm), sẵn sàng thêu dệt những chuyện vớ vẩn hay tâng bốc những kẻ ghét Nga và lên án tổng thống Putin “câu dẫn một mối quan hệ qua đệ nhất phu nhân Trung Quốc”
Rõ ràng, sự phỉ báng được thẳng tay cắt dán từ các giọng điệu tuyên truyền ngu độn của phương Tây, cực kỳ vui sướng phỉ báng Tổng thống Nga.
Sự xúc phạm này không chỉ là biểu hiện của sự bất lực của các phương tiện truyền thông côn đồ nô lệ, nó còn là triệu chứng của một phương Tây suy đồi, từ bỏ và chà đạp những giá trị của nó!
Thực tế cho thấy:
Một mặt, Quý ông Nga Putin, một người có giáo dục với những cử chỉ chu đáo, mẫu mực – di sản của nền văn minh châu Âu, từng thể hiện và bảo vệ.
Còn bên kia, những tên vô lại, Cameron kiêu ngạo hay Holland háu ăn, đại diện tiêu biểu cho một xã hội cá nhân, tham lam vật chất, những kẻ chỉ biết nghĩ đến dáng vẻ bên ngoài hay cái bụng của mình
Ở đây là một sự so sánh, trong khi Cameron của Anh đang điên lên vì cái cà vạt bị ướt của mình thì ngài Putin, khoác áo cho thủ tướng Đức Merkel, và anh hề quốc gia của chúng ta (ám chỉ Hollande) ngu si ngồi vào đĩa thức ăn của mình trước vị khách là một phụ nữ, một người già và tình cờ, đó lại là nữ hoàng Anh, vẫn còn đứng tại bàn.
Nếu một số kẻ đạo đức giả nói (sủa) rằng những cử chỉ xã giao lịch sự đã lỗi thời và thời ấy đã qua rồi, tôi sẽ nói với họ rằng, những phong tục và truyền thống đánh dấu sự khác biệt giữa  văn minh và mọi rợ ...
Nhưng một thực tế là sự lịch thiệp-biểu hiện của thẩm mỹ và đạo đức của một nền văn minh, trước hết là giới quý tộc, nằm ngoài tầm với của những kẻ côn đồ tự xưng là đại diện của chúng ta.


Chuyện anh Hải chế máy bay trực thăng


 Copy từ Beloved MamaCat
Cuối 2005 đầu 2006, khi anh Hải và anh Danh lắp xong 1 chiếc trực thăng nữa (cả 2 chiếc chưa thử nghiệm bay), báo chí viết: "Hai Lúa chế tạo máy bay!" rất phấn khích. Lúc đó tôi vừa làm "Tại sao không?", liền cùng bạn biên tập Thủy Trà về ngay Suối Dây, Tây Ninh xem thực hư ra sao. Nhà anh Hải nghèo, 2 mô hình máy bay nằm ở 2 gian lợp tôn. Máy bay thứ nhất động cơ xe Zin, ghế nhựa buộc dây thép, ống sắt. Mô hình thứ hai gắn Honda hay Kole gì đó, bộ phanh ga cũng là của động cơ trên, tôi không còn nhớ, phủ sắt gò sơn trắng gồ ghề. Cánh quạt kiếm từ phế liệu chiến tranh. Riêng cửa kính trước anh Hải kể phải đi lùng ở chợ Dân Sinh rất lâu. Gia đình rất thân thiện và lúc đó anh Hải anh Danh chỉ mong làm sao được các nhà khoa học chứng nhận cho sáng chế này. Mặc dù trước đó, mô hình trực thăng đầu tiên không bay được, khi mang ra đồng thử nghiệm thì không thể cất cánh, địa phương phải yêu cầu dừng vì sợ chết người, nhưng anh Hải vẫn được địa phương cử đi dự Hội nghị tôn vinh những Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới toàn quốc, điều đó chứng tỏ chính quyền ủng hộ anh đến thế nào. Và anh đã nói, nhờ vinh dự đó mà anh quyết chế chiếc thứ hai!
Anh Hải là người tâm huyết và lắm sáng kiến, lại khéo tay. Lúc đó chúng tôi hỏi anh làm gì để sinh sống và có tiền chế máy bay, thì anh chỉ những chiếc xe tải nhẹ chở mía chạy qua, bảo chúng đều do anh độ, để tăng hiệu suất chở mía. Nông dân quanh vùng đều đến anh để cải tiến xe của họ. Ngoài ra, anh còn đang chế một vài loại công cụ làm ruộng khác, và anh chỉ cho chúng tôi xem 1 cái máy bừa.
Đúng kiểu "Tại sao không?", chúng tôi đam mê cái đam mê của anh, và quan tâm xem điều gì đã thúc đẩy anh nghĩ tới máy bay trực thăng, anh mở máy tính, cho xem khoảng 30 tấm ảnh download từ internet về các loại máy bay trực thăng từ thời ban đầu của chúng. Bản vẽ hai chiếc máy bay rất sơ sài và thuần túy là mô hình, ngay từ đầu chúng tôi đã thấy không mang yếu tố cơ khí chính xác.
Tôi giới thiệu các anh với ba tôi, Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuyên, khoa Cơ khí, bộ môn Cơ học chất lỏng và Kỹ thuật Hàng không Đại học Bách khoa Hà Nội. Các anh rất phấn khởi và trong tháng đó đã ra ngay Hà Nội để gặp ba tôi. Nhận xét của ba tôi là: Anh Hải và anh Danh không nắm kiến thức cơ bản, cụ thể nhất là trọng tâm máy bay ở đâu thì không xác định được. Các kiến thức như khí động lực, cơ học các vật thể bay lại càng không có. Do đó, 2 vật thể được tạo ra chỉ mang tính chất mô phỏng, chỉ là mô hình máy bay trực thăng. Cả nhà tôi yêu mến sự nhiệt tình của các anh, Ba tôi tặng 2 anh quyển "Mục đích cuộc sống", hồi ký của Công trình sư Yakovlev, cha đẻ của máy bay trực thăng YAK. Và ông giới thiệu hai anh với Bộ môn Cơ học chất lỏng và Kỹ thuật Hàng không ĐHBK Hà Nội, lúc đó Phó tiến sĩ Nguyễn Thế Mịch, phụ trách về Kỹ thuật hàng không đã sẵn sàng lập 1 nhóm vào Tây Ninh giúp 2 anh nghiên cứu và điều chỉnh lại, trước nhất là tìm trọng tâm của máy bay, mọi chi phí do Bộ môn chịu. Tôi nhớ hai anh phấn khởi lắm, lên ngay kế hoạch và điện thoại qua lại, gửi ảnh gia đình rất vui.
Nhưng chỉ sau độ nửa tháng, anh Hải có "báo tin vui" với ba tôi, là hội Cựu chiến binh với 1 ông tướng bộ binh về hưu nào đó vừa tới thăm và cam kết sẽ yêu cầu các cấp chính quyền công nhận sáng chế của các anh. Rồi anh được một số người quân sư viết thư lên Chủ tịch nước. Rồi, diễn ra 1 chương trình Người đương thời về 2 anh, trong đó có nhà khoa học phản biện rằng máy bay như thế không thể bay được. Nhưng có lẽ anh Hải chỉ cần được công nhận.
Báo chí sau đó thỉnh thoảng lại xới lên là Hai Lúa còn chế được máy bay, coi đó là "cái tát nhẹ" đối với các trường, viện, các kỹ sư nói chung. Ngay như thông tin là chiếc máy bay thứ hai được trưng bày ở Viện bảo tàng Nghệ thuật hiện đại New York trong Project Gallery trong mấy tháng, không ai chú ý rằng đó là do 1 nghệ sĩ gốc Việt giới thiệu như một tác phẩm nghệ thuật đương đại. Một mô hình.
Năm 2007, sau khi khảo nghiệm nhiều lần, kể cả cho bay thử (không thành), Bộ Quốc phòng đã kết luận: máy bay này được lắp ráp sai nguyên lý điều khiển của máy bay trực thăng và không đạt tiêu chuẩn an toàn, cho nên Bộ khuyến cáo dừng ngay việc thử nghiệm máy bay. Như vậy là chính quyền và quân đội mất nhiều công để bảo vệ tính mạng cho anh và những người xung quanh.

Một điều chắc chắn rằng, có những sáng chế đơn giản, sáng ý là làm ra được, như cái phin cà phê bằng giấy, hay cái máy bừa. Nhưng trực thăng không phải là cái có thể sáng chế ra kiểu nhanh trí như thế. Nhiều bài báo về anh Hải cũng mắc tội nhanh trí khôn, nghe - chép, nhìn - mô phỏng. PV Việt ngữ BBC sang bên Tây rồi cũng không khá gì hơn. Cái ý "Ở Campuchia, nếu anh làm được một công trình nào đó, đánh giá xong họ công nhận anh là nhà khoa học" làm tôi thấy phì cười. Và chủ ý của bài viết, "Đam mê của tôi không được khuyến khích ở VN" thật thô thiển. Anh Trần Quốc Hải có lẽ là người nông dân được ưu ái nhất trong số những người cần cù lao động và tự chế tạo những công cụ cho mình.