Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

MUỐN LÀM NGƯỜI HAY LÀM CHÓ HẢ THẰNG KIA-tiếp 2

Beo tìm chưa ra từ thích hợp để diễn đạt, tạm gọi những đọan đối thọai dưới đây là cuộc trò chuyện chia sẻ cho nhau những kiến thức sơ đẳng. Ngạo mạn vốn là bản chất của Beo thị, tuy nhiên đây là lĩnh vực chuyên môn sâu của các bạn, Beo được quyền tuyên bố mình chỉ chém gió lấy oai ăn theo các bạn.
Phạm Huy Tòan. 1.Suy đoán vô tội theo em là chuẩn hoá ngôn từ chị ạ. Còn nó đã có trong hệ thống quy định về nghiệp vụ điều tra lâu rồi. Nó là việc điều tra chứng cứ gỡ tội, song song với việc thu thập chứng cứ buộc tội. Nhưng thực tế thì việc thu thập chứng cứ gỡ tội bị coi nhẹ, nên có lẽ DT lần này mới đưa hẳn thành luật.
2. Theo em, việc tước quyền khởi tố của Toà là hợp lý. Trong hệ thống tư pháp của ta hiện nay, việc khởi tố, thu thập chứng cứ là của cơ quan điều tra, VKS. Toà chỉ căn cứ vào các chứng cứ đó để tuyên có tội hay không.
Beo hiểu ý bạn thế này: ý nghĩa của việc “luật hóa” suy đóan vô tội là gì khi mà trong thực tiễn vẫn có các công cụ tương tự thuộc chuyên ngành.
Nếu chỉ xét về thực tế, điều ấy là có lý vì nếu đã có sẵn các phương tiện nằm ngòai luật thì không cần phải “luật hóa” làm gì để mất thời gian và tiền bạc. Nhưng giá trị tiết kiệm được ấy chỉ có ý nghĩa trong vòng…dăm ba năm.
Từ sau 1946, hầu hết các nước phương Tây đều chuyển từ hệ thống luật trị sang thiết kế xã hội. Nói cách khác, hệ thống tư pháp trước giờ đóng vai trò trọng tài của xã hội, chỉ dùng để sản xuất công lý  thì nay,  hệ thống này kiêm luôn cả nhiệm vụ sản xuất ra một hệ thống luật để thiết kế một xã hội ổn định.
Nếu nghĩ về hướng thiết kế xã hội này, thì có thể giải thích tại sao cần phải luật hóa suy đóan vô tội hay các quyền căn bản khác  chưa được luật hóa: để một hệ thống luật thật sự có tính liên kết, nền tảng của nó phải được chấp nhận như là một truyền thống.
Nguyên nhân thứ hai là trong văn hóa Á Đông, con người Á Đông luôn luôn  sợ hãi cái gọi là “luật”. Điều này có thể khó tin trong bối cảnh bi quan của hệ thống tư pháp hiện nay, nhưng thực sự mà nói tất cả những sự luồn lách luật, đút lót hối lộ tham nhũng… đều xuất phát từ sự  sợ hãi luật mà ra (vì nếu không thì có thể ngang nhiên phá luật).  
Hồng Tú Tòan: Chắc hôm rồi chị Beo  lại nghe thấy bố nào ở quốc hội nói về quyền im lặng. Hình như là cảnh báo Miranda của cảnh sát Mỹ thì phải. Đấy là Mỹ thôi. Ở mỹ bình quân bao nhiêu người thì có một luật sư??? Ở Việt Nam tội phạm như thế nào?? Nếu không đánh thì sẽ bỏ lọt cực nhiều tội phạm. Nhưng như vụ ở Tuy Hoà thì mấy chú nặng tay thật. Còn vụ anh Chấn chắc trên ép quá thôi.
Beo. Cảnh báo Miranda không phải chỉ là quyền im lặng (Tòan tham khảo entry trước). Ở Mĩ cứ 1000 người thì có một luật sư (số liệu 2011), ở VN tỉ lệ này là  100 000/1. Tội phạm thì Mĩ hay Việt như nhau, nhưng tội phạm Mĩ được trang bị súng ống hiện đại hơn Việt Nam, chưa kể được ăn ngon hơn (Beo nhìn thấy) và ít bị đánh hơn (Beo đóan thế).
Nếu không đánh thì sẽ lọt nhiều tội phạm, nếu đánh cũng tóm được nhiều vô-tội phạm.

 Cuộc trao đổi này còn tiếp

MUỐN LÀM NGƯỜI HAY LÀM CHÓ HẢ THẰNG KIA-tiếp

Người Mỹ không phơi phóng các văn bản luật tràn lan trên mạng như ta, một vài điều, viết ra có khi chỉ một hai dòng đơn giản, nhưng phải tra tóet mắt từ các cuốn sách giấy. Thế nên việc  trò chuyện với một vài bác luật sư về đề tài này bị chậm trễ. (Chứ ko phải do lười).
2. Quyền im lặng
Điều 50 DT viết thế này:
1. Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.
2. Người bị tạm giữ có quyền:
a) Được biết lý do mình bị tạm giữ;
b) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;
c) (có 2 phương án) : 1.Trình bày lời khai; 2. Được im lặng khi chưa có người trợ giúp pháp lý hoặc người giám hộ (đối với người chưa thành niên phạm tội).  
d) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.
Beo bình thế này.
Đầu tiên có thể thấy “quyền im lặng” như DT là cực kì hạn chế: Chỉ áp dụng cho người đang bị tạm giữ và người chưa thành niên phạm tội
Và chiếu theo định nghĩa về người bị tạm giữ, quyền được im lặng ở đây chỉ nhằm ngăn ngừa những trường hợp bị bức cung khi chưa có người giám hộ hoặc đại diện. Và đây là lý do ngay mở đầu Beo nói rằng những điểm sửa đổi quan trọng nhất chỉ nhắm vào việc hạn chế những quyền hạn và sai sót từ duy nhất một cơ quan: công an.
So sánh với Quyền im lặng của Mĩ.
Xuất thân từ Tu chính án thứ 5 (tiếng Anh Fifth Amendment - áp dụng cho Liên Bang) và Tu chính án thứ 14 (Fourteenth Amendment- áp dụng cho Tiểu Bang), Quyền im lặng được lập ra nhằm mục đích đảm bảo sự công bằng trong quá trình xét xử, do đó nhiệm vụ nguyên thủy của nó là bảo vệ cả người vô tội lẫn có người tội,  họ không phải tự buộc tội hay lộ bằng chứng buộc tội chính mình hoặc người khác.
Quyền này là hệ quả của nguyên tắc  suy đóan vô tội: nếu bị cáo được suy đóan là vô tội cho đến khi bị kết tội, và trách nhiệm kết tội thuộc về VKS/Nhà nước, vậy thì các cơ quan chức năng phải tự thu thập chứng cứ để kết tội bị cáo, chứ không thể “đi tắt” bằng cách buộc bị cáo  tự khai thông tin không có lợi cho bản thân.
Beo thích câu này của Luật sư Đinh Thế Hưng, nếu không bảo đảm được nguyên tắc suy đóan vô tội, thì im lặng chỉ tổ nó tẩn cho chết.
Nhưng, cũng đừng nghĩ tù Mỹ là không bị tẩn cho chết.
Hai tu chính án nêu trên vẫn thường xuyên bị vi phạm từ ngày ra đời cho đến đầu thế kỉ 20 vì…làm giảm năng suất và tính hiệu quả của cảnh sát. Rất nhiều vụ án được kết thúc bằng các lời thú tội sau bức cung, nhục hình, tra tấn… Thậm chí thập kỉ 50, thời McCarthy, tất cả những thành viên quốc hội nào viện dẫn quyền im lặng đều bị truy tố hay trả thù.
Cho đến 1966, Enersto Miranda - một lao động nhập cư gốc Mễ bị bắt. Sau hơn 2 tiếng bị đánh thừa sống thiếu chết, Miranda kí biên bản thú tội bắt cóc và cưỡng hiếp một bé gái 15 tuổi.
Tòa tối cao kết luận rằng cảnh sát vừa vi phạm suy đóan vô tội vừa vi phạm các quyền được xét xử theo đúng trình tự pháp luật, trong đó có quyền im lặng và quyền được có người đại diện pháp lý.
Nhìn 2 khía cạnh tư pháp và xã hội, bản thân quyền im lặng không sinh ra từ Miranda mà là từ Fifth và Fourteenth Amendment, chỉ có điều…không ai coi trọng. Chính vì vậy, Tòa án tối cao nhân cơ hội xét xử Miranda đã cố tình đưa vào khuôn khổ luật tiền lệ để củng cố và thực thi, hay nói cách khác là làm cho những quyền này trở thành truyền thống!
Còn tiếp