Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

MUỐN LÀM NGƯỜI HAY LÀM CHÓ HẢ THẰNG KIA-tiếp 2

Beo tìm chưa ra từ thích hợp để diễn đạt, tạm gọi những đọan đối thọai dưới đây là cuộc trò chuyện chia sẻ cho nhau những kiến thức sơ đẳng. Ngạo mạn vốn là bản chất của Beo thị, tuy nhiên đây là lĩnh vực chuyên môn sâu của các bạn, Beo được quyền tuyên bố mình chỉ chém gió lấy oai ăn theo các bạn.
Phạm Huy Tòan. 1.Suy đoán vô tội theo em là chuẩn hoá ngôn từ chị ạ. Còn nó đã có trong hệ thống quy định về nghiệp vụ điều tra lâu rồi. Nó là việc điều tra chứng cứ gỡ tội, song song với việc thu thập chứng cứ buộc tội. Nhưng thực tế thì việc thu thập chứng cứ gỡ tội bị coi nhẹ, nên có lẽ DT lần này mới đưa hẳn thành luật.
2. Theo em, việc tước quyền khởi tố của Toà là hợp lý. Trong hệ thống tư pháp của ta hiện nay, việc khởi tố, thu thập chứng cứ là của cơ quan điều tra, VKS. Toà chỉ căn cứ vào các chứng cứ đó để tuyên có tội hay không.
Beo hiểu ý bạn thế này: ý nghĩa của việc “luật hóa” suy đóan vô tội là gì khi mà trong thực tiễn vẫn có các công cụ tương tự thuộc chuyên ngành.
Nếu chỉ xét về thực tế, điều ấy là có lý vì nếu đã có sẵn các phương tiện nằm ngòai luật thì không cần phải “luật hóa” làm gì để mất thời gian và tiền bạc. Nhưng giá trị tiết kiệm được ấy chỉ có ý nghĩa trong vòng…dăm ba năm.
Từ sau 1946, hầu hết các nước phương Tây đều chuyển từ hệ thống luật trị sang thiết kế xã hội. Nói cách khác, hệ thống tư pháp trước giờ đóng vai trò trọng tài của xã hội, chỉ dùng để sản xuất công lý  thì nay,  hệ thống này kiêm luôn cả nhiệm vụ sản xuất ra một hệ thống luật để thiết kế một xã hội ổn định.
Nếu nghĩ về hướng thiết kế xã hội này, thì có thể giải thích tại sao cần phải luật hóa suy đóan vô tội hay các quyền căn bản khác  chưa được luật hóa: để một hệ thống luật thật sự có tính liên kết, nền tảng của nó phải được chấp nhận như là một truyền thống.
Nguyên nhân thứ hai là trong văn hóa Á Đông, con người Á Đông luôn luôn  sợ hãi cái gọi là “luật”. Điều này có thể khó tin trong bối cảnh bi quan của hệ thống tư pháp hiện nay, nhưng thực sự mà nói tất cả những sự luồn lách luật, đút lót hối lộ tham nhũng… đều xuất phát từ sự  sợ hãi luật mà ra (vì nếu không thì có thể ngang nhiên phá luật).  
Hồng Tú Tòan: Chắc hôm rồi chị Beo  lại nghe thấy bố nào ở quốc hội nói về quyền im lặng. Hình như là cảnh báo Miranda của cảnh sát Mỹ thì phải. Đấy là Mỹ thôi. Ở mỹ bình quân bao nhiêu người thì có một luật sư??? Ở Việt Nam tội phạm như thế nào?? Nếu không đánh thì sẽ bỏ lọt cực nhiều tội phạm. Nhưng như vụ ở Tuy Hoà thì mấy chú nặng tay thật. Còn vụ anh Chấn chắc trên ép quá thôi.
Beo. Cảnh báo Miranda không phải chỉ là quyền im lặng (Tòan tham khảo entry trước). Ở Mĩ cứ 1000 người thì có một luật sư (số liệu 2011), ở VN tỉ lệ này là  100 000/1. Tội phạm thì Mĩ hay Việt như nhau, nhưng tội phạm Mĩ được trang bị súng ống hiện đại hơn Việt Nam, chưa kể được ăn ngon hơn (Beo nhìn thấy) và ít bị đánh hơn (Beo đóan thế).
Nếu không đánh thì sẽ lọt nhiều tội phạm, nếu đánh cũng tóm được nhiều vô-tội phạm.

 Cuộc trao đổi này còn tiếp