Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

Khi nông dân bị tước đoạt TLSX

Copy của Tuanddk


Có lẽ, khi đặt mìn, cài bình gas, và xả súng tự chế vào nhà chức trách hôm 5-1,
anh em nhà họ Đoàn có lẽ cũng ý thức được hậu quả mà hành vi của mình mang lại.
Mất đất, có nghĩa là mất tư liệu sản xuất. Mất TLSX, đối với nông dân, là mất tất
cả. Mất tất cả, có nghĩa chẳng còn gì để đổi ngoài mạng sống.
Có người cho đây là bất đắc dĩ. Bất đắc dĩ dẫn đến manh động, đến bạo lực. Nhưng
trường hợp Đoàn Văn Vươn có lẽ sẽ rất oan khi cho đây chỉ là bất đắc dĩ.
"Năm 1980, cuộc chinh phục biển cả của Đoàn Văn Vươn bắt đầu bằng những
gánh đất "quăng" xuống biển. "Có người bảo Vươn dại như con
vích". Có người thách đố Vươn. Người khác bảo anh mạo hiểm khi dám thách
thức thần biển. Người đàn ông của đất Hải tần phòng thủ bấy giờ đã nói đầy tự
tin:
"Người thách đấu tôi không sợ. Chỉ sợ Trời thách đố tôi
thôi
". Từng hạt đất bám trụ. Từng viên đá trơ gan. 20 năm qua, 20.000
m3 đất đá,  đã được đổ ra biển để sú, vẹt có chỗ bám chân, để con tôm, con
cá có chỗ sống, và để con người có kế sinh khai, có cái mà hy vọng. Và, với
không biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, và có lẽ cả máu nữa, công việc tưởng
chừng như dã tràng xe cát rút cục cũng đã giúp Đoàn Văn Vươn tạo lập một cơ
ngơi 40ha đầm nuôi trồng thủy sản. Đoàn Văn Vươn sợ Trời. Nhưng xưa nay nhân
định thắng thiên cũng nhiều"
. Đây là những nét chính về Đoàn Văn Vươn
và công cuộc trường trinh lấn biển của anh trong bài báo "Kỳ tài đất Tiên
Lãng và cuộc chinh phục lời nguyền của biển", được đăng tải trên Đời sống
và Pháp luật 14 tháng trước khi Vươn và những người anh em của mình đặt mìn, nổ
súng vào nhà chức trách để giữ đất.
Nhưng càng thắng Thiên, họ Đoàn càng nợ nần, càng lệ thuộc vào "tư  liệu
sản xuất", vừa là sinh kế, vừa là món nợ vật chất có thể sẽ phải "di
truyền" sang đời con cháu nếu họ Đoàn, một người nông dân, mất sạch tư
liệu sản xuất.
Sự cùng quẫn trong hành vi manh động của họ Đoàn, càng cho thấy tính chất
"bước đường cùng" trong thân phận của anh. Sự cùng quẫn cũng là câu trả
lời việc một một quân nhân phục viên, một kỹ sư nông nghiệp, một người nông dân
cả đời bán mặt cho đất, bán lưng cho giời, lại quyết liệt và bạo lực đến như
vậy.
Tất cả mồ hôi công sức của Đoàn Văn Vươn và gia đình bị thu hồi khi thời hạn cho
thuê 20 năm đã hết. 20 năm để có một sinh kế. Và 20 năm cũng là thời hạn tối đa
mà Nhà nước cho thuê đất. Không phải là ngẫu nhiên mà Hội Nông dân không ít lần
đề nghị Nhà nước sửa đổi Luật đất đai, giao quyền sử dụng lâu dài cho nông dân
từ 20 năm lên 50-70 năm. Khi người nông dân đã phải nói "lên bờ (mất ruộng
đất) chỉ có chết thôi, "lên bờ" không thể sống bằng cái gì được, nhà
cửa không có". Thì rõ ràng, chính quyền địa phương đã đẩy họ đến cái thế
"phải quằn".


Thông tin thêm


Sau khi hết thời hiệu hợp
đồng thuê đất, chính quyền đã 8 (tám) lần mời anh Vươn lên kí hợp đồng mới tiếp tục thuê đất.
Các bạn nhà báo thử phân tích  hay phỏng
vấn xem, vì sao anh Vươn không kí.