Thứ Tư, 28 tháng 4, 2010

Ngày xưa ơi!

Một ngày tả tơi với bao nhiêu
là việc không tên  có tên mà khủng khiếp
nhất,  đã hết hạn nộp bản thu hoạch tư
tưởng đạo đức ông cụ. Mỗi mình mình chưa xong. Cả chi bộ nhìn  đầy thương cảm. Khổ thân mình quá. Không lẽ
viết tư tưởng  của ông cụ là dân tộc tính
chả phát thì nay cũng động đến mức quá khích, còn đạo đức, mình chúa ghét người  nghiện thuốc lá lại còn gầy nhăng nhẳng. Lão í
nhà mình ngày xưa mà không bỏ thuốc
thì giờ có khi mình đang là vợ một ông hút hầm cầu khoan cắt bêtông.


Ngồi tiếc nuối ngày xưa trong
khi đống quần áo chưa ủi máy tính chưa sạc pin hộ chiếu dắt đâu tìm chưa thấy hai
ngày liền chưa đọc báo, bề bộn ngổn ngang bao nhiêu chuyện trong đầu không được
viết và không viết được. Copy  một bài thích không thể tả dù chưa phải là
bài hay so với chính ku này. Chép lại đây trong tâm trạng
tức tối vì ghen tỵ, tại
sao nó lại tả gió thay vì tả mình cơ chứ!


Những nụ hoa như trổ thêm cánh, những bờ
đê thôi đi cái nỗi buồn cũ kỹ, những nhịp cầu thôi đau đớn oằn mình, những lòng
sông cũng vậy, tung tăng bật sóng.
Thật tiếc, niềm hân hoan ấy diễn ra không lâu, lắm khi chỉ là những khoảnh khắc
nhỏ lẻ nên những nơi mà nó đi qua sớm muộn gì cũng trở lại cái trạng thái ban
đầu, thâm căn cố hữu. Nó không để lại được nhiều kỷ niệm đẹp đẽ hay cũng chả
tạo ra được một dấu ấn nào sắc nét cho những nơi mình đến. Có chăng chỉ là
những trận run người, rên siết rồi vụt tắt, tro tàn bay lơi khơi. Đơn giản, nó
là gió! Cuộc đời của nó là thế, là lang thang và rong chơi. Nó đẹp lên, phổng phao
hơn, quyến rũ hơn và tàn nhẫn đi cũng là vì thế.
Những nơi ở lại có lẽ cũng dăm ba lần rúng động vì hẫng hụt, chưa kịp định thần
về sự thiếu hụt mà chưa biết lấy thứ gì để bù vào. Vài nơi trong số ấy rướn cổ
về phía dấu chân nó rủa xả. Nó như chẳng nghe thứ gì, chỉ nghe mang máng hằn
học sau lưng mình bởi đang lao đi với tốc độ chóng mặt. Không ai lý giải được
nó đến từ nơi nào, sẽ đến đâu để lao theo dỗi hờn, trách móc.



Hiếm ai biết trước lúc tan mình ra, nó
đã rơi nước mắt cho những người yêu nó.



 Mấy ngày nữa mới điền tên tác giả, cho bõ tức



Thứ Hai, 26 tháng 4, 2010

tai nạn thể nhẹ

Bạn nào rành văn nghệ trong nước hẳn biết rõ bác Hữu Thỉnh. Người hòa tính đến thế, người đam mê cái ghế đến thế rồi một ngày xấu trời nào đó, tự dưng nảy nòi ra, chễm trệ trên báo Văn nghệ một tiểu phẩm  châm chọc  không thèm bóng gió, về Hồ Chí Minh để sau đó, sự thoát hiểm vụ tai nạn nghề nghiệp ấy, cho đến giờ vẫn được truyền tụng  như huyền thoại. Có khi nó sống dai hơn cả cột báo kia.


Nhà báo  tên tuổi đang được xếp vào chiếu nhất trong làng, cầm chắc chiếc ghế phó tổng biên tập của Tuổi trẻ. Tức là mọi điều kiện cần và đủ để phát triển nghề nghiệp tương lai, anh đều có dư. Ma xui quỷ khiến thế nào số Xuân- số báo sang trọng nhất trong năm, anh bịa toàn phần ra một nhân vật tỷ phú tên Bìm mang ảnh ông chú mình ở quê ra minh họa  cho sống động. Mất sạch.  Năng lực vượt trội khiến nghề không bỏ thải anh, nhưng bút danh lừng lẫy của anh một thời, quên đi là điều may mắn cho anh hơn là khi thiên hạ nhắc nhớ.


Mới toanh, đang hot là vụ trên BBC đăng bài của chị Đỗ Ngọc Bích nhìn khác đám đông về tinh thần dân tộc.


Từ lâu BBC không còn là tiếng nói trung lập, và đây là lần đầu tiên, chính thống lẫn bàng thống, lề phải lẫn lề trái, Việt cộng lẫn Việt gian… cùng đồng lòng ném đá BBC mà người chịu trận cụ thể là trưởng ban Việt ngữ Nguyễn Giang. Hội gì đó còn gửi kiến nghị lên đài mẹ đòi cách chức bạn này.


Theo Beo, bài viết của chị Đỗ Ngọc Bích khá nghiệp dư về mặt lịch sử, tội nặng  nhất của bài báo này là phang thẳng cánh vào lòng tự hào dân tộc của những người có tự hào thật và trong tinh thần bài Hoa triệt để, cực đoan như  hiện nay, nó còn nặng thêm gấp bội bởi tội nối giáo cho giặc. Một chỗ trút giận thật hả hê cho mọi phe phái khi mà nỗi bí bách (thật và giả) dồn nén bấy lâu nay, xả vào đâu cũng không trúng đích.


Cái dở thứ nhất là bài nói thêm của ĐNB và nói lại cho rõ của Nguyễn Giang sau đó. Đỗ lột áo cho người thấy mục đích phi tư duy khi viết bài, Nguyễn không đủ hoạt ngôn để ứng phó trước  các phản ứng bất lợi.


Cái dở thứ nhì thuộc về nghề báo, cách đặt để vị trí bài khiến người ta thấy BBC ăn gian trong các nội dung thuận và trái chiều với ý đồ của mình. Thực ra, cái sự ăn gian vụng về tương tự BBC làm thường xuyên, khác chăng lần này gậy ông đập trúng lưng ông.


Cuối cùng, lớn nhất, quan trọng nhất, BBC tiếng Việt cách quá xa tâm chấn  mọi vấn đề của tiếng Việt. Đây là cái dở đồng thời cũng là thiệt thòi lớn cho BBC trong quá trình tác nghiệp. Dăm vài người để đóng dấu ấn mối quan hệ yếu nhân thực ra chỉ là nhân yếu trong nước. Mô tả sự kiện sai dẫn đến tiên lượng tình hình sai xa hơn nữa. Không thấy bất cứ nỗ lực nào thúc đẩy việc mở văn phòng đại diện BBC tiếng Việt tại HN sau khi bị từ chối ở cấp rất thấp. Beo từng chứng kiến BBC là đơn vị truyền thông duy nhất không được vào phòng bầu dục trong cuộc họp báo của hai nguyên thủ Mỹ-Việt, và từ đó đến nay, cũng không thấy các bạn nỗ lực cải thiện mối quan hệ để bên cạnh việc thực hiện tốt thiên chức, đưa tin như nó vốn có và tôn trọng mọi khác biệt thì có thể,  tìm kiếm thêm được bạn đọc bạn nghe phổ quát hơn, từ trong nước.


Như hai ví dụ dẫn ở đầu, nghề viết lách có một loại tai nạn không thể giải thích được lý do, ví như điểm mù khi bạn lái xe hơi, như ma xui quỷ khiến vậy. Trong cơn cuồn cuộn lòng yêu đất và đột biến gen tinh thần dân tộc hiện nay, dù có ở trên cung Hằng thì BBC cũng không thể không thấy tấm gương người ta dùng đến cả cách chơi xỏ để xẻ thịt bác Đào Duy Quát, bởi một bài dịch từ trên mạng hết sức vớ vẩn. Thế nên, Beo xếp bài viết vụ ĐNBích vào diện tai nạn nghề nghiệp ma xui quỷ khiến thay vì là một sự cố tình xúc phạm đám đông như đang bị lên án, của ban việt ngữ BBC.


Loại tai nạn mà thủ phạm đồng thời là nạn nhân này có thể thoát như bác Thỉnh và cũng có thể thân bại danh liệt như bác bên Tuổi trẻ. Án phạt BBC đang tuyên cho đồng nghiệp theo Beo là quá nặng vì, phàm ma quỷ dẫn lối thì biết tránh đường nào.


 

 

Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2010

Nhân trường hợp của Duongjoen

Beo ngâm cứu rất kỹ comment từ các bờ nốc nổi danh, tạm chia ra làm mấy loại:


Loại thường nhất là bố-mẹ, con hát con, bố-mẹ khen hay váng lên, mình mà ghé giọng thẽ thọt nhà em thấy chưa hay mấy là bị hội đồng liền đồ ngu như lợn dốt như bò. Phàm thiên tài có khi hắt xì phát thiên hạ cũng thấy hơi văn ngùn ngụt trong nớ. Có lần Beo dại mồm not dại tình chê ba bài Bống bống bang bang của  Trịnh thiên tài, xém bị fan cuồng Ngô Văn Tao (thi thoảng biên cho Tiềnvệ) vả tan răng. Ngoài đời thật nhá, chứ còn thế giới ảo thì tan xác luôn.


Loại thứ hai là chửi cật lực. Nghĩ tý mà xem, phàm biết càng ít càng chửi to. Vì chửi càng to càng lộ ra biết ít. Cặp phạm trù này gần gần với anh Phèo không Trí vì con zai bác Nam Cao chỉ chửi khi xỉn quắc cần câu.


Loại thứ ba là póc tem cười tủm bằng icon à ơi con vịt zời…, béo biết để làm gì như bọn quởn việc rỗi hơi.


Loại thứ tư comment giống như sinh hoạt câu lạc bộ, vui và dễ chịu. Điều này rất hiếm  bờ nốc gây dựng được.


Loại cuối cùng, chia sẻ kiến thức, tình cảm với chủ nhân, có chính kiến rõ ràng và luôn giữ thái độ chừng mực lịch sự trong mọi cuộc tranh luận. Loại này còn hiếm hơn loại trên nữa.


***


Ông thầy của đại học báo chí Lill cách nay hai chục năm dạy Beo, nhà báo giỏi là người biên trong sổ tay của riêng mình nhiều nhất. Ý thầy là tính tư liệu và sự tích cóp vốn sống. Đội ơn khoa học phát minh ra cái laptop và bờ nốc để đống sổ nhà Beo giảm bớt bởi tin nhời thầy và theo thói quen khó bỏ, Beo vưỡn nuôi hy vọng mình thành nhà báo giỏi trong vòng 20 năm tới. Đây là lý do Beo viết bờ nốc, chứ chả chính chị chính em hay bây viu gì ráo trọi.


***


Hôm trước bác nhà văn Việt kìu yêu nước ta NVThọ mắng, đã chường bản mặt ra công khai thì phải để chỗ cho người ta chửi chứ. Em thật, chừng này tuổi đầu em nghe thiên hạ chửi bã ra rồi, signé gì ba cái tên giả tên ảo. Dưng có một điều khí tế nhị, bởi cái sự signé đôi khi đến từ những hướng nhà em chả đỡ được. Em chết rồi thì cả vùng nhạy cảm lẫn điểm gờ chết theo, bác cùng nhà em lấy gì mà sung sướng tiếp?


Tuy thế, cái sự chửi nó không hãi bằng cái sự khen. Chết còn muốn nghe kèn. Mỗi hôm sướng dần một tý theo lượng người truy cập, rồi thì sướng quá phải uốn éo xẹo xọ, rồi thì mỗi ngày chữ mỗi điêu hơn người hơn đời. Mai hậu lẩy bẩy mở ra coi, tư liệu giả vốn sống chết delete còn xấu hổ. Tấm gương này Beo thấy nhãn tiền dăm ba bác rồi, nên  kinh nghiệm rút ra sớm.


***


Thật sự không biết bằng cách nào  nhiều bạn  vẫn vào được chỗ nhắn tin hay email của Beo để bày tỏ, trong đó có bạn Duongjoen. Entry này là một lời zãi bày thay tạ lỗi, với tất thảy.



Bản mặt nhà cháu đây, các cụ có ném đá chết thì nhà cháu cũng không mở cửa đâu ạ.

Thứ Bảy, 24 tháng 4, 2010

Copy của T.H.Nguyên trên Facebook.

Ai mà chả muốn giữ biển, giữ biên cương lãnh thổ? Bài này sẽ chia ra các phần Question, Fact và Bình “Lựng”, cho nó tiện, hén.


Question: Ai có khả năng giữ biển đảo, biên cương lãnh thổ?
Fact: Hải quân chính quyền Sài Gòn đánh một trận năm 1974, thua chạy, mất hết cả quần đảo. (Xin nói trộm vong linh người đã khuất, là tuy đánh thua nhưng về còn được huân chương!)
Mấy ông “khúc ruột” bên nước ngoài không có quân đội, cũng không có thế ngoại giao. Hồi đó, mấy ổng cũng từng có quân đội, súng ống và “đồng minh” hùng mạnh bậc nhất thế giới, nhưng vẫn thua.
Hải quân QĐND Việt
Nam
đánh, các chiến sĩ hy sinh, mất Gạc Ma, nhưng nhiều đảo còn giữ được cho đến tận bây giờ.
Question: Dựa thế nước to được không? Nước to nào đây?
Fact: Có nước to đang khủng hoảng kinh tế, bận đánh nhau vài ba nơi đang còn chưa ngã ngũ, mà anh nước to này đã từng đi đêm với anh nước lạ. Còn một nước to khác đã từng phụ trợ ta đánh nước to kia, và khá là chung thuỷ, nói một cách tương đối.
Trong lịch sử Việt
Nam
cận đại, chỉ thấy có một lực lượng có thể huy động, tổ chức làm các việc lớn thành công. Ai dám phủ nhận vai trò của người lãnh đạo, của Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ trong trận Bạch Đằng, Đống Đa? Có người nói “Nếu” thế này thế nọ. Ở đây không bàn chuyện “Nếu”, sự thật lịch sử chỉ có một mà thôi. Thế mới gọi là Fact.
Bình lựng: Các blogger giữ biển đảo được không? Chưa rõ, hehe, nhưng tui nghi lắm. Tui chắc rằng một số blogger sẽ sẵn sàng gia nhập quân đội một khi lâm chiến, nhưng phải có người chỉ huy giỏi mới thắng. Vậy ai chỉ huy đây, hỡi các blogger, và quý vị có tuân lệnh chỉ huy không hay lại cãi lộn xà ngầu như một hợp tác xã thợ mộc?
Các blogger dường như không nghe, không biết chuyện mua sắm tàu ngầm, phi cơ, hay chuyện tuần tiễu của ta đuổi hàng trăm tàu lạ ra khỏi cương vực. Các blogger cũng dường như không nghe, không biết chuyện xưa, cũng từng có những người “đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tổ phụ”, vậy mà triều đình vẫn lấy lễ đãi sứ, chỉ khi nó đem binh sang đây mới đánh cho phải chui vào ống đồng mà chạy, thấy thảm hại luôn.
Các blogger nói rằng sự đồng thuận là sức mạnh, phải có tinh thần Diên Hồng. Tui nghĩ không phải người ta không biết lòng dân đâu. Sợ rằng người ta biết rất rõ, nhưng vì thế nước, người ta phải tính. Vậy mới phải có người chỉ huy, chứ để cho binh nhì định chiến thuật chiến lược, tui e là dân ta nói tiếng Quảng Đông lâu rồi. Mà cái người chỉ huy này hồi nào đến giờ thắng nhiều rồi, có uy tín đấy.
Question: Có thằng hàng xóm định lấn sân. Có ông chiến binh trong nhà, từng thắng nhiều trận, nhưng không to mồm, không cãi cọ, nhiều lúc nhịn nhục và bảo người thân trong nhà đừng có cãi nữa, nhưng ngấm ngầm đi sắm mã tấu và rào lại hàng rào. Một bên là các thành viên trong nhà om sòm chửi lại, và có mấy ông họ hàng ở xa chẳng có kế sách nào ra hồn, mã tấu thì không có, đánh trận nào thua trận nấy, lại cứ về hùa với con cháu trong nhà chửi um lên. Chọn ông nào giữ nhà đây?

Trả lời thế nào, là quyền của quý vị.

Nghĩ về Hậu chiến


Đây, con cháu cụ Hùng!



Cái gì cũng chửi thì quả là vô tri và không hay ho. Tuy nhiên, không hiểu độ này báo Vietnamnet có tuyển mộ nhân sự là những ai mà chuyện ngộ chữ và moi tim chìa về Mẽo hơi bị nhiều. Sáng thứ 7, vừa vào mạng thì đập vào mắt là một bài báo được đăng trên Tuần Vietnamnet, trang tin chính trị-xã hội của báo này. Bài báo nói về lời khuyên của mấy nhân vật ở một tổ chức nào đó của Mẽo về chuyện hòa giải giữa những người Việt thời hậu chiến. Mẹ kiếp, mấy thằng Mẽo từ Tây Bán Cầu sang Việt Nam giết hàng chục vạn người Việt, vụ giết hàng trăm người dân gồm cả người già, trẻ em và phụ nữ mang thai ở Mỹ Lai sau mấy chục năm vẫn còn làm người ta chưa quên, vụ ném bom Hà Nội làm số dân thường chết còn cao gấp hàng chục lần số người chết trong vụ 11-9, cùng hàng chục vạn vụ tương tự... thế thì chúng mày có quyền béo gì mà chõ mõm vào nước tao để cao giọng khuyên răn về hòa giải. Làm báo nếu có ngu thì ngu vừa vừa, sao lại trát c ứt vào mặt cha ông mình như thế Tuấn nhở?

Muốn hòa giải, phải tin nhau


Tác giả: Phương Loan – Xuân Linh
Bài đã được xuất bản.: 2 giờ trướcThành viên Chương trình WHF của Nhà Trắng cho rằng, hòa giải phải được xây dựng dựa trên lòng tin. "Thử đặt mình vào địa vị của phía bên kia, để hiểu, thông cảm và bỏ qua, cùng tiến về phía trước".


Cái mình đánh giá là giọng điệu hớn hở của mấy anh chị viết báo. Nói một cách thẳng thắn thì chỉ có thế hệ sinh ra sau khi chiến tranh đã chấm dứt mới có thể bỏ qua mọi việc, và ta ủng hộ chuyện đó bởi nếu có nhắc lại thì một là nó không chứng kiến, không có khái niệm gì về chiến tranh, hai là oán thù nên cởi không nên buộc (câu này dành cho thế hệ vừa nói trên). Chứ còn mình lớn lên trong thời chiến, thấy người vô tội chết như ngả rạ mà bảo quên ngay được, cười ha hả khi nhắc về chuyện cũ thì hẳn nếu được so sánh với chó lợn cũng còn là vinh dự


***


Trích đoạn trên từ diễn đàn vanhoathethao.net không nhằm mục đích chỉ trích bạn VNN.VN như tác giả Rau đắng, Beo nhìn ở góc độ tình cảm của riêng  mình thời hậu chiến.


Hình ảnh chiến tranh cuối cùng còn đọng lại trong Beo là năm 72, khi bà ngoại  vân vê cái đĩa men bong tróc méo mó moi lên từ giữa căn nhà hoang tàn đổ nát trên phố Khâm Thiên, sau trận bom B52 của Mỹ chấm dứt chiến tranh ở miền Bắc. Nhà bà ngoại ở ngõ Thổ Quan, ngay sau lưng rạp hát Dân chủ. Beo còn nhỏ chưa cảm nhận về mất mát của chiến tranh, nhưng hình ảnh lưng bà ngoại tự dưng  còng hẳn xuống trong chiếc áo bông trần sờn trắng, tiếng khóc nỉ non của cụ bà kế bên chiều đông ấy, thì đến giờ cứ mỗi khi ra thăm mộ bà, lại chỉ nhớ về mỗi thế.


Không biết đã là kiểu mẫu cho một gia đình trong cuộc chiến vừa qua hay chưa, bà nội Beo có 3 ông con là tá cộng sản trong đó có 1 liệt sĩ và 1 úy ngụy. Sau 75 cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt đàn bà và sự hỉ hả của đàn ông, không có bất cứ một khoảng cách nào giữa họ. Nhưng thù Mỹ thì bà nội cầm đầu, dẫn cả cộng quân lẫn ngụy quân thù theo, vì cái chết của ông chú thứ Bẩy mà mãi đến năm 87, khi nội mất rồi, mới tìm được xương cốt.


Trong cuốn hồi ký của cựu tổng thống Bill Clinton kể rất nhiều cuộc gặp gỡ với các nguyên thủ thế giới, những dòng khó chịu duy nhất (bên cạnh việc mô tả chất mugich gần như mọi rợ của tổng thống Nga) là dành cho nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. Hẳn nhiều người còn nhớ, những bài diễn văn, diễn thuyết đầy bay bướm, có bài lẩy Kiều để kết thúc  của Clinton khiến cho sự căng cứng từ ngôn từ tới thái độ của các nguyên thủ ta trong chuyến thăm đầu tiên của tổng thống Mỹ sau chiến tranh, có phần lố bịch trong con mắt ngoại giao thế giới. Nhưng, hãy đặt họ vào vị trí của hàng vạn ông bố bà mẹ miền Bắc, không còn con yêu để quay về khi hòa bình đến, thì hoàn toàn có thể cảm thông và chia sẻ với các nhà chính trị.


Vừa rồi, một ý kiến Beo cho là ngu xuẩn nhất của ông Bùi Tín khi yêu cầu nhà cầm quyền hiện nay xin lỗi những người vượt biên trên VOA. Bỏ qua chuyện thể diện kẻ thắng người thua, liệu nhà cầm quyền đương nhiệm có dám bất chấp 30 triệu người mất  con mất cháu mất người thân, dám thay mặt họ xin lỗi 3 triệu người lưu vong và ngược lại, 3 triệu người phải bỏ nhà bỏ cửa tha hương kia  một lời xin lỗi có đủ để cởi bỏ oán thù. Dĩ nhiên, ý kiến này của ông Bùi Tín, theo Beo hiểu, không phải nhằm vào thân phận những con người cụ thể mà, nhằm vào sự thừa nhận thất bại của cộng sản. Diễn đạt cách khác ý ông Bùi Tín, tức là muốn thỏa mãn một mục đích thì cần phải hành động phi nhân tính.


Những nhân vật chính của vở diễn đã tay trong tay mắt trong mắt cùng nhìn về một hướng (câu này chép từ một vở cải lương nào không nhớ), luẩn quẩn dúm dó mãi trong những màn hài phụ mà 35 năm, trường thọ thì cũng đã nửa đời người. 


Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2010

“Ngón chân cái Vua Hùng” và “Lương tâm Lê Văn tám”

Copy từ tuanddk


Thank những Vua Hùng, nhờ ơn các bác Triết


Thứ 6 ngày mai là một ngày đặc biệt: Ngày cả nước được nghỉ hưởng nguyên lương vì giỗ Vua Hùng. Tại hạ lẩn thẩn bấm tay tính toán thì người mà chúng mình cần phải cảm ơn chính là “các Bác Triết” chứ không phải “những Vua Hùng”.


Tại hạ có thể nói chắc như thế là bởi chỉ có thể có chuyện “Lương tâm Lê Văn Tám” khi vào một ngày xấu trời nào đó, các bác Triết sẽ lại tuyên bố: Thôi, không nghỉ nữa. Không thờ cúng gì một ông Tàu con không có thật trong lịch sử. Chứ không thể có chuyện “Tình cờ phát hiện ngón chân cái Vua Hùng” vì Lê Văn Tám còn có thể bịa chứ những gì thuộc về “tang chứng vật chứng” không thể tạo ra để bắt dân chúng phải thờ được. Và còn bởi, “những Vua Hùng” thuộc về vùng mù được gọi là huyền sử, còn “các bác Triết” thì thuộc về lịch sử.


Không ai là người không có nguồn, có gốc, tuy nhiên ở nước Việt mình từ câu chuyện cái bọc trăm trứng đã có hẳn một ngày giỗ tổ, gọi là quốc lễ, ngẫm ra cũng là một sự kỳ khôi.


Trong sách Việt Nam sử lược, sử gia Trần Trọng Kim nhận xét: Xét từ đời Kinh Dương Vương đến đời Hùng Vương thứ 18, cả thảy 20 ông vua, mà tính từ năm Nhâm tuất 2879 đến năm Quý Mão 258 trước CN thì vừa được 2622 năm. Cứ tính hơn bù kém, mỗi ông vua trị vì được non 150 năm! Dẫu là người thượng cổ thì cũng khó lòng mà có nhiều người sống lâu được như vậy. Xem thế thì đủ biết truyện đời Hồng Bàng không chắc là chuyện xác thực.


Chuyện lấy ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch là ngày “Quốc giỗ” đến giờ cũng không có căn cứ nào ngoài câu “dân gian dao”: Dù ai đi ngược về xuôi…


Có nghĩa, chúng ta đang được hưởng một ngày nghỉ nguyên lương để giỗ một vị tổ không chắc đã có thực, vào một ngày do dân gian đặt ra. Cái thú vị, nhưng không phải là nguyên nhân của ngày nghỉ, là ở chỗ đó.


Nhưng người cho chúng ta “một ngày nghỉ” ngẫm ra là “các bác Triết” chứ không phải là những Vua Hùng. Ngoài chuyện số tiền mà các bác chi tới 250 tỷ, và thực tế số phát sinh cũng kha khá, cho chỉ vài ngày lễ thì lại còn một chuyện khác. Nếu không có những ngày lễ thì “các bác Triết” sẽ làm gì? Có một đứa xấu miệng cứ lải nhải với Tại hạ rằng giờ đây có một số “bác Triết” chỉ chuyên đi làm nhiệm vụ phát biểu ở hội nghị kỷ niệm này, chém gió ở buổi tổng kết đợt học tập kia. Hoặc các bác đi khánh thành, hoặc các bác đi trao thưởng. Cái thằng xấu miệng ấy còn đặt và bắt Tại hạ phải trả lời nhiều câu hỏi rất nhảm nhí. Chẳng hạn: Tại sao phải có một Bộ văn hoá? Không có Bộ này thì dân vô văn hoá cả hay sao? Hoặc la liệt các tổ chức chính trị xã hội tiêu tiền bằng ngân sách nhà nước và công việc chính là… họp. Họp để bàn việc tổ chức các cuộc họp khác.


Chính vì vậy, những cái “quốc giỗ” phải liên tục được sinh ra để giải quyết tình trạng “các bác Triết” thiếu việc làm, sâu xa hơn, giải quyết vấn đề ghế ít đít nhiều đang tràn lan khắp nơi!?


Chính vì vậy, những cái quốc giỗ phải có cái kỷ lục, dù là kỷ lục cái bánh chưng thối lớn nhất như “mùa giỗ” năm ngoái, để dân chúng chạm dây thần kinh tò mò mà tự an ủi rằng mình bỏ tiền ra để giỗ ông tổ chứ không phải giải quyết việc làm và thu nhập, cho một số ít người trong ngày quốc giỗ đang tỏ vẻ thành kính xì xụp khấn vái!?


 

Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

Trả lời chị Đỗ Ngọc Bích

* Chỉ biết là bắt đầu từ đầu thập niên 1970, khi giá trị của dầu mỏ trở nên rõ ràng, khi thông tin về trữ lượng dầu ở mấy đảo đó được xác nhận, và người ta nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng sân bay, điểm cất cánh trung chuyển và căn cứ quân sự ở Đông Nam Á, thì một loạt 6, 7 nước cùng xông vào nhận nó là của mình với những “bằng chứng lịch sử” đáng ngờ.


Tôi là người cực dốt về lịch sử, thế nên tôi tin những ý kiến trên của chị không cần lập luận dẫn chứng.


Trên quần đảo Trường sa, Việt nam hiện chiếm giữ 21 đảo và bãi đá ngầm, Trung quốc 6 bãi đá ngầm, Philippines 9 đảo, Malaysia 5 đảo và bãi đá ngầm, Đài Loan 1 bãi đá ngầm…và Trung quốc là nước phát hiện ra sớm nhất trong khu vực giá trị dầu mỏ của TS. Tôi đồ rằng văn bản của cố Thủ tướng Phạm văn Đồng ký năm 1958 thừa nhận 12 hải lý trong đó có TS thuộc về Trung quốc  nằm trong âm mưu thâu tóm chủ quyền từ quá trình phát hiện này mà ra.


* Những blogger đấu tranh cho chủ quyền lãnh thổ đã bao giờ đọc Đại Việt Sử Ký (Lê Văn Hưu), Đại Việt Sử Lược (tác giả khuyết danh thời Trần), hay Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Ngô Sĩ Liên), hay Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng Kim,) ở dạng nguyên bản, chưa qua biên soạn, cắt xén chưa?


Tôi đã đọc tất cả những cuốn chị liệt kê, bằng bản dịch chữ quốc ngữ mới và  không biết nó có bị biên soạn hay cắt xén gì không so với nguyên bản.


Thông hiểu sử sách là một chuyện, nhưng tính tư hữu riêng trong chuyện biển đảo này, theo tôi lại hết sức bản năng, ít lý trí nhất.  Ai trong chúng ta cũng biết, đào đâu ra năm mươi vạn tinh binh thời cụ Trần Hưng Đạo. Nhưng ai trong chúng ta cũng đều hài lòng với những khúc sử tô hồng kiểu ấy. Não trạng người Việt, bài Trung đã thành một nếp nhăn di truyền ngàn năm, âu cũng là một trong những phương cách, để tự tôn bên cạnh ông láng giềng quá lớn, bất chấp sự chia sẻ (từ một phía) về văn hóa và tư tưởng , bất chấp có hay không cái gọi là state-controlled nationalism và có thể, hắt rất nhanh bát nước ân huệ từ họ trong suốt hai thập kỷ chiến tranh .


*Những blogger của Việt Nam bị bắt giữ gần đây cũng vậy. Họ không thích nghi theo kịp được môi trường ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm 1990, vẫn tiếp tục sống trong cái “anti-China nationalism” (chủ nghĩa dân tộc chống Trung quốc hay bài Trung) của những năm 1980.


Câu này của chị tôi chia làm hai ý. Có một sự thật rất ít người chấp nhận là việc bắt giữ dăm vài bloggers chẳng liên quan gì đến chuyện chống Trung quốc cả. Vào sổ đen thì tôi nghĩ rằng có và chính tôi là một ví dụ. Đứng hàng đầu trong nhóm biểu tình trước lãnh sự quán Trung quốc ở TP HCM, sau đó tôi có bị nhắc nhở nhẹ nhàng từ phía cơ quan, có bị kiểm tra kín đáo việc đóng thuế thu nhập cá nhân hay các loại tiền nghĩa vụ tại địa phương…Thời buổi này, chính quyền trong nước không ngu dại gì hay thiếu văn minh tới mức bắt bớ giam giữ người vô căn cứ. Không có tội chống Trung quốc, nhưng  trốn thuế, mượn bài Trung kích động lật đổ nhà nước đương quyền… thì hẳn nhiên, bộ luật hình sự có đủ quy định chi tiết. Có thương xót nhau cách mấy cũng không thể ủng hộ công khai được.


Ý thứ hai, ngược lại. Để thích nghi  với môi trường ngoại giao mới, dân chúng cần được chia sẻ thông tin từ phía chính quyền. Tôi nhấn mạnh từ chính quyền chứ không phải từ báo chí. Lâu nay, dân chúng chỉ trích chính quyền hèn nhát trước Trung quốc vì họ chỉ biết tất cả các thái độ, hành động của chính quyền qua vài câu nằm trong bài bản của người phát ngôn bộ ngoại giao.Vẫn biết để ứng phó với Trung quốc cần phải uyển chuyển trăm phương ngàn kế, nhưng giá ngoại giao chuyên nghiệp lèo lái thêm ngoại giao nhân dân, hẳn sức mạnh sẽ không chỉ được nhân đôi.


Còn tại sao tôi gạt báo chí ra ngoài, chị ở xa Tổ quốc, tôi ở đây và là người trong nghề đang làm nghề, tôi xin khẳng định với chị, 700 cơ quan báo trong nước có tới 2100 ông Tổng biên tập, chứ không phải 1 ông như mạng hải ngoại riễu cợt đâu. Đanh thép lên án ông Đào Duy Quát thế, nhưng cái bản đồ Việt nam đăng trên chính báo mình, Tuyên giáo nhắc năm lần bảy lượt làm ơn chấm chấm thêm Hoàng sa Trường sa vào, họ vẫn quên (hoặc là chẳng buồn chấp hành). Hậu trường chuyện bài Trung từ báo chí còn nhiều chuyện cười ra nước mắt, nhưng nằm ngoài phạm vi bài viết của chị nên xin kể vào một dịp khác.


* Ý tưởng viết bài của tôi xuất phát chính từ cảm giác bực dọc, khó chịu khi phải đọc những lời phỉ báng, lăng mạ của các blogger trong nước và hải ngoại đối với nhà nước Việt Nam hay nhân vật lãnh đạo Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc trên Facebook hay diễn đàn BBC, VOA tiếng Việt.


Tôi tin rằng kiểu phê phán lăng mạ chỉ gây phản cảm, phản tác dụng, và theo tôi không thể có kết quả gì


Điều này thì tôi đồng ý và đồng cảm tuyệt đối với chị.


 *** Tôi chọn hình thức trả lời vì thấy chị  giải thích trên BBC bài viết của chị  là những câu hỏi. Và tôi thừa nhận chỉ có câu trả lời chứ không có câu hỏi ngu xuẩn.


 

Thứ Tư, 21 tháng 4, 2010

Chí báo

Tắc tấn xã  được quyền bố cáo


Đại tướng mong muốn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò của mình trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc


 hcếđ thèm bàn việc làm sao nghe được Võ đại tướng nói nữa, lẩy lên đây chỉ để thấy cái bất nhân của báo chí (hay là của chính trị vậy).


***


Tiến sỹ Nguyễn Thị Tuyết Hạnh cho biết, nhiều người cho rằng, dáng cây vạn tuế này mọc nghiêng và cong như hình chữ S, tượng trưng cho bản đồ Việt Nam, ba nhánh của cây tượng trưng cho ba miền của đất nước có chung một gốc - đó là Đất Tổ Vua Hùng.


Theo mợ tiến xĩ này thì cây vạn tuế ở Đền Hùng đã 800 năm tuổi. Thuở ấy cu ki cụ kị đã tiên liệu Việt ta dài hình chữ sờ rồi,  siêu như  Lang Liêu, thông thiên văn làm ra bánh giày và tường địa lý làm ra bánh trưng, trên tài Galiléo mấy cái đầu nhá. Có khi cái cây này là luận án tiến xĩ của mợ chưa biết chừng.


***


Hội Nhà báo cũng xác định, trong dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, hội sẽ chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông trên cả nước tổ chức tuyên truyền, quảng bá lịch sử, văn hóa truyền thống của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đến đồng bào cả nước và bạn bè năm châu.


Nơi mà nói càng nhanh càng bán có giá, thế mà công việc các thành viên Hội làm đến giai đoạn chuẩn bị tổng kết bá cáo lấy thành tích  kiếm huân huy chương và tiền thưởng kèm theo vừa tăng giá, bi giờ Hội  còn sẽ chỉ đạo, seo hỉ, hỏng hỉu?

***


Bàng hoàng kinh


Mà cũng chẳng ai như Việt ta, từ loại nhìn lúc đủ lăn đùng ra chết đến làm vốc tướng chỉ bủm cái xong, đều có thể mua dễ dàng ở bất cứ hiệu thuốc nào. Cục quản lý dược bảo có tới hơn 20 ngàn mặt hàng tân dược đang lưu hành trên toàn cõi. 20 ngàn so với hơn chục nhãn tăng giá trong tháng 3, không phẩy không mấy phần trăm, vậy mà báo chí rên rỉ quá ung thư giai đoạn chết giá thuốc leo thang, ào ào tăng giá, bát nháo thị trường dược…


Vụ chị Ba Sương thân yêu quý mến thương của việtlamlét bước vào vòng 2, tức là xử thêm những cái điều tra tiếp tục sau vòng 1 và cân nhắc thêm công tội từ vòng 1, dưng lên báo lại thành vì nhiều sai lầm nghiêm trọng  phải vào chung kết. Sau đây mà án không giảm, việtlamlét nên hùng dũng yêu cầu Tổng liên đoàn hạ bệ bác Trương Peace luôn cho rồi.


Ba nhăm năm, chỉ cần lên mười thuở ấy là có thể nhớ chi tiết nhiều chuyện, thế mà mỗi việc ai nhào vô tóm bác Dương Văn Minh trong nhà trắng vào trưa 30/4 đầu tiên, vào dịp này mỗi năm mỗi báo  mỗi khác. Năm Bùi Tùng năm Phạm Xuân Thệ năm lộn ngược. Ví như năm nay có Đại đoàn kết và tắc tấn xã tréo ngoe nhau. Theo Beo, cả hai đều đáng phong hàng chục lần anh hùng, đều đáng được khắc trên biển đá hoa cương, đặt chỗ nào dê dễ nhìn tý cho lớp người sau nhắc nhớ.


So với từ mũi Cà mau tới địa đầu Móng cái, thì chiến dịch Bi A 2011 của Đà nẽng rầm rộ và sớm nhất,  gần nhất Beo đọc là vụ tượng Phật chùa Linh Ứng tỏa hào quang. Khôn ngoan quá có khi đâm thô thiển. Nhưng ngẫm kỹ ra, cái nước mình quá lắm ông ăn như rồng cuốn nói như rồng leo rồi thì cũng nên cần một ông làm như phát xít lên nắm cổ mới may ra khá được.

Thứ Ba, 20 tháng 4, 2010

Chỉ được kể nhõn thế này thôi! (tiếp)

5.   Cao lớn  lừng lững, bác đầu bạc lò dò đi giữa hai hàng ghế máy bay trông thương dễ sợ. Lâu lâu bác lại xuống đưa cho khi bịch hạt khô khi quả mận. Bác là người duy nhất hay xuống nói chuyện với khoang tùy tùng và phục vụ, tiếp viên. Chưa hết hành trình 14 tiếng bác đã đọc xong một cuốn  hơn 500 trang, đánh dấu chỗ hay nhất đưa xuống bảo mình đọc. Nể bác thật sự.


6.   Một cuộc hội ngộ hơi hiếm. Nàng phó tổng báo của Bộ KHCN một đêm mấy năm trước, bị một thằng lưu manh tông ngã xe còn sửng cồ hăm doạ, bác phó giám đốc công an HN đang chở vợ ngang qua, dừng lại can thiệp sau đó  đưa nàng về tận nhà. Nhận ra nhau trên xe và nàng đặt chết tên bác là Lục Vân Tiên. Bác này không chỉ nghĩa khí mà còn rất điển trai.


7.   Chụp lén được hình ở sân bay riêng của hãng Boeing, lén bởi  bạn gửi yêu cầu cấm chụp hình từ trước nhưng mót quá nhịn không được. Đưa ra một hướng dẫn viên hỏi gì cũng không biết, bảo tìm trong  web hãng. Boeing đãi ăn trưa. Cái cuốn tôm thịt Việt Mỹ to bằng bắp tay người béo hú. Loa loa loa của BNG loay hoay tìm cách  đưa gọn vô miệng không được đành tháo bung ra ăn. Mình không  nuốt nổi những thứ lạnh ngắt ấy, lôi mô hình chiếc Boeing 787 hãng tặng ra lắp ráp. Mọi người xúm lại châm chọc.


8.   Đọc Người Việt, thấy hai bạn tranh luận chuyện ra vào của Thủ tướng. Đại để một bạn bảo Thủ tướng sợ những người biểu tình nên phải đi bằng cửa sau vào khách sạn May Flower. Một bạn lại Thủ tướng đi như vậy là có ý tôn trọng người biểu tình. Cả hai bạn đều sai bét nhè và Người Việt chứng tỏ  không biết tý gì về hậu trường ngoại giao. Việc bảo vệ các nguyên thủ do an ninh Mỹ quyết định  phương án và sợ hay không sợ thì các đoàn đều phải tuân thủ. Nguyên thủ Trung Quốc ở Marriott cũng đi bằng cửa sau dù  nhóm pháp luân công biểu tình tận gần Trung tâm hội nghị, cách khách sạn đến  15 phút chạy xe.


9.   Mình  rất thích cảnh tất cả xe cộ dừng lại ngay, kể cả các giao lộ đang đèn xanh, khi có xe hụ còi đi qua. Nếu bị kẹt chỗ, phải đợi hướng dẫn của cảnh sát xem dúi đầu vào đâu để tránh, dứt khoát không được chạy tiếp. Cái này khác hẳn bên Argentina. Hùng hậu rõ kinh, hai mô tô dẫn đầu, một xe bọc thép mở toang cửa sau với lính ngồi hai hàng súng ống bao đầy người, hai xe cảnh vệ,  rồi mới đến xe nguyên thủ và tùy tùng, khóa đuôi là xe cứu thương và hai mô tô nữa. Dẫn với dụ thế nào mà đoàn bị xe  dân chen vào cắt làm ba. Mình chui được vào xe của đoàn chính thức  nên ở tốp giữa. Lấy xong phòng rồi tốp xe tùy tùng mới về tới nơi.


 


Còn tiếp

dont smile for me, Argentina!


Nhà hàng sang trọng bài trí như một con thuyền cổ, rượu vang  lắc nhẹ ly hương nồng lên  đã muốn say. Tôm hùm cực ngon nhưng thịt bò thì thua xa Mỹ. Dĩ nhiên là đắt vãi linh hồn. Anh  giai bồi bàn đang biểu diễn các cách rót vang.



Không chắc lắm, hình như đây là Columbus của Argentina. Tượng chụp trong bảo tàng lịch sử quốc gia. Tiệt không một chữ phụ đề tiếng Anh nào để biết được những gì bày biện trong đó. Được cái vào cửa miễn phí, phòng nào cũng có một cô, chú cảnh sát (thay vì là nhân viên bảo vệ như mọi nơi) đứng dòm dòm. Beo là người duy nhất trong đoàn mò đến được bảo tàng này dù taxi ở Buenos Aires cực kỳ rẻ, đi xa lắc lơ chỉ hết 2,3 đồng Mỹ.



Show diễn tango, đặc sản Argentina, tại nhà hàng Madero tango. Ấn tượng cực mạnh vì lần đầu tiên phát hiện nhịp điệu tango quen thuộc có khả năng chất chứa đậm đặc chất opera như thế khi trình diễn. Các vũ điệu cũng rất gần với balê hiện đại Úc.



Điền trang của ông chủ Impsa ở Mendoza, một trong những người giàu nhất Argentina, sẽ đầu tư hơn một tỷ làm phong điện ở Bình Thuận nay mai. Xa xa là dãy núi tuyết  ánh  trắng bạc tuyệt đẹp. Vùng này có vẻ nghèo. Ngoài đường toàn xe cũ loại dưới hai chấm, rất nhiều Mỹ Pháp không bóng dáng xe Nhật. Bắt gặp một chiếc cực kỳ quen Peujeau 504, Beo chạy cách đây chẵn 23 năm. Dân thấy còi hụ của xe dẫn đường ngược cổ nhìn ngó.



Người Argentina rất đẹp, nam cũng như nữ, da nâu người mảnh lông mi dày. Nồng nhiệt đến thái quá với phụ nữ. Chỉ mỗi hỏi đường mà một anh cảnh sát còn chỉ thêm cách giữ máy ảnh để khỏi bị cướp giật, cúi gập xuống hôn tay và xoa xoa tim khi Beo  chào cảm ơn. Đang  lang thang một mình lúc hơn 12h đêm ghé quán bán đồ lưu niệm của Martin. Mua một cái ly bằng vỏ lựu mỗi một đô, anh chàng múa tay một hồi thì hiểu ra chàng muốn tháp tùng. Không nhớ Beo múa lại thế nào mà chàng gửi quán cho anh chàng bên cạnh, nắm luôn tay Beo chạy. Đã lâu lắm mới có cảm giác thoải mái đến thế. Trời mát lạnh như kem. Nắm tay một anh chàng điển trai lạ hoắc chạy băng qua đèn đỏ và cùng phá lên cười.


Giá như Beo trẻ lại chừng hai thập kỷ thì dám phiêu lưu  hết đêm cho biết đó biết đây. Dẫn Martin về khách sạn, bảo chờ ở cửa tao lên lấy máy ảnh. Dựng một chú em bên Bộ ngoại giao dậy, kể nhanh hoàn cảnh bảo, chú giúp chị vì chị còn muốn đi chơi nữa. Bức hình chụp lúc xuống cửa, Martin vẩn đứng chờ và đang tám với cảnh sát. Chẳng bớt hào hứng hớn hở, Martin bá chặt vai Beo đi tiếp làm chú em ngoại giao hớn hở lây. Quãng hai ngã tư may quá vớ được một em đang phone bằng tiếng Anh. Nghe em dịch chúng nó là vợ chồng, Martin làm động tác hí lên như ngựa và chia tay sau khi ôm chặt  Beo quay một vòng.


Hai chị em tạt vào quán làm gần hết chai vang 1,25 lít, quay về khách sạn đã gần 3h sáng. Một ngày tuyệt vời và khó có lại lần thứ hai, trong đời.

Dont cry for me, Argentina


Người vô gia cư trước cửa ga xe điện ngầm.



Ông đánh giày rất niềm nở, nhưng ông nói gì hiểu được chết liền.



Người đàn ông này phê thuốc, rung bần bật trong một công viên giữa phố cổ.



Bôi lấm lem mặt bé để ăn xin. Ít nhất gần chục bé thế này trong phố đi bộ mua sắm Florentina sang trọng nhất thủ đô.


 


Không có thành phố nào mình đã đi qua nhiều sạp báo như ở thủ đô xứ này. Vua Maradona lọt thỏm giữa những cô tênh hênh cả ra như thế.


Soạn hình xong sẽ kể tiếp chuyện nhà giàu ở Argentina


 


 

Chỉ được kể nhõn thế này thôi!

1.   Phong cách đẹp, khẩu khí khúc triết thẳng thắn với vốn từ chính trị phong phú, người đứng đầu nhà nước đủ để tự hào khi đối ngoại. Cách ông điều hành thượng đỉnh ASEAN, cách người Mỹ trọng vọng ông cũng như việc Việt nam can thiệp sâu vào các diễn biến chính trị thế giới như chuyến đi Miến Điện của ông cách đây mấy ngày cho thấy, tầm vóc chính khách Việt không còn như xưa.


2.   Kẻ thù không đội trời chung của bác Bùi Tín, nhân vật thần thoại của các diễn đàn hải ngoại, người định nghĩa lại quyền lực quân đội Việt trong thời bình... hút thuốc như cái ống khói. Mụ tiếp viên già cau cẳu mắm tôm bảo, ho sặc máu họng với ông này. Giọng nói và tay ông ấm áp.


3.   Đám biểu tình trước cửa khách sạn May Flower (DC) chừng gần trăm. Len vào giữa, hỏi một chị  đến từ Lousiana sao lại cầm ảnh Lê Thị Công Nhân với hàng chữ phải thả ngay. Chị giảng giải đây là một tù nhân lương tâm, một nữ anh thư đấu tranh cho dân chủ đang bị cộng sản giam cầm trái luật pháp quốc tế. Đề phòng xơi một cán cờ như bác Phạm Khắc Lãm ngày trước cũng ngay tại khách sạn này nên đi đôi dép lê để dễ dàng ù té. Phát hiện không thể đóng bộ đồ Việt kiều già vô nơi xếp đang ăn sáng với doanh nghiệp Mỹ, tán nhảm mấy câu với các chú cảnh vệ rồi mẹ con gái đẹp lượn lờ DC.


4.   Một chiều rảnh rang trước khi ngồi tù 10 tiếng sang Argentina, lang thang vào tiệm sách cũ mua được bao nhiêu đĩa hay rùng rợn chỉ 7/8 đô một cái. Tự dưng được cặp tình nhân mời làm chứng cho  lễ đính hôn của họ giữa một công viên nhỏ. Nhà quê không chịu nổi và tiếc không chịu nổi, ngu quá không biết nghĩ thế nào mà lại từ chối can dự vào một việc lãng mạn đến thế. Không biết viết tên chàng và nàng chính xác, Áchit, con có nhận Cameo làm vợ và thề chung sống suốt đời với nàng, lúc ốm đau cũng như khi khỏe mạnh, lúc giàu sang cũng như khi nghèo hèn....



còn tiếp

Thứ Sáu, 9 tháng 4, 2010

Thái: lời nào cho ta?


Nói ngay cho nó vuông là chẳng lời nào học được sất cả.


Châu ta, mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Điểm chung duy nhất chỗ nào có lộn xộn, y như rằng thấy có chân cẳng anh Khựa thò vào. Trái khoáy, ngang ngược, bất chấp mọi thông lệ luật lệ quốc tế…cái sự thò vào này sáng tạo luôn luôn, hiếm lặp lại để  hàng xóm kịp rút ra bài học, dù là nho nhỏ. Dăm tháng trước bác Xỉn tự dưng nhảy xổ ra làm cố vấn cho bác Hùng Sinh (tên Việt của bác Xen Căm) chả giống  con giáp nào, là một ví dụ chưa điển hình mấy.


Người Thái là một dân tộc hiền lành, lịch sử ngoài cuộc chiến tranh với Miến điện ra  còn lại tinh là khôn lỏi. Hàng xóm đánh nhau chí chết Thái ta lảng lảng đứng ngoài, thấy bên nào gần gần thắng  a vào mót chiến lợi phẩm. Thế nên quá khứ Thái giàu hơn cả trong các nước Asean, nếu quan sát ở góc độ du lịch. Chùa  phủ toàn vàng hoành tráng tượng ngọc cả khối lung linh. Cho đến tận giờ hầu hết Asean vẫn ngăn trym cấm bím Thái chế ra đặc sản sexy show và gay show có một không hai trên toàn thế giới từ 20 năm trước. Những năm 90, có năm hơn 23 triệu lượt người hau háu đến Thái xem trình diễn truy hoan. Tô hô ra cả với nhau, tan ngay cảm xúc nhục thể, chỉ thấy, làm đàn bà sao mà khổ.


Biển người áo đỏ biểu tình hơn năm nay có cái  sang trọng hơn hẳn Việt ta. Họ không biểu tình để đòi mấy công ruộng bị đền bù giải tỏa ăn gian hay  giành lại cái nhà nguyện bằng mắt muỗi, mà họ mong muốn một luồng tư tưởng được thực thi. Cái cách anh Bịthịt cương thà trèo tường trốn chứ không giải tán hạ viện và nhu câu giờ không dàn áo vàng chống trả tránh đổ máu cho thấy, thế lực sau lưng anh quyết không lùi Khựa nửa phân và ông Vua già ốm yếu kia vẫn tin anh lắm lắm. Chiều qua, tư lệnh lục quân chống lệnh rồi, không biết Bịthịt có qua nổi cơn bĩ cực không nhưng hay nhất, Thái lan vẫn thái lai. Giống nước Ý cách đây vài năm, mấy tháng không có thủ tướng xuất nhập khẩu  ngon ơ  xe cộ vẫn dừng lại khi đèn đỏ, nay có dội máu nằm vạ chèn sân bay nút quốc hội thì gạo Thái gái Thái vẫn nhất thế giới, chưa ảnh hưởng gì. Khi thể chế vững thì độc đảng đa đảng ngang đinh năm phân.


Nói gì thì nói,  hình dung Bangkok biến thành cái toilet công cộng cho hàng chục nghìn người, nghĩ cũng kinh kinh.


 


Thứ Năm, 8 tháng 4, 2010

Kẹc ơi kẹc hỡi…

Chưa thấy bạn lề trái nào lên tiếng  nhiệt liệt phản đối Vatican rút Tổng  trưởng Ngô Quang Kiệt sang bển  làm ủy viên trung ương và cũng chưa thấy bạn lề phải nào hân hoan đã góp phần bổ nhiệm được Tổng quốc doanh cho giáo phận Hà nội. Hay là  trong chuyện này hai lề họ bắt tay nhau đoàn kết nhất trí, nhỉ?


 

Làm tình


Nhà Phụ nữ in. Tác giả Bùi Bình Thi, Đảng viên Đảng cộng sản Việt nam, lần đầu tiên trong đời đọc sách bắt gặp chi tiết đảng phái treo trên phần tiểu sử tác giả.


Tên sách là Dại tình, nhưng chính xác thì phải đặt là Làm tình. 457 trang trong đó quãng 450 trang mô tả chi tiết về làm tình. Liếm tai bú ti làm nhẹ nhàng làm bạo liệt làm liệt dương làm nâng niu làm khinh bỉ tình công khai tình lén lút tình có tình tình không tình tình miền xuôi tình mạn ngược tình bộ lạc tình Nga Xô…mỗi loại dăm vài trang. Diễn đạt dưới hình thức nhân vật tự kể cho nhau nghe và tác giả ghi âm rồi xả băng nguyên văn.


Có lẽ đây là mong muốn của tác giả Họ kể về bản năng của con người họ, bản năng vượt qua những khốn khó khôn lường…và họ tự kể về đời sống tình dục, cái thế giới tình dục có ngay trong mỗi con người họ: bởi theo quan niệm của đời họ, bản năng tình dục là cao quý, nó làm cho con người sống cao thượng hơn, hữu ích hơn và hòa đồng hơn.


Mới đọc lướt trên máy bay, lại trong tình trạng mệt rã người nên chưa thể bình bàn gì. Cảm giác đầu tiên là tác giả bút lực bất tòng những lời giáo đầu trên. Sách nằm ở giữa cái tam giác phổ biến kiến thức tình dục, porno không dơ và văn chương. Tuy nhiên chưa cảm được văn đâu. Sẽ đọc lại cẩn thận, dĩ nhiên sau khi nghiền ngẫm cuốn rất hay của nhà Lao động trước đã.


Chiều qua gặp một hình ảnh ghi nhanh không quên  ngoài Nguyễn Xí. Một bác cao to đạo mạo khá kháu lão mang cuốn Sợi xích mua từ chiều hôm trước ra trả lại, vì sách thiếu mất hai chương

. Nường bán hàng mặt quạu đeo cố gắng rặn một nụ cười Trần Ích Tắc khi lôi ra 6 cuốn chưa phát hành công khai bán nguyên giá bìa cho mình. Đáng đồng tiền bát gạo.


 


 


 


 


Chủ Nhật, 4 tháng 4, 2010

Ấn tượng

* Sáng họp bên ủy ban do bác phó  trực chủ trì. Tớ khá ấn tượng với cách giải quyết công việc của bác này. Rất cụ thể rất nhanh, sát sao tới đầu tới đũa và nắm vấn đề đang chỉ đạo sâu, không lớt chớt như chính những người đang... làm trực tiếp. Nguyên dàn các sở ban ngành không hiểu việc bằng một góc bác ấy. Cách bác điều hành cuộc họp cũng khiến người tham dự không chán, không mệt mỏi, nửa vui nửa nghiêm  và hóa giải cực khéo những bực bội khó chịu khi công việc không trôi.


** 30/4 tới chú Vượng khai trương Vincom center sau chưa đến 2 năm xây cất. Hơn 80% diện tích trong khu thương mại đã có khách  thuê. 6 tầng hầm để xe bên dưới những cây cổ thụ đang được vội vã trồng lên cũng đủ thấy tầm nhìn 2020 của chủ cao ốc. Tòa nhà eden chếch bên vừa giải tỏa xong hôm qua hôm nay đã thấy đội khoan cắt bê tông của chú hoạt động cật lực. Mà chú Vượng này, chị có nhời nhờ chú  nhân thể cưỡng chế trắng luôn giùm chị  thửa ruộng  lổn nhổn trước cửa ủy ban nhé, đội ơn chú lắm lắm.


***Vào TriBook, dễ chịu kinh khủng với sách và băng đĩa rất chọn lọc tuy ít. Chủ nhân là người có công đầu trong việc xây dựng nên hệ thống nhà sách hoành tráng của FAHASA bây giờ, nghĩa là nhất Việt Nam về mọi phương diện. Trong lĩnh vực văn hóa, mụ ấy là người hiếm hoi có tầm nhìn đến 2030 ở thành phố này. Số khổ, toàn dọn cỗ xong người khác xơi  kể cả chuyện chồng con. Mặt hiền mà tính bướng. Hơn năm nay mụ ẩn đi đâu thế, mụ ơi.


Ngắm ba tòa nhà gần sát nhau, nghĩ về ba con người, tự dưng thấy các loại lề trái lề phải và chính mình, trở nên bé mọn nhăng nhố, không thể chịu được.

Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2010

copy của VĂN CÔNG HÙNG (chưa xin phép)

HẦU BÓNG


              giọt vào tôi nỗi nghi ngại của trời


              từng khắc khoải tan vào đêm trắng


              bỏng rẫy bình minh co ro im lặng


              chiều đi nâu mắt em thiền


 


              nghe thời gian chầm chậm mòn


              tí tách tuổi nảy mầm trên tóc


              hình như lưỡi đang khóc


              xoay ly bên này hắt sáng bên kia


               mà cứ đông mãi vậy


              lá rơi âm ủ vỉa hè


              cái rễ bàng vươn lên như vết sẹo


              vô tình nhức một dáng đi


               mỗi cục ngồi hóa tượng


              tan trong nhau cả những bóng người


              lắc lư chân ghế


              thả nỗi buồn vào đáy nước trong veo...


               mà nếu không còn những buổi ngồi như thế


              bao vỉa hè thất thểu kéo nhau đi...

Thứ Năm, 1 tháng 4, 2010

Văn hóa kinh doanh Mỹ (lạm bàn)

Quyết định rút khỏi thị trường Trung Quốc của Google đã gây xôn xao cộng đồng internet lẫn kinh tế với hai chiều suy nghĩ trái ngược nhau. Một bên chỉ trích sự vô trách nhiệm của Google khi bất tuân những cam kết với chính quyền lúc mới gia nhập thị trường Trung Hoa, còn một bên cho rằng đó là quyết định mang đậm màu sắc văn hóa kinh doanh Mỹ. Tôi cho rằng lựa chọn rời khỏi thị trường Trung Quốc của Google là đầy bản lĩnh khi gã khổng lồ đứng giữa áp lực chính trị và cám dỗ của một thị trường đầy tiềm năng. Qua chuyện Google, chúng ta có thể thấy được một phần đặc điểm văn hóa kinh doanh Mỹ, một quốc gia với nhiều nền văn hóa khác nhau nhưng bổ sung để thúc đầy sự phát triền tột bật.


Rất bản lĩnh trong kinh doanh!  Đầu năm 2006, Google chấp nhận mọi điều kiện ràng buộc của chính quyền Trung Quốc để có thể gia nhập thị trường. Ngay cả những điều khoản đi ngược lại tiêu chí kinh doanh của Google như cho phép người có chức năng được quyền kiểm soát tài khoản email của một số cá nhân hoạt động nhân quyền, hay tích hợp tường lửa vào các kết quả tìm kiếm. Bất chấp phản ứng mạnh mẽ của cư dân mạng nói chung và người sử dụng Google ở các nước khác nói riêng, Google vẫn tự biến mình thành công cụ của chính quyền để có thể tiếp tục bành trướng thế lực. Đây là một bước đi táo bạo.


Cho đến đầu năm 2010, Google quyết định rời khỏi Trung Quốc. Nhận thấy tình hình kinh doanh không như mong đợi, rắc rối với tin tặc và vấn đề chính trị, Google một lần nữa thề hiện bản lĩnh khi đổ sông toàn bộ những cố gắng và tiền bạc trong 4 năm qua ở Trung Quốc. Quyết định ra đi còn thể hiện Google thật sự là một gã khổng lồ không bị khống chế bởi các thế lực chính trị. Sự ngạo mạn của Trung Quốc bị dập tan và thay thế bằng hụt hẫng khi lần đầu tiên chính quyền bị từ chối bởi một công ty nước ngoài. Điều này cho thấy Mỹ rất thực tế khi đặt lợi ích lên hàng đầu và ít bị chi phối hay ảnh hưởng bởi cảm xúc hay tác động xung quanh.


Mặt khác, hợp chủng quốc Hoa Kỳ vẫn có những suy nghĩ trái ngược. Lấy ví dụ Yahoo! từ chối việc sáp nhập với Microsoft. Đầu năm 2008, Microsoft chào hàng mua lại cổ phiếu của các cổ đông Yahoo! với giá cao hơn thị trường 65%, hay đổi ngang cổ phiếu Microsoft với tỉ lệ 0.95 cổ phiếu Microsoft cho 1 cổ phiếu Yahoo! Đây là một giao dịch siêu lợi nhuận cho các cổ đông Yahoo! lúc bấy giờ, thế nhưng giám đốc Yahoo!, Jerry Yang, đã cố gắng ngăn cản việc mua bán này. Theo tôi, việc làm của giám đốc Yang thể hiện rõ lối suy nghĩ của một người phương Đông. Jerry Yang là người Mỹ gốc Trung Quốc, đồng sáng lập ra Yahoo! Đối với ông ta, Yahoo! là một đứa con tinh thần. Được sinh ra và nuôi dưỡng bởi chính bản thân Yang. Vì thế, mặc dù tình hình tài chính khó khăn, và biết rõ sáp nhập với Microsoft sẽ mang lại một tương lai tốt hơn, thế nhưng giám đốc Yang không thể chấp nhận việc con mình rơi vào tay người khác. Quyết định của Yang cũng rất bản lĩnh khi bất chấp tất cả và nguy cơ mất vị trí giám đốc, thế nhưng lại bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cảm xúc bản thân.


Tốt gỗ hay nước sơn? Mỹ rất chú trọng hình thức. Mặc dù nội dung cũ, nhưng lúc nào cũng phải hoàn thiện và thay đổi bề ngoài đề tự làm mới mình. Lấy ví dụ hãng điện thoại AT&T, hãng di động lớn nhất nước Mỹ. Chỉ trong vòng vài năm từ 2001 tới 2007, công ty đã đổi tên nhiều lần. Từ AT&T thành Cingular, rồi Cingular ngược lại AT&T. Vẫn công ty ấy, vẫn cách kinh doanh ấy, thế nhưng bản hiệu, logo, màu sắc tượng trưng thay đổi liên tục đã đánh lừa khách hàng về sự phát triển, đổi mới của công ty. Điều này chứng tỏ một khi đã đạt tới một mức nhất định của chất lượng sản phẩm, điều quan trong nhất đối với các nhà kinh doanh Mỹ là gây ấn tượng với khách hàng. Việc tiếp tục nâng cao chất lượng chỉ là vô nghĩa khi người tiêu dùng đánh giá sản phẩm qua bề ngoài.


Việc chú trọng hình thức trong văn hóa kinh doanh được khẳng định ở sự thất bại của Sprint. Sprint cũng là một trong những ông lớn của ngành kinh doanh viễn thông. Sprint đã không ngừng trau dồi kỹ thuật, gia tăng chất lượng cuộc gọi, thế nhưng đã thất bại đổi mới hình thức. Trong mắt người tiêu dùng, Sprint là một công ty già cỗi và lạc hậu – mặc dù dẫn đầu về công nghệ 3G và 4G. Nhiều dự đoán Sprint sẽ phá sản trong năm nay hoặc năm tới.


Có gan làm giàu… Vào cuối thế kỷ 19 khi Mỹ không còn là thuộc địa của Anh, người dân trên toàn thế giới tập trung di cư qua Mỹ, miền đất hứa. Miền đất hứa ngoài đất đai màu mỡ hay những mỏ vàng khổng lồ, Mỹ còn là một nơi tạo điều kiện cho bất kỳ ai có thể phát huy ý tưởng kinh doanh của chính mình. Một điều mà không thể tìm được ở bất kỳ nơi nào trên thế giới lúc bấy giờ. Hình thức đầu tư, cho vay cũng xuất hiện thời gian đó. Tính gan dạ làm kinh doanh tồn tại cả trăm năm và ăn sâu vào suy nghĩ của người Mỹ. Học sinh Mỹ dám tạm gác lại việc học để theo đuổi một phát kiến của mình. Nếu văn hóa kinh doanh Mỹ không có tính gan dạ này thì ngày nay chúng ta không có những công ty lớn như Microsoft, Dell, Facebook, v.v


… nhưng hay vội vàng và liều lĩnh. Thế nhưng không phải ý tưởng nào cũng thành công. Có rất nhiều người đã quá vội vàng gia nhập thương trường khi chưa nắm rõ những kiến thức cơ bản, và những ý tưởng xa rời thực tiễn hay không nắm bắt được sở thích khách hàng. Tính liều lĩnh này như là một con dao hai lưỡi. Chính vì văn hóa tự do phát triển ý tưởng đã thúc đẩy ngân hàng hay các công ty tài chính dễ dàng hơn trong vấn đề mượn nợ. Một khi mô hình kinh doanh bị thất bại, như một phản ứng dậy chuyền, người làm kinh tế không còn khả năng chi trả cho tiền mượn ngân hàng dẫn tới khủng hoảng tài chính, như vụ khủng hoảng cho vay như hiện nay.


Biết rõ quyền lợi bản thân. Một điều thú vị của văn hóa kinh doanh Mỹ là người Mỹ hiểu rõ và tận dụng triệt để các quyển công dân và quyền lợi kinh doanh của mình. Mặt tốt nó giúp giữ vững trật tự và sự công bằng cho mọi người. Mặt khác, nó gò bó việc giao tiếp giữa người và người trong xã hội, đồng thời gia tăng các vụ kiện tụng.


Nhìn xa trông rộng. Những đặc tính của văn hóa Mỹ nêu ra trong bài này đều xuất phát từ một suy nghĩ chung là đặt lợi ích lên hàng đầu. Thế nhưng những lợi ích này không chỉ đơn thuần là ngắn hạn mà còn cho tương lai xa. Chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục mua dầu thô từ các nước khác trong khi lưu trữ gần như toàn bộ lượng dầu khai thác được. Mặc dù giá dầu tăng cao, bán sản lượng dầu lưu trữ lúc này sẽ mang lại lợi nhuận cao, thế nhưng Mỹ vẫn tiếp tục mua dầu của các nước khác. Một khi nguồn năng lượng đen này cạn kiệt thì lợi nhuận Mỹ thu về là khổng lồ.


***


 Mỗi nền văn hóa đều có cái hay và cái dở của riêng họ. Và Mỹ đã thành công trong việc hòa quyện các cái hay và loại bỏ những cái dở qua các bài học đúc kết từ sự thất bại. Để đối mặt tính đa dạng chủng tộc, tôi nghĩ Mỹ đã chú trọng giáo dục học sinh cách tổ chức và cách làm việc trong cùng một tập thể. …


Còn tiếp về giáo dục Mỹ

Cá tháng tư ?

751 ngư dân Việt Nam đang bị bắt giữ tại nước ngoài (vnexpress)


Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong Hội nghị bàn về tình hình tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ hôm qua  cho biết, từ năm 2006 đến nay đã có 641 vụ với 1.186 tàu và 7.045 ngư dân của Việt Nam bị bắt giữ và xử phạt tại các nước, vùng lãnh thổ. Theo thống kê sơ bộ, hiện còn khoảng 751 ngư dân vẫn còn bị giữ ở nước ngoài. Malaysia đang bắt 450 người, Indonesia giữ 280 người, Philippines giữ 21 ngư dân Việt Nam.


Tỉnh có tàu cá bị bắt giữ và xử phạt nhiều nhất là Kiên Giang: 58 tàu, Cà Mau 56 tàu. Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cũng bị vướng 46 tàu, Bình Định 43 tàu và Quảng Ngãi 47 tàu. Chỉ riêng 3 tháng đầu năm nay, đã có 30 tàu cá của Việt Nam cùng 208 người bị các nền kinh tế khác bắt giữ.


Theo đại diện Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, từ năm 2009 đến hết tháng 3 năm nay có 277 ngư dân bị lực lượng chức năng các nước khác bắt giữ. 189 người được trả tự do qua đường ngoại giao, 57 ngư dân về nước sau thỏa thuận trên biển.


"Số lượng tàu cá thực tế bị bắt giữ còn cao hơn nhiều so với số liệu, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên ngư dân đã không khai báo với các cơ quan chức năng trong tỉnh mà tự ý thoả thuận hoặc nộp phạt trên biển", đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết.


Với tỉnh Quảng Ngãi, tình hình còn phức tạp hơn khi số tàu thuyền và ngư dân bị nước ngoài bắt giữ ngày càng nhiều. Đặc biệt thời gian gần đây, Trung Quốc bắt giữ, tịch thu tàu cá, tài sản của ngư dân kể cả khi họ vào quần đảo Hoàng Sa để tránh bão.


Thống kê từ năm 2005 đến hết ngày 16/12/2009, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 111 tàu và 1.247 ngư dân bị nước ngoài, vùng lãnh thổ bắt giữ. Trong các nước, vùng lãnh thổ, thì Trung Quốc bắt nhiều nhất với 60 tàu và 732 ngư dân Việt Nam, tiếp theo đến Philippines, Malaysia, Indonesia, Campuchia, Đài Loan.