Thứ Bảy, 24 tháng 4, 2010

Nghĩ về Hậu chiến


Đây, con cháu cụ Hùng!



Cái gì cũng chửi thì quả là vô tri và không hay ho. Tuy nhiên, không hiểu độ này báo Vietnamnet có tuyển mộ nhân sự là những ai mà chuyện ngộ chữ và moi tim chìa về Mẽo hơi bị nhiều. Sáng thứ 7, vừa vào mạng thì đập vào mắt là một bài báo được đăng trên Tuần Vietnamnet, trang tin chính trị-xã hội của báo này. Bài báo nói về lời khuyên của mấy nhân vật ở một tổ chức nào đó của Mẽo về chuyện hòa giải giữa những người Việt thời hậu chiến. Mẹ kiếp, mấy thằng Mẽo từ Tây Bán Cầu sang Việt Nam giết hàng chục vạn người Việt, vụ giết hàng trăm người dân gồm cả người già, trẻ em và phụ nữ mang thai ở Mỹ Lai sau mấy chục năm vẫn còn làm người ta chưa quên, vụ ném bom Hà Nội làm số dân thường chết còn cao gấp hàng chục lần số người chết trong vụ 11-9, cùng hàng chục vạn vụ tương tự... thế thì chúng mày có quyền béo gì mà chõ mõm vào nước tao để cao giọng khuyên răn về hòa giải. Làm báo nếu có ngu thì ngu vừa vừa, sao lại trát c ứt vào mặt cha ông mình như thế Tuấn nhở?

Muốn hòa giải, phải tin nhau


Tác giả: Phương Loan – Xuân Linh
Bài đã được xuất bản.: 2 giờ trướcThành viên Chương trình WHF của Nhà Trắng cho rằng, hòa giải phải được xây dựng dựa trên lòng tin. "Thử đặt mình vào địa vị của phía bên kia, để hiểu, thông cảm và bỏ qua, cùng tiến về phía trước".


Cái mình đánh giá là giọng điệu hớn hở của mấy anh chị viết báo. Nói một cách thẳng thắn thì chỉ có thế hệ sinh ra sau khi chiến tranh đã chấm dứt mới có thể bỏ qua mọi việc, và ta ủng hộ chuyện đó bởi nếu có nhắc lại thì một là nó không chứng kiến, không có khái niệm gì về chiến tranh, hai là oán thù nên cởi không nên buộc (câu này dành cho thế hệ vừa nói trên). Chứ còn mình lớn lên trong thời chiến, thấy người vô tội chết như ngả rạ mà bảo quên ngay được, cười ha hả khi nhắc về chuyện cũ thì hẳn nếu được so sánh với chó lợn cũng còn là vinh dự


***


Trích đoạn trên từ diễn đàn vanhoathethao.net không nhằm mục đích chỉ trích bạn VNN.VN như tác giả Rau đắng, Beo nhìn ở góc độ tình cảm của riêng  mình thời hậu chiến.


Hình ảnh chiến tranh cuối cùng còn đọng lại trong Beo là năm 72, khi bà ngoại  vân vê cái đĩa men bong tróc méo mó moi lên từ giữa căn nhà hoang tàn đổ nát trên phố Khâm Thiên, sau trận bom B52 của Mỹ chấm dứt chiến tranh ở miền Bắc. Nhà bà ngoại ở ngõ Thổ Quan, ngay sau lưng rạp hát Dân chủ. Beo còn nhỏ chưa cảm nhận về mất mát của chiến tranh, nhưng hình ảnh lưng bà ngoại tự dưng  còng hẳn xuống trong chiếc áo bông trần sờn trắng, tiếng khóc nỉ non của cụ bà kế bên chiều đông ấy, thì đến giờ cứ mỗi khi ra thăm mộ bà, lại chỉ nhớ về mỗi thế.


Không biết đã là kiểu mẫu cho một gia đình trong cuộc chiến vừa qua hay chưa, bà nội Beo có 3 ông con là tá cộng sản trong đó có 1 liệt sĩ và 1 úy ngụy. Sau 75 cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt đàn bà và sự hỉ hả của đàn ông, không có bất cứ một khoảng cách nào giữa họ. Nhưng thù Mỹ thì bà nội cầm đầu, dẫn cả cộng quân lẫn ngụy quân thù theo, vì cái chết của ông chú thứ Bẩy mà mãi đến năm 87, khi nội mất rồi, mới tìm được xương cốt.


Trong cuốn hồi ký của cựu tổng thống Bill Clinton kể rất nhiều cuộc gặp gỡ với các nguyên thủ thế giới, những dòng khó chịu duy nhất (bên cạnh việc mô tả chất mugich gần như mọi rợ của tổng thống Nga) là dành cho nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. Hẳn nhiều người còn nhớ, những bài diễn văn, diễn thuyết đầy bay bướm, có bài lẩy Kiều để kết thúc  của Clinton khiến cho sự căng cứng từ ngôn từ tới thái độ của các nguyên thủ ta trong chuyến thăm đầu tiên của tổng thống Mỹ sau chiến tranh, có phần lố bịch trong con mắt ngoại giao thế giới. Nhưng, hãy đặt họ vào vị trí của hàng vạn ông bố bà mẹ miền Bắc, không còn con yêu để quay về khi hòa bình đến, thì hoàn toàn có thể cảm thông và chia sẻ với các nhà chính trị.


Vừa rồi, một ý kiến Beo cho là ngu xuẩn nhất của ông Bùi Tín khi yêu cầu nhà cầm quyền hiện nay xin lỗi những người vượt biên trên VOA. Bỏ qua chuyện thể diện kẻ thắng người thua, liệu nhà cầm quyền đương nhiệm có dám bất chấp 30 triệu người mất  con mất cháu mất người thân, dám thay mặt họ xin lỗi 3 triệu người lưu vong và ngược lại, 3 triệu người phải bỏ nhà bỏ cửa tha hương kia  một lời xin lỗi có đủ để cởi bỏ oán thù. Dĩ nhiên, ý kiến này của ông Bùi Tín, theo Beo hiểu, không phải nhằm vào thân phận những con người cụ thể mà, nhằm vào sự thừa nhận thất bại của cộng sản. Diễn đạt cách khác ý ông Bùi Tín, tức là muốn thỏa mãn một mục đích thì cần phải hành động phi nhân tính.


Những nhân vật chính của vở diễn đã tay trong tay mắt trong mắt cùng nhìn về một hướng (câu này chép từ một vở cải lương nào không nhớ), luẩn quẩn dúm dó mãi trong những màn hài phụ mà 35 năm, trường thọ thì cũng đã nửa đời người.